Cuộc sống của “cô dâu Việt” miền Tây bây giờ ra sao?
Làm dâu xứ người vì nghèo
“Con mình đi, nó cũng nói qua bên đó cuộc sống không biết ra sao. Cha mẹ nghèo khổ nên con mới đi lấy chồng như vậy. Tôi cũng cầu Trời khẩn Phật cho duyên nợ của con mình, chứ biết nói sao giờ.”Chia sẻ vừa rồi của bà Lộc ở Đồng Tháp có con gái lấy chồng qua Đài Loan cũng là lời tâm tình của hầu hết những bà mẹ quê miền Tây Nam Bộ khi nhớ về thời điểm tiễn đưa con đi làm dâu nơi xứ người từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.
Con mình đi, nó cũng nói qua bên đó cuộc sống không biết ra sao. Cha mẹ nghèo khổ nên con mới đi lấy chồng như vậy. Tôi cũng cầu Trời khẩn Phật cho duyên nợ của con mình, chứ biết nói sao giờVới bỡ ngỡ và lo sợ cho “phận gái thuyền quyên” vì cuộc hôn nhân không tình yêu, bất đồng ngôn ngữ và văn hóa, thậm chí chưa được gặp mặt chồng cho đến lúc đặt chân ở các sân bay xa lạ tại Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc; hàng chục ngàn cô gái gốc miền Tây Nam Bộ bắt đầu cuộc sống trong thân phận với tên gọi “cô dâu Việt”. Chị Cúc, một cô dâu Việt nói với RFA về trở ngại đầu tiên khi chị vừa rời Cần Thơ đến Đài Loan làm dâu lúc 20 tuổi:
-Mẹ của cô dâu Việt
“Vừa qua đây, lúc đó một chữ cũng không biết, tiếng nghe cũng không hiểu luôn, không tiếp thu được. Tiếng nói của người ta mình nghe cứ xí xô xí xào khó chịu lắm.”
Chị Cúc là một cô dâu Việt may mắn trong cuộc hôn nhân qua người quen giới thiệu, mà người đó cũng là một cô dâu Việt tại Đài Loan. Nói với Đài Á Châu Tự Do về cuộc sống hôn nhân ở xứ Đài, chị Cúc cho biết may mắn là nhờ gặp được ông xã và gia đình chồng tử tế cùng với sự cố gắng hết sức của bản thân. Chị chăm sóc mẹ chồng bệnh tật suốt ba năm đầu, học từng tiếng Quan Thoại qua tivi. Sau đó, sinh con và đi làm có thêm thu nhập cho gia đình cũng như phụ giúp cha mẹ ở quê nhà.
“Nói chung hồi đó thì mẹ cũng còn thiếu nợ nên khi qua đi làm gửi về cho mẹ trả nợ cái khoản làm ruộng thất mùa. Trước là trang trải số tiền nợ. Sau này sức khỏe ba mẹ cũng không được tốt nên tiền gửi về dùng để cho ba mẹ điều trị bệnh.”
Thoắt đó chị Cúc đã ở Đài Loan được 14 năm và chị hài lòng về cuộc sống hiện tại của mình. Giống như chị Cúc, nhiều cô dâu Việt rời quê nhà miền sông nước lúc tuổi đời mười tám đôi mươi nay có cuộc sống ổn định bên chồng con. Các cô còn hòa nhập với xã hội bên ngoài cũng như có quốc tịch, trở thành công dân nơi quê hương thứ 2 mà các cô chọn với giấc mơ đổi đời.
Tuy nhiên, hình ảnh cuộc đời an cư lạc nghiệp của những cô dâu Việt như chị Cúc không phải là mẫu số chung của hàng chục ngàn phụ nữ miền Tây Nam Bộ lấy chồng nước ngoài ở các quốc gia Châu Á trong hơn 2 thập niên qua. Theo ghi nhận của chúng tôi, đa số những cô dâu Việt gốc miền Tây gặp phải cảnh đời không hạnh phúc nơi xứ người.
Hôn nhân không hạnh phúc
Chúng tôi được biết Hàn Quốc có số lượng cô dâu Việt đứng đầu danh sách những cô dâu nhập cư tại quốc gia Đông Á này. Theo báo cáo của Viện Y tế và các Vấn đề Xã hội Hàn Quốc, những cô dâu đến từ Việt Nam tăng lên ở mức 9000 người từ năm 2010 và con số này tiếp tục gia tăng.Phải chăng Hàn Quốc là lựa chọn hàng đầu của các cô dâu Việt và cuộc sống làm dâu ở xứ sở Kim Chi của họ ra sao? Linh mục Nguyễn Thông, từng phục vụ trong Hội thánh Công giáo tại thành phố biển BuSan nhiều năm, cho biết về hoàn cảnh của các cô dâu Việt miền Tây ở Hàn Quốc:
“Thường những cô dâu lấy chồng Hàn thì trên 2/3 không được may mắn hơn là may mắn. Lý do tất cả các cô lấy chồng Hàn đều không có tình yêu, chỉ đi vì mục đích đồng tiền và vì cưu mang gia đình mà đi thôi. Thứ hai là hầu như các cô đó ít gặp mặt chồng mình trước khi qua Hàn, cho nên các cô qua thì bỡ ngỡ. Thứ ba, các cô qua bị sốc về văn hóa rất nhiều vì văn hóa của người Hàn mang tính đậm đặc của Châu Á rất là lễ giáo gia phong, cho nên các cô ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị sốc. Ba yếu tố này cộng lại đưa đến đời sống hôn nhân gia đình của các cô không được êm xuôi, gặp niều vấn nạn đau khổ.”
Rất nhiều các cô dâu trong số 2/3 không may mắn này tìm đến Giáo phận Busan nhờ giúp đỡ, tư vấn do bị chồng cũng như gia đình chồng bạc đãi, bạo hành và không thể tiếp cuộc sống mà các cô cho là địa ngục. Không ít cô dâu Việt đã chạy trốn khỏi nhà chồng và sống lưu vong tại Hàn Quốc vì không còn được bảo lãnh hợp pháp nữa. Mặc dù tin tức về các cô dâu Việt ở Hàn Quốc tự tử hay bị chồng sát hại được truyền thông trong nước cũng như các trang mạng xã hội loan tải, thế nhưng những cô gái miền Tây vẫn cứ tìm kiếm cơ hội đến Hàn Quốc bằng một cuộc hôn nhân nhiều rủi ro. Đáp câu hỏi của Hòa Ái rằng trong thời buổi dễ dàng tiếp cận thông tin mà vì sao họ cứ nhắm mắt đưa chân như vậy, Linh mục Nguyễn Thông trình bày:
Hầu như những cô qua sau đều biết hết. Các cô nói rằng họ nói thì cứ nói nhưng mình đói thì ai lo cho mình đây. Các cô qua với mục đích chính là cố vượt ra ngoài tìm cuộc sống kinh tế để giúp gia đình“Hầu như những cô qua sau đều biết hết. Các cô nói rằng họ nói thì cứ nói nhưng mình đói thì ai lo cho mình đây. Các cô qua với mục đích chính là cố vượt ra ngoài tìm cuộc sống kinh tế để giúp gia đình. Đa số các cô nói rằng ở Việt Nam thì miền sống nước không có gì làm hết, công việc bưng bê cũng không bao nhiêu tiền, trong khi qua đây làm ít nhất một ngày cũng năm bảy chục đô la.”
-Linh mục Nguyễn Thông
Không có một số liệu thống kê chính thức và cụ thể nào về bao nhiêu cô dâu Việt đang sống bất hợp pháp tại Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…nhưng với thu nhập một ngày có thể kiếm được bằng một tháng tại quê nhà, những cô dâu Việt này vẫn chọn cuộc sống lưu lạc nơi xứ người và mỗi năm hàng trăm cô gái miền Tây tiếp tục giấc mơ đổi đời bằng cách lấy chồng qua môi giới để phó mặc cuộc đời mình cho may rủi.
Trong khi đó, giới chức địa phương các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, lên tiếng gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết thủ tục pháp lý và các hệ lụy của hiện tượng hàng ngàn cô dâu Việt hồi hương những năm gần đây.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten