Một đại tá tình báo Bắc Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc
Truyền đơn tố cáo chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un được thả tại vùng phi quân sự Bàn Môn Điếm, 26/03/2016.REUTERS/Kim Hong-Ji
Một đại tá Bắc Triều Tiên đã bỏ trốn sang Hàn Quốc trong năm ngoái, theo loan báo của chính quyền Seoul hôm nay 11/04/2016. Đây là sĩ quan cao cấp nhất từ trước đến nay của miền Bắc đào thoát sang miền Nam.
Hãng tin Yonhap cho biết, viên đại tá này trước đây phụ trách các hoạt động tình báo với đối tượng là Hàn Quốc. Nhân thân của ông không được tiết lộ.
Bộ Quốc Phòng và bộ Thống Nhất Hàn Quốc đều xác nhận tin trên, cũng như thông tin của tờ Dong A Ilbo hôm nay về vụ thứ hai : một nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên ở một nước châu Phi đã đào thoát sang Hàn Quốc tháng 5/2015 cùng với ba người thân trong gia đình.
Tin này được đưa ra ba ngày sau khi Seoul thông báo vụ 13 nhân viên của một nhà hàng Bắc Triều Tiên ở nước ngoài bỏ trốn sang Hàn Quốc, gồm ông giám đốc và 12 nữ nhân viên. Trước đó cũng đã có những trường hợp lẻ tẻ, nhưng đây là lần đầu tiên nhiều nhân viên của cùng một nhà hàng Bắc Triều Tiên đồng loạt đào thoát. Một số báo chí cho biết nhóm này làm việc tại thành phố cảng Ninh Ba (Ningbo) thuộc tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc, họ trốn sang một quốc gia Đông Nam Á rồi từ đó sang Hàn Quốc.
Seoul hiếm khi xác nhận các vụ đào thoát của người Bắc Triều Tiên, nhất là đối với các quan chức quan trọng, để tránh rủi ro cho họ. Đồng thời cũng tránh các sự cố ngoại giao với các quốc gia trung chuyển.
Phe đối lập Hàn Quốc chỉ trích việc chính quyền loan báo viên đại tá Bắc Triều Tiên đào tị là nhằm kiếm phiếu, trong lúc chỉ hai ngày nữa đến kỳ bầu cử Quốc Hội. Hai bộ Quốc Phòng và Thống Nhất phản bác, khẳng định mục đích phục vụ lợi ích chung.
Đến nay có gần 30.000 người Bắc Triều Tiên không chịu đựng nổi cảnh nghèo khó và bị đàn áp, đã trốn thoát được sang Hàn Quốc dù phải đối mặt với nhiều rủi ro. Mỗi năm có khoảng 2.000 người đào thoát, nhưng từ khi Kim Jong Un lên ngôi con số này đã sụt giảm đáng kể.
Những ai trốn được khỏi Bắc Triều Tiên thường là những người có thân nhân ở Hàn Quốc ; hoặc thuộc giai cấp ưu đãi, có đủ tiền bạc và những mối quan hệ cho cuộc hành trình gian nan. Nhân vật cấp cao nhất xin tị nạn là Hwang Jang Yop, chủ tịch Quốc Hội và là người sáng tạo ra thuyết « Chủ thể » (Juche). Ông Hwang bỏ trốn nhân một chuyến công tác Trung Quốc năm 1997, và đã qua đời năm 2010 ở tuổi 87.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160411-mot-dai-ta-phan-gian-bac-trieu-tien-dao-thoat-sang-han-quoc
Bộ Quốc Phòng và bộ Thống Nhất Hàn Quốc đều xác nhận tin trên, cũng như thông tin của tờ Dong A Ilbo hôm nay về vụ thứ hai : một nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên ở một nước châu Phi đã đào thoát sang Hàn Quốc tháng 5/2015 cùng với ba người thân trong gia đình.
Tin này được đưa ra ba ngày sau khi Seoul thông báo vụ 13 nhân viên của một nhà hàng Bắc Triều Tiên ở nước ngoài bỏ trốn sang Hàn Quốc, gồm ông giám đốc và 12 nữ nhân viên. Trước đó cũng đã có những trường hợp lẻ tẻ, nhưng đây là lần đầu tiên nhiều nhân viên của cùng một nhà hàng Bắc Triều Tiên đồng loạt đào thoát. Một số báo chí cho biết nhóm này làm việc tại thành phố cảng Ninh Ba (Ningbo) thuộc tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc, họ trốn sang một quốc gia Đông Nam Á rồi từ đó sang Hàn Quốc.
Seoul hiếm khi xác nhận các vụ đào thoát của người Bắc Triều Tiên, nhất là đối với các quan chức quan trọng, để tránh rủi ro cho họ. Đồng thời cũng tránh các sự cố ngoại giao với các quốc gia trung chuyển.
Phe đối lập Hàn Quốc chỉ trích việc chính quyền loan báo viên đại tá Bắc Triều Tiên đào tị là nhằm kiếm phiếu, trong lúc chỉ hai ngày nữa đến kỳ bầu cử Quốc Hội. Hai bộ Quốc Phòng và Thống Nhất phản bác, khẳng định mục đích phục vụ lợi ích chung.
Đến nay có gần 30.000 người Bắc Triều Tiên không chịu đựng nổi cảnh nghèo khó và bị đàn áp, đã trốn thoát được sang Hàn Quốc dù phải đối mặt với nhiều rủi ro. Mỗi năm có khoảng 2.000 người đào thoát, nhưng từ khi Kim Jong Un lên ngôi con số này đã sụt giảm đáng kể.
Những ai trốn được khỏi Bắc Triều Tiên thường là những người có thân nhân ở Hàn Quốc ; hoặc thuộc giai cấp ưu đãi, có đủ tiền bạc và những mối quan hệ cho cuộc hành trình gian nan. Nhân vật cấp cao nhất xin tị nạn là Hwang Jang Yop, chủ tịch Quốc Hội và là người sáng tạo ra thuyết « Chủ thể » (Juche). Ông Hwang bỏ trốn nhân một chuyến công tác Trung Quốc năm 1997, và đã qua đời năm 2010 ở tuổi 87.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160411-mot-dai-ta-phan-gian-bac-trieu-tien-dao-thoat-sang-han-quoc
Đói khổ, lính Bắc Triều Tiên vượt biên sang Trung Quốc cướp bóc
Cảnh lính Bắc Triều Tiên tuần tra vùng sát ranh giới với Trung Quốc. Bắc Kinh thường trả ngược lại những người vượt qua được biên giới này. Ảnh chụp ngày 04/02/2014.Reuters
Một bức tường rào dây kẽm gai cao ba mét và dòng sông Đồ Môn (Tumen) ngăn cách ngôi làng nhỏ Trung Quốc ở trấn Nam Bình (Nanping) với Bắc Triều Tiên. Tuy vậy cũng không trấn an được dân làng, đang phải chịu đựng một loạt vụ giết người do những kẻ lạ mặt « ở phía đối diện » tiến hành.
Từ một năm qua, có ít nhất hơn một chục người dân trong làng bị người Bắc Triều Tiên sát hại. Theo chính quyền và báo chí Trung Quốc, hầu hết thủ phạm là các binh lính, sang để trộm cắp sau khi vượt qua khúc sông Đồ Môn vốn hẹp, rất dễ lội sang ở đoạn này.
Nạn khan hiếm thực phẩm tại Bắc Triều Tiên có thể là nguyên nhân của những vụ xâm nhập xuyên biên giới sang nước láng giềng Trung Quốc.
Trên sổ sách chính thức, Nam Bình có 6.000 dân, đa số là người gốc Triều Tiên. Nhưng trong thực tế, nơi đây đã trở thành một ngôi làng ma. Đa số nhà cửa ở đây bị bỏ hoang, cửa kính bị vỡ hay cửa số đóng kín, vườn tược hoang phế. Lưu lại trong làng vài tiếng đồng hồ, ê-kíp phóng viên AFP chỉ đếm được khoảng hai chục người dân.
Tất cả các thanh niên đều đã đi lao động tại Hàn Quốc hoặc những địa phương khác ở Trung Quốc, để lại phía sau những người già yếu, bệnh hoạn. Và một đơn vị binh lính Trung Quốc ít ỏi. Hai con đường chạy song song được gắn camera giám sát.
Wu Shigen, khoảng ba mươi tuổi, có thể được coi là người trẻ nhất tại đây. Là bí thư đảng ủy, và với chức vụ này, là người lãnh đạo của làng, ông có một kế hoạch để bảo đảm an ninh : giới nghiêm tự nguyện và giữ bí mật thông tin.
Dù hầu hết các nạn nhân bị sát hại ngay tại nhà, « Tôi bảo dân làng đừng nên ra ngoài vào ban đêm và nên cảnh giác về mặt an ninh cho mình » - ông nói. Bí thư đảng ủy giải thích thêm : « Không có nhân chứng nào cho các vụ sát nhân này, và chúng tôi chẳng thông tin gì nhiều cho người dân. Họ càng biết ít thì càng bớt sợ ».
Giết người để đoạt thức ăn ?
Phía đối diện, ở bờ bên kia giòng sông, là lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Một Nhà nước sở hữu vũ khí nguyên tử nhưng lại thiếu thốn thực phẩm trầm trọng do bị hạn hán nặng nề, làm sống lại bóng ma của nạn đói trong thập niên 90. Cùng với nguy cơ nổ ra các hành vi tuyệt vọng.
Hồi tháng Tư, ba người lính Bắc Triều Tiên đi tìm thực phẩm và tiền bạc đã bắn hạ ba công dân Trung Quốc ở gần Nam Bình – theo chính quyền Trung Quốc. Tháng 12, hai cặp vợ chồng già bị sát hại bởi một người lính Bắc Triều Tiên khác, người này sau đó bị lính Trung Quốc hạ sát. Anh ta đã đánh cắp 100 nhân dân tệ (14 euro) và một ít thức ăn. Ba tháng trước đó, một thường dân Bắc Triều Tiên bị bắt giữ sau khi giết cả một gia đình do bị bắt gặp đột nhập trộm cắp.
Bắc Kinh phản ứng qua việc « tung ra những cuộc vận động » với Bình Nhưỡng. Theo một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Triều Tiên tỏ ý « lấy làm tiếc », và đôi bên đồng ý « xem xét thật nghiêm túc » những sự việc này.
Tại Bắc Triều Tiên, nơi mà quân đội được tung hô, giới quân sự thường có vị trí ưu đãi và được ưu tiên cung cấp nhu yếu phẩm.
Lính đào ngũ : Một đi không trở lại
Tất cả những người lính Bắc Triều Tiên vượt biên chắc chắn là đang trong tình trạng tuyệt vọng, vì nếu quay về sẽ bị xử bắn. Scott Snyder, nhà nghiên cứu của Council on Foreign Relation, một « think tank » Mỹ, nhận định. Ông giải thích: « Trong hệ thống phân phối Bắc Triều Tiên, càng ở xa Bình Nhưỡng và các thành phố lớn khác, thì càng chịu nhiều thiệt thòi », với « nạn tham nhũng » và « khan hiếm thực phẩm ».
Theo DailyNK, một trang mạng tại Seoul, lãnh đạo cơ quan an ninh trung ương chịu trách nhiệm giám sát lực lượng biên phòng, đã bị cách chức cùng với ba chỉ huy vùng sau các sự cố trên.
Cho đến khi xảy ra vụ sát nhân thứ bảy trong vòng bốn tháng, Trung Quốc loan báo thành lập các nhóm tuần tra hỗn hợp dân quân. Nhưng theo dân làng, thì lực lượng này chưa bao giờ được ra mắt. Cai, một chủ tiệm tạp hóa nói : « Ở đây không có dân quân. Ai mà muốn làm ? Tất cả các thanh niên đều đã đi nơi khác ».
Cách đó 100 mét, luồng xe tải màu đỏ mang biển số Bắc Triều Tiên không ngớt chạy qua ngõ một đồn biên phòng.
Hai Nhà nước cộng sản là đồng minh với nhau từ cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) khi Mao Trạch Đông gởi trên một triệu quân sang để cứu Bình Nhưỡng. Nhưng nếu Bắc Kinh luôn là người bảo hộ chính, quan hệ Trung-Triều đã lặng lẽ trở nên gay gắt trong những năm gần đây.
Dưới thời Kim Jong Un, chế độ Bắc Triều Tiên khi thì hòa hảo, khi lại đe dọa tấn công nguyên tử các kẻ thù. Và người thừa kế trẻ tuổi của triều đại cộng sản họ Kim vẫn chưa bao giờ chính thức đến thăm Bắc Kinh.
Người tị nạn Bắc Triều Tiên không còn được giúp đỡ
Tại Nam Bình, những người lính bị bắt sau khi xảy ra vụ giết người đã được giao lại cho quân đội Trung Quốc. Bí thư đảng ủy của làng cho biết như trên, ông này cũng không biết gì hơn về số phận của họ. Còn các binh lính địa phương thì từ chối trả lời AFP.
Những người dân Bắc Triều Tiên muốn bỏ trốn khỏi đất nước phải chạy qua Trung Quốc trước khi sang được Hàn Quốc. Nhưng nếu chẳng may bị bắt tại Trung Quốc, họ đều bị gởi trả về Bắc Triều Tiên. Hồi tháng Năm, lính biên phòng Trung Quốc đã nổ súng bắn chết một người toan vượt biên giới.
Nếu chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ, một lượng người tị nạn khổng lồ sẽ chạy sang Trung Quốc. Đây là nỗi ám ảnh triền miên của Bắc Kinh. Đã có mấy chục ngàn người Bắc Triều Tiên sang được Trung Quốc để chạy trốn nạn đói trong thập niên 90 và những năm 2000.
Vào thời đó, người tị nạn Bắc Triều Tiên được tiếp đón nồng hậu. Người bán tạp hóa họ Cai kể lại : « Chúng tôi đã cho họ gạo và bắp. Nhưng đó là chuyện hồi xưa. Còn bây giờ, tốt nhất là họ cứ ở lại bên kia biên giới ».
Bài viết liên quan:
vi.rfi.fr/chau-a/20141213-nguoi-ti-nan-to-cao-cuoc-song-khung-khiep-o-bac-trieu-tien
vi.rfi.fr/141202-tq-btt/
vi.rfi.fr/chau-a/20130916-con-gai-mot-vien-chuc-cao-cap-cong-an-binh-nhuong-dao-thoat-sang-han-quoc
vi.rfi.fr/chau-a/20130821-bac-trieu-tien-bi-cai-tao-9-nam-vi-bi-mat-lien-quan-den-con-trai-lanh-tu
vi.rfi.fr/chau-a/20130221-hai-tu-nhan-song-sot-to-cao-su-khung-khiep-cua-cac-trai-cai-tao-bac-trieu-tien
vi.rfi.fr/chau-a/20121019-dan-bac-trieu-tien-van-thieu-doi-du-kim-jong-un-hua-cai-cach
vi.rfi.fr/chau-a/20120626-bac-trieu-tien-hanh-quyet-bon-nguoi-ti-nan-bi-trung-quoc-tra-ve
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151003-doi-kho-linh-bac-trieu-tien-vuot-bien-sang-trung-quoc-cuop-boc
Nạn khan hiếm thực phẩm tại Bắc Triều Tiên có thể là nguyên nhân của những vụ xâm nhập xuyên biên giới sang nước láng giềng Trung Quốc.
Trên sổ sách chính thức, Nam Bình có 6.000 dân, đa số là người gốc Triều Tiên. Nhưng trong thực tế, nơi đây đã trở thành một ngôi làng ma. Đa số nhà cửa ở đây bị bỏ hoang, cửa kính bị vỡ hay cửa số đóng kín, vườn tược hoang phế. Lưu lại trong làng vài tiếng đồng hồ, ê-kíp phóng viên AFP chỉ đếm được khoảng hai chục người dân.
Tất cả các thanh niên đều đã đi lao động tại Hàn Quốc hoặc những địa phương khác ở Trung Quốc, để lại phía sau những người già yếu, bệnh hoạn. Và một đơn vị binh lính Trung Quốc ít ỏi. Hai con đường chạy song song được gắn camera giám sát.
Wu Shigen, khoảng ba mươi tuổi, có thể được coi là người trẻ nhất tại đây. Là bí thư đảng ủy, và với chức vụ này, là người lãnh đạo của làng, ông có một kế hoạch để bảo đảm an ninh : giới nghiêm tự nguyện và giữ bí mật thông tin.
Dù hầu hết các nạn nhân bị sát hại ngay tại nhà, « Tôi bảo dân làng đừng nên ra ngoài vào ban đêm và nên cảnh giác về mặt an ninh cho mình » - ông nói. Bí thư đảng ủy giải thích thêm : « Không có nhân chứng nào cho các vụ sát nhân này, và chúng tôi chẳng thông tin gì nhiều cho người dân. Họ càng biết ít thì càng bớt sợ ».
Giết người để đoạt thức ăn ?
Phía đối diện, ở bờ bên kia giòng sông, là lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Một Nhà nước sở hữu vũ khí nguyên tử nhưng lại thiếu thốn thực phẩm trầm trọng do bị hạn hán nặng nề, làm sống lại bóng ma của nạn đói trong thập niên 90. Cùng với nguy cơ nổ ra các hành vi tuyệt vọng.
Hồi tháng Tư, ba người lính Bắc Triều Tiên đi tìm thực phẩm và tiền bạc đã bắn hạ ba công dân Trung Quốc ở gần Nam Bình – theo chính quyền Trung Quốc. Tháng 12, hai cặp vợ chồng già bị sát hại bởi một người lính Bắc Triều Tiên khác, người này sau đó bị lính Trung Quốc hạ sát. Anh ta đã đánh cắp 100 nhân dân tệ (14 euro) và một ít thức ăn. Ba tháng trước đó, một thường dân Bắc Triều Tiên bị bắt giữ sau khi giết cả một gia đình do bị bắt gặp đột nhập trộm cắp.
Bắc Kinh phản ứng qua việc « tung ra những cuộc vận động » với Bình Nhưỡng. Theo một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Triều Tiên tỏ ý « lấy làm tiếc », và đôi bên đồng ý « xem xét thật nghiêm túc » những sự việc này.
Tại Bắc Triều Tiên, nơi mà quân đội được tung hô, giới quân sự thường có vị trí ưu đãi và được ưu tiên cung cấp nhu yếu phẩm.
Lính đào ngũ : Một đi không trở lại
Tất cả những người lính Bắc Triều Tiên vượt biên chắc chắn là đang trong tình trạng tuyệt vọng, vì nếu quay về sẽ bị xử bắn. Scott Snyder, nhà nghiên cứu của Council on Foreign Relation, một « think tank » Mỹ, nhận định. Ông giải thích: « Trong hệ thống phân phối Bắc Triều Tiên, càng ở xa Bình Nhưỡng và các thành phố lớn khác, thì càng chịu nhiều thiệt thòi », với « nạn tham nhũng » và « khan hiếm thực phẩm ».
Theo DailyNK, một trang mạng tại Seoul, lãnh đạo cơ quan an ninh trung ương chịu trách nhiệm giám sát lực lượng biên phòng, đã bị cách chức cùng với ba chỉ huy vùng sau các sự cố trên.
Cho đến khi xảy ra vụ sát nhân thứ bảy trong vòng bốn tháng, Trung Quốc loan báo thành lập các nhóm tuần tra hỗn hợp dân quân. Nhưng theo dân làng, thì lực lượng này chưa bao giờ được ra mắt. Cai, một chủ tiệm tạp hóa nói : « Ở đây không có dân quân. Ai mà muốn làm ? Tất cả các thanh niên đều đã đi nơi khác ».
Cách đó 100 mét, luồng xe tải màu đỏ mang biển số Bắc Triều Tiên không ngớt chạy qua ngõ một đồn biên phòng.
Hai Nhà nước cộng sản là đồng minh với nhau từ cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) khi Mao Trạch Đông gởi trên một triệu quân sang để cứu Bình Nhưỡng. Nhưng nếu Bắc Kinh luôn là người bảo hộ chính, quan hệ Trung-Triều đã lặng lẽ trở nên gay gắt trong những năm gần đây.
Dưới thời Kim Jong Un, chế độ Bắc Triều Tiên khi thì hòa hảo, khi lại đe dọa tấn công nguyên tử các kẻ thù. Và người thừa kế trẻ tuổi của triều đại cộng sản họ Kim vẫn chưa bao giờ chính thức đến thăm Bắc Kinh.
Người tị nạn Bắc Triều Tiên không còn được giúp đỡ
Tại Nam Bình, những người lính bị bắt sau khi xảy ra vụ giết người đã được giao lại cho quân đội Trung Quốc. Bí thư đảng ủy của làng cho biết như trên, ông này cũng không biết gì hơn về số phận của họ. Còn các binh lính địa phương thì từ chối trả lời AFP.
Những người dân Bắc Triều Tiên muốn bỏ trốn khỏi đất nước phải chạy qua Trung Quốc trước khi sang được Hàn Quốc. Nhưng nếu chẳng may bị bắt tại Trung Quốc, họ đều bị gởi trả về Bắc Triều Tiên. Hồi tháng Năm, lính biên phòng Trung Quốc đã nổ súng bắn chết một người toan vượt biên giới.
Nếu chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ, một lượng người tị nạn khổng lồ sẽ chạy sang Trung Quốc. Đây là nỗi ám ảnh triền miên của Bắc Kinh. Đã có mấy chục ngàn người Bắc Triều Tiên sang được Trung Quốc để chạy trốn nạn đói trong thập niên 90 và những năm 2000.
Vào thời đó, người tị nạn Bắc Triều Tiên được tiếp đón nồng hậu. Người bán tạp hóa họ Cai kể lại : « Chúng tôi đã cho họ gạo và bắp. Nhưng đó là chuyện hồi xưa. Còn bây giờ, tốt nhất là họ cứ ở lại bên kia biên giới ».
Bài viết liên quan:
vi.rfi.fr/chau-a/20141213-nguoi-ti-nan-to-cao-cuoc-song-khung-khiep-o-bac-trieu-tien
vi.rfi.fr/141202-tq-btt/
vi.rfi.fr/chau-a/20130916-con-gai-mot-vien-chuc-cao-cap-cong-an-binh-nhuong-dao-thoat-sang-han-quoc
vi.rfi.fr/chau-a/20130821-bac-trieu-tien-bi-cai-tao-9-nam-vi-bi-mat-lien-quan-den-con-trai-lanh-tu
vi.rfi.fr/chau-a/20130221-hai-tu-nhan-song-sot-to-cao-su-khung-khiep-cua-cac-trai-cai-tao-bac-trieu-tien
vi.rfi.fr/chau-a/20121019-dan-bac-trieu-tien-van-thieu-doi-du-kim-jong-un-hua-cai-cach
vi.rfi.fr/chau-a/20120626-bac-trieu-tien-hanh-quyet-bon-nguoi-ti-nan-bi-trung-quoc-tra-ve
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151003-doi-kho-linh-bac-trieu-tien-vuot-bien-sang-trung-quoc-cuop-boc
Quan chức sứ quán Bắc Triều Tiên ở Bắc Kinh đào thoát
Ông Thae Yong Ho, tham tán công sứ Bắc Triều Tiên tại Luân Đôn đã đào thoát gần đây.REUTERS
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc hôm nay 05/10/2016 loan tin một quan chức cao cấp của đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Bắc Kinh đã đào thoát, trong khi một nguồn tin khác thì khẳng định hai nhân viên của đại sứ quán này đã xin tị nạn trong đại sứ quán Nhật ở thủ đô Trung Quốc.
Trích dẫn một nguồn tin « nắm rất rành » về nội tình chế độ Bình Nhưỡng, hãng tin Yonhap cho biết là quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên nói trên đã biến mất cùng gia đình vào cuối tháng 9. Đây là nhân vật đặc trách cung cấp các thiết bị y tế, thuốc men cho một bệnh viện ở Bình Nhưỡng chuyên chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và gia đình. Nhưng bộ Thống nhất của Hàn Quốc cho biết họ không thể xác nhận tin này.
Trong khi đó nhật báo JoongAng Ilbo thì loan tin là hai quan chức của đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Bắc Kinh đã xin tị nạn trong đại sứ quán Nhật ở thủ đô Trung Quốc. Nhưng phát ngôn viên chính phủ Nhật hôm qua đã bác bỏ bỏ thông tin này.
Trong thời gian gần đây, hàng loạt quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên đã đào thoát, trong đó có cả tham tán công sứ đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Luân Đôn đã chạy sang tị nạn ở Hàn Quốc. Một số nhà quan sát nhận định rằng những vụ đào thoát này là dấu hiệu cho thấy chế độ Kim Jong Un ngày càng mất ổn định.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161005-quan-chuc-su-quan-bac-trieu-tien-o-bac-kinh-dao-thoat
Trong khi đó nhật báo JoongAng Ilbo thì loan tin là hai quan chức của đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Bắc Kinh đã xin tị nạn trong đại sứ quán Nhật ở thủ đô Trung Quốc. Nhưng phát ngôn viên chính phủ Nhật hôm qua đã bác bỏ bỏ thông tin này.
Trong thời gian gần đây, hàng loạt quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên đã đào thoát, trong đó có cả tham tán công sứ đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Luân Đôn đã chạy sang tị nạn ở Hàn Quốc. Một số nhà quan sát nhận định rằng những vụ đào thoát này là dấu hiệu cho thấy chế độ Kim Jong Un ngày càng mất ổn định.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161005-quan-chuc-su-quan-bac-trieu-tien-o-bac-kinh-dao-thoat
Geen opmerkingen:
Een reactie posten