woensdag 4 november 2015

Việt Nam : Truyền hình analog sẽ ngừng phát từ năm 2015

Thứ ba, 26/3/2013 | 16:58 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ ba, 26/3/2013 | 16:58 GMT+7

Truyền hình analog sẽ ngừng phát từ năm 2015

Theo lộ trình số hóa truyền hình, tính đến 31/12/2015, 5 thành phố trực thuộc Trung ương sẽ kết thúc phát sóng các kênh chương trình analog (tương tự) để hoàn toàn chuyển sang truyền hình số mặt đất. 
5 thành phố này bao gồm Hà Nội (cũ), TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Tại Hội nghị triển khai Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng 26/3 ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, số hóa truyền hình mặt đất đang là xu thế tất yếu, nhiều nước trên thế giới đã coi đây là con đường bất khả kháng, do đó tùy điều kiện mà từng địa phương có thể triển khai sớm hơn so với quy hoạch.
Giai đoạn hai của lộ trình số hóa sẽ kết thúc trước ngày 31/12/2016 bao gồm Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang. Giai đoạn 3 và 4 hoàn thành vào 31/12/2020 và áp dụng với các tỉnh còn lại trên cả nước.
truyen-hinh-jpg-1364291453-1364291510_50
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định số hóa truyền hình mặt đất là xu thế tất yếu.
Hiện nay, số hộ xem truyền hình phát sóng tương tự vẫn chiếm gần 50%. Về phía đài truyền hình, công nghệ truyền dẫn, phát sóng tương tự mặt đất vẫn là công nghệ chủ đạo với 76 trong số 88 kênh chương trình sử dụng. Trong khi đó, việc số hóa sẽ mang lại cho người dân những chương trình chất lượng cao hơn.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, hiện Việt Nam có ba đơn vị khai thác dịch vụ truyền dẫn phát sóng trên toàn quốc là VTV, VTC và AVG. "Sắp tới chúng tôi sẽ xem xét và cấp phép cho một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng cho các khu vực, đặc biệt là ở đồng bằng Bắc bộ", Thứ trưởng cho hay.
Châu An

http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/truyen-hinh-analog-se-ngung-phat-tu-nam-2015-2541990.html

Thứ năm, 27/12/2012 | 16:29 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 27/12/2012 | 16:29 GMT+7

Truyền hình đã khác xưa vì sự hội tụ công nghệ

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT, cho rằng truyền hình ngày nay không giống như trước đây bởi nó gắn liền với xu hướng điện toán đám mây, với cơ sở dữ liệu lớn (big data), với khả năng tương tác và hội tụ công nghệ. 
Song song với việc công bố 10 sự kiện CNTT-TT 2012 sáng 27/12, CLB Nhà báo CNTT Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) đưa ra 5 dự báo về xu hướng nổi bật năm tới gồm: Sẽ có một số doanh nghiệp viễn thông khai tử; Smartphone và gói cước 3G giá rẻ bùng nổ; VNPT tiếp tục khó khăn, tụt hậu; Thị trường truyền hình trả tiền sẽ nóng bỏng chuyện cạnh tranh; và Lĩnh vực phần mềm trong nước vẫn không có đột phá.
truyen-hinh-jpg-1356600394_500x0.jpg
Câu chuyện truyền tải nội dung, dịch vụ xung quanh chiếc TV sẽ "nóng" trong năm tới.
Ông Trương Gia Bình đánh giá trong 5 dự báo đó, truyền hình trả tiền là câu chuyện đáng quan tâm nhất. Vấn đề này bắt đầu nóng sau khi FPT và Viettel nộp đơn lên Bộ Thông tin Truyền thông xin cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp giữa năm nay. Tuy nhiên sau đó, VTV, VCTV, SCTV, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam… đã đồng loạt có văn bản kiến nghị gửi Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ TT&TT không cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (cáp) cho Viettel và FPT. Lý do họ đưa ra là "thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam tương đối nhỏ, tốc độ phát triển thuê bao mới có xu hướng chậm lại" và "các tập đoàn này đầu tư ngoài ngành, là sự lãng phí lớn về tiền của, ngân sách Nhà nước", "không có thế mạnh về sản xuất nội dung truyền hình"…
Ngược lại, ông Trương Gia Bình cho rằng, việc không cho phép các doanh nghiệp như Viettel hay FPT tham gia vào lĩnh vực này mới gây tốn kém cho xã hội, giống như "một đường nhưng phân làn xe truyền hình đi bên này, điện thoại di động đi bên kia, khi đó hạ tầng cần phải xây là 10 đường chứ không phải 1 đường" và sẽ kéo chậm sự phát triển.
"Ngành truyền hình ngày xưa và bây giờ thực ra là hai ngành khác nhau hoàn toàn. Truyền hình ngày nay đòi hỏi sự áp dụng những công nghệ mới như cloud, big data, tương tác... chứ không phải analog như trước. Do đó, nếu chỉ để người truyền hình cầm máy quay quản lý thì sẽ rất khó phát triển, khó đưa công nghệ mới vào. Ngành này vẫn đang được nhà nước cấp ngân sách, trong khi dịch vụ di động và Internet không đòi hỏi mà còn đóng góp thêm cho ngân sách nhà nước", ông Bình nhấn mạnh.
Hơn nữa, FPT không tham gia sản xuất nội dung chương trình mà chỉ làm nhiệm vụ truyền tải nội dung do các đơn vị khác sản xuất trên cơ sở phát huy thế mạnh về hạ tầng truyền dẫn, mạng cáp sẵn có của mình (cả FPT và Viettel đều có hạ tầng mạng cáp để cung cấp dịch vụ Internet và truyền hình IPTV). Một số chuyên gia nhận định, người dùng Việt Nam vẫn có "định kiến" rằng cước dịch vụ truyền hình trả tiền khá cao trong khi nội dung lại không phong phú. Sự tham gia của các doanh nghiệp mới sẽ khiến thị trường đa dạng hơn, tạo sức ép cạnh tranh, giúp người xem có thêm nhiều lựa chọn dịch vụ với giá rẻ hơn (giống như những gì đang diễn ra trên thị trường di động và Internet).
Chia sẻ tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đồng tình rằng việc quản lý trong lĩnh vực truyền hình đang chưa theo kịp sự phát triển và sự nỗ lực không thể chỉ đến từ doanh nghiệp mà còn phải có những thể chế, chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển.
10 sự kiện CNTT-TT Việt Nam tiêu biểu 2012:
1. Thủ tướng ra quy hoạch phải có ít nhất 3 mạng di động để cạnh tranh
2. Beeline rút khỏi thị trường Việt Nam
3. MB 24 lừa đảo hơn 700 tỷ đồng bằng hình thức bán gian hàng ảo đa cấp
4. Nghị quyết Trung ương coi CNTT là hạ tầng quốc gia
5. Phóng thành công vệ tinh Vinasat 2
6. Lần đầu tiên Viettel "qua mặt" VNPT về doanh thu
7. Thu phí hòa mạng thuê bao trả trước
8. S-Fone sa thải hầu hết nhân viên
9. Thu phí bản quyền nhạc số
10. Bắt buộc phải đấu giá tần số di động
Châu An

http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/truyen-hinh-da-khac-xua-vi-su-hoi-tu-cong-nghe-2407286.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten