dinsdag 13 februari 2018

Năm "Chó" nói chuyện... "chó má" : Nơi nào giữa châu Âu vẫn ăn thịt chó? - Thụy Sĩ (!) + 'Chợ thịt cầy' lớn nhất Hàn Quốc cấm giết mổ chó + hội thịt chó..."má" ở Quảng Tây (Trung...cẩu)

 

Nơi nào giữa châu Âu vẫn ăn thịt chó?

  • 10 tháng 2 2018

Xúc xích châu Âu - hình chỉ có tính minh họaBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Xúc xích châu Âu - hình chỉ có tính minh họa

Ngoài gần 10 nước châu Á và một số vùng đảo Thái Bình Dương, dân vùng Appenzell và St. Gallen thuộc Thụy Sĩ có món thịt chó hun khói.
Theo giới bảo vệ động vật thì phong tục ăn thịt chó khá phổ biến ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam, Lào, Philippines, Đài Loan, Indonesia, một số vùng của Ấn Độ và một vài đảo Thái Bình Dương.
Chợ Hàn Quốc cấm giết mổ chó
'Giải cứu lợn' lên cho học sinh vùng cao
Vì sao một thời con người ăn thịt nhau?
Riêng tại châu Âu vẫn có chuyện thịt chó hoặc mèo được hun khói làm món 'mostbröckli' ở Thụy Sĩ, nổi tiếng nhất là ở hai vùng Appenzell và St. Gallen.
Món 'mostbröckli' thường làm bằng thịt bò hoặc heo, nhưng người ta cũng làm bằng cả thịt chó, mèo.

Một báo Thụy Sĩ mới năm 2016 còn cho hay quán La Table Suisse giới thiệu bữa tiệc năm món, trong đó có hai món thịt chó và mèo.
Người đầu bếp, Moritz Brunner, ca ngợi công thức bà ông để lại và truyền thống địa phương chế biến thịt chó và mèo.
Brunner được trích lời nói trên báo Thụy Sĩ bản tiếng Anh thelocal.ch hồi tháng 2/2016:

ChóBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Chó mẹ và chó con - ảnh chụp tại miền Tây Thụy Sĩ chỉ có tính minh họa
"Ở Thụy Sĩ, ăn chó và mèo là điều hoàn toàn hợp pháp nếu bạn là chủ của chúng, và chúng tôi mở quán ăn thịt chó mèo đầu tiên ở châu Âu để phục vụ khách."
Tuy thế, có vẻ như quán ăn này bị phản đối, thậm chí tẩy chay và công kích nên họ không đăng địa chỉ và số điện thoại trên trang web.
Nhưng trang web này thì khẳng định:
"Làm món thịt chó và mèo là một phần văn hóa của chúng tôi."
Theo các báo Anh, việc dân một số vùng Thụy Sĩ ăn thịt chó là có thật.
Hồi 2015, một người về hưu, Martin Buhlmann, 72 tuổi, đã gây ra phản đối vì khoe trên chương trình TV rằng ông yêu thích "nấu thịt chó, mèo và cả cáo, chồn" bắt được gần nhà ở Lucerne.
Nhưng tại chính Thụy Sĩ cũng có phong trào phản đối ăn thịt chó.
Hồi tháng 11/2014, theo BBC News tường thuật từ Bern, có 16 nghìn chữ ký được chuyển đến Nghị viện Thụy Sĩ yêu cầu ra luật cấm giết mổ và ăn chó mèo.
Tê tê, loài vật bị săn lùng nhất thế giới
Khi chuột không còn biết sợ mèo
Khi chuồn chuồn săn ếch và nhện ăn chuột
Nhóm vận động SOS Chats Noiraigue cho hay các vùng Lucerne, Appenzell, Jura và Bern vẫn có phong tục làm thịt chó mèo họ nuôi để ăn.
Một số vùng còn coi thịt mèo là món ăn truyền thống ngày Giáng Sinh, nấu giống hệt như thịt thỏ: với rượu vang trắng và tỏi.
Thịt chó cũng được dân địa phương làm xúc xích và họ tin là mỡ chó chữa được tê thấp.
Truyền thống phải bảo vệ hay phong tục cần bỏ?
Ngoài châu Á, nước Mexico được cho là cũng có phong tục ăn thịt chó, giống như một số vùng của người dân Bắc Cực.

Thịt chó Hàn QuốcBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Thịt chó Hàn Quốc
Chừng 30 triệu con chó bị làm thịt hàng năm ở châu Á để ăn, theo 'Humane Society International' hồi tháng 4/2017.
Tổ chức từ thiện này cho rằng dù các nhóm vận động muốn kêu gọi các chính phủ châu Á ra luật cấm ăn thịt chó,
Tổ chức bảo vệ chó ở châu Á - Asia Canine Protection Alliance (Acpa) cũng nêu ra vấn nạn bắt trộm hoặc mua chó ở Thái Lan để bán sang Việt Nam làm thịt.
Giới nghiên cứu văn hóa cho hay chó được nuôi và ăn từ thời tiền sử ở vùng Nam Mỹ, châu Á-Thái Bình Dương.
Có ý kiến nói phong tục ăn thịt chó không mang tính bản địa mà do người di dân Trung Hoa đem đến Việt Nam, Philippines, Đài Loan.

Hội thịt chóBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Hội thịt chó ở Ngọc Lâm, Quảng Tây của Trung Quốc bị phản đối từ nhiều năm nay
Tại Việt Nam, theo ông Tuấn Bendixsen, Giám đốc của 'Animals Asia's Vietnam' được trích lời trên một trang tiếng Anh thì văn hóa VN thờ tượng chó đá.
Cùng lúc, văn hóa ẩm thực Việt Nam cũng có món thịt chó.
Tại châu Âu, chó bị ăn thịt ở Hy Lạp thời xa xưa.
Còn tại châu Phi, vùng Tây Phi và Congo là nơi từng có tục ăn thịt chó.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-43008478

'Chợ thịt cầy' lớn nhất Hàn Quốc cấm giết mổ chó

  • 13 tháng 12 2016

A campaigner protests against the dog meat trade at Seongnam marketBản quyền hình ảnh AFP
Image caption "Chó cũng biết đau đớn như người": Chợ Moran ở Seongnam từ lâu nay đã bị các nhà bảo vệ động vật phản đối

Các quan chức Nam Hàn vừa ra lệnh cấm giết mổ chó tại chợ thịt chó lớn nhất nước này.
Một thỏa thuận giữa thành phố Seongnam và hội những nhà bán lẻ tại chợ Moran nay quy định các cơ sở giết mổ sẽ phải bị dỡ bỏ vào đầu tuần tới, báo Korea Herald tường thuật.
Nay 22 tiểu thương ở chợ này, nơi bán mọi thứ từ hàng cổ cho tới động vật tươi sống, phục vụ hàng triệu cư dân thành phố, sẽ được hỗ trợ tài chính để chuyển đổi sang kinh doanh các mặt hàng khác.
Tuyên bố rằng quyết định này là nhằm bảo vệ động vật và bảo vệ danh tiếng của cả thành phố này lẫn của Nam Hàn, Thị trưởng Seongnam Lee Jae-myung dẫn lời Gandhi: "Thành phố Seongnam sẽ áp dụng sáng kiến nhằm làm thay đổi hình ảnh Nam Hàn bởi 'sự vĩ đại của một quốc gia có thể được đánh giá qua cách động vật trong thành phố được đối xử ra sao'," ông nói.
Tuy hoan nghênh thay đổi trên, nhưng Hiệp hội Bảo vệ Động vật Hàn Quốc quan ngại rằng việc này có thể không được triển khai toàn diện.

A dog rescued from a South Korean meat farmBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Lệnh cấm sẽ không làm chấm dứt thói quen ăn thịt chó ở Nam Hàn, nhưng các nhà vận động hy vọng nó sẽ gửi ra thông điệp mạnh mẽ cho mọi người
"Chúng tôi sẽ phải theo dõi liên tục các cửa hàng bán thịt chó trong chợ để xem liệu họ có thực sự chấm dứt việc giết mổ chó không, và chính quyền thành phố cũng sẽ cần thúc đẩy việc triển khai để cuối cùng có thể cấm việc bán thịt chó tại đây," Jang In-young, một quan chức của Hiệp hội, nói.
Chợ Moran cung ứng một phần ba lượng thịt chó tiêu thụ trên thị trường Hàn Quốc. Cư dân địa phương và các nhóm bảo vệ động vật từ lâu nay đã than phiền về cảnh giết mổ chó tại chỗ, mà thường là bằng các biện pháp trông rất tàn bạo.
Tuy một số người coi thịt chó là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Triều Tiên, nhưng việc tiêu thụ loại thực phẩm này đã giảm đi nhanh chóng trong những năm gần đây, và số lượng những người nuôi thú cưng trong cùng giai đoạn tăng mạnh.

Chủ đề liên quan

    1. GIải Cứu Những Chú Chó Ở Khu Chợ Seongnam Moran ᴴᴰ ✔- Duur: 2:55.

      • 7 maanden geleden
      • 75.171 weergaven
      Khu chợ Seongnam Moran tại thành phố Seongnam phía Nam Seoul, Hàn Quốc . Nơi đây nổi tiếng là chợ thịt chó lớn nhất nước
    2. 44 Chú Chó Đươc Giải Cứu Tại Seongnam Moran Đã Về Nơi An Toàn ᴴᴰ ✔- Duur: 3:11.

      • 3 maanden geleden
      • 17.908 weergaven
      Đội cứu hộ đã vận chuyển 44 chú chó tại khu chợ thịt chó lớn nhất hàn quốc Seongnam Moran về nơi an toàn ... ➀ : Video này 

Dù bị phê phán, hội thịt chó Quảng Tây vẫn đông người

  • 21 tháng 6 2017

Ảnh chụp ngày 9/5/2016 cảnh thực khách ăn thịt chó tại Quảng Tây, Trung Quốc.Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Thói quen ăn thịt chó có tại Trung Quốc từ khoảng 500 năm trước

Lễ hội thịt chó vốn gây nhiều tranh cãi bắt đầu diễn ra tại thành phố Ngọc Lâm, Trung Quốc, dù có tin trước đó nói sự kiện này đã bị hủy bỏ hoặc giảm quy mô tổ chức trong năm nay.
Lễ hội thịt chó Ngọc Lâm Lệ Chi Cẩu Nhục Tiết được tổ chức hàng năm tại tỉnh Quảng Tây.
Hồi đầu năm, các nhà vận động Mỹ nói rằng những người bán thịt đã được giới chức yêu cầu không bán thịt chó nữa.
Lễ hội thịt chó TQ diễn ra dù bị chỉ trích
Thịt chó: 'Truyền thống hay tàn bạo?'
Chợ Hàn Quốc cấm giết mổ chó
Thịt chó và những món 'dị' nhất Indonesia
Tuy nhiên, các chủ sạp nói với BBC rằng họ không nghe giới chức nói gì. Hôm 15/5, các viên chức thành phố xác nhận là không có lệnh cấm.

Thịt chó vẫn được bày bán?

Hôm thứ Tư, các tường thuật từ Ngọc Lâm nói rằng các con chó đã bị giết chết vẫn thấy được treo móc trên các sạp hàng ở chợ Động Khẩu, là chợ lớn nhất thành phố.
Cũng có những tường thuật nói cảnh sát hiện diện dày đặc trên đường phố.
Một nhà hoạt động tại đây nói với BBC rằng bà đã bị cảnh sát chặn, không cho vào chợ Dashichang, nơi bà tin là người ta đem bán chó sống.

Chó được làm thịt treo tại lễ hội thịt chó Ngọc Lâm năm 2015Bản quyền hình ảnh AFP
Trong những năm trước, đã có những vụ ẩu đả giữa các chủ sạp hàng và các nhà hoạt động tìm cách cứu chó khỏi bị giết mổ.
Thành phố Ngọc Lâm không phải là nơi tiêu thụ thịt chó lớn nhất tỉnh Quảng Tây. Chỉ từ khi nơi đây tổ chức lễ hội thịt chó, từ khoảng 10 năm trước, thành phố mới thu hút sự chú ý trong nước cũng như quốc tế.

Ăn thịt chó có gì sai?

Chuyện này liên quan tới các cáo buộc về đối xử tàn nhẫn với động vật, và về việc kêu gọi thay đổi thái độ đối với chó ở Trung Quốc.
Cư dân địa phương và những người bán thịt chó nói rằng chó được giết mổ một cách nhân đạo, và việc ăn thịt chó không hề tàn nhẫn gì hơn so với ăn bò, heo hay gà.
Ăn thịt chó là một thói quen truyền thống tại Trung Quốc, Nam Hàn và một số nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam.
Những người ưa món này tỏ ra không hài lòng và nói người nước ngoài đang can thiệp vào các truyền thống địa phương.
Trong văn hóa Trung Quốc, thịt chó được cho là bổ dưỡng trong những tháng hè nóng nực.
Ngay cả nhiều người không ăn thịt chó cũng bảo vệ việc này, nếu như chó không phải là bị bắt trộm hay giết một cách dã man.

Thịt chó bán tại lễ hội nă 2016Bản quyền hình ảnh AFP
Nhưng những người chỉ trích nói rằng chó được chuyển từ các thành phố khác trong các lồng cũi chật chội tới nơi tổ chức lễ hội, và bị giết một cách tàn nhẫn. Các nhà hoạt động cũng nói rằng có nhiều con chó đã bị bắt trộm.
Những người phản đối lễ hội kéo đến từ nhiều nơi khác nhau trên cả nước Trung Quốc. Số lượng chó cưng được nuôi ở nước này tăng vọt trong các năm gần đây, với số lượng đăng ký lên tới 62 triệu con.
Điều này làm người dân dần thay đổi thái độ đối với việc ăn thịt chó.

Tại sao năm nay lại thành chuyện?

Hồi tháng Năm, các nhà hoạt động Mỹ nói rằng đã có ban hành lệnh cấm bán thịt chó. Nhưng không phải là với lễ hội này.
Chính quyền Ngọc Lâm lặp đi lặp lại rằng họ không chính thức tổ chức lễ hội, cho nên không thể cấm. Ăn thịt chó không phải là việc bất hợp pháp tại Trung Quốc.

Chó được làm thịt treo bán tại lễ hội thịt chó Ngọc Lâm năm 2015Bản quyền hình ảnh AFP
Tuy nhiên, chính quyền địa phương không hài lòng về việc tin tức được đăng tải trên khắp mặt báo hàng năm.
Hồi 2016, họ đã cấm việc giết mổ chó nơi công cộng, nhằm đáp ứng đòi hỏi của các cuộc biểu tình.
Năm nay, các tường thuật nói đã xảy ra ít các vụ giết mổ công khai hơn, tuy nhiên quy mô tổ chức lễ hội hiện vẫn chưa rõ là ở mức nào.
Các nhà hoạt động ước tính vào những năm cao điểm có khoảng 10 ngàn con chó và mèo bị giết và ăn thịt trong thời gian 10 ngày lễ hội.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40347222

Geen opmerkingen:

Een reactie posten