Tranh chấp Biển Đông bao trùm diễn đàn an ninh Shangri-La
Thứ trưởng bộ Quốc Phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh (giữa) sau cuộc họp với các quan chức Trung Quốc bên lề cuộc đối thoại Shangri-La, Singapore, ngày 03/06/2016.ROSLAN RAHMAN / AFP
Các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bao trùm diễn đàn an ninh thường niên lớn nhất ở châu Á, Đối thoại Shangri-La, ở Singapore khai mạc ngày 03/06/2016.
Cuộc đối thoại về an ninh này, do Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (IISS) Luân Đôn tổ chức, sẽ diễn ra trong ba ngày, quy tụ khoảng 20 bộ trưởng Quốc Phòng vùng châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter.
Đối thoại Shangri-La năm 2016 diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên vùng Biển Đông, nơi mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ và đang tăng tốc bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa các đảo tranh chấp.
Đối với Washington, các tranh chấp về chủ quyền phải được giải quyết bằng con đường ngoại giao, chứ không phải bằng chính sách của Trung Quốc đặt mọi người trước việc đã rồi. Trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ đã gởi các tàu chiến đến sát các đảo mà Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông nhằm cho thấy là Washington kiên quyết bảo vệ quyền tự do hàng hải tại vùng biển chiến lược này.
Tại Đối thoại Shangri-La những năm trước, các quan chức quốc phòng của Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn có những trao đổi rất gay gắt, chủ yếu là do vấn đề Biển Đông.
Theo dự báo của trung tâm nghiên cứu chiến lược IHS Jane, những căng thẳng trên Biển Đông có thể khiến chi tiêu quốc phòng của vùng châu Á-Thái Bình Dương tăng thêm gần 25% trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2020, lên đến 533 tỷ đôla.
Ngoài hồ sơ Biển Đông, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên do vụ thử hạt nhân và bắn tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, cũng như mối đe dọa khủng bố Hồi Giáo cũng là những chủ đề nổi cộm tại Đối thoại Shangri-La năm 2016.
Thủ tướng Thái Lan, tướng Prayut Cha-o-Cha đã đọc bài diễn văn chính ( keynote ) trong buổi khai mạc tối nay.
Hải quân Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận do Mỹ tổ chức
Trong một thông cáo đưa ra tối hôm qua, 02/06/2016, bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết là hải quân nước này sẽ gởi 5 chiến hạm đến Hawai vào mùa hè năm nay để tham gia cuộc tập trận do Hoa Kỳ tổ chức, mặc dầu quan hệ hai nước vẫn căng thẳng do vấn đề Biển Đông.
Cuộc tập trận mang tên « Vành đai Thái Bình Dương » ( RIMPAC ), được xem là cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới, được tổ chức hai năm một lần vào tháng 6 và tháng 7.
Theo thông cáo của bộ Quốc phòng Trung Quốc, các tàu chiến của nước này sẽ tham gia các cuộc tập trận bắn đạn thật, các cuộc diễn tập chống cướp biển, tìm kiếm cứu hộ trên biển.
Nhiều lãnh đạo bên đảng Cộng hòa, trong đó có thượng nghị sĩ John McCain, đã kêu gọi tổng thống Barack Obama loại Trung Quốc ra khỏi cuộc tập trận RIMPAC để thể hiện sự bất bình của Washington về những tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Đối thoại Shangri-La năm 2016 diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên vùng Biển Đông, nơi mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ và đang tăng tốc bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa các đảo tranh chấp.
Đối với Washington, các tranh chấp về chủ quyền phải được giải quyết bằng con đường ngoại giao, chứ không phải bằng chính sách của Trung Quốc đặt mọi người trước việc đã rồi. Trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ đã gởi các tàu chiến đến sát các đảo mà Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông nhằm cho thấy là Washington kiên quyết bảo vệ quyền tự do hàng hải tại vùng biển chiến lược này.
Tại Đối thoại Shangri-La những năm trước, các quan chức quốc phòng của Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn có những trao đổi rất gay gắt, chủ yếu là do vấn đề Biển Đông.
Theo dự báo của trung tâm nghiên cứu chiến lược IHS Jane, những căng thẳng trên Biển Đông có thể khiến chi tiêu quốc phòng của vùng châu Á-Thái Bình Dương tăng thêm gần 25% trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2020, lên đến 533 tỷ đôla.
Ngoài hồ sơ Biển Đông, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên do vụ thử hạt nhân và bắn tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, cũng như mối đe dọa khủng bố Hồi Giáo cũng là những chủ đề nổi cộm tại Đối thoại Shangri-La năm 2016.
Thủ tướng Thái Lan, tướng Prayut Cha-o-Cha đã đọc bài diễn văn chính ( keynote ) trong buổi khai mạc tối nay.
Hải quân Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận do Mỹ tổ chức
Trong một thông cáo đưa ra tối hôm qua, 02/06/2016, bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết là hải quân nước này sẽ gởi 5 chiến hạm đến Hawai vào mùa hè năm nay để tham gia cuộc tập trận do Hoa Kỳ tổ chức, mặc dầu quan hệ hai nước vẫn căng thẳng do vấn đề Biển Đông.
Cuộc tập trận mang tên « Vành đai Thái Bình Dương » ( RIMPAC ), được xem là cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới, được tổ chức hai năm một lần vào tháng 6 và tháng 7.
Theo thông cáo của bộ Quốc phòng Trung Quốc, các tàu chiến của nước này sẽ tham gia các cuộc tập trận bắn đạn thật, các cuộc diễn tập chống cướp biển, tìm kiếm cứu hộ trên biển.
Nhiều lãnh đạo bên đảng Cộng hòa, trong đó có thượng nghị sĩ John McCain, đã kêu gọi tổng thống Barack Obama loại Trung Quốc ra khỏi cuộc tập trận RIMPAC để thể hiện sự bất bình của Washington về những tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160603-tranh-chap-bien-dong-bao-trum-dien-dan-an-ninh-shangri-la
Geen opmerkingen:
Een reactie posten