Trung Quốc không muốn có chiến tranh với Mỹ
Ông Trump làm Bắc Kinh giận dữ hồi Tháng Mười Hai năm ngoái khi nhận cú điện thoại gọi chúc mừng của Tổng Thống Đài Loan, bà Tsai Ing-wen, và đe dọa đánh thuế nhập cảng vào hàng hóa Trung Quốc.
Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn, không có quyền thiết lập quan hệ ngoại giao với bất cứ quốc gia nào khác.
Tuy nhiên Trung Quốc mong muốn có hòa bình, theo lời ông Vương Nghị, sau khi gặp Ngoại Trưởng Úc Julia Bishop.
“Sẽ không thể nào có chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, vì cả hai bên đều sẽ thua và cả hai bên đều không thể chấp nhận điều này,” ông Vương Nghị cho báo chí hay tại thủ đô Canberra của Úc.
Trong khi tìm cách làm giảm căng thẳng, Vương Nghị kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy bác bỏ chủ nghĩa bảo vệ thị trường, vốn ông Trump đang hậu thuẫn với chính sách kinh tế “Mỹ Trước Nhất.”
“Điều quan trọng là phải hoàn toàn theo đuổi nền kinh tế mở toàn cầu,” ông Vương Nghị nói thêm.
Chỉ ít ngày trước khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ, Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc xuất hiện tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Davos, mạnh mẽ bênh vực toàn cầu hóa và cho thấy Bắc Kinh muốn có vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. (V.Giang)
http://www.nguoi-viet.com/the-gioi/trung-quoc-khong-muon-co-chien-tranh-voi/
Ngoại trưởng Mỹ ‘hạ giọng’ trước Trung Quốc về Biển Đông
Tài liệu về nội dung như vừa kể được phổ biến trên trang mạng của các nhóm bảo vệ môi trường mới đây về một loạt những câu trả lời bằng văn bản của ông Rex Tillerson khi được Thượng Nghị Sĩ Ben Cardin của tiểu bang Maryland chất vấn.
Một viên chức của Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện Mỹ xác nhận tính xác thực của văn bản đó với báo Nhật Japan Times.
Lời lẽ trong văn bản vừa kể nhẹ nhàng hơn so với lời ông Tillerson nói trong cuộc điều trần ở thượng viện ngày 10 Tháng Giêng, 2017. Dịp này, ông phát biểu rằng nên ngăn chặn không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp và đang trang bị thành những căn cứ quân sự quy mô ở vùng quần đảo Trường Sa. Ông còn ví hành động của Trung Quốc cũng giống như Nga cướp khu vực Crimea của Ukraine năm 2014.
Lời ông Tillerson phát biểu trong cuộc điều trần đã gây sửng sốt cho dư luận Mỹ và phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh. Có nhà phân tích thời sự cho rằng nếu việc phong tỏa diễn ra thì tương đương với một hành động tuyên chiến.
“Trung Quốc không thể dùng các đảo nhân tạo để ăn hiếp các nước láng giềng hoặc giới hạn sự tự do hải hành hay tự do phi hành trên Biển Đông.” Văn bản của ông Tillerson trả lời chất vấn của Nghị Sĩ Cardin viết như vậy khi được hỏi về kế hoạch làm đảo nhân tạo của Trung Quốc. “Hoa Kỳ sẽ duy trì tự do hải hành và phi hành (trên Biển Đông) bằng cách tiếp tục cho máy bay bay qua, tàu chạy qua, đồng thời hoạt động ở bất cứ nơi nào luật lệ quốc tế cho phép.”
Phản ứng lại lời phát biểu của ông Tillerson ở Thượng Viện, Bắc Kinh cho tờ Hoàn Cầu Thời Báo (phó bảng của tờ Nhân Dân Nhật Báo và cùng một trụ sở ở Bắc Kinh) giận dữ thách đố Mỹ phong tỏa và cũng đem võ khí nguyên tử ra dọa lại.
Hồi năm ngoái, Bộ Quốc Phòng Mỹ cho hay Trung Quốc đã bồi đắp 7 bãi đá ngầm thành 7 đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa với tổng diện tích khoảng 1,280 hecta. Cũng năm ngoái, khi đến Hoa Kỳ, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với báo chí rằng Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo đó.
Tuy nhiên, những không ảnh được phổ biến trên trang mạng của Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược (CSIS) ở Washington cuối năm ngoái cho thấy nhiều cơ sở giống như các pháo đài cao xạ và hỏa tiễn phòng không trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa. Gần đây, người ta cũng nhìn thấy cả trăm giàn hỏa tiễn phòng không được đưa từ nội địa tới Hải Nam để chuẩn bị đưa tới các đảo nhân tạo.
Nhiều nhà phân tích thời sự quốc tế từng báo động Trung Quốc biến các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa thành những chuỗi căn cứ quân sự quy mô tối tân hầu khống chế toàn bộ khu vực Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước nhỏ ở khu vực, đặc biệt là Việt Nam.
Trong văn bản trả lời Nghị Sĩ Cardin, ông Tillerson cũng cho rằng nước Mỹ và các đồng minh cần có khả năng ngăn cản Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo đó trong trường hợp có “việc bất ngờ.”
“Nếu có tình uống bất ngờ xảy đến, Hoa Kỳ và đồng minh cũng như các đối tác phải có khả năng giới hạn Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo để dùng chúng đe dọa Hoa Kỳ và các đồng minh cũng như đối tác.” Lời lẽ của ông Tillerson trong văn bản.
Có vẻ như ông cổ võ cho một chính sách của nước Mỹ mạnh hơn ở vùng biển đang tranh chấp cũng như những nguy cơ gia tăng liên quan đến sự thay đổi như vậy.
“Hoa Kỳ phải sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm nếu đó là nhằm ngăn cản những hành động gây mất ổn định còn đang được (Trung Quốc) thi hành thêm, đồng thời cam kết với các đồng minh và đối tác rằng Hoa Kỳ sẽ đứng chung với họ để duy trì luật lệ quốc tế.” Văn bản của ông Tillerson viết.
Ông nói thêm rằng ông sẽ phối hợp với các cơ quan của các đối tác để phát triển một cách tiếp cận “chính phủ toàn diện” hầu ngăn chặn sự ức hiếp láng giềng thêm nữa của Trung Quốc cũng như sự bồi đắp đảo nhân tạo và thách đố tự do hải hành và phi hành.
Cuối tuần qua, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mattis, sau cuộc thảo luận với bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản, cũng nói với báo chí ở Tokyo rằng hiện chưa có kế hoạch thay đổi lớn lao nào cho lực lượng Mỹ ở khu vực Biển Đông.
Video : Ứng viên bộ trưởng Lao Động Mỹ từng thuê di dân bất hợp pháp
Hôm Chủ Nhật, 7 Tháng Hai, hãng thông tấn AFP thuật lời ngoại trưởng của Philippines Delphin Lorenzana bầy tỏ sự lo ngại rằng có vẻ như Trung Quốc không từ bỏ ý định bồi đắp khu vực bãi đá ngầm Scarborough, mà ông nói với Philippines thì “không thế chấp nhận được.”
Khu vực Scarborough chỉ cách đảo Luzon của Philippines khoảng 230km. Nếu hành động đó xảy đến sẽ cho Trung Quốc khả năng gần như kiểm soát toàn thể khu vực Biển Đông khi các căn cứ quân sự đã hoàn tất cũng như đe dọa các căn cứ quân sự của Mỹ đặt gần đó. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/ngoai-truong-ha-giong-truoc-trung-quoc-ve-bien-dong/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten