maandag 27 juni 2016

Tương lai bất định của trung tâm tài chính London sau Brexit + 'Ngày thứ Sáu đen tối' của tài chính toàn cầu

Thứ bảy, 25/6/2016 | 10:29 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ bảy, 25/6/2016 | 10:29 GMT+7

Tương lai bất định của trung tâm tài chính London

London sẽ không còn lợi thế về giao dịch ngoại hối, bảo hiểm, mất hàng nghìn việc làm và khả năng chảy máu chất xám rất cao khi Anh chọn rời EU.

Ngày 24/6, kết quả trưng cầu dân ý cho thấy người Anh ủng hộ tách khỏi Liên minh châu Âu (EU). Việc này đã khiến bảng Anh có lúc mất 10% so với USD, xuống thấp nhất 31 năm qua. Nó cũng làm dấy lên lo ngại kinh tế Anh sẽ rơi vào khủng hoảng.
Tách khỏi EU là một quyết định lịch sử và một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là thủ đô London. Trên thực tế, đa phần người dân London đã bỏ phiếu chọn ở lại.
Từ trước đó, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và quản lý tài sản ở đây đã tỏ rõ quan điểm vẫn muốn là thành viên EU. Vì nếu Anh tách ra, họ có thể phải thay đổi hoàn toàn cơ chế hoạt động. Chỉ những công ty nhỏ hay nhân viên ngân hàng mới hứng thú với việc thoát khỏi hệ thống quy định rườm rà và cơ chế áp đặt tiền thưởng của EU.
tuong-lai-bat-dinh-cua-trung-tam-tai-chinh-london
Vai trò trung tâm tài chính của London sắp lung lay. Ảnh: Telegraph
Trong 30 năm qua, London đã được thế giới biết đến nhiều hơn, đặc biệt là với các ngân hàng Mỹ. Một trong những yếu tố giúp nơi này hấp dẫn là nhà đầu tư được phép tham gia vào các thị trường thành viên khác trong EU mà không gặp trở ngại nào.
Vì thế, sau tin tức người Anh chọn rời EU, JPMorgan cho biết có thể cắt giảm 4.000 vị trí tại Anh, trong khi HSBC có ý định chuyển 1.000 người sang Paris. Nhiều công ty khác cũng lên kế hoạch chuyển sang nơi khác tại châu Âu.
Lĩnh vực London chiếm ưu thế nhất chính là giao dịch ngoại hối. Đây là thị trường giao dịch đồng euro lớn nhất thế giới, với khối lượng giao dịch mỗi ngày tương đương 2.000 tỷ USD. Vì thế, việc Anh tách khỏi EU chắc chắn gây tác động không nhỏ.
Trước đây, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) từng cấm các tổ chức bên ngoài lập cơ sở giao dịch đồng euro. Anh thuộc EU, nhưng vẫn dùng đồng bảng, thay vì đồng euro.
Tuy nhiên, những nỗ lực này đã thất bại sau phán quyết của Tòa án tối cao EU và Anh vẫn được phép mở trung tâm giao dịch đồng tiền này. Nhiều chuyên gia và nhà hoạch định chính sách ở Anh cho rằng, Anh có thể thắng là nhờ quyền thành viên EU.
Giới phân tích giờ lại đặt ra câu hỏi trung tâm tài chính nào tại châu Âu sẽ đắc lợi từ việc Anh quyết rời EU. Dễ thấy nhất, các ngân hàng nước ngoài với quy mô hoạt động lớn ở London sẽ dời sang những nơi mà họ có sẵn cơ sở, như Frankfurt, Dublin, Paris, Warsaw và Lisbon. Việc này sẽ khiến mảng dịch vụ tài chính ở châu Âu bị phân tán và kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, bản thân các thành phố này cũng có vấn đề. Dù là nơi ECB đặt trụ sở và là trung tâm tài chính của nền kinh tế lớn nhất châu Âu - Đức, Frankfurt chỉ là một thành phố nhỏ với dân số chưa tới 700.000. Nó vẫn chỉ được xem là một tỉnh lẻ và không hấp dẫn với người xin việc.
Trong khi đó, Dublin (Ireland) dù là thành phố nói tiếng Anh với chính sách thuế hấp dẫn, lại khá chậm phát triển. Còn Paris gần đây liên tục có những động thái nhằm lôi kéo các ngân hàng từ London sang. Tuy nhiên, ngoại trừ HSBC, phần lớn các ngân hàng đều ngó lơ.
Ngoài ngân hàng, bảo hiểm cũng là lĩnh vực mà London chiếm ưu thế ở châu Âu. Đã có những đồn đoán rằng, các trung tâm tài chính châu Á - như Singapore hay Tokyo, sẽ là điểm nóng tiếp theo của thị trường bảo hiểm, khi Anh rời EU và không còn những đặc quyền để thâm nhập vào thị trường châu Âu.
Cuối cùng, việc nhiều tập đoàn, công ty dự định dời sang các trung tâm tài chính khác sẽ kéo theo việc London mất đi nhiều nhân viên tài năng. Nói cách khác, London có thể chảy máu chất xám.
Khi Anh còn là thành viên của EU, quy định cho phép đi lại tự do trong khối liên minh đã giúp London thu hút được nhiều người giỏi về làm việc. Số liệu điều tra dân số mới nhất cho thấy, EU là nguồn cung cấp nhân công lớn thứ 2 cho London, chỉ sau nguồn nhân lực nội địa. Còn riêng với London, gần 11% lao động ở London đến từ các quốc gia khác thuộc khối EU, trong đó phần lớn đều là Ireland, Pháp và Italy.
Kim Dung (theo Financial Times)

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/tuong-lai-bat-dinh-cua-trung-tam-tai-chinh-london-3425841.html?utm_source=detail&utm_medium=box_mostview&utm_campaign=boxtracking

Thứ sáu, 24/6/2016 | 20:59 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ sáu, 24/6/2016 | 20:59 GMT+7

'Ngày thứ Sáu đen tối' của tài chính toàn cầu

Từ thị trường chứng khoán đến giá vàng, dầu thô, tiền tệ, đều có ngày biến động kỷ lục vì kết quả trưng cầu dân ý cho thấy người Anh muốn rời EU.

Sáng hôm qua (24/6), chứng khoán châu Á đồng loạt đi lên đầu phiên. Tuy nhiên, khi kết quả kiểm phiếu dần cho thấy tỷ lệ người Anh chọn ra đi thắng thế, giá cổ phiếu bắt đầu sụt giảm. Mạnh nhất là Nhật Bản, khi chỉ số Nikkei 225 chốt phiên mất 7,9%. Kospi (Hàn Quốc) và Hang Seng (Hong Kong, Trung Quốc) giảm lần lượt 3% và 2,9%. Chứng khoán Trung Quốc có mức giảm thấp hơn khá nhiều, với chỉ 1,3%.
ngay-thu-sau-den-toi-cua-tai-chinh-toan-cau
S&P 500 lao dốc ngay khi thị trường Mỹ mở cửa. Ảnh: CNBC
Nhà đầu tư ồ ạt rút tiền khỏi các tài sản rủi ro, để đổ vào công cụ trú ẩn, khiến giá vàng và yen Nhật tăng vọt. Mỗi ounce vàng hôm qua có lúc nhảy tới 100 USD so với giá mở cửa, lên 1.360 USD một ounce - cao nhất 2 năm. Yen Nhật hôm qua cũng tăng vọt so với USD và euro. Dù vậy, sang phiên châu Âu, giá đã bắt đầu bình ổn.
Bảng Anh cũng có ngày mất giá mạnh nhất lịch sử, khi giảm hơn 8% so với USD. Trong ngày, có lúc mức giảm lên tới 10% - hơn gấp đôi “Ngày thứ Tư đen tối” năm 1992. Hiện đồng tiền này vẫn giao dịch tại đáy 30 năm so với USD. Tuy nhiên, đồng bảng bình ổn từ sau tuyên bố từ chức của Thủ tướng Anh – David Cameron. CNBC cho rằng thời gian biểu cho việc rời đi được vạch ra có lẽ đã trấn an được nhà đầu tư phần nào.
Thị trường châu Âu mở cửa khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố chính thức, cho thấy người Anh chọn rời EU. Tất cả chỉ số các thị trường lớn vì thế đều giảm mạnh. DAX (Đức) có lúc mất tới 10%. Còn FTSE 100 (Anh) và CAC 40 (Pháp) giảm xấp xỉ 8%. Nhiều ngân hàng mất tới một phần ba vốn hóa chỉ trong nửa giờ.
Dù vậy, về cuối phiên, đà giảm đã thu hẹp phần nào. FTSE 100 chỉ mất 3,15%. Còn DAX và CAC 40 giảm 6,8% và 8%. Việc FTSE giảm nhẹ hơn so với các thị trường khác được lý giải một phần là do bảng Anh mất giá. Do nhiều công ty lớn của Anh ghi nhận lợi nhuận bằng USD và doanh thu chủ yếu đến từ thị trường nước ngoài.
Tại Mỹ, cả ba chỉ số chủ chốt của phố Wall đồng loạt đi xuống ngay đầu phiên. S&P 500 mất 2,71%, có phiên mở cửa tồi tệ nhất từ năm 1986. Nasdaq mất 3,36% và Dow Jones giảm 3%. Cả 10 nhóm ngành trong S&P 500 đều đi xuống, mạnh nhất là tài chính. Và trên sàn NYSE, cứ 24 mã giảm mới có một mã tăng.
Chốt phiên, mức giảm thậm chí còn lớn hơn. Đó là 3,6% (S&P 500), 3,4% (Dow Jones) và 4,1% (Nasdaq). Đây là phiên giảm mạnh nhất 10 tháng qua của chứng khoán Mỹ.
Biến động quá lớn tại các thị trường tài chính đã buộc các ngân hàng trung ương lên tiếng. Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) cam kết sẽ bơm ra hàng tỷ USD hỗ trợ. Trong khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) khẳng định sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vay của các ngân hàng để đối phó với biến động. Còn Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố “đang theo dõi sát sao” các thị trường tài chính.
“Xét về biến động giá, thị trường đã đi quá xa. Đó là vì họ đặt cược vào kết quả ở lại. Nhưng thị trường đã sai. Nhà cái đã sai. Và kết quả là số tiền họ đổ vào cũng sai nốt. Cái chúng ta thấy hôm qua chính là sự tái điều chỉnh rủi ro”, Michael Hewson – nhà phân tích thị trường tại CMC Markets cho biết.
Hà Thu (theo CNBC)

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/ngay-thu-sau-den-toi-cua-tai-chinh-toan-cau-3425632.html?utm_source=detail&utm_medium=box_relatedtop&utm_campaign=boxtracking

Thứ sáu, 24/6/2016 | 15:06 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ sáu, 24/6/2016 | 15:06 GMT+7

Nhiều ngân hàng Anh mất 30% vốn hóa sau nửa giờ

Mở cửa phiên hôm nay, các thị trường lớn tại châu Âu liên tục đi xuống do lo ngại bất ổn quanh việc người Anh bỏ phiếu chọn ra đi.

Đến 2h30 chiều (giờ Hà Nội), sau gần 30 phút mở cửa, chỉ số FTSE (Anh) đã mất 6,36%. Stoxx 600 theo dõi chung các cổ phiếu châu Âu giảm 7,6%.
Mức giảm tại các thị trường lớn khác tại khu vực này thậm chí còn mạnh hơn Anh. DAX (Đức) mất 7,93%, có lúc giảm tới 10%. Trong khi đó, CAC 40 (Pháp) giảm 7,87%.
Cổ phiếu hàng loạt ngân hàng Anh cũng lao dốc. Ngay khi mở cửa, cổ phiếu Barclays mất gần 30%. Lloyds và RBS mất lần lượt 29,3% và 34,1%.
nhieu-ngan-hang-anh-mat-30-von-hoa-sau-nua-gio
Ảnh hưởng lan tới cả nhóm cổ phiếu siêu thị. Marks & Spencer mất 23,56%, còn Sainsbury giảm 12,78%. Công ty xây dựng Bovis Homes của Anh còn bốc hơi hơn nửa vốn hóa đầu phiên hôm nay.
Dù vậy, bảng Anh lại có dấu hiệu phục hồi so với USD, sau khi Thủ tướng Anh - David Cameron tuyên bố từ chức. Hiện mỗi bảng đã đổi được 1,3729 USD, thu hẹp mức giảm hôm nay xuống 8,45%. CNBC cho rằng thời gian biểu cho việc rời đi được vạch ra có lẽ đã trấn an được nhà đầu tư phần nào.
Trước đó, HSBC dự báo bảng Anh sẽ xuống còn một bảng đổi 1,25 USD quý III năm nay. Con số này đến cuối năm là 1,2 USD.
Giá vàng chiều nay cũng đi xuống, sau khi chạm đỉnh 2 năm tại 1.357 USD một ounce buổi sáng. Hiện mỗi ounce còn 1.327 USD.
Hà Thu (theo CNBC)
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/nhieu-ngan-hang-anh-mat-30-von-hoa-sau-nua-gio-3425424.html?utm_source=detail&utm_medium=box_relatedtop&utm_campaign=boxtracking

Geen opmerkingen:

Een reactie posten