Mỹ: Thất bại của tổng thống Trump về sắc lệnh di trú
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc họp tại Nhà Trắng, Washington, ngày 08/02/2017REUTERS/Joshua Roberts/File Photo
Ngày 09/02/2017 Tòa Phúc Thẩm San Francisco ra phán quyết bác bỏ những lập luận của chính quyền Trump đòi khôi phục sắc lệnh nhập cư được tổng thống ban hành ngày 27/01/2017. Theo Tòa, chính phủ không chứng minh được công dân bẩy nước Hồi Giáo trong tầm ngắm của tổng thống Trump là những mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Theo phân tích của nhà báo Phạm Trần từ thủ đô Wasshington, đây là một vố đau đối với chủ nhân Nhà Trắng trong cuộc đọ sức với tư pháp.
Tổng thống Mỹ giận dữ về phán quyết của Tòa Phúc Thẩm San Francisco và dọa đưa vấn đề lên Tối Cao Pháp Viện.
Trước mắt sắc lệnh nhập cư tổng thống Trump ban hành hôm 27/01/2017 vẫn bị đình chỉ. Công dân bảy nước Hồi Giáo gồm Iran, Irak, Libya, Syria, Somalia, Soudan, và Yemen đã có visa hợp lệ vẫn được vào Mỹ.
Từ thủ đô Washington, nhà báo Phạm Trần phân tích về thất bại nặng nề của tổng thống Trump và tầm mức quan trọng của Tòa Phúc Thẩm số 9 ở San Francisco.
Biểu tình phản đối tổng thống Trump bên ngoài tòa án San Francisco, California, 7/2/2017.REUTERS/Noah Berger
Trước mắt sắc lệnh nhập cư tổng thống Trump ban hành hôm 27/01/2017 vẫn bị đình chỉ. Công dân bảy nước Hồi Giáo gồm Iran, Irak, Libya, Syria, Somalia, Soudan, và Yemen đã có visa hợp lệ vẫn được vào Mỹ.
Từ thủ đô Washington, nhà báo Phạm Trần phân tích về thất bại nặng nề của tổng thống Trump và tầm mức quan trọng của Tòa Phúc Thẩm số 9 ở San Francisco.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170210-my-that-bai-cua-tong-thong-trump-ve-sac-lenh-di-tru
Mỹ: Thái độ khinh miệt thẩm phán của ông Trump dấy lên bất bình
Biểu tình phản đối tổng thống Trump bên ngoài tòa án San Francisco, California, 7/2/2017.REUTERS/Noah Berger
Trước việc sắc lệnh nhập cư của mình bị tòa án ngăn chặn, tân tổng thống Mỹ Donald Trump ngày hôm qua, 08/02/2017, đã có phản ứng gay gắt, tố cáo tòa phúc thẩm ở San Franciso đang thụ lý hồ sơ, là có động cơ chính trị. Trước đó ông đả kích thẩm phán đã chặn sắc lệnh của ông. Thái độ của ông Trump đã khiến nhiều giới bất bình, kể cả nơi những người không hề chống ông.
Phản ứng đáng chú ý nhất đến từ thẩm phán Neil Gorsuch, người đã được chính ông Trump đề cử làm thẩm phán tại Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ. Phát biểu với một thượng nghị sĩ Mỹ vào hôm qua, ông Gorsuch đã tỏ ý « thất vọng » và « ngán ngẩm » trước các tuyên bố của tổng thống Trump.
Thái độ coi thường tòa án và các thẩm phán còn gây khó chịu nơi các nghị sĩ, kể cả những người trong đảng Cộng Hòa của ông Trump. Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio ghi nhận :
Bị chất vấn từ tứ phía, các thẩm phán San Francisco không để bị gây sức ép, và cố suy nghĩ một cách bình thản trong cơn bão tố. Trong một thông cáo, họ cho biết là các bên sẽ được báo trước, trước khi tòa thông báo phán quyết.
Không chỉ bị sức ép của truyền thông, các thẩm phán còn bị áp lực từ Nhà Trắng : Tổng thống Mỹ không che giấu thái độ khinh miệt của ông đối với tòa án sau khi nghe phiên tòa : « Tôi đã nghe tất cả. Thật đáng xấu hổ, xấu hổ… Đe dọa khủng bố nghiêm trọng hơn những gì họ hiểu ».
Báo chí Mỹ cho là các luật gia bộ Tư Pháp cũng như Nhà Trắng đã lấy làm tiếc sau những tuyên bố của tổng thống. Đại diện đảng Cộng Hòa Kizinger, tuy rất ủng hộ sắc lệnh nhập cư, cũng đánh giá là lời chỉ trích của tổng thống phản tác dụng : « Chúng ta phải tôn trọng việc các thẩm phán có trách nhiệm kềm hãm chính quyền, khi họ nghĩ là chính quyền đi quá xa. Dù có đồng ý hay không, tôi nghĩ là tấn công các thẩm phán là một chiến thuật tồi. »
Tướng Kelly, lãnh đạo bộ An Ninh Nội Địa công nhận là việc thi hành sắc lệnh quá vội vã. Trước Hạ Viện, ông đã giải thích : « Đó là lỗi của tôi. Lý ra tôi phải làm chậm lại việc áp dụng sắc lệnh. Và như thế có thể tránh được tình trạng hỗn loạn cuối tuần qua. »
Mỹ đã có bộ trưởng Tư Pháp mới
Với 52 phiếu thuận, 47 phiếu chống, ông Jeff Sessions đã được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn làm bộ trưởng Tư Pháp ngày 08/02/2017. Việc cử ông Sessions lãnh đạo bộ Tư Pháp từng gây tranh cãi, vì ông bị cáo buộc đã có những lời lẽ kỳ thị chủng tộc.
Tân ngoại trưởng Tillerson gặp hai đồng nhiệm Canada và Mêhicô
Đó là hai cuộc tiếp xúc riêng rẽ ngày 08/02 tại Washington. Sau cuộc tiếp xúc, ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland khẳng định là nước ông cực lực phản đối ý định của Mỹ muốn áp đặt thuế nhập khẩu mới. Về phần mình, sau cuộc họp kín kéo dài một tiếng đồng hồ, ngoại trưởng Mêhicô Videgaray cho biết cuộc gặp diễn ra tốt đẹp. Hai bên sẽ tiếp xúc thường xuyên và lần gặp tới sẽ diễn ra tại Mêhicô.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170209-my-thai-do-khinh-miet-tham-phan-cua-ong-trump-lam-day-len-bat-binh
Biểu tình ở Berlin chống sắc lệnh nhập cư của tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh ngày 04/02/2017.Reuters
Thái độ coi thường tòa án và các thẩm phán còn gây khó chịu nơi các nghị sĩ, kể cả những người trong đảng Cộng Hòa của ông Trump. Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio ghi nhận :
Bị chất vấn từ tứ phía, các thẩm phán San Francisco không để bị gây sức ép, và cố suy nghĩ một cách bình thản trong cơn bão tố. Trong một thông cáo, họ cho biết là các bên sẽ được báo trước, trước khi tòa thông báo phán quyết.
Không chỉ bị sức ép của truyền thông, các thẩm phán còn bị áp lực từ Nhà Trắng : Tổng thống Mỹ không che giấu thái độ khinh miệt của ông đối với tòa án sau khi nghe phiên tòa : « Tôi đã nghe tất cả. Thật đáng xấu hổ, xấu hổ… Đe dọa khủng bố nghiêm trọng hơn những gì họ hiểu ».
Báo chí Mỹ cho là các luật gia bộ Tư Pháp cũng như Nhà Trắng đã lấy làm tiếc sau những tuyên bố của tổng thống. Đại diện đảng Cộng Hòa Kizinger, tuy rất ủng hộ sắc lệnh nhập cư, cũng đánh giá là lời chỉ trích của tổng thống phản tác dụng : « Chúng ta phải tôn trọng việc các thẩm phán có trách nhiệm kềm hãm chính quyền, khi họ nghĩ là chính quyền đi quá xa. Dù có đồng ý hay không, tôi nghĩ là tấn công các thẩm phán là một chiến thuật tồi. »
Tướng Kelly, lãnh đạo bộ An Ninh Nội Địa công nhận là việc thi hành sắc lệnh quá vội vã. Trước Hạ Viện, ông đã giải thích : « Đó là lỗi của tôi. Lý ra tôi phải làm chậm lại việc áp dụng sắc lệnh. Và như thế có thể tránh được tình trạng hỗn loạn cuối tuần qua. »
Mỹ đã có bộ trưởng Tư Pháp mới
Với 52 phiếu thuận, 47 phiếu chống, ông Jeff Sessions đã được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn làm bộ trưởng Tư Pháp ngày 08/02/2017. Việc cử ông Sessions lãnh đạo bộ Tư Pháp từng gây tranh cãi, vì ông bị cáo buộc đã có những lời lẽ kỳ thị chủng tộc.
Tân ngoại trưởng Tillerson gặp hai đồng nhiệm Canada và Mêhicô
Đó là hai cuộc tiếp xúc riêng rẽ ngày 08/02 tại Washington. Sau cuộc tiếp xúc, ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland khẳng định là nước ông cực lực phản đối ý định của Mỹ muốn áp đặt thuế nhập khẩu mới. Về phần mình, sau cuộc họp kín kéo dài một tiếng đồng hồ, ngoại trưởng Mêhicô Videgaray cho biết cuộc gặp diễn ra tốt đẹp. Hai bên sẽ tiếp xúc thường xuyên và lần gặp tới sẽ diễn ra tại Mêhicô.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170209-my-thai-do-khinh-miet-tham-phan-cua-ong-trump-lam-day-len-bat-binh
Một tòa phúc thẩm chận sắc lệnh di trú của tổng thống Trump
Biểu tình ở Berlin chống sắc lệnh nhập cư của tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh ngày 04/02/2017.Reuters
Một cuộc đọ sức trên phương diện pháp lý mở màn tại Hoa Kỳ về sắc lệnh di trú của tổng thống Trump. Bộ Ngoại giao cấp giấy nhập cảnh trở lại cho 60.000 người có visa vào Mỹ. Tại châu Âu và Mỹ, làn sóng chống đối sắc lệnh nhập cư không thuyên giảm.
Viện lý do an ninh, bộ Tư Pháp Mỹ ngày 04/02/2017 phản đối phán quyết của thẩm phán liên bang James Robart tạm đình chỉ sắc lệnh nhập cư được tổng thống Donald Trump ban hành hôm 27/01/2017.
Trong thông cáo, bộ Tư Pháp nói rõ : quyết định của thẩm phán liên bang James Robart, thuộc bang Washington, « ngăn cản việc thi hành sắc lệnh của tổng thống » và « nghi ngờ về khả năng thẩm định tình hình của tổng thống trên vấn đề an ninh quốc gia ». Sáng ngày 05/02/2017, một tòa phúc thẩm bác đơn kháng cáo của bộ Tư Pháp Mỹ.
Trước thông cáo của bộ Tư Pháp Mỹ, đích thân tổng thống Trump qua mạng Twitter, đã đánh giá phán quyết của « người được cho là thẩm phán » thật « nực cười ». Chủ nhân Nhà Trắng đang đi nghỉ cuối tuần tại Florida báo trước là phán quyết đòi ngưng thi hành sắc lệnh cấm cửa nước Mỹ với công dân bảy nước Hồi giáo sẽ bị hủy bỏ.
Thông tín viên đài RFI Jean Louis Pourtet từ Washington cho biết thêm :
« Bộ Tư Pháp đã nhanh chóng đệ đơn kháng án, chống lại phán quyết của James Robart, người mà tổng thống Donald Trump gọi là ‘một loại thẩm phán’. Nhân danh tư pháp của tiểu bang Washington, cách nay hai ngày, thẩm phán Robart đã tỏ ra nghi ngờ về tính hợp hiến của sắc lệnh được tổng thống Trump ban hành hôm 27/01/2017, cấm công dân bảy nước Hồi Giáo nhập cảnh vào Mỹ.
Lập tức những ai có giấy tờ hợp lệ, đã được đến Hoa Kỳ trở lại, người tị nạn không phải mang quốc tịch Syria cũng được phép đến Mỹ. Cảnh gia đình đoạn tụ được trông thấy ở nhiều phi trường trên toàn quốc. Dù có quyết định của thẩm phán Robart, tinh thần chống đối sắc lệnh về di trú của ông Trump trong công luận Hoa Kỳ vẫn còn cao.
Hôm qua đã có rất nhiều cuộc tuần hành ở thủ đô Washington, và các thành phố lớn, như New York, Los Angeles và ngay cả ở Palm Beach (bang Florida), nơi tổng thống Trump về nghỉ hai ngày cuối tuần.
Giờ đây ông Trump đang lao vào một cuộc đọ sức với một bộ phận của ngành Tư Pháp. Ông khẳng định sắc lệnh về nhập cư là nhằm bảo vệ người Mỹ trước các mối đe dọa khủng bố. Nhưng liệu rằng điều đó có đi ngược lại với Hiến Pháp của Hoa Kỳ hay không ? Quan điểm của các vị thẩm phán có thể trái ngựơc nhau và trong trường hợp đó, thì sẽ hồ sơ này được đưa lên Tối Cao Pháp Viện để giải quyết ».
Bộ Ngoại Giao và An Ninh Quốc Nội làm trái ý tổng thống ?
Vào lúc bộ Tư Pháp đối đầu với một tòa án Liên Bang thì bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngay từ hôm qua (04/02/2017) đã lập tức thông báo, căn cứ vào phán quyết của thẩm phán thành phố Seattle, bang Washington, để cấp lại giấy nhập cảnh cho 60.000 người đã có chiếu kháng vào Mỹ. Bộ An Ninh Quốc Nội của Hoa Kỳ cũng thông báo các thủ tục kiểm soát ở biên giới được áp dụng trở lại một cách bình thường.
Hàng chục ngàn người tuần hành trên thế giới chống sắc lệnh di trú
Ngày thứ Bảy 04/02/2017, từ Luân Đôn đến New York, từ Paris đến Berlin, hàng chục ngàn người xuống đường phản đối sắc lệnh nhập cư của tổng thống Trump.
Theo nhật báo Anh The Guardian, 10.000 người tập hợp trước tòa đại sứ Mỹ ở Luân Đôn với những khẩu hiệu chống chủ trương kỳ thị của Donald Trump.
Khả năng huy động của Paris và Berlin không được bằng Luân Đôn : Khoảng 1000 người – phần lớn là người ngoại quốc - hưởng ứng cuộc tuần hành ở Paris ngày hôm qua. 1.200 người biểu tình ở cổng Brandeburg, gần sứ quán Mỹ tại Berlin, với những khẩu hiệu bài Trump để phản đối sắc lệnh di trú đang gây nhiều tranh cãi.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170205-bo-tu-phap-my-khang-cao-lenh-chan-sac-lenh-di-tru-cua-tong-thong-trump
Trong thông cáo, bộ Tư Pháp nói rõ : quyết định của thẩm phán liên bang James Robart, thuộc bang Washington, « ngăn cản việc thi hành sắc lệnh của tổng thống » và « nghi ngờ về khả năng thẩm định tình hình của tổng thống trên vấn đề an ninh quốc gia ». Sáng ngày 05/02/2017, một tòa phúc thẩm bác đơn kháng cáo của bộ Tư Pháp Mỹ.
Trước thông cáo của bộ Tư Pháp Mỹ, đích thân tổng thống Trump qua mạng Twitter, đã đánh giá phán quyết của « người được cho là thẩm phán » thật « nực cười ». Chủ nhân Nhà Trắng đang đi nghỉ cuối tuần tại Florida báo trước là phán quyết đòi ngưng thi hành sắc lệnh cấm cửa nước Mỹ với công dân bảy nước Hồi giáo sẽ bị hủy bỏ.
Thông tín viên đài RFI Jean Louis Pourtet từ Washington cho biết thêm :
« Bộ Tư Pháp đã nhanh chóng đệ đơn kháng án, chống lại phán quyết của James Robart, người mà tổng thống Donald Trump gọi là ‘một loại thẩm phán’. Nhân danh tư pháp của tiểu bang Washington, cách nay hai ngày, thẩm phán Robart đã tỏ ra nghi ngờ về tính hợp hiến của sắc lệnh được tổng thống Trump ban hành hôm 27/01/2017, cấm công dân bảy nước Hồi Giáo nhập cảnh vào Mỹ.
Lập tức những ai có giấy tờ hợp lệ, đã được đến Hoa Kỳ trở lại, người tị nạn không phải mang quốc tịch Syria cũng được phép đến Mỹ. Cảnh gia đình đoạn tụ được trông thấy ở nhiều phi trường trên toàn quốc. Dù có quyết định của thẩm phán Robart, tinh thần chống đối sắc lệnh về di trú của ông Trump trong công luận Hoa Kỳ vẫn còn cao.
Hôm qua đã có rất nhiều cuộc tuần hành ở thủ đô Washington, và các thành phố lớn, như New York, Los Angeles và ngay cả ở Palm Beach (bang Florida), nơi tổng thống Trump về nghỉ hai ngày cuối tuần.
Giờ đây ông Trump đang lao vào một cuộc đọ sức với một bộ phận của ngành Tư Pháp. Ông khẳng định sắc lệnh về nhập cư là nhằm bảo vệ người Mỹ trước các mối đe dọa khủng bố. Nhưng liệu rằng điều đó có đi ngược lại với Hiến Pháp của Hoa Kỳ hay không ? Quan điểm của các vị thẩm phán có thể trái ngựơc nhau và trong trường hợp đó, thì sẽ hồ sơ này được đưa lên Tối Cao Pháp Viện để giải quyết ».
Bộ Ngoại Giao và An Ninh Quốc Nội làm trái ý tổng thống ?
Vào lúc bộ Tư Pháp đối đầu với một tòa án Liên Bang thì bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngay từ hôm qua (04/02/2017) đã lập tức thông báo, căn cứ vào phán quyết của thẩm phán thành phố Seattle, bang Washington, để cấp lại giấy nhập cảnh cho 60.000 người đã có chiếu kháng vào Mỹ. Bộ An Ninh Quốc Nội của Hoa Kỳ cũng thông báo các thủ tục kiểm soát ở biên giới được áp dụng trở lại một cách bình thường.
Hàng chục ngàn người tuần hành trên thế giới chống sắc lệnh di trú
Ngày thứ Bảy 04/02/2017, từ Luân Đôn đến New York, từ Paris đến Berlin, hàng chục ngàn người xuống đường phản đối sắc lệnh nhập cư của tổng thống Trump.
Theo nhật báo Anh The Guardian, 10.000 người tập hợp trước tòa đại sứ Mỹ ở Luân Đôn với những khẩu hiệu chống chủ trương kỳ thị của Donald Trump.
Khả năng huy động của Paris và Berlin không được bằng Luân Đôn : Khoảng 1000 người – phần lớn là người ngoại quốc - hưởng ứng cuộc tuần hành ở Paris ngày hôm qua. 1.200 người biểu tình ở cổng Brandeburg, gần sứ quán Mỹ tại Berlin, với những khẩu hiệu bài Trump để phản đối sắc lệnh di trú đang gây nhiều tranh cãi.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170205-bo-tu-phap-my-khang-cao-lenh-chan-sac-lenh-di-tru-cua-tong-thong-trump
Geen opmerkingen:
Een reactie posten