vrijdag 24 juni 2016

Nước Anh rời EU và tác động, ảnh hưởng

Nước Anh rời EU và tác động, ảnh hưởng

  • 24 tháng 6 2016

Image copyright EPA
Image caption Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố sẽ rời nội các sau khi nước Anh chọn rời khỏi EU.

Nước Anh đã lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu với kết quả phiếu bầu 52% tán thành ra đi so với 48% ở lại, sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6/2016.
Đâu là tác động, ảnh hưởng và các hệ lụy của quyết định này của nước Anh đối với chính đảo quốc này cũng như với phần còn lại của EU và thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Âu.
Đây cũng là chủ đề của Bàn tròn Trực tuyến tuần này của BBC Việt ngữ với Tọa đàm trực tuyến được phát từ lúc 18h30 tới 19h00 giờ Việt Nam ngày thứ Sáu, 24/6, mời quý vị đón theo dõi tại đây.
Các khách mời sẽ là các nhà quan sát, bình luận, doanh nhân tham dự từ Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Việt Nam.

Lấy làm tiếc


Image copyright GETTY
Image caption Nước Anh đã chọn rời khỏi EU với 52% phiếu bầu thuận với Brexit, so với 48% muốn ở lại.
Thủ tướng Anh, David Cameron, đã tuyên bố sẽ rời chức vụ ở nội các sau khi nước Anh có quyết định rời EU vào buổi sáng ngày 24/6 trước Văn phòng số 10 Downing Street.
Cựu Thị trưởng London, Boris Johnson khen ngợi đóng góp của Thủ tướng Anh, nhưng đề nghị người dân 'không vội vàng'.
Thủ tướng Đức, Angela Merkel, kêu gọi EU bình tĩnh và cho rằng quyết định của nước Anh là điều 'đáng tiếc nhất'.
Bà cũng đề nghị họp khẩn lãnh đạo EU vào thứ Tư tuần sau.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp nói quyết định của nước Anh là một 'sự lựa chọn buồn'.
Bộ trưởng thứ nhất phụ trách Scotland, bà Sturgeon, tuyên bố trưng cầu dân ý lần thứ hai của Scotland về độc lập khỏi nước Anh 'đang đặt trên bàn'.
Bà cũng nói Scotland sẽ tôn trọng ý kiến của cử tri về việc 'ở lại EU'.
Mời quý vị đón theo dõi Bàn tròn Bình luận của chúng tôi tại đây.

Image copyright AP
Image caption Cựu Thị trưởng London Boris Johnson tuyên bố quyết định là ngày 'độc lập của nước Anh' và là một thắng lợi lớn của người dân.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/06/160624_hangout_uk_brexit_impacts

Phản ứng quốc tế: Anh bỏ phiếu rời EU

  • 24 tháng 6 2016

Donald TuskImage copyright AFP

Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng châu Âu

Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng châu Âu: "Đây không phải là thời khắc để có phản ứng mất bình tĩnh. Hôm nay, nhân danh 27 nhà lãnh đạo, tôi có thể nói rằng chúng ta quyết tâm duy trì đoàn kết như một khối 27 nước.
"Cho đến khi nào Liên hiệp Vương quốc Anh chính thức rời EU, luật của EU vẫn tiếp tục áp dụng với Anh và tại Anh, và điều đó có nghĩa bao gồm cả các quyền lợi và nghĩa vụ."
"Mọi quy trình cho việc rút ra khỏi EU của Anh Quốc đều đã được đề ra trong các hiệp ước. Để thảo luận các chi tiết, tôi sẽ đề nghị gặp gỡ không chính thức với 27 nước bên lề cuộc họp của Hội đồng châu Âu vào tuần tới. Tôi cũng sẽ đề nghị chúng ta bắt đầu quá trình nhìn lại rộng lớn hơn về tương lai liên hiệp của chúng ta."
"Những năm qua đã là những năm tháng khó khăn nhất trong lịch sử Liên hiệp nhưng cha tôi thường nói với tôi rằng: Điều gì không giết hại được con sẽ làm con mạnh hơn lên."

Martin Schulz, Chủ tịch Nghị viện châu Âu

"Chúng tôi tôn trọng kết quả. Chúng tôi hiểu rõ về việc để Anh đi đường riêng của họ.
"Nay là thời điểm chúng ta phải hành xử nghiêm túc và có trách nhiệm. Ông David Cameron có trách nhiệm với đất nước của ông, chúng ta có trách nhiệm với tương lai của EU. Qu‎ý vị có thể thấy những gì đang xảy ra với đồng bảng Anh trên thị trường. Tôi không muốn điều tương tự xảy ra với đồng euro."

Geert Wilders, Lãnh tụ đảng Tự Do Hà Lan

"Hoan hô Anh Quốc! Giờ tới lượt chúng tôi. Đã tới lúc cho một cuộc trưng cầu dân ý tại Hà Lan!"

Thông điệp trên TwitterImage copyright Twitter

Marine Le Pen, Lãnh tụ đảng Mặt trận Dân tộc theo đường lối cực hữu tại Pháp

"Thắng lợi của tự do! Như tôi đã đòi hỏi nhiều năm nay, giờ là lúc chúng ta cần có một cuộc trưng cầu dân ý tương tự tại Pháp và ở các nước khác của Liên hiệp Châu Âu."

Mateo Salvini, lãnh tụ Liên đoàn Miền Bắc bài di trú của Ý

"Hoan hô can đảm của những công dân tự do! Trái tim, khối óc và niềm tự hào đã đánh bại những lời dối trá, đe dọa và tống tiền.
"CẢM ƠN ANH QUỐC, giờ tới lượt chúng tôi."

Sebastian Kurz, Ngoại trưởng Áo

"Không thể loại bỏ ảnh hưởng dây chuyền lên các nước khác. "
Ông nói với đài phát thanh Áo rằng EU là tổ chức thống nhất sẽ tồn tại sau sự kiện này.

Mariano Rajoy, Thủ tướng Tây Ban Nha

"Tây Ban Nha sẽ cam kết ở lại với EU."

thủ tướng Tây Ban Nha, Mariano RajoyImage copyright Reuters

Jose Manuel Garcia-Margallo, Ngoại trưởng Tây Ban Nha

Phát biểu trên đài Tây Ban Nha, ông nói kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Anh có thể dẫn tới việc Gibraltar trở về dưới sự kiểm soát của Tây Ban Nha lần đầu tiên kể từ thế kỷ thứ 18.
Ông cho biết điều này cho phép vùng lãnh thổ nhỏ bé này của Anh Quốc tại miền nam Tây Ban Nha được duy trì quyền hoạt động trong thị trường chung châu Âu.

Fabian Picardo, Bộ trưởng Gibraltar

"Chúng ta đã vượt qua những thách thức lớn hơn. Đây là thời điểm cho tinh thần đoàn kết, bình tĩnh và tư duy hợp lý. Đoàn kết và thống nhât chúng ta sẽ tiếp tục đi tới thịnh vượng."

Chính phủ Ireland

"Kết quả này rõ ràng có những ảnh hưởng rất quan trọng cho Ireland, cũng như cho Anh Quốc và cho Liên hiệp châu Âu. Chính phủ sẽ họp sáng nay để nhận định về kết quả này. Theo sau cuộc họp, Thủ tướng Ireland sẽ có tuyên bố trước công chúng."

Mark Rutte, Thủ tướng Hà Lan

"Sự bất mãn mà quý vị thấy tại Anh Quốc cũng hiện diện ở các nước khác, trong đó ở chính nước tôi. Nó phải là động lực để có thêm cải tổ và thêm phúc lợi." Ông cho biết quá trình rút ra khỏi EU sẽ là một quá trình dài.
"Trước hết Anh Quốc phải quyết định khi họ muốn bắt đầu tiến trình rút khỏi LH châu Âu này."

Frank-Walter Steinmeier, Ngoại trưởng Đức

"Tin từ Anh Quốc là thực sự nghiêm túc. Nó giống như một ngày đáng buồn cho châu Âu và cho Anh Quốc."

Image copyright Twitter

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/06/160624_uk_referendum_international_reax

Brexit: Cử tri già quyết định tương lai?

  • 6 giờ trước
Kết quả bỏ phiếu trưng cầu dân ý tại Anh dẫn đến Anh sẽ rời EU (Brexit) cho thấy khác biệt thế hệ lớn ở Anh: 3/4 cử tri dưới 24 tuổi chống lại việc rời Liên hiệp châu Âu (EU).Nhưng thế hệ thệ từ 65 tuổi trở lên thì có đa số áp đảo (58%) ủng hộ Brexit.
Ở lứa tuổi 25-49 thì phe ủng hộ ở lại EU là 45%, cao hơn 39% muốn ra khỏi EU.
Theo trang Politico, khác biệt thế hệ là một trong những vấn đề nổi bật nhất của cuộc trưng cầu dân ý mà kết quả công bố sáng 24/06/2016 tạo bước ngoặt lớn cho tương lai Anh Quốc và EU.
Điều này cũng được cựu thủ tướng Thụy Điển, ông Carl Bildt bình luận:
"Vậy là xứ Anh Già (Old England) tước mất tương lai châu Âu của giới trẻ toàn Liên hiệp Vương quốc Anh."
Stewart Dakers viết trên trang The Guardian từ hôm 21/06 đã chỉ ra rằng phe vận động bỏ EU (Leave Campaign) chú tâm vào nhóm 'cử tri tóc bạc' (grey vote).

Bao giờ cho đến ngày xưa?

Image copyright PA
Các cụ già Anh dựa vào dịch vụ chăm sóc dưỡng lão nhưng không hài lòng về các nhân viên gốc ngoại kiều, mà theo họ, "quá nửa không nói tiếng Anh".
"Họ được chăm sóc hàng ngày từ những người mà đa số là di dân, nhưng dịch vụ này ngày càng không hài lòng vì ngân sách bị cắt. Thế hệ bực bội này không biết phân biệt 'ai chơi kèn' và 'ai trả tiền',
"Phái Brexit đã khai thác điều này. Họ nhắc đi nhắc lại 'hãy giành lại quyền kiểm soát" và tác động sâu vào tâm lý của những người yếu đuối,
"Viễn cảnh độc lập đưa chúng ta trở lại thời xưa huy hoàng khi chúng ta làm mọi chuyện theo kiểu riêng, chẳng nhờ tay của ngoại kiều (Johnny Foreigner)," Stewart Dakers viết.
Bên cạnh đó, kết quả bỏ phiếu theo các vùng của Anh cũng cho thấy một xã hội chia rẽ vùng miền nghiêm trọng.
Quá bán cử tri Scotland, Bắc Ireland và thủ đô London ủng hộ ở lại EU.
Đa số các vùng của xứ Anh (England) và xứ Wales bác bỏ EU.
Một trang báo tại Anh đã đặt câu hỏi với kết quả như thế và khả năng Scotland ly khai, Anh Quốc có còn là 'Great Britain' nữa hay chỉ còn là 'great' Britain, chữ nhỏ.
Image copyright RIA Novosti
Ngay trong ngày 24/06 có một cuộc vận động lấy chữ ký để mở lại trưng cầu dân ý về EU.
Cuộc vận động này đã nhanh chóng thu thập trên 100 nghìn chữ ký, tiêu chuẩn buộc Quốc hội Anh phải mở thảo luận về chủ đề này, theo tin trên trang Independent.
Theo quy định ở Anh, nếu kết quả của bất cứ cuộc trưng cầu dân ý nào không có đa số quá 60%, với số cử tri đầu phiếu dưới 75% tổng số cả nước thì có thể cần bỏ phiếu lại.
Tuy vậy, khả năng điều này diễn ra hay không vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/06/160624_brexit_votes_age_gap

Brexit và câu hỏi với Scotland

  • 24 tháng 6 2016
Image copyright Getty
Kết quả trưng cầu dân ý ở Liên hiệp Vương quốc Anh muốn bỏ EU đặt ra câu hỏi về Scotland, xứ đã có cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập khỏi không thành hai năm trước.
Khi đó, 62/38% cử tri Scotland ủng hộ ở lại Liên hiệp Vương quốc Anh.
Trong lần trưng cầu dân ý này, toàn bộ 32 hạt bầu cử tại Scotland đều có số phiếu quá bán ủng hộ ở lại EU, khác hẳn với các phần thuộc xứ Anh (England).
Vậy khả năng Scotland lại mở trưng cầu dân ý lần hai để đòi độc lập ra sao?

Nick Eardley, BBC News:

Kết quả chọn Ra đi đặt câu hỏi về tương lai của Scotland. Tất cả mọi khu vực ở xứ này đều bỏ phiếu ở lại, tuy tỷ lệ Ra đi cao hơn so với dự kiến trước đó.
Bộ trưởng Thứ nhất và là lãnh đạo đảng SNP (Đảng Quốc gia Scotland) bà Nicola Sturgeon nói mọi khả năng nay đều được đặt lên bàn để cân nhắc khi cần tính đến việc bảo vệ quan hệ của Scotland với châu Âu, và vị trí của Scotland trong khối thị trường chung.
Sáng nay (24/6), một trong các bộ trưởng của bà dự đoán là Scotland sẽ có phản ứng mạnh mẽ.
Những người vận động Ra đi không tin là bà Sturgeon có thẩm quyền để kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý nữa đòi độc lập cho Scotland.
Nhiều người trong đảng SNP của bà không tin chắc là họ sẽ giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu đó.
Tuy nhiên, hãy chờ xem vấn đề sẽ được nêu ra trong mấy hôm tới ra sao.

JK Rowling, nhà văn, tác giả Harry Potter:

"Brexit sẽ đẩy nhanh Scotland tới nền độc lập. Cameron để lại di sản là thủ tướng phá vỡ Liên hiệp Anh."
Trang Scotsman bình luận rằng nữ nhà văn nổi tiếng thế giới (người Anh) "sống ở Scotland đa số thời gian trong đời từng là nhân vật vận động mạ̣nh mẽ chống lại việc Scotland đòi độc lập trong kỳ trưng cầu dân ý hai năm trước".
Hiện bình luận của bà Rowling trên mạng Twiter rằng trưng cầu dân ý ở Anh vừa qua thúc đẩy nền độc lập cho Scotland đang được bình luận rộng rãi.

Image copyright Reuters
Image caption Nhà văn JK Rowling có uy tín lớn trong thế giới nói tiếng Anh
Bà JK Rowling cho rằng cả cuộc trưng cầu dân ý vừa qua "là không cần thiết".

Martin Kettle, báo The Guardian:

Về thủ tục, bà Nicola Sturgeon không có quyền kêu gọi mở cuộc trưng cầu dân ý lần hai về độc lập cho Scotland. Chỉ có Quốc hội Liên hiệp Anh có quyền đó. Quốc hội có đồng ý không? Nếu bà Sturgeon cứ thúc đẩy yêu cầu này, nhân danh sự 'bất công' thì các toà án vẫn có thể ngăn bà lại và cấm dùng ngân quỹ cho công việc đó. Công chức ở Scotland có thể bị cấm làm việc cho cuộc trưng cầu dân ý đó.

Tin mới nhất:

Bà Nicola Sturgeon vừa nói trên truyền hình từ Edinburgh "Scotland kiên quyết ở lại Liên hiệp châu Âu".
Lãnh đạo SNP: "cuộc trưng cầu dân ý thứ hai vì độc lập cho Scotland là một khả năng rất cao".

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten