óng Bob Kerrey : "Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới...
Trong phỏng vấn riêng với BBC Tiếng Việt, một cựu Trung tá Hải quân Hoa Kỳ cho rằng ông Bob Kerrey - cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam - 'xứng đáng' với vai trò ở Đại học Fulbright Việt Nam.
Ông Bob Kerrey đang bị các cáo buộc liên quan tới vụ thảm sát phụ nữ và trẻ em ở Thạnh Phong, Bến Tre, năm 1969.
Cựu Trung tá Nguyễn Anh Tuấn đưa ra cách nhìn từ quan điểm một quân nhân, cho biết người lính chỉ là "những con chốt [tốt] của chính trị" Mỹ.
Tuy nhiên, ông cho rằng, Bob Kerrey là người xứng đáng giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam, do ông Kerrey là người có tiếng nói mạnh mẽ và có ảnh hưởng trong chính giới Hoa Kỳ, dù có thể những việc ông làm ở Việt Nam hiện nay chỉ nhằm để ông được thanh thản hơn.
Trong một diễn biến khác, sau nhiều tranh luận trên truyền thông và mạng xã hội, Việt Nam đã lên tiếng về vụ việc, và yêu cầu Đại học Fulbright có quyết định 'phù hợp' về ông Bob Kerrey.
"Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trong cuộc họp báo chiều nay cho biết những đau thương mất mát mà người dân Việt Nam phải trải qua trong chiến tranh là rất to lớn và không gì có thể bù đắp được," trang VNExpress dẫn lời ông Lê Hải Bình trong cuộc họp báo hôm 02/06.
"...Với tinh thần đó, tôi cho rằng phía Mỹ và ban lãnh đạo Đại học Fulbright sẽ có quyết định đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển quan hệ đang rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ, mang lại những lợi ích thiết thực và cụ thể cho cả nhân dân hai nước."
Chủ tịch Đại học Fulbright ở Việt Nam Bob Kerrey nói ông đã vận động để thành lập trường này từ đầu thập niên 1990 nhưng nay 'sẵn sàng rút lui'.
Trang mạng có tiếng ở Việt Nam, Zing, hôm 30/5 chất vấn việc chọn ông Kerrey, một người họ nói từng "tham gia thảm sát" phụ nữ và trẻ em trong cuộc chiến Việt Nam.
Trong điện thư trả lời Nguyễn Hùng của BBC Tiếng Việt hôm 31/5, ông Kerrey viết:
"Tôi tham gia dự án này từ năm 1991 khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt và chúng tôi phân bổ tiền [từ quỹ] Fulbright Hoa Kỳ để lập trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh mà đứng ra tổ chức là một trung tâm ở [Đại học] Harvard. Chúng tôi tăng cường chương trình đại học theo [khuôn khổ] pháp lý hồi năm 1995 vốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và đã được mở rộng thêm nữa hồi năm 2000 với điều luật mà tôi đồng bảo trợ.
"[Trường] Harvard và New School, lúc đó tôi là lãnh đạo, đã thực hiện hai nghiên cứu cho Bộ Giáo dục của Việt Nam về vấn đề Việt Nam cần làm gì để có một đại học độc lập ưu việt. Đại học Fulbright Việt Nam là kết quả."
Cựu Thượng Nghị sỹ bang Nebraska cũng nói những người tham gia thành lập trường đã cố gắng để thuyết phục Quốc hội Hoa Kỳ cung cấp ngân khoản để trường có thể hoạt động. Cuối cùng Quốc hội đã đồng ý với điều kiện Việt Nam góp vốn tương ứng mà trong trường hợp này bằng việc cấp đất cho trường ở thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Kerrey nói thêm có nhiều khả năng Quốc hội sẽ cung cấp thêm tiền cho trường và bản thân trường cũng đã bắt đầu những cố gắng riêng để gây quỹ, nhất là quỹ để hỗ trợ tài chính cho sinh viên.
Vị Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam cũng nói ông được Hiệu trưởng Đàm Bích Thủy và những người liên quan đề nghị làm chủ tịch và giải thích thêm:
"Chức danh này, tôi tin là hợp lý khi nói, nó to tát hơn ở Việt Nam so với ở Hoa Kỳ nơi chức danh dành cho người đóng vai trò chính trong việc gây quỹ cho Hiệu trưởng.
"Tôi chắc chắn là có nhiều người đủ khả năng để làm chủ tịch và tôi sẽ vui lòng rút lui nếu tôi thấy vị trí của tôi ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trường."
'Hành động kinh khủng'
Nói về sự cố trong chiến tranh mà trong đó ông bị cáo buộc chỉ huy nhóm đặc nhiệm gây ra vụ "thảm sát" hơn 10 phụ nữ và trẻ em, ông Kerrey viết cho BBC:
"Hành động của tôi ở Việt Nam là kinh khủng và tôi tin là đã được xem xét kỹ...
"Đó không phải là Mỹ Lai. Tuy nhiên, như phim tài liệu của Ken Burns sẽ sớm được phát cho thấy: Chiến thuật của chúng tôi đã khiến ít nhất một triệu người vô tội thiệt mạng."
Một phóng sự điều tra trên New York Times cách đây nhiều năm từng dẫn lời cựu sỹ quan quân đội Hoa Kỳ nói trước mùa hè năm 1968 binh lính chỉ được nổ súng khi bị bắn.
Tuy nhiên sau đó họ đã được quân đội cho phép nổ súng khi cảm thấy bị đe dọa.
Ông Kerrey nói thêm: "Chúng ta phải đối diện quá khứ một cách thành thật ngay cả khi nó gây đau khổ. Nhưng chúng ta không được sống trong quá khứ. Tương lai là tất cả những gì chúng ta có."
Trước đó trong điện thư trả lời trang Zing ông cũng viết:
"Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới...
"Nhưng một lời xin lỗi sẽ luôn là không đủ. Nó giống như món súp cá mà thiếu con cá vậy. Vì thế, tôi cố gắng giúp người Việt mỗi khi có thể. Như đóng góp chấm dứt đạo luật TWEA (coi Việt Nam như nước thù địch), bình thường hoá quan hệ, ủng hộ đàm phán BTA, và đặc biệt là ủng hộ nỗ lực cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright."
Trong những ngày truyền thông Việt Nam tạm thời vắng bóng tin về khủng hoảng cá, ngoại trừ chương trình '60 Phút Mở' đi tìm "động cơ" chia sẻ tin cá chết, lời xin lỗi cho những gì xảy ra năm 1969 của cựu Thượng Nghị sỹ Bob Kerry được đưa ra và trở thành đề tài gây nhiều bàn luận.
Ngoại trừ trang Zing, trang đầu tiên nhắc lại vụ thảm sát, các báo khác đều có vẻ không đặt nặng vấn đề ông Bob Kerry, một cựu binh bị cáo buộc liên quan tới vụ thảm sát phụ nữ và trẻ em ở Bến Tre hồi năm 1969, trở lại làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác, vai trò mà ông Kerrey giải thích là chủ yếu để gây quỹ cho Hiệu trưởng Đàm Bích Thủy của Đại học Fulbright Vietnam.
Những ý kiến khác nhau về việc bổ nhiệm ông Kerrey cũng là đề tài của thảo luận trực tuyến của BBC Tiếng Việt hôm 2/6/2016.
Bản thân ông Kerrey không thể tham gia thảo luận vì vướng bận việc khác khi thảo luận trực tuyến diễn ra.
Nhưng trước đó ông đã nói với BBC ông tham gia phát triển đại học đẳng cấp ở Việt Nam từ thập niên 1990 và góp phần vào việc thuyết phục Quốc hội Hoa Kỳ cấp ngân khoản hàng chục triệu USD để hỗ trợ một nửa nguồn tài chính cho Đại học Fulbright Vietnam.
'Thảm sát Thạnh Phong'
Về những gì xảy ra đêm 25/2/1969, hiện có nhiều cách "nhớ" khác nhau và các nhân vật cũng thay đổi những gì họ kể lại vào những thời điểm khác nhau.
Điều không có gì tranh cãi là ông Kerrey nhận đã chỉ huy một tiểu đội biệt kích (Navy Seals) vào làng Thạnh Phong, Thạnh Phú (Kiến Hòa) để truy tìm một thủ lĩnh "Việt Cộng" ở địa phương, theo các báo Mỹ.
Sau cú đột nhập kết thúc, ông Kerrey báo cáo lên cấp chỉ huy là đã tiêu diệt được 21 "Việt Cộng" nhưng thực tế hơn 10 người trong số đó là phụ nữ và trẻ em.
Từ trước tới nay ông Kerrey vẫn luôn phủ nhận chuyện ông cố tình giết thường dân không vũ trang mặc dù một đồng đội của ông trong đêm đó nói chính ông ra lệnh giết và thậm chí còn trực tiếp tham gia.
Cũng có những cách kể chuyện khác nhau về chuyện nhóm biệt kích của ông Kerrey có bị bắn trước nên chỉ bắn trả hay thậm chí có ai bắn họ hay không trong đêm đó.
Cho tới nay chưa có điều tra tường tận nào để chứng minh rõ ràng những gì xảy ra ngoài điều tra của các nhà báo.
Bản thân bài viết đầu tiên đăng trên trang Zing phản đối việc chọn ông Kerrey vào vị trí chủ tịch Đại học Fulbright Vietnam cũng dẫn lại phần lớn những gì truyền thông Hoa Kỳ đăng tải từ cách đây 15 năm.
Tuy nhiên những chi tiết về cuộc "thảm sát" sau đó cũng đã bị xóa khỏi bài của Zing.
Điều này cộng với cách đưa tin dè dặt của các báo khác cho thấy chính quyền Việt Nam dường như không muốn làm lớn chuyện này vào thời điểm hiện nay.
Đây cũng không phải là điều gì khó hiểu vì Cuộc chiến biên giới 1979, vốn xảy ra gần đây hơn, phần lớn đã rơi vào quên lãng khi Hà Nội cần tới Bắc Kinh.
Nay có vẻ là lúc Việt Nam đang cần Hoa Kỳ và ngược lại.
Với cách chính quyền Hà Nội thường xuyên phớt lờ dư luận, ví dụ mới nhất là cách họ dẹp những phản đối trong khủng hoảng cá, điều khó xảy ra là sức ép của một bộ phận người Việt có thể chuyển thành sức ép lên chính quyền đòi họ phản đối lựa chọn chủ tịch của Đại học Fulbright Vietnam.
Về phía dư luận Hoa Kỳ, nơi có lẽ ông Bob Kerrey sẽ gây được nhiều quỹ nhất, cho tới nay chưa có nhiều báo lớn ở Hoa Kỳ đưa tin về câu chuyện mấy ngày qua.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason nói với thảo luận trực tuyến của BBC Tiếng Việt hôm 02/6 rằng những người Mỹ ông có dịp bàn chuyện này hôm trước ở Washington đều không coi việc bổ nhiệm ông Kerry là vấn đề.
'Món súp cá và con cá'
Bất chấp chuyện còn có những tranh cãi xung quanh thảm sát Thạnh Phong, ông Kerrey đã lên tiếng xin lỗi và đây là nguyên văn những gì Zing trích dẫn lại:
"Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới...
"Nhưng một lời xin lỗi sẽ luôn là không đủ. Nó giống như món súp cá mà thiếu con cá vậy. Vì thế, tôi cố gắng giúp người Việt mỗi khi có thể. Như đóng góp chấm dứt đạo luật TWEA (coi Việt Nam như nước thù địch), bình thường hoá quan hệ, ủng hộ đàm phán BTA, và đặc biệt là ủng hộ nỗ lực cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright."
Ông Kerrey cũng nói với BBC ông không nghĩ là việc ông trở thành chủ tịch sẽ gây tranh cãi nhưng cũng không ngạc nhiên với các tranh luận hiện nay.
"Giảng hòa khó chính vì trí nhớ của chúng ta không bao giờ rõ như cảm xúc."
Một nhân chứng người Việt từng được coi là nhân chứng chính về phía Việt Nam trên truyền thông Hoa Kỳ về sau này thậm chí nói bà chưa bao giờ chứng kiến những gì xảy ra, theo lời cô Đỗ Minh Thùy, người từng về Thạnh Phong.
Nhưng ngay chỉ với những gì ông Kerrey nhận trách nhiệm, chính quyền Việt Nam cũng từng coi ông là người đã có hành vi "vô cùng tàn bạo" trong chiến tranh cách đây nhiều năm.
Nhà văn được giải Pulizer Nguyễn Thanh Việt thậm chí coi đây là "tội ác chiến tranh" và nói chuyện cải thiện quan hệ Việt Mỹ không nhất thiết phải phụ thuộc vào chỉ một người.
Chính ông Kerrey cũng nói có nhiều người khác đủ khả năng để thay ông và ông sẵn sàng rút lui nếu cảm thấy ông gây bất lợi cho sự phát triển của Đại học Fulbright Vietnam.
Theo những gì ông trả lời trên báo chí Hoa Kỳ có thể thấy ông đã mang một 'bản án chung thân' về đạo đức khi phải sống với những ký ức kinh hoàng từ năm 1969.
Ông nói ông từng nghĩ tới việc tự tử và nhận ra rằng điều khủng khiếp nhất không phải là "chết cho đất nước" mà là "giết [người] vì đất nước".
Câu hỏi đặt ra là liệu ông Bob Kerrey được chấp nhận đến đâu trong những ngày tới, bất chấp những gì đã xảy ra trong quá khứ, để làm điều mà ông có ý nói lấy công chuộc lại những sai lầm khi xưa?
Báo mạng Zing vừa đặt câu hỏi về việc chọn cựu Thượng Nghị sỹ Bob Kerrey, người từng "tham gia thảm sát" trong chiến tranh Việt Nam làm chủ tịch Đại học Fulbright mới được mở tại Việt Nam.
Tuy nhiên bài gốc với tựa "Lãnh đạo Đại học Fulbright tham gia thảm sát trong Chiến tranh Việt Nam" hiện đã bị lược bỏ nhiều và thay bằng tựa "Lãnh đạo Đại học Fulbright xin lỗi việc gây ra trong chiến tranh."
Trong bản đầu tiên của bài viết, hiện vẫn còn bản lưu, tác giả Thanh Tuấn nhắc lại chi tiết vụ thảm sát ít nhất 13 phụ nữ và trẻ em ở xã Thạnh Phong, Bến Tre hồi tháng Hai năm 1969 mà cựu Thượng Nghị sỹ Bob Kerrey, người vừa được cử làm lãnh đạo Đại học Fulbright, bị cho là có "tham gia"; và bình luận:
"Việc lựa chọn một người từng tham gia những tội ác nghiệm trọng như vậy trong cuộc chiến để lãnh đạo một dự án đại học quan trọng khiến nhiều người đặt dấu hỏi liệu đó có phải là quyết định phù hợp.
"Đặc biệt khi ông Kerrey không phải thật sự thành công với dự án Đại học New School mà ông từng làm hiệu trưởng từ 2001-2010 ở New York."
'Thảm sát'
Bài gốc của Zing dẫn chi tiết phóng sự điều tra mang tên ' Một đêm kinh hoàng ở Thạnh Phong' mà tác giả Gregory L. Vistica viết cho New York Times hồi năm 2001.
Ông Thanh Tuấn dẫn: "Trong chiến tranh Việt Nam, Kerrey là một đại úy hải quân và từng tham gia vào một trong những vụ thảm sát đẫm máu ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969, giết nhiều phụ nữ và trẻ em.
"Mọi việc được giấu kín vì báo cáo của Kerrey và đồng đội chỉ nói “tiêu diệt 21 Việt Cộng” và phá hủy hai căn nhà. Mọi việc chỉ được hé lộ sau loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” nổi tiếng của đài CBS vào năm 2001 sau đó hơn 30 năm.
"Trong khi các con số và thông tin vụ việc có khác khác nhau, nhưng điều chắc chắn là vào đêm 13/2/1969, Kerrey và các thành viên của mình sát hại ít nhất 13 phụ nữ và trẻ em. Bài điều tra năm 2001 của New York Times nói đó là một chiến dịch tàn bạo, đẫm máu." Bài mới của Zing ngắn hơn đáng kể so với bài ban đầu và tập trung vào lời xin lỗi của Thượng Nghị sỹ Kerrey được gửi tới Zing qua email:
"Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới.”
"... Những đau đớn và chịu đựng tôi gây ra vào năm 1969 sẽ không bao giờ biến mất. Nó sẽ không chấm dứt chỉ vì tôi xin lỗi. Nhưng có trốn chạy, bằng việc tránh né Việt Nam hay tránh né người Việt, thì nó cũng sẽ không mất đi. Chúng ta đang tạo dựng hoà bình và điều này đồng nghĩa với việc đối mặt với nó một cách thẳng thắn giống như chúng ta đối mặt với tương lai.”
Đại học Fulbfight được tuyên bố thành lập trong thời gian Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm Việt Nam. Trang tin của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đăng ảnh Chủ tịch thành phố, ông Nguyễn Thành Phong, trao quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam cho ông Bob Kerrey.
Chuyện Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam là một cựu chiến binh bị cáo buộc liên quan tới vụ thảm sát trong cuộc chiến Việt Nam đang gây ra tranh cãi về việc, liệu vai trò của ông ở Việt Nam có phù hợp hay không.
Đón xem thảo luận trực tuyến của BBC Tiếng Việt về chủ đề này lúc 19h30 giờ Việt Nam, thứ Năm 02/06 tại: http://bit.ly/282F8Lo
Quan sát bình luận trên mạng xã hội và truyền thông Việt Nam có thể thấy có hai luồng ý kiến chính, một phản đối vai trò của ông Bob Kerrey, và một cho rằng, nên nhìn xa ra khỏi câu chuyện quá khứ.
Hôm 01/06, trang Zing đăng bài viết của bà Tôn Nữ Thị Ninh với tựa đề: "Lẽ nào nước Mỹ không còn ai khác ngoài Bob Kerrey?".
Bài viết của vị cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu và tại Bỉ khẳng định, bà "không phải là người vì quá khứ mà “ghét” hay ác cảm với người Mỹ".
Nhưng bà cho rằng, "không thể nhân danh tương lai mà bỏ qua sự thật đó", bà nhắc tới việc ông Bob Kerrey thừa nhận liên quan tới vụ giết hại ở Thạnh Phong, và "không thể coi việc giữ vị trí lãnh đạo của đại học nhiều tham vọng như ĐH Fulbright là cách sửa sai cho những hành động trong quá khứ."
Tương tự quan điểm của bà Tôn Nữ Thị Ninh, tác giả cuốn sách đoạt giải Pulitzer gần đây, ông Nguyễn Thanh Việt viết trên Facebook cá nhân cũng đặt câu hỏi, "những người phụ trách Đại học Fulbright, lẽ nào lại không thể tìm được ai khác có đủ khả năng dẫn dắt trường.
"Việt Nam muốn tiến về phía trước và Hoa Kỳ muốn đặt quá khứ lại phía sau nhưng không nhất thiết phải xoay quanh một con người."
Tiếp theo, ông nhắc tới mô hình đại học tư nhân, với ông Bob Kerrey từng là chủ tịch của New School, nêu việc nhiệm kỳ của ông Kerrey kết thúc là do không qua được vòng bỏ phiếu tín nhiệm.
"Rất tuyệt nếu Việt Nam có được đại học tư nhân với tiêu chuẩn phương Tây, nhưng người Việt Nam nên nhận thức rằng đi kèm với mô hình này là những việc cho thấy các vấn đề tương tự rộng lớn hơn của tư bản chủ nghĩa dẫn tới việc đặt lợi nhuận trên hết."
Xem Bàn tròn thứ Năm 02/06 về những tranh cãi xung quanh Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam lúc 19h30 giờ Việt Nam tại: http://bit.ly/282F8Lo
'Tha thứ'
Trang Facebook của Đỗ Minh Thùy, một chuyên gia về thương hiệu và truyền thông nhắc lại bài báo trên tạp chí Time đăng năm 2001, khi chị cùng một nhóm phóng viên về Thạnh Phong, Bến Tre để tìm hiểu về sự việc và nói đã gặp được nhân chính và "nghe bà Lành kể câu chuyện".
"Giờ đây sau 15 năm, báo chí và dư luận Việt Nam nổ ra tranh cãi quanh việc Bob Kerrey được bầu chọn làm Chủ tịch hội đồng tín thác (President of Board of Trustees) của Đại học Fulbright Việt Nam.
"Mới thấy, quá khứ sẽ không bao giờ ngủ yên. Con người mạnh dạn đối mặt với những gì xảy ra trong quá khứ, ngoài việc gửi những lời xin lỗi tới nạn nhân từ đáy lòng và hơn hết là nỗ lực làm việc không ngừng để bù đắp tội lỗi gây ra sẽ là người thanh thản bước tới."
Nhà báo Trương Huy San, còn được biết đến là Ôsin Huy Đức, tác giả cuốn Bên Thắng cuộc kết thúc bài bình luận trên Facebook của ông về vụ việc này bằng lời nhắc, ông Kerrey tới Việt Nam lần này không còn là "đại úy biệt kích".
"Theo tôi, báo chí VN cũng không nên né tránh chuyện ông Bob Kerrey đã từng tham gia "thảm sát phụ nữ trẻ em". Nhưng đừng sử dụng những ngôn từ súng đạn. Bob Kerrey đến VN lần này không phải là lần đầu và ông ấy không còn là "đại úy biệt kích" lăm lăm dao súng nữa."
Ông Lương Hoài Nam, cựu Tổng giám đốc hãng hàng không Jetstar viết trên Facebook rằng ông chọn tha thứ: "Cùng các cựu chiến binh Mỹ John Kerry, John McCain, ông Kerrey đã tích cực vận động bỏ cấm vận kinh tế, cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
"Ở tuổi 74, ông trở lại Việt Nam với một dự án đại học phi lợi nhuận như nỗ lực cuối đời với đất nước nơi mà ông đã từng phạm sai lầm, ta lại đuổi ông đi, tôi cảm thấy không yên tâm với chính bản thân tôi.
"Tôi muốn học cách đối xử với lịch sử ở người Nhật - cách đối xử nhìn từ tương lai, vì tương lai."
Hôm 31/05, ông Bob Kerrey trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt qua email, nói ông đã vận động để thành lập trường này từ đầu thập niên 1990 nhưng nay 'sẵn sàng rút lui'.
Trong thư trả lời nhà báo Nguyễn Hùng, ông Kerrey viết về vị trí của ông ở Đại học Fulbright Việt Nam:
"Chức danh này, tôi tin là hợp lý khi nói nó to tát hơn ở Việt Nam so với ở Hoa Kỳ nơi chức danh dành cho người đóng vai trò chính trong việc gây quỹ cho Hiệu trưởng.
"Tôi chắc chắn là có nhiều người đủ khả năng để làm chủ tịch và tôi sẽ vui lòng rút lui nếu tôi thấy vị trí của tôi ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trường."
Đón xem thảo luận trực tuyến của BBC Tiếng Việt về chủ đề này lúc 19h30 giờ Việt Nam, thứ Năm 02/06 tại: http://bit.ly/282F8Lo
Geen opmerkingen:
Een reactie posten