Tàu chiến Ấn Độ ghé hai cảng Cam Ranh và Subic
Chiến hạm INS Satpura của Ấn Độ cùng với chiến hạm Mỹ USS Carl Vinson tập trận chung vào năm 2012.@usnavy
Hai chiến hạm Ấn Độ đã cập cảng Cam Ranh, Việt Nam, hôm qua, 30/05/2016. Hải Quân Ấn Độ dự kiến có nhiều hoạt động chung với Hải Quân Việt Nam. Song song với chuyến thăm Việt Nam, Ấn Độ cũng cử hai tàu chiến khác tới cảng Subic Bay, Philippines. Hoạt động của tàu chiến Ấn Độ tại Việt Nam và Philippines nằm trong khuôn khổ chiến dịch của New Delhi triển khai Hải Quân tại Biển Đông và vùng tây bắc Thái Bình Dương trong vòng hơn hai tháng.
Chiến hạm tàng hình INS Satpura và tàu hộ vệ trang bị tên lửa INS Kirch, thuộc hạm đội Đông Ấn Độ, đều do Ấn Độ tự chế, sẽ tham gia vào nhiều cuộc tập huấn phối hợp với Hải Quân Việt Nam tại Biển Đông, trong vòng bốn ngày, đặc biệt về truyền thông và cứu nạn. Theo báo chí Ấn Độ, New Delhi hy vọng chuyến đi này « sẽ tăng cường quan hệ hữu nghị » giữa hai nước và « đóng góp cho an ninh và sự ổn định tại khu vực hết sức quan trọng này của thế giới ».
Cam Ranh là một cảng quân sự mang tính chiến lược trong việc kiểm soát Biển Đông. Kể từ khi được mở cửa trở lại hồi tháng 3/2016, đã có các tàu chiến Singapore, Pháp, Nhật Bản ghé thăm cảng này.
Khách thăm cảng Subic Bay, Phillippines, là chiếm hạm INS Sahyadri, được trang bị tên lửa hành trình, cũng do Ấn Độ chế tạo và tàu tiếp dầu INS Shakti, do Ý sản xuất, có thể cùng một lúc tiếp nhiên liệu cho bốn tàu chiến, với tốc độ 1.300 tấn/giờ.
Sau các hoạt động tại Việt Nam và Philippines, đội tàu Ấn Độ gồm bốn chiến hạm nói trên sẽ tới Nhật Bản để tham dự cuộc tập trận hải quân thường niên Malabar-16 với Hải Quân Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hai chiến hạm Ấn Độ đến Cam Ranh chỉ một ngày sau khi quân cảng Việt Nam đón hai tàu rà mìn Nhật Bản. Việc Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia ven Biển Đông gia tăng giao lưu hải quân diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có các hoạt động bối đắp các đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở quân sự tại nhiều đảo, đá tại Trường Sa, Hoàng Sa, nơi mà đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh bị nhiều nước láng giềng phản đối.
Theo trang mạng chuyên về công nghệ quốc phòng Ấn Độ Bharat Shakti, Hải Quân Ấn Độ và Việt Nam đã có nhiều hợp tác quan trọng trong thời gian gần đây, về huấn luyện, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện. Trong tuần tới, bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Manohar Parrikar dự kiến có chuyến công du Việt Nam.
Theo tờ Financial Express ngày 26/05, New Delhi và Matxcơva đã nhất trí « về nguyên tắc » xuất khẩu tên lửa siêu thanh diệt hạm Brahmos, sản phẩm phối hợp Nga - Ấn, sang bốn quốc gia, trong đó có Việt Nam.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160531-tau-chien-an-do-toi-cang-cam-ranh
Cam Ranh là một cảng quân sự mang tính chiến lược trong việc kiểm soát Biển Đông. Kể từ khi được mở cửa trở lại hồi tháng 3/2016, đã có các tàu chiến Singapore, Pháp, Nhật Bản ghé thăm cảng này.
Khách thăm cảng Subic Bay, Phillippines, là chiếm hạm INS Sahyadri, được trang bị tên lửa hành trình, cũng do Ấn Độ chế tạo và tàu tiếp dầu INS Shakti, do Ý sản xuất, có thể cùng một lúc tiếp nhiên liệu cho bốn tàu chiến, với tốc độ 1.300 tấn/giờ.
Sau các hoạt động tại Việt Nam và Philippines, đội tàu Ấn Độ gồm bốn chiến hạm nói trên sẽ tới Nhật Bản để tham dự cuộc tập trận hải quân thường niên Malabar-16 với Hải Quân Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hai chiến hạm Ấn Độ đến Cam Ranh chỉ một ngày sau khi quân cảng Việt Nam đón hai tàu rà mìn Nhật Bản. Việc Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia ven Biển Đông gia tăng giao lưu hải quân diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có các hoạt động bối đắp các đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở quân sự tại nhiều đảo, đá tại Trường Sa, Hoàng Sa, nơi mà đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh bị nhiều nước láng giềng phản đối.
Theo trang mạng chuyên về công nghệ quốc phòng Ấn Độ Bharat Shakti, Hải Quân Ấn Độ và Việt Nam đã có nhiều hợp tác quan trọng trong thời gian gần đây, về huấn luyện, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện. Trong tuần tới, bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Manohar Parrikar dự kiến có chuyến công du Việt Nam.
Theo tờ Financial Express ngày 26/05, New Delhi và Matxcơva đã nhất trí « về nguyên tắc » xuất khẩu tên lửa siêu thanh diệt hạm Brahmos, sản phẩm phối hợp Nga - Ấn, sang bốn quốc gia, trong đó có Việt Nam.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160531-tau-chien-an-do-toi-cang-cam-ranh
Geen opmerkingen:
Een reactie posten