Sự kiện đang được tường thuật
Nhắn tin trực tiếp
18:21
Vẫn Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói tại cuộc họp báo về con số 500 triệu đôla tiền bồi thường: "Chúng tôi dựa trên nhiều yếu tố như thiệt hại trực tiếp của người dân, thiệt hại về môi trường, về du lịch… Về hệ sinh thái, cỏ biển và rừng ngập mặn không có vấn đề gì, tuy nhiên san hô bị ảnh hưởng trên 400 ha.Con số đó đáp ứng được phần lớn mục đích, yêu cầu chúng ta đặt ra. Tất nhiên, việc lớn nhất không phải là đền bù mà môi trường biển Việt Nam được đảm bảo trong tương lai như thế nào. Ngoài khoản đền bù này, Formosa Hà Tĩnh sẽ còn phải đầu tư rất lớn nữa để cải thiện hệ thống sản xuất và đổi mới công nghệ."
18:13
Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà, người mới nhậm chức khi sự cố cá chết xảy ra, nói với VnExpress:"... thực sự, ba tháng vừa qua là 84 ngày căng thẳng nhất của tôi. Trong tôi luôn nặng trĩu trách nhiệm trước đòi hỏi chính đáng của người dân: Nguyên nhân sự việc là gì?
Đây là sự việc nghiêm trọng lần đầu xảy ra đối với tôi và cả Chính phủ. Ngày 25/4 tôi từ New York (Mỹ) về, chiều hôm sau nhận quyết định của Ban Tổ chức Trung ương phân công làm Bí thư Ban cán sự Đảng và quyết định làm Bộ trưởng của Thủ tướng. Đó cũng là lúc sự việc xảy ra."
18:09
Vẫn ông Trương Minh Tuấn tại cuộc họp báo, khi trả lời câu hỏi liệu có việc che giấu thông tin hay không: "Đảng, Nhà nước không có chủ trương che giấu thông tin, không chỉ người dân cần biết sự thật mà Đảng, Nhà nước cũng cần biết sự thật. Nhưng để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi có yêu cầu các cơ quan báo chí tạm ngừng đưa thông tin suy diễn, để chờ quá trình điều tra".18:06
Bộ trưởng Thông tin -Truyền thông Trương Minh Tuấn: Điều tra nguyên nhân và thủ phạm là hai việc khác nhau. Việc công bố ai là thủ phạm cần điều tra để xác định chứng cứ, có sự tham gia của cơ quan bảo vệ pháp luật, các ngành, địa phương.
Kết quả điều tra là khách quan, hoàn toàn loại trừ các nguyên nhân làm chậm quá trình. Các cơ quan đã làm việc nỗ lực hết mình. Thời gian qua có sự bức xúc vì chậm công bố nguyên nhân, đây là điều bình thường vì ảnh hưởng đến đời sống người dân nhưng sự phản ứng thái quá làm nhiễu loạn thông tin, ảnh hưởng đến quá trình điều tra.
Một số thế lực lợi dụng sự việc này để kích động, gây bất an trong nhân dân. Chúng tôi tôn trọng sự bức xúc của người dân nhưng không chấp nhận sử dụng bức xúc để chống đối Đảng, Nhà nước.
18:04
Trương Nhân Tuấn Bà con nạn nhân nên tập hợp lại, bầu đại diện để kiện qua nhà nước Đài Loan. Tôi nghĩ sẽ không thiếu trí thức, học giả, chính trị gia… Đài Loan sẵn sàng giúp bà con làm việc này.Bà con cũng nên chuẩn bị hồ sơ kiện Formosa ra Tòa quốc tế. Hợp cách là Tòa Trọng tài Quốc tế, vì Việt Nam là thành viên của tòa án này.
17:39
Tại họp báo do chính phủ chủ trì công bố kết quả điều tra, đại diện chính phủ cũng cho biết công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm gây ra sự cố môi trường đẫn tới tình trạng cá chết hàng loạt vừa qua.Công ty Formosa Hà Tĩnh đã cam kết 5 điểm sau:
1. Công khai xin lỗi Chính phủ, nhân dân Việt Nam vì để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng.
2. Thực hiện bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, bồi thường xử lý môi trường biển, số tiền 11.500 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD.
3. Khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo xử lý triệt để chất thải độc trước khi thải ra môi trường; không để tái diễn sự cố môi trường như vừa qua.
4. Phối hợp với các bộ ngành Việt Nam và các tỉnh miền Trung, xây dựng các giải pháp đồng bộ, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự, tạo niềm tin với người dân Việt Nam, bạn bè quốc tế.
5. Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, nếu vi phạm sẽ chịu chế tài theo quy định pháp luật Việt Nam.
17:39
Lãnh đạo công ty Formosa Hà Tĩnh hôm 29/6 chính thức lên tiếng xin lỗi về sự cố cá chết ở miền Trung Việt Nam.Trong bài phát biểu mới đây, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Nguyên Thành thừa nhận những sự cố tại Formosa Hà Tĩnh “là nguyên nhân gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt tại bốn tình miền Trung của Việt Nam”.
Tuy lên tiếng nhận trách nhiệm, nhưng ông Trần Nguyên Thành nói nguyên nhân không phải do Formosa Hà Tĩnh mà là do các nhà thầu phụ của hãng gây ra.
Ông Trần xác nhận việc tìm ra nguyên nhân cá chết là từ “kết quả kiểm tra, nghiên cứu, đánh giá” của giới chức và các khoa học gia của cả Việt Nam lẫn quốc tế.
Lãnh đạo Formosa hứa hẹn bồi thường mọi thiệt hại và “cam kết không tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của Việt Nam”.
Lời xin lỗi được đưa ra một ngày sau khi Formosa Hà Tĩnh được nói đã ký biên bản thừa nhận các sai phạm, trước sự chứng kiến của đại diện nhiều bộ ngành Việt Nam, trong đó có cả Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án tối cao và đại diện bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng.
17:33
Nội dung thông báo của Chính phủ Việt Nam, theo trang VnExpress:"Đây là nguồn thải lớn nhất ở khu vực Vũng Áng của Hà Tĩnh, chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước với sự tham gia của các chuyên gia. Đoàn phát hiện Công ty TNHH Hưng Nguyên Formosa Hà Tĩnh có vi phạm, dẫn tới xả thải độc tố ra biển, chất hydroxit, vượt quá mức cho phép.
Kết luận: Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền Trung chết bất thường."
16:58
Đào tạo nghề khác cho ngư dân?Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội Đào Ngọc Dung nói trong cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị hôm 28/6 rằng "Bộ LĐ-TB&XH sẽ gấp rút xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một đề án tổng thể vấn đề dạy nghề và tạo việc làm cho hơn một triệu lao động ở bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ hiện tượng cá chết bất thường thời gian qua".
Liệu phát biểu của ông Dung có nghĩa là ngư dân bỏ nghề cá, bỏ biển hay không?
15:47
Phạm Hùng DũngThầu phụ thuộc chủ đầu tư là Fomosa vì vậy Fomosa phải chịu trách nhiệm cho ô nhiễm môi trường này.
15:45
Don TaNếu nguyên nhân cá chết biển độc do Formosa thì chúng ta cần phải thưa Formosa ra tòa án môi trường quốc tế và phải nhờ luật sư giỏi nước ngoài về môi trường cùng các thủ tục phạt cùng đền bù với dân chúng miền trung cùng đất nước cho thỏa đáng đúng không...Đồng thời thưa luôn cả chính quyền có hành động đàn áp đối với người dân xuống đường đòi hỏi bảo vệ môi trường nhé.
15:45
Tổng cục Thống kê của Việt Nam hôm thứ Tư thông báo GDP sáu tháng đầu năm 2016 ước tính tăng 5,52% so với cùng kỳ năm 2015.Mục tiêu Quốc hội Việt Nam đề ra cho cả năm là 6,7% và để đạt được chỉ tiêu này, các ngành trong nền kinh tế phải nỗ lực nhiều hơn.
Hãng tin AFP dẫn nguồn thông cáo của Tổng cục Thống kê đưa ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
"Thương mại và đầu tư chậm lại trên toàn cầu... các biến động khó lường tại các thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới đã ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế của chúng ta."
Các yếu tố khác là nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập niên nay trong khu vực, gây thiệt hại tới 681 triệu đôla cho Việt Nam.
Vụ cá chết ở miền Trung cũng được coi là một nguyên nhân.
Tổng cục Thống kê viết: "Nạn hạn hán và xâm nhập mặn ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, cũng như vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung đã gây ảnh hưởng trầm trọng tới cuốc sống và sản xuất của người dân".
15:42
Nguyễn Nữ Phương Dung“Ban đầu việc xuống đường mọi người đều nghĩ là làm phiền nhiễu mọi người và làm cho ảnh hưởng đến giao thông, hoặc xuống đường bị đánh đập bắt bớ. Nhưng tiếng nói nhiều người lên tiếng đủ mạnh để quốc tế lên tiếng với chính phủ Việt Nam."
15:37
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm)"Không có Formosa này sẽ có Formosa khác. Và liệu người dân có quyền làm gì và có quyền được biết gì trong các dự án phát triển kinh tế mà nó có tác hại liên quan đến môi trường như vừa rồi?"
15:35
Tiến sỹ khoa học Nguyễn Tác An - Nguyên viện trưởng Viện Hải dương học “Từ khía cạnh khoa học, tôi muốn biết thiệt hại vừa qua và dự báo thiệt hại sắp đến"“Hoàn cảnh ngư dân Việt Nam ven biển thường có cuộc sống không giàu, trình độ học vấn khó khăn, họ đã quen nghề biển hàng nghìn năm nay. Đó không chỉ là sinh kế mà là truyền thống. Nếu không có điều kiện phát triển nghề cá thì tôi cũng chưa nghĩ được họ sẽ thế nào.”
"Việt Nam mà không dựa vào biển thì đó là thảm họa".
15:32
Nhiều báo tại Việt Nam đăng bài về buổi họp báo công bố nguyên nhân cá chết tại miền Trung Việt Nam.Trong sáng 30/6, tờ Tuổi Trẻ chạy ba bài với tựa "Chiều nay công bố thủ phạm làm cá chết ở miền Trung", "Thủ phạm làm cá chết ở miền Trung phải bồi thường!" và bài "Trừng phạt nghiêm khắc".
Trong một bài viết, tờ Tuổi Trẻ nói: "Dù chưa rõ nguyên nhân gây cá chết nhưng dư luận lâu nay đã hướng vào tác nhân do con người xả thải, trong đó có hệ thống nhà máy ở dự án Formosa Hà Tĩnh.
“Báo chí Đài Loan mới đây đã điều tra và cho rằng chính nhà máy thép của đất nước họ đã gây hại trên vùng biển miền Trung Việt Nam.”
“Nguyên nhân do đâu chúng ta sẽ biết. Nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp của con người luôn là tác nhân hủy hoại môi trường sống một cách khủng khiếp nhất."
Các báo như Zing.vn, Pháp luật TP.HCM, VTC, Thanh Niên đều chạy bản tin giới thiệu cuộc họp báo.
Tờ Vnexpress điểm lại diễn tiến điều tra nguyên nhân gây cá chết và viết: "Ngư dân và các nhà khoa học nghi vấn hệ thống xả thải ngầm không đảm bảo và nhiều phụ phẩm độc hại của Formosa là nguyên nhân chính khiến môi trường biển biến động đột ngột, cá tầng đáy chết hàng loạt. Đường ống xả thải dài 1,5 km, đường kính hơn một mét được chạy ngầm dưới biển. Đường ống này được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép theo tiêu chuẩn 52/2013."
Báo Lao Động cũng viết về "Hành trình 85 ngày tìm nguyên nhân và thủ phạm" trong đó có nhấn mạnh "chứng cứ vi phạm pháp luật của thủ phạm gây ra thảm họa".
Báo Kinh tế - Nông Thôn chạy bài "Ngư dân Hà Tĩnh trước ngày công bố nguyên nhân, thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết" cho thấy cảnh vắng vẻ ở làng chài và ý kiến “xin hãy cứu ngư dân, trả lại kế sinh nhai, dù nguyên nhân là gì thì chúng tôi cũng muốn biết…"
15:31
BBC Phóng viên Cindy Sui của BBC News tại Đài Loan đã liên lạc với ông Chang Fu-ninh, Phó Chủ tịch công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, nhưng ông không trả lời điện thoại. Nhân viên của ông Trần nói ông đang họp, họ không xác nhận những thông tin mà tờ Vietnamet đăng.Cindy Sui cho biết một tờ báo tại Đài Loan cũng tường thuật thông tin nói về một lá thư của lãnh đạo công ty Formosa gửi cho nhân viên và dường như đổ lỗi cho "nhà thầu phụ".
BBC đang liên lạc với công ty mẹ Formosa Plastic tại Đài Loan để hỏi về bình luận.
15:30
Báo mạng Vietnamnet của Bộ Thông tin và Truyền thông đăng một bức thư mô tả là văn bản lãnh đạo Công ty Thép Formosa tại Hà Tĩnh, Việt Nam vừa có thư gửi nhân viên của công ty này, trong đó trích kết quả điều tra liên ngành của nhà nước Việt Nam nhận định Formosa có 'sai sót của nhà thầu phụ gây ra cá chết', theo báo chí Việt Nam.
VietnamNet hôm 30/6/2016 cho hay:
"Sáng nay, Chủ tịch HĐQT công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh Trần Nguyên Thành đã gửi thư tới toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty.
"Trong thư, ông Trần Nguyên Thành cho biết, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ TN&MT chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết."
"Mặc dù, đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ," bức thư viết.
Trong thư cũng công bố "Trong bất kì tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động".
15:24 tin mới nhất
Chính phủ Việt Nam sắp họp báo công bố nguyên nhân gây cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung Việt Nam.Hiện tượng cá chết bắt đầu xảy ra từ đầu tháng 4/2016 gần khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, và sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.
Thực trạng cá chết khiến ngư dân địa phương không thể ra khơi đánh bắt. Giá hải sản thu mua giảm hoặc không thể bán được trong một thời gian dài.
Thảm họa môi trường này châm ngòi cho các cuộc biểu tình tại các tỉnh ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
http://www.bbc.com/vietnamese/rolling_news/2016/06/160629_viet_dead_fish_investigation_conclusion
Các ý kiến sau việc công bố nguyên nhân cá chết
Sau khi chính quyền Việt Nam công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh bắc Trung Bộ, giới quan tâm, các nhà hoạt động xã hội, v.v... có nhận xét, đánh giá gì về công bố này?
Theo thông cáo báo chí được công bố tại buổi họp báo, đã khẳng định “thủ phạm” gây ra thảm họa môi trường ở miền Trung là từ nhà máy của Formosa. Trước đó Formosa đã xin lỗi gây ô nhiễm biển miền Trung và cam kết bồi thường, gồm 5 điểm: công khai xin lỗi; bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền tương đương 11500 tỷ, tương đương 500 triệu USD.
Ngay sau khi kết thúc buổi họp báo, đánh giá về kết quả buổi họp báo của Chính phủ. Trả lời phỏng vấn của RFA, TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS đánh giá:
“Tôi nghĩ rằng cuộc họp báo này thể hiện sự đạo diễn trong suốt thời gian vừa qua, Đây là một quá trình phức tạp mà chính phủ không có một phản ứng nhanh nhạy. Có lẽ đây lời hứa cũng như cam kết ban đầu của Formosa, mà tôi nghĩ số 500 triệu USD nó sẽ đáp ứng được những gì cho những người trực tiếp bị thiệt hại, là bà con ngư dân và những người có liên quan? Theo tôi còn có rất nhiều vấn đề phải xem xét. Toi tin các cơ quan nhà nước VN sẽ phải tiến hành các thủ tục pháp lý dể chống lại Formosa và đánh giá cụ thể các thiệt hại mà Formosa phải bồi thường. Theo tôi 500 triệu USD này chỉ là một phần nhỏ ban đầu mà thôi. Tôi ủng hộ một hành động pháp lý để đánh giá tất cả các tjieetj hại để đồi Formosa phải bồi thường cho người dân và
Từ Hà nội, Nhà báo JB. Nguyễn Hữu Vinh thấy rằng, ông không tin tưởng vào những điều Chính phủ vừa công bố. Theo ông, ngay từ đầu chính quyền VN đã tỏ ra không thực tâm trong việc tìm kiếm nguyên nhân, mà còn cố tình bưng bít hoặc đưa ra các thông tin không trung thực khiến người dân lo lắng. Ông nói với chúng tôi:
“Có nhiều tổ chức quốc tế cũng như các chính phủ khác người ta đề nghị để cùng tham gia điều tra nguyên nhân thảm họa cá chết, như Chính phủ Đài loan hay Liên Hiệp Quốc nhưng Chính phủ VN lại từ chối, cộng với việc đàn áp người dân, bắt bớ người biểu tình bảo vệ môi trường môi trường này khác. Tất cả những điều đó đã nói lên bản chất của sự việc. Cho nên việc nhà nước có tuyên bố nguyên nhân hay biện pháp khắc phục, thì tôi vẫn cho rằng đó là các hành động chống đỡ áp lực của dư luận và của nhân dân mà thôi. Chứ tôi không hy vọng vào các điều công bố đó.”
Khi được hỏi về hành động của nhà nước VN cần phải làm gì trong lúc này?
Theo TS. Nguyễn Quang A chính quyền VN phải học tập cách xử lý kiên quyết của Chính phủ Mỹ, trong sự cố trên vịnh Mexico của Tập đoàn Dầu khí BP của Anh trước đây. Theo ông phía VN cần có hành động pháp lý chống lại Formosa, với án phạt nghiêm khắc, buộc thủ phạm phải có các chương trình tái thiết, bồi thường, đền bù do việc phá hủy sinh thái, môi trường sống cũng như hoạt động kinh doanh, du lịch. Việc làm đó sẽ có tác dụng tích cực trong việc chấn chỉnh môi trường đầu tư nước ngoài ở VN. Ông khẳng định:
“Tôi nghĩ rằng với những quy định của pháp luật VN thì chính quyền có thể là (xử lý) mạnh mà không phải ngần ngại về ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài. Vì nếu chúng ta làm hết sức nghiêm minh thì lúc đó sẽ lấy lại được lòng tin của người dân, cũng là một cảnh cáo đối với các nhà đầu tư nước ngoài rằng, đến VN làm ăn thì phải nghiêm túc và phải coi trọng lợi ích của đất nước VN; con người VN, chứ đây không phải là một bãi rác thải. Tôi nghĩ nếu là được như thế thì là một điều rất tốt.”
Nhà báo JB. Nguyễn Hữu Vinh tin rằng thủ phạm sẽ được bao che từ phía nhà nước, ông thấy rằng sau khi chính quyền công bố nguyên nhân cá chết thì còn quá nhiều việc phải làm, không đơn giản là mỗi hộ ngư dân được hỗ trợ, đền bù bao nhiêu, mà quan trọng hơn là phải trả lời câu hỏi: người dân bao giờ có thể quay lại sống bằng nghề biển, và bao giờ môi trường biển của 4 tỉnh miền Trung mới trở lại như cũ? Ông bày tỏ:
“Riêng về hành động lấp liếm và bao che của nhà nước ròi đến ngày cuối của tháng 6 mới công bố, đã nói lên tính cách của nhà cầm quyền, là họ có coi trọng cuộc sống, tính mạng và quyền lợi của người dân hay không? Sự phẫn nộ của người dân lúc này là khủng khiếp và ghê gớm, do vậy buộc họ phải công bố Formosa là thủ phạm. Song họ sẽ nương nhẹ hoặc sẽ tìm một cái cớ mào đó để làm giảm nhẹ lòng dân đang bức xúc, vì thảm họa môi trường này nó quá lớn.”
Nói về vai trò của người dân và các tổ chức XHDS trong việc tạo các áp lực cần thiết để yêu cầu nhà nước phải khẩn trương giải quyết triệt để dderr buộc Formosa phải khắc phục thảm họa môi trường lần này. TS. Nguyễn Quang A nhận định:
“Các tổ chức XHDS sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng ở đây, đặc biệt là Giáo phận Vinh- với tư cách là một tổ chức có ảnh hưởng và là một XHDS có tổ chức nhất ở VN, họ sẽ có một vai trò rất quan trọng. Tôi hết sức khuyên chính quyền VN nên lắng nghe và tham khảo họ, để rồi hành động để cho người dân vẫn được bày tỏ các bức xúc của mình. Bời vì người dân gây sức ép đối với chính quyền để buộc chính quyền phải thay đổi và cái đó là tốt đối với chính quyền. Còn chính quyền cho rằng sức ép đó để lật đổ chính quyền rồi thì đưa công an đến đàn áp, thì đó chỉ là hành động tự sát mà thôi.”
Từ Bắc Giang, nhà hoạt động xã hội Từ Anh Tú cho rằng, không có gì có thể bù đắp lại những thiệt hại về lâu dài mà đất nước, người dân VN đang phải gánh chịu trong thảm họa môi trường này. Ông khẳng định:
“Thì chúng ta phải đấu tranh tiếp thôi, kể cả việc chính quyền có công bố ngay thủ phạm, nguyên nhân cá chết thì chúng ta vẫn phải yêu cầu họ minh bạch việc giải quyết hậu quả ra sao. Khi chúng ta đã nêu ra yêu cầu đó, buộc họ phải thực hiện thì sẽ dễ giám sát hơn. Nếu như họ không đáp ứng yêu cầu thì chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh thôi. Lúc đó chúng ta vừa đấu trang trên mạng (Xã hội) và vừa tổ chức biểu tình.”
Những người chúng tôi được tiếp xúc, sau việc nhà nước VN công bố nguyên nhân của thảm họa môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, đều có một suy nghĩ chung rằng, họ vẫn bị ám ảnh và băn khoăn trước phát biểu “gây sốc” của ông Chu Xuân Phàm - trưởng văn phòng Formosa tại Hà nội: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được!”. Điều đó đã khiến họ hoài nghi về các nỗ lực của Chính phủ VN trong việc giải quyết hậu quả môi tường biển bị ô nhiễm.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten