zondag 5 februari 2017

Điện ảnh Trung Quốc chưa thể « soán ngôi »... Hollywood Hoa Kỳ + Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào Hollywood

Điện ảnh Trung Quốc chưa thể « soán ngôi » Hoa Kỳ


Điện ảnh Trung Quốc chưa thể « soán ngôi  » Hoa Kỳ
Một rạp chiếu phim ở Bắc Kinh.AFP/Frédéric J. Brown

    Các chủ đề chính của tạp chí Thế Giới Đó Đây ngày 07/01/2017: Điện ảnh Trung Quốc : Giấc mơ « soán ngôi Hoa Kỳ » chưa thành hiện thực. Trung Quốc sẽ làm thay đổi thị trường cà phê thế giới. Mein Kampf của Hitler : Một trong những cuốn sách bán chạy nhất ở Đức. Israel : Vô địch thế giới về sản xuất « nước ngọt nhân tạo ». Ấn Độ : Các ngôi sao lên tiếng về tệ nạn phụ nữ bị tấn công tình dục.

    Điện ảnh Trung Quốc : Giấc mơ « soán ngôi Hoa Kỳ » chưa thành hiện thực
    Ngày 02/01/2017, cơ quan quản lý báo chí, xuất bản, phát thanh, điện ảnh và truyền hình Trung Quốc cho biết trong khi doanh thu của các rạp chiếu phim của nước này vào năm 2015 tăng 48% thì con số này chỉ tăng có 3,7% vào năm 2016. Với tỉ lệ tăng trưởng thấp như vây, điện ảnh Trung Quốc vẫn chỉ đứng thứ hai thế giới chứ chưa thể vượt lên trên Hoa Kỳ để dẫn đầu thế giới như mong muốn của nhà chức trách.
    Năm 2016, không một bộ phim nào của Trung Quốc được giới phê bình điện ảnh cũng như công chúng đánh giá cao. Thêm vào đó, kinh tế trì trệ, các rạp phim cũng không còn nhiều chương trình khuyến mãi giá vé như trước đây. Tất cả những điều này khiến nhiều người không còn « mặn mà » với phim ảnh.
    Tỉ lệ tăng trưởng thấp như vậy cũng có thể được giải thích phần nào là do cuộc chiến của nhà chức trách Trung Quốc chống nạn gian lận của các nhà phát hành hoạc các rạp chiếu phim. Trước đây, một số hãng phim hoặc rạp chiếu phim tìm cách tăng danh tiếng bằng việc « thổi phồng » doanh thu từ bộ phim, thậm chí tự mua vé để đánh lừa công chúng là bộ phim thu hút được rất nhiều khán giả.
    Tuy nhiên, nếu tính theo số rạp phim, số phòng chiếu phim thì có lẽ Trung Quốc đã vô địch thế giới, đứng trước cả Mỹ. Tính đến cuối năm 2016, Trung Quốc có tổng cộng 41.000 phòng chiếu phim, còn theo thống kê vào tháng 05/ 2016, Hoa Kỳ có 40.725 phòng chiếu. Trong khi số rạp phim ở Hoa Kỳ không tăng nhiều, thì tính trung bình, vào năm 2016, ở Trung Quốc, mỗi ngày có thêm 27 phòng chiếu, so với con số 10 phòng chiếu/ ngày trong suốt năm năm gần đây.
    Năm 2016, nhiều tập đoàn của Trung Quốc đã hợp tác với các hãng phim Hollywood để sản xuất phim. Nhờ đó, các bộ phim này sẽ dễ dàng được cấp giấy phép trình chiếu của Trung Quốc. Vì hiện nay, mỗi năm nhà chức trách Trung Quốc chỉ cho phép chiếu 34 bộ phim nước ngoài ở các rạp phim. Các bộ phim được duyệt phải là những bộ phim « phù hợp với phẩm cách, danh dự, lợi ích của người Trung Quốc » và phải « truyền tải được sâu sắc giá trị xã hội chủ nghĩa ».

    http://vi.rfi.fr/chau-a/20170107-dien-anh-trung-quoc-giac-mo-%C2%AB-soan-ngoi-hoa-ky-%C2%BB-chua-thanh-su-that

    Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào Hollywood

    mediaVương Kiện Lâm, nhà sáng lập tập đoàn Vạn Đạt (Wanda Group) của Trung Quốc, đã mua lại hãng phim Mỹ Legendary ngày 12/01/ 2016.REUTERS/China Daily
    Đồng tiền Trung Quốc đang « chảy dồn » về các công ty sản xuất phim của Hollywood, cho thấy Bắc Kinh muốn củng cố tầm ảnh hưởng của mình đối với nền công nghiệp điện ảnh nổi tiếng thế giới này.
    Hồi tháng 01/2016, tập đoàn Trung Quốc có tên Vạn Đạt (Wanda) đã mua lại hãng phim Mỹ Legendary Entertainment, với giá 3,5 tỉ đô la, mức giá được coi là lớn nhất từ trước đến giờ.
    Thương vụ mua bán này cũng đồng nghĩa với việc tập đoàn Wanda sẽ bội thu nhờ vào một loạt các phim cực kỳ ăn khách như « Jurassic Word », « Batman » hay « Godzilla ».
    Theo ông Stanley Rosen, giáo sư về khoa học chính trị tại trường đại học Nam California, « thị trường Trung Quốc đang trên đà cất cánh và điều đó thực sự thu hút Hollywood » « Hollywood đang có những cái mà Trung Quốc thiếu, đó là khả năng làm phim có sức thu hút, nghiên cứu thị trường và phân phối ».
    Ông chủ tập đoàn Wanda là Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin). Năm 2012, ông này đã mua lại mạng lưới các phòng chiếu phim Mỹ AMC Entertainment, với giá 2,6 triệu đô la. Ông ta khẳng định rằng với việc vừa mua thêm Legendary, tập đoàn của ông sẽ trở thành tập đoàn có doanh thu cao nhất trong ngành công nghiệp sản xuất phim.
    PricewaterhouseCoopers, văn phòng kiểm toán và tư vấn hàng đầu của Mỹ, ước tính, nếu doanh thu 2014 của tập đoàn giải trí Trung Quốc này là 4,3 tỉ đô la, thì với Legendary, con số đó sẽ vào khoảng 8,9 tỉ vào năm 2019.
    Niềm say mê phim ảnh của người dân Trung Quốc hiện nay còn bị hạn chế bởi kiểm duyệt. Năm 2011, Bắc Kinh đã ban hành một nghị định chống các bộ phim mang yếu tố « hư ảo », hoặc về « các chuyến viễn du ngược thời gian » hoặc những bộ phim có « cốt truyện kì quặc ».

    http://vi.rfi.fr/chau-a/20160317-trung-quoc-dau-tu-o-at-vao-hollywood

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten