Quân đội Mỹ nay bị xem là trong tình trạng yếu kém
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp các sĩ quan chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Trung Tâm (CENTCOM) và Bộ Tư Lệnh các chiến dịch đặc biệt (SOCOM) tại Tampa, Florida ngày 06/02/2017.REUTERS/Carlos Barria
Sau nhiều năm bị cắt giảm ngân sách và sau hơn hai thập niên tham gia nhiều cuộc xung đột trên thế giới, quân đội Hoa Kỳ nay bị xem là trong tình trạng yếu kém. Đó là đánh giá của các lãnh đạo quân sự Mỹ trong buổi điều trần hôm qua, 07/02/2017, trước Ủy Ban Quân Lực Hạ Viện Hoa Kỳ.
Nhân lúc Hoa Kỳ rút quân khỏi Irak và Afghanistan, chính quyền Obama đã cắt giảm chi tiêu quốc phòng xuống còn 3,3% GDP. Với gần 600 tỷ đôla, đây vẫn là ngân sách quân sự cao nhất thế giới, hơn hẳn các nước khác. Thế nhưng, các lãnh đạo quân sự lo ngại là những đối thủ của Hoa Kỳ, đặc biệt là Trung Quốc và Nga, đang nỗ lực tăng cường tiềm lực quân sự, trong khi quân đội Mỹ thì lại đang trên đà suy yếu hơn.
Tướng Stephen Wilson, phó tư lệnh Không Lực Hoa Kỳ, mô tả lực lượng này, với 311 000 quân nhân, là không lực « nhỏ nhất, cũ nhất và ít tác chiến nhất trong lịch sử Hoa Kỳ », tính về quân số, tuổi trung bình của các thiết bị và tỷ lệ sẵn sàng của các phi cơ. Theo lời tướng Wilson, các phi công chiến đấu cơ Mỹ trung bình mỗi tháng thực hiện 10 phi vụ và 14 giờ bay, và theo ông như vậy là quá ít.
Còn đô đốc Bill Moran, phó tư lệnh Hải Quân Mỹ, thì than phiền là các chiến đấu cơ Hornet của họ ban đầu được dự kiến là bay tổng cộng 6.000 giờ, nhưng bây giờ số giờ bay đang được nâng lên tới 8000-9000 giờ. Đô đốc Moran cũng cho biết là trong một ngày bình thường, khoảng từ 25 đến 30% số phi cơ của Hải quân phải được bảo trì hoặc được kiểm tra.
Về phần tướng Glenn Walters, phó tư lệnh lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, ông báo động là lực lượng này lẽ ra phải có thêm hơn 9 tỷ đôla để bảo trì các cơ sở hạ tầng của họ.
Nhưng không chỉ đòi thêm ngân sách, các lãnh đạo quân sự Mỹ còn đề xuất những giải pháp để tiết kiệm ngân sách. Lục quân cũng như Không lực Hoa Kỳ đều chủ trương là nên đóng cửa nhiều căn cứ quân sự « vô ích » ở Hoa Kỳ, yêu cầu mà cho tới nay các nghị sĩ Mỹ vẫn từ chối đáp ứng.
Các lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ đã thuyết phục được tân tổng thống Donald Trump gia tăng phương tiện cho quân đội. Vào tháng trước, ông Trump đã ký một sắc lệnh về việc tăng cường quy mô của quân đội Mỹ, hứa hẹn thêm nhiều phi cơ, chiến hạm và nguồn tài chính cho Lầu Năm Góc.
Tân bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis cũng đã yêu cầu các quan chức của bộ này đề xuất các khoản bổ sung cho ngân sách 2017 để tăng chi tiêu quốc phòng cho nước Mỹ.
Dầu sao, chính quyền Trump sẽ buộc phải tăng ngân sách quân sự vì ông đã cam kết là sẽ dồn mọi nỗ lực để đè bẹp quân khủng bố Hồi Giáo cực đoan. Vấn đề là họ sẽ tìm đâu ra những nguồn tài chính mới, nhất là nếu chính quyền Trump thực hiện lời hứa cắt giảm thuế được đưa ra khi ông tranh cử tổng thống?
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170208-quan-doi-my-nay-bi-xem-la-trong-tinh-trang-yeu-kem
Tướng Stephen Wilson, phó tư lệnh Không Lực Hoa Kỳ, mô tả lực lượng này, với 311 000 quân nhân, là không lực « nhỏ nhất, cũ nhất và ít tác chiến nhất trong lịch sử Hoa Kỳ », tính về quân số, tuổi trung bình của các thiết bị và tỷ lệ sẵn sàng của các phi cơ. Theo lời tướng Wilson, các phi công chiến đấu cơ Mỹ trung bình mỗi tháng thực hiện 10 phi vụ và 14 giờ bay, và theo ông như vậy là quá ít.
Còn đô đốc Bill Moran, phó tư lệnh Hải Quân Mỹ, thì than phiền là các chiến đấu cơ Hornet của họ ban đầu được dự kiến là bay tổng cộng 6.000 giờ, nhưng bây giờ số giờ bay đang được nâng lên tới 8000-9000 giờ. Đô đốc Moran cũng cho biết là trong một ngày bình thường, khoảng từ 25 đến 30% số phi cơ của Hải quân phải được bảo trì hoặc được kiểm tra.
Về phần tướng Glenn Walters, phó tư lệnh lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, ông báo động là lực lượng này lẽ ra phải có thêm hơn 9 tỷ đôla để bảo trì các cơ sở hạ tầng của họ.
Nhưng không chỉ đòi thêm ngân sách, các lãnh đạo quân sự Mỹ còn đề xuất những giải pháp để tiết kiệm ngân sách. Lục quân cũng như Không lực Hoa Kỳ đều chủ trương là nên đóng cửa nhiều căn cứ quân sự « vô ích » ở Hoa Kỳ, yêu cầu mà cho tới nay các nghị sĩ Mỹ vẫn từ chối đáp ứng.
Các lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ đã thuyết phục được tân tổng thống Donald Trump gia tăng phương tiện cho quân đội. Vào tháng trước, ông Trump đã ký một sắc lệnh về việc tăng cường quy mô của quân đội Mỹ, hứa hẹn thêm nhiều phi cơ, chiến hạm và nguồn tài chính cho Lầu Năm Góc.
Tân bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis cũng đã yêu cầu các quan chức của bộ này đề xuất các khoản bổ sung cho ngân sách 2017 để tăng chi tiêu quốc phòng cho nước Mỹ.
Dầu sao, chính quyền Trump sẽ buộc phải tăng ngân sách quân sự vì ông đã cam kết là sẽ dồn mọi nỗ lực để đè bẹp quân khủng bố Hồi Giáo cực đoan. Vấn đề là họ sẽ tìm đâu ra những nguồn tài chính mới, nhất là nếu chính quyền Trump thực hiện lời hứa cắt giảm thuế được đưa ra khi ông tranh cử tổng thống?
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170208-quan-doi-my-nay-bi-xem-la-trong-tinh-trang-yeu-kem
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo hậu quả cắt giảm ngân sách
Thủy quân lục chiến Mỹ tới căn cứ Villamor, Pasay, Manila, để hỗ trợ khắc phục thiên tai ở Philippines, 10/11/2013REUTERS
Hôm qua, 16/11/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel bày tỏ mối lo ngại về những ảnh hưởng nặng nề của việc ngân sách bị cắt giảm đối với khả năng hoạt động của quân đội Hoa Kỳ trong tương lai. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ kêu gọi hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Hạ viện đạt được một thỏa thuận để chấm dứt tình trạng này.
Bên cạnh việc ngân sách giảm bớt theo dự kiến, quân đội Mỹ còn phải chịu thêm nhiều cắt giảm tự động nữa, vì những bất đồng tại Hạ viện về ngân sách công. Cụ thể là Bộ Quốc phòng sẽ bị cắt tự động 52 tỷ đô la vào năm tới, tương đương với 10% ngân sách chung. Tổng số tiền bị cắt trong 10 năm có thể tới 500 tỷ đô la.
Nền quốc phòng Hoa Kỳ sẽ phải mất nhiều năm nữa mới có thể gượng dậy được sau những cắt giảm nặng nề này, đây là nhận định của Bộ trưởng Chuck Hagel trong một cuộc họp báo tại Simi Valley (California).
Hiện tại, ngoại trừ chi phí cho các đơn vị quân đội tại Afghanistan là không thể giảm bớt, việc cắt giảm ngân sách sẽ để lại những ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động của quân đội trong những năm tới. Ông Chuck Hagel nhấn mạnh, vì ngân sách bị giảm, số lượng các đơn vị quân đội được huấn luyện tốt để sẵn sàng đối mặt với một cuộc khủng hoảng sẽ giảm mạnh.
Trên thực tế, việc cắt giảm đã bắt đầu từ năm nay 2013 với số tiền 37 tỷ đô la bị bớt đi. Hệ quả trực tiếp là lực lượng hải quân Mỹ bị giảm 10%. Cũng theo người đứng đầu Lầu Năm Góc, hiện chỉ có hai lữ đoàn bộ binh trên tổng số 43 đơn vị là ở trong tình trạng có thể sẵn sàng tham gia vào các trận chiến ác liệt. Bộ trưởng Hagel ghi nhận các cuộc diễn tập lớn trong không quân Mỹ giảm 25%.
Để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chi phí dành cho công tác huấn luyện, Bộ trưởng Hagel giải thích việc quân đội Mỹ có thể gửi nhiều lực lượng nhanh chóng đến Philippines để cứu trợ kịp thời các nạn nhân cơn bão Haiyan trong thời gian qua là do « trong nhiều năm trời quân đội đã ưu tiên các hoạt động diễn tập, đầu tư cho các trang thiết bị và chuẩn bị đối phó với các kịch bản rủi ro, như trường hợp thiên tai này ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20131117-bo-truong-quoc-phong-my-canh-bao-hau-qua-cat-giam-ngan-sach
Nền quốc phòng Hoa Kỳ sẽ phải mất nhiều năm nữa mới có thể gượng dậy được sau những cắt giảm nặng nề này, đây là nhận định của Bộ trưởng Chuck Hagel trong một cuộc họp báo tại Simi Valley (California).
Hiện tại, ngoại trừ chi phí cho các đơn vị quân đội tại Afghanistan là không thể giảm bớt, việc cắt giảm ngân sách sẽ để lại những ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động của quân đội trong những năm tới. Ông Chuck Hagel nhấn mạnh, vì ngân sách bị giảm, số lượng các đơn vị quân đội được huấn luyện tốt để sẵn sàng đối mặt với một cuộc khủng hoảng sẽ giảm mạnh.
Trên thực tế, việc cắt giảm đã bắt đầu từ năm nay 2013 với số tiền 37 tỷ đô la bị bớt đi. Hệ quả trực tiếp là lực lượng hải quân Mỹ bị giảm 10%. Cũng theo người đứng đầu Lầu Năm Góc, hiện chỉ có hai lữ đoàn bộ binh trên tổng số 43 đơn vị là ở trong tình trạng có thể sẵn sàng tham gia vào các trận chiến ác liệt. Bộ trưởng Hagel ghi nhận các cuộc diễn tập lớn trong không quân Mỹ giảm 25%.
Để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chi phí dành cho công tác huấn luyện, Bộ trưởng Hagel giải thích việc quân đội Mỹ có thể gửi nhiều lực lượng nhanh chóng đến Philippines để cứu trợ kịp thời các nạn nhân cơn bão Haiyan trong thời gian qua là do « trong nhiều năm trời quân đội đã ưu tiên các hoạt động diễn tập, đầu tư cho các trang thiết bị và chuẩn bị đối phó với các kịch bản rủi ro, như trường hợp thiên tai này ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20131117-bo-truong-quoc-phong-my-canh-bao-hau-qua-cat-giam-ngan-sach
Geen opmerkingen:
Een reactie posten