Hải quân Indonesia diễn tập lớn ở Biển Đông
Khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Pinckney (DDG 91) và chiến hạm KRI Slamet Riyadi (FFG 352) của Hải Quân Indonesia cùng tập trận.U.S. Navy photo by Cryptologic Technician 3rd Class Raul Sanchez
Ngày 16/06/2016, trang tin chuyên về quân sự quốc phòng Janes’s Defence cho biết Indonesia huy động một lực lượng hải quân hùng hậu để tiến hành cuộc tập trận 12 ngày ở vùng đảo Natuna, gần nơi tranh chấp ở Biển Đông.
Một đại diện của Hải Quân Indonesia cho biết, cuộc tập trận diễn ra từ ngày 09/06/2016 đến 20/06/2016, huy động nhiều phương tiện nhất, bao gồm năm tàu chiến, một tàu tiếp tế và một máy bay tuần duyên chuyên tìm kiếm và cứu nạn.
Lần diễn tập trước đó ở quần đảo Natuna là vào năm 2012, nhưng chỉ gồm có các tàu chiến.
Cũng theo nguồn tin này, việc phối hợp máy bay tuần duyên và tàu chiến nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong các tình huống giả định.
Hải Quân Indonesia nâng độ phức tạp của cuộc diễn tập trong bối cảnh các căng thẳng ở Biển Đông ngày càng tăng. Nhất là gần đây, các cuộc tuần tra, diễn tập được Hoa Kỳ, Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á thực hiện
Indonesia tham gia vào "nhóm Singapore", đại diện cho nhóm Tây Thái Bình Dương trong cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC 2016 ở Hawaii.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160617-ha%CC%89i-quan-indonesia-die%CC%83n-ta%CC%A3p-lo%CC%81n-o%CC%89-bie%CC%89n-dong
Lần diễn tập trước đó ở quần đảo Natuna là vào năm 2012, nhưng chỉ gồm có các tàu chiến.
Cũng theo nguồn tin này, việc phối hợp máy bay tuần duyên và tàu chiến nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong các tình huống giả định.
Hải Quân Indonesia nâng độ phức tạp của cuộc diễn tập trong bối cảnh các căng thẳng ở Biển Đông ngày càng tăng. Nhất là gần đây, các cuộc tuần tra, diễn tập được Hoa Kỳ, Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á thực hiện
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160617-ha%CC%89i-quan-indonesia-die%CC%83n-ta%CC%A3p-lo%CC%81n-o%CC%89-bie%CC%89n-dong
Biển Đông : Indonesia tăng cường lực lượng ở Natuna để chống Trung Quốc
Indonesia triển khai hệ thống phòng không Oerlikon Skyshield trên Biển Đông.DR
Bị Bắc Kinh công khai khiêu khích ngoài khơi quần đảo Natuna, Jakarta bắt đầu phản ứng một cách dứt khoát hơn. Tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane’s ngày 05/07/2016 đã tiết lộ kế hoạch của Jakarta, tăng cường đáng kể lực lượng của mình tại vùng quần đảo của mình trên Biển Đông. Nổi bật nhất trong kế hoạch này là quyết định triển khai hệ thống phòng không tối tân nhất của Indonesia đến vùng đảo xa này để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc.
Theo biên bản mà tạp chí Anh có được về một cuộc họp giữa tướng Gatot Nurmantyo, tư lệnh quân đội Indonesia, với Ủy Ban Quốc Phòng, Tình Báo và Ngoại Vụ Hạ Viện Indonesia, thì Không Quân Indonesia sắp triển khai bốn đơn vị đặc nhiệm trên bộ lên đảo Pulau Natuna Besar, đảo lớn nhất thuộc vùng quần đảo Natuna ở Biển Đông. Đây là các đơn vị được trang bị hệ thống phòng không Oerlikon Skyshield, một dàn cao xạ tự động đa năng 35 ly, có thể bắn 1.000 phát mỗi phút, và sử dụng loại đạn được hướng dẫn chính xác.
Cũng theo IHS Jane’s, trong cuộc họp kể trên, quân đội Indonesia còn xin ngân sách để tăng cường đáng kể lực lượng đồn trú tại quần đảo Natuna, bao gồm việc trang bị thêm các hệ thống phòng không tầm trung trên đảo Pulau Natuna Besar, xây thêm cơ sở để đón tám chiến đấu cơ loại Su-27, Su-30 hoặc F-16 sắp được đưa đến căn cứ không quân Ranai ở thủ phủ quần đảo Natuna. Một phi đội máy bay không người lái cũng sẽ được bố trí tại Natuna, hai căn cứ không quân và hải quân tại chỗ được mở rộng, trong lúc số lính đồn trú sẽ nhân đôi, đạt mức 2000 quân từ nay đến cuối năm.
Natuna là một quần đảo gồm 270 đảo ở phía Nam Biển Đông, nằm giữa bán đảo Mã Lai và đảo Borneo. Chủ quyền quần đảo này thuộc về Indonesia, nhưng một phần vùng đặc quyền kinh tế của Natuna lại bị đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông ăn vào. Theo các nhà phân tích, Trung Quốc đã có những hành vi hung hăng nhắm vào Indonesia từ lâu, nhưng Jakarta hầu như không phản ứng để duy trì mối quan hệ hữu hảo về mặt kinh tế.
Tuy nhiên, các hành vi khiêu khích rõ rệt của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã buộc Indonesia phải thay đổi quan điểm, đặc biệt là vụ việc hôm 19/04 vừa qua, khi tàu tuần cảnh Trung Quốc đã can thiệp thô bạo để đánh tháo cho một tàu cá Trung Quốc bị tuần duyên Indonesia chận bắt ngoài khơi Natuna. Điều đáng nói là khi bị chất vấn, Bắc Kinh đã thản nhiên biện minh cho hành vi của mình bằng luận điểm : khu vực đó là ngư trường truyền thống của Trung Quốc.
Đối với giới quan sát, quyết định tăng cường đáng kể lực lượng quan sự đóng tại quần đảo Natuna như đã biến nơi đây thành tiền đồn chống lại các hành vi hung hăng của Trung Quốc nhắm vào Indonesia. Điều này thể hiện một sự chuyển đổi quan trọng trong cái nhìn của Jakarta đối với hiểm họa Trung Quốc, bị cho là có thể đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160407-bien-dong-indonesia-natuna-tq-qs-qp
Cũng theo IHS Jane’s, trong cuộc họp kể trên, quân đội Indonesia còn xin ngân sách để tăng cường đáng kể lực lượng đồn trú tại quần đảo Natuna, bao gồm việc trang bị thêm các hệ thống phòng không tầm trung trên đảo Pulau Natuna Besar, xây thêm cơ sở để đón tám chiến đấu cơ loại Su-27, Su-30 hoặc F-16 sắp được đưa đến căn cứ không quân Ranai ở thủ phủ quần đảo Natuna. Một phi đội máy bay không người lái cũng sẽ được bố trí tại Natuna, hai căn cứ không quân và hải quân tại chỗ được mở rộng, trong lúc số lính đồn trú sẽ nhân đôi, đạt mức 2000 quân từ nay đến cuối năm.
Natuna là một quần đảo gồm 270 đảo ở phía Nam Biển Đông, nằm giữa bán đảo Mã Lai và đảo Borneo. Chủ quyền quần đảo này thuộc về Indonesia, nhưng một phần vùng đặc quyền kinh tế của Natuna lại bị đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông ăn vào. Theo các nhà phân tích, Trung Quốc đã có những hành vi hung hăng nhắm vào Indonesia từ lâu, nhưng Jakarta hầu như không phản ứng để duy trì mối quan hệ hữu hảo về mặt kinh tế.
Tuy nhiên, các hành vi khiêu khích rõ rệt của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã buộc Indonesia phải thay đổi quan điểm, đặc biệt là vụ việc hôm 19/04 vừa qua, khi tàu tuần cảnh Trung Quốc đã can thiệp thô bạo để đánh tháo cho một tàu cá Trung Quốc bị tuần duyên Indonesia chận bắt ngoài khơi Natuna. Điều đáng nói là khi bị chất vấn, Bắc Kinh đã thản nhiên biện minh cho hành vi của mình bằng luận điểm : khu vực đó là ngư trường truyền thống của Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160407-bien-dong-indonesia-natuna-tq-qs-qp
Biển Đông : Indonesia triển khai chiến đấu cơ F-16 để ngăn Trung Quốc
Chiến đấu cơ F-16.wikipedia
Sau vụ tàu tuần duyên Trung Quốc va chạm với tàu Indonesia trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này tại Biển Đông, Jakarta quyết định đưa năm chiến đấu cơ F-16 ra quần đảo Natuna cùng với nhiều phương tiện khác để sẵn sàng đối phó. Trên đây là thông báo của bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia trong một cuộc phỏng vấn mới đây.
Trả lời hãng tin Bloomberg hôm qua 31/03/2016, Bộ trưởng Quốc Phòng Ryamizard Ryacudu cho biết, bên cạnh 5 máy bay chiến đấu F-16 do Hoa Kỳ sản xuất, Indonesia sẽ triển khai thêm một số đơn vị thủy quân lục chiến, đơn vị đặc nhiệm không quân, một tiểu đoàn bộ binh, ba chiến hạm, một hệ thống ra-đa mới và nhiều máy bay do thám không người lái. Một đường băng quân sự và một bến cảng mới cũng dự kiến được xây dựng.
Việc triển khai F-16 và nhiều phương tiện quân sự tại quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông cho thấy mức độ lo ngại gia tăng của quốc gia vốn vẫn tự coi là đứng ngoài các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia nhấn mạnh : « Quần đảo Natuna là một cánh cửa, nếu cửa không an toàn, kẻ cướp có thể lọt vào nhà ». Theo ông, sở dĩ có sự rắc rối tại khu vực Natuna cho đến nay, là vì khu vực này « không được bảo vệ ».
Việc Trung Quốc đòi hỏi hơn 80% chủ quyền tại Biển Đông của Trung Quốc gây rất nhiều lo ngại cho các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Yêu sách đường chín đoạn (còn được gọi là « đường lưỡi bò ») của Trung Quốc lấn sâu vào khu vực đặc quyền kinh tế của Indonesia, trong đó có quần đảo Natuna của nước này.
Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, lãnh đạo Bộ Quốc Phòng Indonesia cho biết Jakarta đang xúc tiến hoàn tất một hợp đồng mua từ 8 đến 10 máy bay chiến đấu Sukhoi-35 của Nga, đồng thời chuẩn bị sắm thêm một số chiến đấu cơ F-16V của Mỹ, Typhoon của tập đoàn châu Âu BAE và JAS 39 Gripen của Thụy Điển.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160401-bien-dong-indonesia-trien-khai-chien-dau-co-f-16-de-ngan-trung-quoc
Việc triển khai F-16 và nhiều phương tiện quân sự tại quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông cho thấy mức độ lo ngại gia tăng của quốc gia vốn vẫn tự coi là đứng ngoài các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia nhấn mạnh : « Quần đảo Natuna là một cánh cửa, nếu cửa không an toàn, kẻ cướp có thể lọt vào nhà ». Theo ông, sở dĩ có sự rắc rối tại khu vực Natuna cho đến nay, là vì khu vực này « không được bảo vệ ».
Việc Trung Quốc đòi hỏi hơn 80% chủ quyền tại Biển Đông của Trung Quốc gây rất nhiều lo ngại cho các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Yêu sách đường chín đoạn (còn được gọi là « đường lưỡi bò ») của Trung Quốc lấn sâu vào khu vực đặc quyền kinh tế của Indonesia, trong đó có quần đảo Natuna của nước này.
Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, lãnh đạo Bộ Quốc Phòng Indonesia cho biết Jakarta đang xúc tiến hoàn tất một hợp đồng mua từ 8 đến 10 máy bay chiến đấu Sukhoi-35 của Nga, đồng thời chuẩn bị sắm thêm một số chiến đấu cơ F-16V của Mỹ, Typhoon của tập đoàn châu Âu BAE và JAS 39 Gripen của Thụy Điển.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160401-bien-dong-indonesia-trien-khai-chien-dau-co-f-16-de-ngan-trung-quoc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten