Indonesia khẳng định tiếp tục bắn đuổi tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép
Một quân nhân Hải Quân Indonesia trước tàu đánh cá Trung Quốc "Hua Li-8" tại Belawan, Bắc Sumatra. Ảnh chụp ngày 23/04/2016.ABIMATA HASIBUAN / AFP
Bắc Kinh phản đối tuần duyên Indonesia nổ súng vào một đoàn tàu cá Trung Quốc và bắt một chiếc trong ngày 17/06/2016. Phía Indonesia cho biết sẽ tiếp tục dùng biện pháp mạnh để diệt trừ nạn ngư dân Trung Quốc xâm nhập lãnh hải.
Theo một bản tuyên bố do Tân Hoa Xã công bố ngày 19/06, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, thứ Sáu ngày 17/06, cho biết, một đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc đang hoạt động ở một vùng ngư trường có tranh chấp đã bị nhiều chiến hạm Indonesia bao vây, nổ súng gây thương tích cho một ngư dân. Hải quân Indonesia còn bắt một tàu cá với 7 thuyền viên. Theo luận điểm của Trung Quốc thì Indonesia « dùng vũ lực quá đáng, vi phạm luật quốc tế, đe dọa hoà bình khu vực ».
Hải quân Indonesia xác nhận với AFP đã chận bắt 12 tàu cá « nước ngoài » họat động bất hợp pháp. Phát ngôn viên Edi Sucipto cho biết có nổ súng bắn cảnh cáo các chiếc tàu bỏ chạy cho đến khi dừng lại cho khám xét và đã bắt một chiếc tàu treo cờ Trung Quốc « kéo về Ranai » cùng với 7 thuyền viên, không một ai bị thương.
Để đáp lại chỉ trích của Bắc Kinh, phát ngôn viên hải quân Indonesia khẳng định là « cho dù tàu cá treo cờ nước nào, một khi vi phạm luật Indonesia thì hải quân chúng tôi sẽ không ngần ngại ra tay ».
Trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc sử dụng ngư dân như một lực lượng bán quân sự để lấn chiếm Biển Đông, Indonesia kiên quyết bảo vệ chủ quyền và ngư trường của mình bằng quân sự. Hàng chục tàu cá nước ngoài từ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam đã bị chận bắt và thiêu hủy. Đây là lần thứ ba trong năm nay xảy ra « đụng chạm » giữa Indonesia và Trung Quốc.
Trong cuộc họp với bộ trưởng An ninh Luhut Panjaitan, tổng thống Joko Widodo chỉ thị « bảo vệ chủ quyền lãnh thổ » cho dù tổng thống cũng muốn duy trì hoà khí với các láng giềng, theo thông báo của phát ngôn viên phủ tổng thống Johan Budi.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160620-hai-quan-indonesia-ban-tau-ca-trung-quoc-va-khang-dinh-se-tiep-tuc
Hải quân Indonesia xác nhận với AFP đã chận bắt 12 tàu cá « nước ngoài » họat động bất hợp pháp. Phát ngôn viên Edi Sucipto cho biết có nổ súng bắn cảnh cáo các chiếc tàu bỏ chạy cho đến khi dừng lại cho khám xét và đã bắt một chiếc tàu treo cờ Trung Quốc « kéo về Ranai » cùng với 7 thuyền viên, không một ai bị thương.
Để đáp lại chỉ trích của Bắc Kinh, phát ngôn viên hải quân Indonesia khẳng định là « cho dù tàu cá treo cờ nước nào, một khi vi phạm luật Indonesia thì hải quân chúng tôi sẽ không ngần ngại ra tay ».
Trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc sử dụng ngư dân như một lực lượng bán quân sự để lấn chiếm Biển Đông, Indonesia kiên quyết bảo vệ chủ quyền và ngư trường của mình bằng quân sự. Hàng chục tàu cá nước ngoài từ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam đã bị chận bắt và thiêu hủy. Đây là lần thứ ba trong năm nay xảy ra « đụng chạm » giữa Indonesia và Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160620-hai-quan-indonesia-ban-tau-ca-trung-quoc-va-khang-dinh-se-tiep-tuc
Tàu chiến Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc gần Biển Đông
Một tàu cá Việt Nam bị Hải quân Indonesia phá hủy ở ngoài khơi Natuna, tỉnh Kepulauan Ruau, ngày 05/12/2014. Cũng tại khu vực này một tàu cá Trung Quốc vừa bị Indoensia bắt ngày 27/05/2016.REUTERS
Sau khi bắt hụt tàu cá Trung Quốc được lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đánh tháo vào trung tuần tháng Ba, hôm 27/05/2016, Jakarta đã cho chiến hạm đuổi bắt một tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển Natuna sát Biển Đông mà Indonesia cho là thuộc chủ quyền của mình. Tàu Hải Quân Indonesia đã nổ súng cảnh cáo buộc tàu cá Trung Quốc dừng lại để bị bắt giữ, trong lúc tàu Hải Cảnh Trung Quốc có mặt tại chỗ lần này đã không dám can thiệp.
Theo báo cáo từ bộ tư lệnh Hạm Đội Miền Tây của Indonesia, chiếc tàu cá Trung Quốc mang tên Gui Bei Yu 27088 đã bị phát hiện là đang đánh trộm trong vùng hải phận quanh đảo Natuna. Khi bị phát giác, chiếc tàu đã bỏ chạy và bị chiến hạm Indonesia KRI Oswald Siahaan-354 rượt đuổi.
Chiếc tàu Trung Quốc thoạt đầu đã làm ngơ trước những phát đạn cảnh cáo bằng súng nhỏ, tiếp tục chạy về phía một chiếc tàu Hải Cảnh Trung Quốc gần đấy. Chiến hạm Indonesia đã lập tức dùng súng cỡ lớn bắn cảnh cáo ngay trên đầu chiếc tàu Trung Quốc.
Đến lúc đó tàu cá Trung Quốc mới chịu ngừng lại để bị bắt và giải về bộ chỉ huy Hải Quân Indonesia ở Rinai, đảo Natuna, cùng với 8 người trong thủy thủ đoàn.
Theo chỉ huy căn cứ Hải Quân Indonesia tại Natuna, chiến hạm của họ đã đuổi theo chiếc tàu cá bất chấp sự hiện diện của tàu Hải Cảnh Trung Quốc trên hiện trường, được cho là để bảo vệ các tàu cá Trung Quốc. Nhưng vì tàu chiến Indonesia thuộc loại lớn tương đương với tàu Hải Cảnh Trung Quốc nên những chiếc này không dám cản trở.
Kịch bản trên đây hoàn toàn trái ngược với những gì xẩy ra hồi tháng Ba, khi tàu tuần tra Indonesia vì thuộc loại nhỏ, đã phải để yên cho hai tàu Hải Cảnh Trung Quốc đánh tháo cho một tàu cá bị bắt giữ trước đó.
Cả hai sự cố trên đây đều xẩy ra bên trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Natuna của Indonesia. Tuy công nhận chủ quyền của Jakarta trên Natuna, nhưng Bắc Kinh đã cho đường lưỡi bò của họ trên Biển Đông ăn sâu vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Indonesia.
Trung Quốc dĩ nhiên đã cực lực phản đối hành động bắt giữ tàu cá do Indonesia tiến hành, và khẳng định trở lại rằng khu vực hoạt động của chiếc tàu này là « ngư trường truyền thống » của ngư dân Trung Quốc.
Theo ghi nhận của các nhà quan sát, Trung Quốc đã lạm dụng khái niệm « ngư trường truyền thống », không chỉ ở Biển Đông, vốn đã xa Trung Quốc rồi, mà còn qua tận vùng Achentina ở Nam Mỹ !
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160531-tau-chien-indonesia-bat-tau-ca-trung-quoc-gan-bien-dong
Chiếc tàu Trung Quốc thoạt đầu đã làm ngơ trước những phát đạn cảnh cáo bằng súng nhỏ, tiếp tục chạy về phía một chiếc tàu Hải Cảnh Trung Quốc gần đấy. Chiến hạm Indonesia đã lập tức dùng súng cỡ lớn bắn cảnh cáo ngay trên đầu chiếc tàu Trung Quốc.
Đến lúc đó tàu cá Trung Quốc mới chịu ngừng lại để bị bắt và giải về bộ chỉ huy Hải Quân Indonesia ở Rinai, đảo Natuna, cùng với 8 người trong thủy thủ đoàn.
Theo chỉ huy căn cứ Hải Quân Indonesia tại Natuna, chiến hạm của họ đã đuổi theo chiếc tàu cá bất chấp sự hiện diện của tàu Hải Cảnh Trung Quốc trên hiện trường, được cho là để bảo vệ các tàu cá Trung Quốc. Nhưng vì tàu chiến Indonesia thuộc loại lớn tương đương với tàu Hải Cảnh Trung Quốc nên những chiếc này không dám cản trở.
Cả hai sự cố trên đây đều xẩy ra bên trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Natuna của Indonesia. Tuy công nhận chủ quyền của Jakarta trên Natuna, nhưng Bắc Kinh đã cho đường lưỡi bò của họ trên Biển Đông ăn sâu vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Indonesia.
Trung Quốc dĩ nhiên đã cực lực phản đối hành động bắt giữ tàu cá do Indonesia tiến hành, và khẳng định trở lại rằng khu vực hoạt động của chiếc tàu này là « ngư trường truyền thống » của ngư dân Trung Quốc.
Theo ghi nhận của các nhà quan sát, Trung Quốc đã lạm dụng khái niệm « ngư trường truyền thống », không chỉ ở Biển Đông, vốn đã xa Trung Quốc rồi, mà còn qua tận vùng Achentina ở Nam Mỹ !
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160531-tau-chien-indonesia-bat-tau-ca-trung-quoc-gan-bien-dong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten