woensdag 21 februari 2018

Bộ tứ Mỹ, Úc, Nhật, Ấn nghĩ đến một "con đường tơ lụa" khác : 'Xa lộ Tự do' trong vùng 'Ấn Độ - Thái Bình Dương'


Bộ tứ Mỹ, Úc, Nhật, Ấn nghĩ đến một "con đường tơ lụa" khác


mediaChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh "Con Đường Tơ Lụa Mới OBOR", Bắc Kinh, ngày 15/05/2017 (Ảnh minh họaREUTERS/Jason Lee
Nhật báo tài chánh Australian Financial Review ngày hôm nay, 19/02/2018, trích dẫn một quan chức Mỹ cao cấp tiết lộ : Úc cùng với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đang có kế hoạch xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng để cạnh tranh với sáng kiến Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc và hạn chế ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Theo quan chức này, xin giấu tên, dự án vẫn còn "phôi thai" và sẽ không được thông báo chính thức nhân chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Úc Malcolm Turnbull vào tuần này. Tuy nhiên, kế hoạch đó sẽ được thảo luận giữa ông Turnbull và tổng thống Mỹ Donald Trump.
Quan chức Mỹ giải thích thêm: Lãnh đạo của bốn nước xem dự án này là một sáng kiến "khác" chứ không phải là "cạnh tranh" với Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc. Và "Trung Quốc có thể xây dựng một cảng không hiệu quả về mặt kinh tế, chúng tôi có thể làm cho cảng đó trở nên hiệu quả về mặt kinh tế bằng cách xây dựng thêm một tuyến đường bộ hoặc đường sắt."
Về phần Nhật Bản, theo một dự thảo tóm tắt bản Báo Cáo năm 2017 về Viện Trợ Phát Triển, Tokyo đang dự định sử dụng chương trình ODA để thúc đẩy chiến lược vùng "Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa", bao gồm việc xây dựng các "cơ sở hạ tầng cấp cao".
Khi được hỏi về dự án của Bộ Tứ, tổng thư ký chính phủ Nhật Bản, Yoshihide Suga đã khẳng định trong một cuộc họp báo rằng "không hề có chuyện cạnh tranh với Con Đường Tơ Lụa Trung Quốc".
Theo hãng tin Anh Reuters, chiến lược này tuy nhiên đã nhận được sự ủng hộ của Washington, vì đây là một cách để phản ứng lại dự án đầy tham vọng do Bắc Kinh đẩy mạnh từ năm 2013, nhắm tới việc kết nối với khoảng sáu mươi quốc gia.
Tháng 5 năm 2017, tại Bắc Kinh, nhân lễ khởi động chính thức Con Đường Tơ Lụa Mới, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết chi ra 124 tỷ đô la cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á, châu Phi và châu Âu. Đến tháng 10 cùng năm, Bắc Kinh đã ghi tên sáng kiến đó vào hiến chương của đảng Cộng Sản cầm quyền. Mới đây, vào tháng Giêng vừa qua, Trung Quốc đề xuất ghi thêm tuyến đường đi qua Bắc Cực vào kế hoạch Con Đường Tơ Lụa của họ.
Tham vọng của Bắc Kinh đã thúc đẩy Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, tăng cường hợp tác an ninh và phối hợp với nhau đề xuất các dự án cơ sở hạ tầng riêng. Vốn đã liên kết với nhau từ một thập kỷ nay trong nhóm gọi là «Bộ Tứ - Quad», các quốc gia này đã họp lại vào tháng 11/2017 bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Manila.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180219-bo-tu-my-uc-nhat-an-nghi-den-mot-con-duong-to-lua-khac

'Xa lộ Tự do' đối trọng 'Một Vành đai' của TQ?

'Một Vành đai Một Con đường' của TQ là dự án gì?
Có tin Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ bàn về dự án đối trọng lại Một Vành đai Một Con đường của Trung Quốc, theo Australian Financial Review hôm 19/02/2018.
Tờ báo này trích lời một quan chức cao cấp của Hoa Kỳ nói các lãnh đạo bốn nước đã bàn thảo về ý tưởng 'tạo dự án thay thế' cho kế hoạch của Trung Quốc.
Nhưng vị quan chức không nêu tên này cảnh báo rằng hiện chưa có gì cụ thể để công bố về dự án kể trên.
Dự án đối trọng lại với Một Vành đai, Một Con đường của Trung Quốc, đã từng được Nhật Bản đề xuất.
Nhưng nay lần đầu tiên một loạt báo chí quốc tế nhắc rằng nó được Hoa Kỳ ủng hộ.
Theo tờ báo Úc thì đây là cách bốn nước ủng hộ cho ý tưởng về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ngăn ảnh hưởng lan rộng của Bắc Kinh qua dự án "nằm lòng" của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Năm 2017, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khi đến Dehli vào tháng 10 đã đề ra chiến lược hợp tác chiến lược Mỹ - Ấn để đối trọng lại Trung Quốc, theo tờ Hindustan Times.
Sau đó, Tổng thống Donald Trump cũng nêu ra khái niệm về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương khi đến Đà Nẵng dự Hội nghị APEC.
Hỏa xa TQBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrung Quốc tung ra dự án Một Vành đai Một Con đường dùng đường hỏa xa nối Á - Âu và dùng đường hàng hải nối Đông Nam Á, Nam Á và châu Phi
Tờ Japan Times thì nói lãnh đạo nước này sẵn sàng dùng quỹ ODA (viện trợ phát triển hải ngoại) vì chương trình "Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở" (Free and Open Indo-Pacific Strategy).
Phía Nhật Bản đã đưa cả kế hoạch này vào phần hoạch định chi tiêu trong Sách trắng về ODA của họ năm 2017.

Xây cơ sở hạ tầng hay vì địa chính trị?

Dự án mới có mục tiêu là "xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao" trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Thậm chí có ý kiến từ quan chức Úc nói điều này không có gì mâu thuẫn với Một Vành đai Một Con đường của Trung Quốc.
Ví dụ Trung Quốc chỉ xây cảng mà thiếu các tuyến đường bộ đến cảng thì các nước kia hoàn toàn có thể làm chuyện đó.
Nhưng điều chắc chắn là Trung Quốc chú ý là nhu cầu "xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng" của bốn nước đồng minh lại lồng vào một khái niệm địa chính trị mới.
'Ấn Độ - Thái Bình Dương' là một khái niệm rộng và có vẻ như muốn bao trùm luôn cả các vùng Trung Quốc đang muốn tạo ảnh hưởng.
Một Vành đai Một Con đường của Trung Quốc, lần đầu được ông Tập Cận Bình nêu ra ở Kazakhstan năm 2013, có mục tiêu kết nối đường bộ và đường biển với 64 nước.
Trung Quốc có tham vọng xây tuyến hỏa xa hiện đại nối vùng duyên hải của họ với Tây Á, Trung Á và châu Âu.
Một Vành đai Một Con đườngBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionDự án Một Vành đai Một Con đường là tác phẩm 'để đời' của Chủ tịch Tập Cận Bình
Bắc Kinh đã cho xây cảng trên bộ khổng lồ ở Khorgos, Tân Cương nơi chừng 8 tỷ USD hàng hóa được chuyển qua hàng năm.
Phía Nam, Trung Quốc đã và đang xây các cảng biển và tuyến hàng hải qua Đông Nam Á sang Nam Á và châu Phi.
Nếu hoàn tất, dự án này sẽ liên kết các nền kinh tế có 60% dân số toàn cầu, theo Oxford Economics.
Tại châu Âu, hiện có các quan điểm khác nhau về dự án này.
Một số quốc gia ủng hộ Trung Quốc nhưng một số khác thì không.
Gần đây, trong chuyến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thương mại, Thủ tướng Theresa May của Anh né tránh ủng hộ dự án Một Vành đai Một Con đường trị giá 900 tỷ USD mà Chủ tịch Tập Cận Bình coi là viễn kiến mang tính toàn cầu của ông.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten