zaterdag 24 februari 2018

Chùa Đại Chiêu (Jokhang) là trái tim Phật giáo Tây Tạng từ Thế kỷ 7... bị thiêu rụi (!) nhưng không được... báo tin do "kiểm duyệt" của Trung Quốc + Phật giáo Tây Tạng với sự sống và môi trường

Lửa cháy Đại Chiêu Tự và câu hỏi 'kiểm duyệt'

  • 19 tháng 2 2018

Cháy Đại Chiêu TựBản quyền hình ảnh Twitter
Image caption Tin tức và hình ảnh về vụ cháy ở chùa Đại Chiêu (Jokhang) đầu tiên xuất hiện trên mạng Twitter

Hiện đang có câu hỏi về cách đưa tin trên truyền thông Trung Quốc rằng 'hỏa hoạn' ở một phần chùa Đại Chiêu ở Lhasa 'nhanh chóng bị dập tắt'.
Báo Anh, tờ Telegraph hôm 18/02 nói việc này đặt ra lo ngại có phải báo chí Trung Quốc kiểm duyệt tin về vụ cháy.
Truyền thông Trung Quốc nói ngọn lửa đã bị dập nhanh chóng sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn lúc 06:40 chiều tối hôm thứ Bảy 17/02.
Chùa Đại Chiêu là trái tim Phật giáo Tây Tạng
Chùa thiêng Tây Tạng chìm trong lửa
Tuyển sinh thạc sĩ Phật học với môn Mác-Lênin
Phật giáo Tây Tạng với sự sống và môi trường
Nhưng các hình và video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy lửa trùm lên chùa Đại Chiêu (Jokhang) ít nhất hơn một giờ liền, tờ báo Anh viết.

Đại Chiêu TựBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Chùa Đại Chiêu là 'trái tim của Phật giáo Tây Tạng'
Một nguồn tin ít ỏi từ Tây Tạng là trang Tibet Daily chỉ nói ngắn gọn là Bí thư Ngô Anh Kiệt đã "nhanh chóng đến nơi xảy ra hỏa hoạn".
Tại Lhasa, quần thể đền chùa của Mật Tông giáo và Cung Potala cách đó gần 3 km là di sản UNESCO.
Trong chùa Đại Chiêu có pho tượng Jowo Shakyamuni bọc vàng, được cho là tượng chính Đức Phật Thích Ca Mầu Ni đã ban phước khi ngài còn tại thế.
Là ngôi chùa thiêng nhất của Phật giáo Tây Tạng và "trái tim" của người dân vùng này, công trình được xây từ thế kỷ 7, và nằm trên khu vực rộng 2,5 hectare.
Đây còn là nơi có chiếc luân xa thiêng và các bảo vật vô giá.
Có người cáo buộc trên mạng Twitter rằng tin tức về vụ hỏa hoạn tại chùa Đại Chiêu bị xóa trên các kênh tin tức do chính quyền Trung Quốc kiểm soát.
Một số người nói cụm từ 'Đại Chiêu Tự' bằng chữ Hán bị kiểm duyệt trên mạng WeChat.
Nhưng người ta cũng nói chính quyền sẽ khó mà ngăn chặn toàn bộ thông tin từ Lhasa về mức độ thiệt hại do ngọn lửa gây ra ở chùa Đại Chiêu.

Du Chính ThanhBản quyền hình ảnh Xinhua
Image caption Ủy viên Bộ Chính trị ĐCS TQ, ông Du Chính Thanh trong một lần đến thăm Đại Chiêu Tự ở Lhasa, Tây Tạng
Chùa Đại ChiêuBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Công an Trung Quốc tuần tra gần chùa Đại Chiêu hồi 2008 khi ở Bắc Kinh diễn ra Olympics mùa hè
Lý do là sau ngày mừng Năm Mới Losar cuối tuần qua, sang tuần này, hàng vạn người dân Tây Tạng sẽ đổ về thủ phủ Lhasa và các đền chùa họ tin là linh thiêng tại đây để cầu cúng trong năm mới.
Chính quyền Trung Quốc vốn kiểm soát Tây Tạng từ 1950 luôn chú ý đến các vấn đề chính trị và tôn giáo tại đây.
Chùa Đại Chiêu cũng từng đón ông Du Chính Thanh, một trong số lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản đến thăm.
Phật giáo Làng Mai và cơ hội trở lại
Thái Lan: tranh hiện đại vẽ lại Phật và thánh thần
TQ đổi tên các quận ở vùng tranh chấp với Ấn Độ
Trong thời gian diễn ra Olympics ở Bắc Kinh năm 2008, công an Trung Quốc tăng cường tuần tra ở Tây Tạng, và cả khu vực trong ngoài chùa Đại Chiêu.
Trung Quốc luôn lên án Đạt Lai Lạt Ma, hiện sống lưu vong ở Ấn Độ, và "chủ nghĩa ly khai Tây Tạng".
Nhưng giới vận động Tây Tạng và quốc tế thì cho rằng người dân Tạng bị buộc phải tuân theo lối sống do Đảng Cộng sản Trung Quốc áp đặt.
Xem thêm chủ đề Tôn giáo:
TQ cấm đền chùa kinh doanh vì tiền
Châu Á và cơn sốt dựng tượng
Đảng CSVN đang 'mềm dẻo hơn' với đạo?
VN: Người Hmong 'vươn lên qua đạo Tin Lành'

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43113411

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-43113412

Phật giáo Tây Tạng với sự sống và môi trường

  • 2 tháng 8 2017Đại sư Shayalpa Tenzin Rinpoche (trái) và một biên tập viên của BBC Miến Điện

Image caption Đại sư Shayalpa Tenzin Rinpoche (trái) và một biên tập viên của BBC Miến Điện
Thăm London, Đại sư Shayalpa Tenzin Rinpoche, tác giả cuốn 'Living Fully - Finding Joy in Every Breath'(Sống hết mình và tìm niềm vui trong từng hơi thở) nói đến các vấn đề của châu Á như môi trường và tham nhũng.
Trả lời câu hỏi của nhà báo Nguyễn Giang từ BBC hôm 11/07/2017, Ngài Shayalpa Tenzin Rinpoche nói thông điệp chính trong cuốn sách mới xuất bản là về tôn trọng sự sống và ý thức của từng cá nhân về bản thể và thế giới:
Shayalpa Tenzin Rinpoche: Trong cuốn "Living Fully-Finding Joy in Every Breath", tôi chia sẻ thông điệp về sự bình an nội tâm và hòa bình thế giới. Tôi nói về tầm quan trọng của việc sống với những hiểu biết và tôn trọng sự sống, phát triển những kỹ năng có thể cảm nhận tới những vấn đề hàng ngày cũng như tìm ra cách thức để chinh phục các suy nghĩ thiếu mạch lạc. Thông điệu thiết yếu nhất là về lòng trắc ẩn và chánh niệm.
BBC: Ở Trung Quốc và Đông Nam Á lúc này có những vấn đề về môi trường, như tại bình nguyên Tây Tạng, Đồng bằng sông Mekong và nhiều nơi khác. Lời khuyên của Ngài cho người dân và các chính phủ là gì trước những thách thức đó?
Ô nhiễm môi trường 'đe dọa ổn định ở VN'
Nơi người ta không thích nói ‘không’
Mekong, dòng sông của 60 triệu người
Shayalpa Tenzin Rinpoche: Theo thiển ý của tôi thì tất cả chúng ta ai cũng đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường chung và cuộc sống sẽ có ý nghĩa nếu chúng ta tìm ra cách thức tôn trọng môi trường tự nhiên tốt nhất trong khả năng của mình. Muốn chăm sóc bảo vệ môi trường thì cần chăm sóc bảo vệ chính chúng ta về lâu dài vì đó là điều đem lại lợi ích cho thế hệ sau. Tuy nhiên mỗi nước cần áp dụng kỹ thuật của mình hay cách thức liên quan tới môi trường tùy theo họ thấy cần thiết như thế nào. Thực sự điều quan trọng nhất là biết tôn trọng và yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên.
TQ bắt 18 người của giáo phái chống Cộng
Mỹ thông qua hai dự luật về tự do tôn giáo
Nghệ An: Hội phụ nữ 'phản đối linh mục Nam'
BBC:Đại sư từng nói tự do là đón nhận suy nghĩ của người khác, vậy ngài nhìn nhận tự do trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống như thế nào, đặc biệt khi người ta nói rằng sự tự do cũng mang lại nhiều vấn đề cho người phương Tây?
Shayalpa Tenzin Rinpoche: Chủ nghĩa Bảo thủ và Chủ nghĩa Tự do đều quan trọng và phải áp dụng cả hai theo cách thức thích hợp với từng chính phủ khác nhau và tùy theo tình huống cho phép. Biết cách đạt được kết quả cuối cùng và chỉ cố gắng tìm cách đạt được kết quả cuối cùng sẽ cho phép chúng ta không bị cuốn vào việc làm có tính liệt kê.

Chiang RaiBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Vận động bảo vệ sông Mekong tại Chiang Rai, Thái Lan hồi tháng 5/2017
BBC: Chúng tôi nghe nói nhiều về tình trạng tham nhũng trong các chính phủ, nhưng liệu có tham nhũng trong Phật giáo, đặc biệt là tại châu Á, không thưa Ngài?
Shayalpa Tenzin Rinpoche: Trong bất cứ xã hội nào chúng ta cũng luôn phát hiện có tham nhũng. Vì thế cũng không có khác biệt trong thế giới Phật giáo. Biết điều đó, Đức Phật đã dạy rằng không lưu tâm tới khoảnh khắc quý giá này sẽ khiến ta coi cuộc sống của mình là nghiễm nhiễm và làm mất đi phẩm giá căn bản của mình. Theo suy nghĩ của tôi, nguyên nhân chính của tham nhũng bắt nguồn từ việc không nhận ra sự tốt đẹp trong cuộc sống của con người. Do đó, cho đến khi chúng ta còn chưa đạt được sự giác ngộ, thì sẽ luôn có tham nhũng.
Điều tối quan trọng là đảm bảo để mọi người nhận ra rằng tham nhũng phá huỷ sự thanh thản trong tâm hồn bạn và bào mòn đạo đức của bạn. Như vậy chúng ta phải tin tưởng vào khả năng của con người biết lựa chọn con đường đúng đắn trong việc tìm kiếm sự hài lòng đích thực, nơi sẽ không cần phải có dính dáng tới tham nhũng dưới bất kỳ hình thức nào.
BBC:Vậy theo Ngài thì mỗi cá nhân có thể làm gì?
Shayalpa Tenzin Rinpoche: ​Khi thế giới ngày một hiện đại hơn bao giờ hết, sự cần thiết có một xã hội ổn định và hòa hợp trở nên tối quan trọng. Điều đáng buồn mà người ta chứng kiến là tình trạng tâm thần của mỗi cá nhân thường rất dễ bị tổn thương dẫn tới việc người đó dễ bị mất kiểm soát và đẩy họ tới chỗ bị sốc, tức giận và thậm chí thù hận.

Nguyễn Giang và Shayalpa Tenzin Rinpoche
Image caption Trả lời nhà báo Nguyễn Giang (trái) hôm 11/07/2017, Shayalpa Tenzin Rinpoche nói cuốn sách mới xuất bản của ông đề cập đến về ý thức của từng cá nhân về bản thể và thế giới xung quanh
Người ta thường trích dẫn nhiều lý do để đổ lỗi cho thực tế đó. Đại đa số công chúng chỉ ra sự yếu kém hay thậm chí tình trạng tham nhũng của các tổ chức, thể chế, mà chủ yếu là các chính phủ trong việc đã không giải quyết được các vấn đề xã hội. Cách nhìn nhận của công chúng cũng cho thấy tình trạng phụ thuộc thái quá vào kỹ thuật hiện đại và hệ thống trí tuệ nhân tạo đã làm cho vấn đề trở lên nghiêm trọng hơn.
Châu Á và cơn sốt dựng tượng
Tuyển sinh thạc sĩ Phật học với môn Mác-Lênin
Một điều được toàn thế giới, người dân và các thể chế cũng như các tôn giáo cùng nhận thấy đó là người dân phải được trao quyền chủ yếu qua giáo dục để giải quyết các vấn đề của chính họ. Thêm vào đó Phật giáo còn quảng báo cho sự tự do trong tâm tưởng như một hình thức để khai mở trí tuệ bẩm sinh vốn đã tồn tại trong mỗi cá nhân và rằng bản chất khai sáng đã tồn tại trong mỗi chúng ta sẽ giúp ta ngợi ca lòng tốt, và đem lại sự an bình cho chúng ta và cho thế giới.
Nếu tôi có thể bình luận gì vào thời điểm này, thì tôi sẽ nói rằng để gieo rắc sự ổn định xã hội chúng ta cần duy trì những giá trị căn bản của xã hội, nói ví dụ tự do biểu đạt và việc chấp nhận lẫn nhau cũng như để gieo rắc sự hòa đồng thì chúng ta cần có tín ngưỡng. Để nuôi dưỡng những giá trị và tín ngưỡng đó, tất cả những gì mọi thành viên trong xã hội, từ tôn giáo, hệ thống chính trị, pháp luật tới văn hóa, và không kém phần quan trọng là mỗi cá nhân trong xã hội, cần phải cố gắng vươn tới.
Đại sư Shayalpa Tenzin Rinpoche hiện đứng đầu tu viện Phật giáo Tây Tạng Shayalpa ở Kathmandu, Nepal và là người sáng lập ra Quỹ Quốc tế Văn thành Công chúa (Wencheng Gongzhu International Foundation) Hong Kong.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-40793229

Geen opmerkingen:

Een reactie posten