Tin tức / Thế giới / Châu Á
Myanmar trông chờ thay đổi sau thắng lợi của bà Aung San Suu Kyi
17.11.2015
Cô Mya Pwint Phyu phấn khởi khôn xiết khi nói về cuộc bầu cử lịch sử của Myanmar. Kết quả chính thức công bố hôm thứ Sáu xác nhận đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà Aung San Suu Kyi, còn gọi tắt là NLD, thắng cử một cách áp đảo và sẽ bầu ra tổng thống kế tiếp vào năm tới.
Cô Mya Pwint Phyu và 11 đồng sự tại cửa hàng ấn phẩm Cherry ở trung tâm thành phố Mandalay ngồi tại các trạm bỏ phiếu vào ngày bầu cử, theo dõi sát việc bỏ phiếu bên trong dinh thự cổ của thành phố nay là một trại gia binh.
Cô nói về sứ mạng theo dõi không chính thức mà nhóm bà đảm nhận, với thành phần chủ yếu là các nữ cử tri lần đầu tiên đi bầu: “Nếu chúng tôi thấy hành vi gian lận hay bất cứ vấn đề nào, chúng tôi sẽ báo cho giới truyền thông. Chúng tôi thực sự muốn tham gia vào thời điểm này.” Cô nhận xét rằng việc bỏ phiếu xem ra “khá công bằng.”
Với gần 5 tháng chờ đợi cho đến khi thần tượng dân chủ Aung San Suu Kyi có thể thành lập một chính phủ mới, cô Mya Pwint Phyu, 24 tuổi, và nhiều bạn đồng hương nay có thể tự cho phép mình mường tượng những thay đổi nào một chính phủ mới có thể mang lại cho một đất nước giàu tài nguyên đã bị nghèo đi vì mấy chục năm dưới chế độ quân trị độc tài.
Cô nói: “Với chính phủ trước, nếu họ xây lên một con đường, thì họ sẽ làm một cách hết sức rẻ tiền và sau một năm lại phải thay thế bằng một con đường khác. Nếu bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền, thì đường sá sẽ tốt hơn. Hệ thống giáo dục cũng sẽ được cải thiện, và sẽ có thêm công ăn việc làm nhờ đầu tư nước ngoài.”
Một thành viên khác trong toán quan sát viên ở cửa hàng ấn phẩm là cô Pearl, 24 tuổi, có bằng cử nhân toán, nhưng không kiếm được việc làm sử dụng đến khả năng của cô.
Cơ hội mới?
Giáo dục đại học ở nước này khét tiếng là xấu, với sinh viên được trông đợi học thuộc lòng những câu trả lời cố định bằng Anh ngữ rồi nhai lại toàn bộ trong bài thi. Khi tốt nghiệp, họ gia nhập một thị trường lao động thiếu thốn mọi cơ hội.
Dưới chính thể mới, theo cô Pearl: “Tôi hy vọng đất nước sẽ bắt đầu tốt hơn nhiều, và tôi nghĩ sẽ có thêm công ăn việc làm thích hợp cho sinh viên tốt nghiệp.”
Khi được hỏi về những thay đổi mà họ trông chờ, nhiều ủng hộ viên của NLD cũng tỏ ý không tán thành cương lĩnh chính thức của đáng, một văn kiện với rất ít chi tiết về chính sách. Thay vì thế, họ đề xuất các ưu tiên riêng của mình với đảng và người lãnh đạo được yêu mến, được gọi là Mẹ Suu.
NLD chưa hề có cơ hội tranh thủ kinh nghiệm quản trị, và một số quan sát viên nêu ra tình trạng thiếu kinh nghiệm kinh tế trong các ứng viên mà đảng chọn. Một số lớn là bác sĩ y khoa, sẽ tham gia hàng ngũ các cựu tù nhân chính trị và nhiều nhà thơ trong khối biểu quyết lớn nhất tại quốc hội ở Naypyidaw.
Chính bà Aung San Suu Kyi không hội đủ điều kiện để giữ chức tổng thống theo hiến pháp năm 2008, do giới lãnh đạo cũ trong nước phác thảo. Bà từng công khai tuyên bố bà sẽ “ở trên” một tổng thống do đảng của bà chọn ra.
Kỳ vọng cao
Chủ tịch NLD ở Mandalay, ông Shwe Hla, nói với đài VOA rằng một chính quyền do bà Aung San Suu Kyi điều hành sẽ đem lại một danh sách dài những cải tiến cho nhân dân Myanmar.
Ông nói: “Dân chúng có thể trông đợi luật pháp công bằng cho mọi người, không có tham nhũng hay hối lộ trong chính phủ, hòa bình với những người sắc tộc, pháp trị, ổn định và yên tĩnh.” Ông nói thêm: “Cụ thể là giáo dục tốt hơn và việc cung ứng chăm sóc y tế sẽ là những ưu tiên của một chính phủ NLD.”
Nhưng mọi hy vọng vẫn tùy thuộc vào việc giới lãnh đạo quân đội để cho một chính phủ dân sự thực thụ quản trị đất nước. Các dấu hiệu ban đầu là họ có ý định như thế, nhưng Hiến pháp dành cho các quân nhân không phải do dân bầu ra rất nhiều quyền lực có thể được sử dụng để ngăn trở các nỗ lực vô hiệu hóa các chính sách từ nhiều năm nay đã được lập ra khi quyền lực và tài sản được tích lũy bởi các tướng lãnh và bạn bè của họ.
Trong bối cảnh này, nhiều người còn chờ cho đến khi quyền lực được thực sự bàn giao trước khi họ ăn mừng, vì không tin vào một quân đội đã lật đổ chiến thắng bầu cử vang dội của NLD cách đây 25 năm.
Chủ quán trà Myint Kyaw, 58 tuổi nhớ lại việc đã tham gia vào cuộc nổi dậy đòi dân chủ năm 1988 lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa độc đảng, mở đường cho cuộc bầu cử năm 1990. Ông nói nay ông hy vọng 2 người con của ông sẽ được sống trong một nước có một tương lai kinh tế và chính trị tươi sáng.
Ông Myint Kyaw nói: “Nhưng tôi vẫn còn hơi lo lắng. Tôi sợ rằng họ có thể không giao quyền lại cho Mẹ Suu.” Ông nói thêm: “Nếu điều đó xảy ra, thì cả nước sẽ xuống đường biểu tình phản đối, trong đó có cả tôi.”
http://www.voatiengviet.com/content/myanmar-trong-cho-thay-doi-nho-thang-loi-cua-ba-aung-san-suu-kyi/3061669.html
Cô Mya Pwint Phyu và 11 đồng sự tại cửa hàng ấn phẩm Cherry ở trung tâm thành phố Mandalay ngồi tại các trạm bỏ phiếu vào ngày bầu cử, theo dõi sát việc bỏ phiếu bên trong dinh thự cổ của thành phố nay là một trại gia binh.
Cô nói về sứ mạng theo dõi không chính thức mà nhóm bà đảm nhận, với thành phần chủ yếu là các nữ cử tri lần đầu tiên đi bầu: “Nếu chúng tôi thấy hành vi gian lận hay bất cứ vấn đề nào, chúng tôi sẽ báo cho giới truyền thông. Chúng tôi thực sự muốn tham gia vào thời điểm này.” Cô nhận xét rằng việc bỏ phiếu xem ra “khá công bằng.”
Với gần 5 tháng chờ đợi cho đến khi thần tượng dân chủ Aung San Suu Kyi có thể thành lập một chính phủ mới, cô Mya Pwint Phyu, 24 tuổi, và nhiều bạn đồng hương nay có thể tự cho phép mình mường tượng những thay đổi nào một chính phủ mới có thể mang lại cho một đất nước giàu tài nguyên đã bị nghèo đi vì mấy chục năm dưới chế độ quân trị độc tài.
Cô nói: “Với chính phủ trước, nếu họ xây lên một con đường, thì họ sẽ làm một cách hết sức rẻ tiền và sau một năm lại phải thay thế bằng một con đường khác. Nếu bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền, thì đường sá sẽ tốt hơn. Hệ thống giáo dục cũng sẽ được cải thiện, và sẽ có thêm công ăn việc làm nhờ đầu tư nước ngoài.”
Một thành viên khác trong toán quan sát viên ở cửa hàng ấn phẩm là cô Pearl, 24 tuổi, có bằng cử nhân toán, nhưng không kiếm được việc làm sử dụng đến khả năng của cô.
Cơ hội mới?
Giáo dục đại học ở nước này khét tiếng là xấu, với sinh viên được trông đợi học thuộc lòng những câu trả lời cố định bằng Anh ngữ rồi nhai lại toàn bộ trong bài thi. Khi tốt nghiệp, họ gia nhập một thị trường lao động thiếu thốn mọi cơ hội.
Giáo dục đại học ở Myanmar bị cho là xấu, với sinh viên được trông đợi học thuộc lòng những câu trả lời cố định bằng Anh ngữ rồi nhai lại toàn bộ trong bài thi. Khi tốt nghiệp, họ gia nhập một thị trường lao động thiếu thốn mọi cơ hội.
Dưới chính thể mới, theo cô Pearl: “Tôi hy vọng đất nước sẽ bắt đầu tốt hơn nhiều, và tôi nghĩ sẽ có thêm công ăn việc làm thích hợp cho sinh viên tốt nghiệp.”
Khi được hỏi về những thay đổi mà họ trông chờ, nhiều ủng hộ viên của NLD cũng tỏ ý không tán thành cương lĩnh chính thức của đáng, một văn kiện với rất ít chi tiết về chính sách. Thay vì thế, họ đề xuất các ưu tiên riêng của mình với đảng và người lãnh đạo được yêu mến, được gọi là Mẹ Suu.
NLD chưa hề có cơ hội tranh thủ kinh nghiệm quản trị, và một số quan sát viên nêu ra tình trạng thiếu kinh nghiệm kinh tế trong các ứng viên mà đảng chọn. Một số lớn là bác sĩ y khoa, sẽ tham gia hàng ngũ các cựu tù nhân chính trị và nhiều nhà thơ trong khối biểu quyết lớn nhất tại quốc hội ở Naypyidaw.
Chính bà Aung San Suu Kyi không hội đủ điều kiện để giữ chức tổng thống theo hiến pháp năm 2008, do giới lãnh đạo cũ trong nước phác thảo. Bà từng công khai tuyên bố bà sẽ “ở trên” một tổng thống do đảng của bà chọn ra.
Kỳ vọng cao
Chủ tịch NLD ở Mandalay, ông Shwe Hla, nói với đài VOA rằng một chính quyền do bà Aung San Suu Kyi điều hành sẽ đem lại một danh sách dài những cải tiến cho nhân dân Myanmar.
Ông nói: “Dân chúng có thể trông đợi luật pháp công bằng cho mọi người, không có tham nhũng hay hối lộ trong chính phủ, hòa bình với những người sắc tộc, pháp trị, ổn định và yên tĩnh.” Ông nói thêm: “Cụ thể là giáo dục tốt hơn và việc cung ứng chăm sóc y tế sẽ là những ưu tiên của một chính phủ NLD.”
Chủ tịch liên minh NLD ở Mandalay Shwe Hla nói với đài VOA rằng một chính quyền do bà Aung San Suu Kyi điều hành sẽ đem lại một danh sách dài những cải tiến cho nhân dân Myanmar.
Nhưng mọi hy vọng vẫn tùy thuộc vào việc giới lãnh đạo quân đội để cho một chính phủ dân sự thực thụ quản trị đất nước. Các dấu hiệu ban đầu là họ có ý định như thế, nhưng Hiến pháp dành cho các quân nhân không phải do dân bầu ra rất nhiều quyền lực có thể được sử dụng để ngăn trở các nỗ lực vô hiệu hóa các chính sách từ nhiều năm nay đã được lập ra khi quyền lực và tài sản được tích lũy bởi các tướng lãnh và bạn bè của họ.
Trong bối cảnh này, nhiều người còn chờ cho đến khi quyền lực được thực sự bàn giao trước khi họ ăn mừng, vì không tin vào một quân đội đã lật đổ chiến thắng bầu cử vang dội của NLD cách đây 25 năm.
Chủ quán trà Myint Kyaw, 58 tuổi nhớ lại việc đã tham gia vào cuộc nổi dậy đòi dân chủ năm 1988 lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa độc đảng, mở đường cho cuộc bầu cử năm 1990. Ông nói nay ông hy vọng 2 người con của ông sẽ được sống trong một nước có một tương lai kinh tế và chính trị tươi sáng.
Ông Myint Kyaw nói: “Nhưng tôi vẫn còn hơi lo lắng. Tôi sợ rằng họ có thể không giao quyền lại cho Mẹ Suu.” Ông nói thêm: “Nếu điều đó xảy ra, thì cả nước sẽ xuống đường biểu tình phản đối, trong đó có cả tôi.”
http://www.voatiengviet.com/content/myanmar-trong-cho-thay-doi-nho-thang-loi-cua-ba-aung-san-suu-kyi/3061669.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten