Dân TQ ngại sinh thêm con dù đổi luật?
- 30 tháng 10 2015
Trong hơn ba thập niên qua, chính phủ Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát các chi tiết riêng tư nhất và sự lựa chọn cuộc sống của người dân.
Chính phủ cấp và không cấp phép sinh con, giám sát chu kỳ kinh nguyệt và ra lệnh phá thai.Vì công ăn việc làm của cán bộ kế hoạch gia đình thường phụ thuộc vào việc giảm dân số, kết quả là đã xảy ra vi phạm nhân quyền ghê gớm kể cả cưỡng bức phá thai muộn và triệt sản.
Điều xảy ra là các cặp vợ chồng nông thôn cũng mong muốn có con trai để chăm sóc họ đến lúc tuổi già nên chính sách này đặc biệt tệ hại đối với bé gái, thiếu quan tâm tới con gái, giết trẻ sơ sinh và phá thai để chọn con theo giới tính mình muốn khi siêu âm và kỹ thuật lựa chọn giới tính khác trở nên phổ biến hơn.
Mặc dù nó thường được gọi là chính sách "một con", chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc là khá phức tạp.
Cha mẹ ở nông thôn và cộng đồng dân tộc thiểu số thường được cho phép có thêm con.
Và cũng có thể nói rằng trong khi ghét một số sự thái quá của chính sách và than phiền về các hậu quả đối với gia đình của mình, nhiều người Trung Quốc ủng hộ chính sách một con về nguyên tắc với lý do dân số quá lớn và việc cá nhân hy sinh là cần thiết vì lợi ích chung.
Nhưng khi tôi nghĩ về vô số những bi kịch cá nhân mà chính sách này đã gây ra thì những khuôn mặt và những câu chuyện đã làm tôi bận tâm.
Tôi biết những cậu bé con chỉ sống chỉ vì siêu âm trước khi sinh hứa hẹn sẽ là con trai.
Tôi biết những gia đình có bé gái chết một cách bí ẩn. Tôi biết có những phụ nữ hiện đang bị bệnh phụ khoa cả đời vì họ trốn trong đồi núi khi họ sắp sinh con để tránh bị buộc phá thai dưới bàn tay của cảnh sát lưu động về kế hoạch hóa gia đình. Tôi biết cả gia đình khánh kiệt bởi các khoản tiền phạt vì sinh con ngoài kế hoạch.
Thế còn những đứa trẻ Trung Quốc đã may mắn được sinh ra trong ba thập niên rưỡi qua thì sao?
Đối với họ đó lại là áp lực tâm lý mà mỗi cá nhân phải đáp ứng trước sự mong đợi của hai cha mẹ và bốn ông bà đã dồn tiền của để cho họ ăn học…đó là chưa kể đến những áp lực kinh tế của con một phải chăm sóc cha mẹ và ông bà mình khi về già.
Trung Quốc nói rằng các quy định về kế hoạch gia đình đã ngăn chặn hàng trăm triệu ca sinh nở và có thể mang lại sự kỳ diệu về kinh tế nhờ bằng giải phóng phụ nữ để họ có thể làm việc.
Nhưng giới phê bình luôn nói rằng tỷ lệ sinh con của Trung Quốc đã có thể giảm có hay không có chính sách một trong bối cảnh Trung Quốc dần dần công nghiệp hoá, và chỉ ra rằng các nước đang phát triển khác ở châu Á có thấy việc giảm dân số tương ứng mà không cần tới các chính sách hà khắc như vậy.
Và bây giờ Trung Quốc lại có vấn đề ngược lại - dân số già và một lực lượng lao động giảm.
Trung Quốc có thể già trước khi giàu có. Hoặc tệ hơn, gánh nặng của người già có thể thậm chí ngăn Trung Quốc không vượt quá nổi ngưỡng thu nhập trung bình.
Nhưng nếu tỷ lệ sinh nở được thúc đẩy chính bởi động cơ kinh tế chứ không phải là chính sách kế hoạch hóa gia đình thì nhiều khả năng là việc nới lỏng các chính sách sẽ không giải quyết vấn đề này.
Rốt cùng, Trung Quốc hiện nay là một xã hội đang đô thị hóa mạnh và tại các thành phố cha mẹ phải tính toán chi chi tiêu khi lựa chọn sinh con.
Trung Quốc cũng là một xã hội mà bố và mẹ đều đi làm.
Một gia đình lớn hơn có nghĩa là chi phí gia tăng và thu nhập giảm và bằng chứng cho đến nay cho thấy nhiều cha mẹ sẽ không quyết định có nhiều con.
Trong hai năm qua, khi có quyết định nới nỏng, cho sinh con thứ hai trong một số trường hợp thì chỉ có chưa tới 1 trên 10 triệu cặp vợ chồng quyết định nộp đơn sinh thêm, như thế ít hơn một nửa số đơn chính phủ dự kiến.
Ở các thành phố giàu có nhất, sự miễn cưỡng thậm chí còn rõ rệt hơn.
Lấy ví dụ tại Thượng Hải, Ủy ban Kế hoạch gia đình gần đây ước tính rằng 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh nở hội đủ điều kiện có thêm con thứ hai theo sửa đổi luật hồi 2013 nhưng chỉ có 5% phụ nữ nộp đơn.
Vì vậy, khi nhà nước cuối cùng đã thông báo kết thúc chính sách một con, điều trớ trêu cho chính phủ Trung Quốc là họ có thể sẽ phát hiện ra rằng chính sách này cũng chẳng giải quyết được việc gì.
Tin liên quan
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/10/151030_china_one_child_policy_carrie_gracie_analysis
Geen opmerkingen:
Een reactie posten