Saturday, June 4, 2016 2:19:38 PM
Bài liên quan
- Rao bán căn nhà thời thơ ấu của Muhammad Ali
- Ngày 2 tháng 5: Floyd Mayweather so găng Manny Pacquiao
- Putin cho cựu võ sĩ quyền anh Mỹ vào quốc tịch Nga
PHOENIX, Arizona (NV) – Muhammad Ali, người ba lần đoạt chức vô địch thế giới về môn quyền anh, và cũng là biểu tượng của phong trào chống chiến tranh thời thập niên 1960, vừa qua đời hôm 3 Tháng Sáu tại một bệnh viện ở Scottsdale, Arizona, hưởng thọ 74 tuổi.
Cựu vô địch quyền anh hạng nặng Muhammad Ali với một cú móc vào mặt võ sĩ Joe Frazier ở hiệp chín của trận đấu tại Manila, Philippines vào năm 1975. (Hình: AP/Mitsunori Chigita) |
Theo Washington Post, trước đó ông được đưa vào bệnh viện do có vấn đề về đường hô hấp sau nhiều năm mắc chứng bệnh Parkinson's.
Ông Ali ngự trị các võ đài trong hai thập niên 1960 và 1970 và ba lần đoạt chức vô địch thế giới.
Khi mới đoạt chức vô địch vào năm 1964, ông được thế giới biết đến với tên cúng cơm là Cassius Clay.
Ngày hôm sau, ông tuyên bố là thành viên của tổ chức Nation of Islam, điều gây chấn động vào thời đó, đặc biệt trong giới lực sĩ.
Không lâu sau đó ông đổi tên thành Muhammad Ali.
Ông Ali trở thành biểu tượng của một lứa lực sĩ mới, người tự tạo cho mình một thể thức riêng biệt, thách thức với những truyền thống của quá khứ.
Ông Ali thu hút được người thuộc mọi sắc tộc, tôn giáo và đẳng cấp, nhưng trong thập niên 1960 đầy xáo trộn và phân hóa, ông đặc biệt được xem như là một nhà vô địch người Mỹ gốc Phi Châu và là nhà vô địch của giới trẻ.
Ông Malcolm X, người tuyển mộ ông vào tổ chức Nation of Islam, gọi ông là “vị anh hùng da đen.”
Năm 1967, ba năm sau ngày giành được chức vô địch thế giới, ông từ chối tòng quân trong thời gian Chiến Tranh Việt Nam.
Vào năm đó ông từng tuyên bố: “Tại sao họ có thể yêu cầu tôi khoác bộ binh phục và đi xa quê nhà đến 10,000 dặm để dội bom và bắn vào những người có nước da nâu ở Việt Nam, trong khi những người bị mệnh danh là 'mọi da đen' ở Louisville đang bị đối xử như chó và bị từ chối quyền con người căn bản nhất.”
Lập trường của ông được Mục Sư Martin Luther King Jr, người tranh đấu cho nhân quyền, ủng hộ.
Chức vô địch quyền anh hạng nặng của ông lập tức bị thu hồi và ông bị cấm thi đấu trong ba năm.
Không những vậy ông còn bị tuyên án năm năm tù nhưng do tiến trình kháng cáo kéo dài khiến ông chưa phải thọ án ngày nào.
Quyết định của ông khiến giới cựu trào căm phẫn, trong đó có nhiều nhà viết phê bình thể thao và cả người Mỹ giới trung lưu, những người xem ông như là tay võ sĩ kiêu ngạo và không yêu nước.
Nhưng vào lúc mà phong trào văn hóa của giới trẻ và da đen Hoa Kỳ phát triển mạnh vào cuối thập niên 1960, ông trở thành nhân vật được tôn kính trong thời đại của mình.
Sau đó nghề quyền anh của ông chìm dần vào quá khứ và chứng suy yếu thần kinh khiến ông dần trở nên chậm chạp và yên lặng hơn, và ông trở thành biểu tượng của sự đoàn kết và tình huynh đệ. Ông được hằng ngàn người đón chào ở bất kỳ nơi đâu ông đặt chân đến trên khắp thế giới.
Đám táng của ông Ali sẽ được tổ chức tại quê nhà ông ở Louisville, Kentucky, nơi giới chức thành phố dự trù mở một buổi truy điệu cho ông vào hôm Thứ Bảy. (TP)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=229454&zoneid=1
Ông bị bệnh hô hấp, và bệnh trở nên phức tạp hơn do ông bị chứng Parkinson.
Tang lễ sẽ được tổ chức tại thành phố quê hương ông ở Louisville, Kentucky, gia đình ông cho biết trong một tuyên bố.
"Muhammad Ali đã làm chấn động thế giới. Thế giới này tốt đẹp hơn vì điều đó," Tổng thống Barack Obama và phu nhân nói.
Cựu Tổng thống Bill Clinton - và cũng là phu quân của người đang ra tranh cử trong cuộc bầu cử của Đảng Dân chủ để trở thành ứng viên Tổng thống, bà Hillary Clinton - nói tay quyền Anh này là người "quả cảm trong trường đấu, nguồn cảm hứng cho giới trẻ, đầy tình thương với những người cần giúp đỡ và mạnh mẽ, hài nước trước những thách thức về sức khỏe của chính mình".
Còn ông Donald Trump, người đang vận động để trở thành ứng viên của Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống thì viết trên Twitter rằng Ali là "nhà vô địch thực sự vĩ đại và một con người tuyệt vời. Tất cả mọi người sẽ thương nhớ ông!"
Muhammad Ali vào thời điểm lừng lẫy nhất của mình người ta có thể nói rằng ông là người nổi tiếng nhất hành tinh này.
Huyền thoại quyền Anh cũng có niềm tin mãnh liệt vào bản thân.
Ông từng nói, “Tôi là người vĩ đại nhất” và ai có thể nghi ngờ người đã từng giành chức Vô địch Thế giới Hạng nặng ba lần.
Từng thẳng thắn lên tiếng bảo vệ dân quyền, ông được hàng triệu người trên thế giới yêu mến.
Muhammad Ali có tên thật là Cassius Marcellus Clay, sinh ra ở Louisville, Kentucky vào 17/1/1942, là con trai của một người thợ vẽ biển quảng cáo. Ông được đặt tên theo một người nổi tiếng theo chủ nghĩa bãi nô vào thế kỷ 19.
Ông bắt đầu trở nên nổi tiếng sau khi giành huy chương vàng hạng nhẹ ở Thế vận hội Rome 1960.
Được gọi là “Người vĩ đại”, nhà quyền Anh người Mỹ đã đánh bại Sonny Liston vào năm 1964 để giành đai vô địch thế giới. Ông cũng trở thành võ sĩ quyền Anh đầu tiên ba lần giành danh hiệu vô địch thế giới hạng nặng.
Muhammad Ali nghỉ hưu vào năm 1981, sau khi thắng 56 lần trong số 61 trận đấu.
Muhammad Ali được tạp chí Sports Illustrated tôn vinh là “Nhà thể thao của thế kỷ”, còn BBC tặng ông danh hiệu “Nhân cách thể thao của thế kỷ”.
Ngoài khả năng quyền Anh trên vũ đài, ông cũng gây chú ý bởi những phát biểu mạnh bạo trong những buổi phỏng vấn trước và sau trận đấu.
Tuy nhiên ông cũng là một người vận động cho quyền công dân và một nhà thơ, người đã vượt qua những giới hạn của thể thao, chủng tộc và quốc tịch.
Khi được hỏi về cách mà ông muốn mình được nhớ đến, Ali nói “Là một người chưa bao giờ phản bội nhân dân. Nếu hơi quá, thì hãy gọi tôi là một võ sĩ quyền Anh giỏi. Tôi cũng chả ngại đâu nếu bạn không đề cập về việc tôi đẹp trai thế nào”.
Khi chưa nổi tiếng, Ali suýt bị một nhà vô địch người Anh là Henry Cooper đánh bại trong một trận đấu không đai tại London vào năm 1963.
Cooper đo ván Ali bằng một cú móc trái, nhưng Ali đã đứng dậy và dành chiến thắng vào ván đấu tiếp theo. Một vết thương nặng ở mắt trái đã buộc Cooper sau đó phải ngưng đấu.
Một năm sau đó, vào tháng Hai, Ali gây chấn động làng quyền Anh thế giới khi giành chức vô địch hạng nặng lần đầu tiên khi mới 22 tuổi.
Ông cũng dự đoán rằng mình sẽ đánh bại Liston, người chưa từng thua cuộc trước đó. Rất ít người tin rằng ông làm được điều đó.
Thế nhưng sau sáu ván đấu, Liston chấp nhận đầu hàng khi ngồi trên ghế nghỉ, vì không thể tiếp tục thi đấu với một đối thủ trẻ như Ali.
Cùng thời điểm với trận đấu đầu tiên của mình, Ali có liên quan đến một phong trào tôn giáo tên là Thế giới Hồi giáo. Phong trào này có mục tiêu cải thiện trình trạng tín ngưỡng, tinh thần, xã hội và kinh tế của người Mỹ gốc Phi tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên trái ngược với đường lối đoàn kết bảo vệ dân quyền khởi xướng bởi Tiến sĩ Martin Luther King, phong trào Thế giới Hồi giáo kêu gọi người da màu ly khai và bị dân chúng Hoa Kỳ nghi kị.
Ali sau đó cải đạo sang Hồi giáo và từ bỏ tên gọi ông cho là “tên của một nô lệ”. Ông đổi tên thành Cassius X và sau đó là Muhammad Ali.
Vào năm 1967, Ali có một quyết định mang tính bước ngoặt khi công khai phản đối cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hành động này vấp phải sự phản đối của rất nhiều người Mỹ.
Ông từ chối quân dịch và do đó bị tước bỏ đai vô địch thế giới cũng như rút giấy phép thi đấu quyền Anh. Ông ngưng thi đấu trong vòng bốn năm.
Sau khi án phạt được rút vào năm 1971, Ali trở lại sàn đấu và tham gia ba trận mang tính biểu tượng trong lịch sử quyền Anh. Điều này cũng góp phần khôi phục lại hình tượng của ông trong mắt công chúng.
Ba trận đấu đó lần lượt là với Joe Frazier trong “Trận đánh thế kỷ” tại New York vào ngày 8/3/1971. Tiếp theo là với George Foreman trong ván đấu “Tiếng gầm trong rừng thẳm” tại Kinshasa, Zaira (nay thuộc Cộng hòa dân chủ Congo vào ngày 30/10/1974. Trận thứ ba và cuối cùng, cũng là với Joe Frazier tại Philippines vào ngày 1/10/1975, được gọi là “Cú sốc ở Manila”, nơi Ali đã nốc ao Frazier sau 15 ván đấu.
Sau khi Ali nghỉ hưu, có nhiều đồn đoán về tình trạng sức khỏe khi ông bắt đầu nói lắp và trở nên uể oải trong các bài phát biểu.
Ông bị chẩn đoán mắc hội chứng Parkinson nhưng Ali vẫn tiếp tục xuất hiện và nhận được sự chào đón nồng ấm của dân chúng.
Muhammad Ali vinh dự thắp lửa vạc dầu Thế vận hội năm 1996 tại Atlanta và rước cờ Olympic trong lễ khai mạc Thế vận hội năm 2012 tại London.
Huyền thoại quyền Anh Muhammad Ali qua đời
- 4 tháng 6 2016
Muhammad Ali vừa qua đời ở tuổi 74, một phát ngôn viên cho gia đình ông cho biết.
Nhà cựu vô định quyền Anh hạng nặng, một trong những vận động viên thể thao nổi tiếng nhất thế giới qua đời tại bệnh viện ở thành phố Phoenix, bang Arizona, Hoa Kỳ, sau khi nhập viên hôm thứ Năm.Ông bị bệnh hô hấp, và bệnh trở nên phức tạp hơn do ông bị chứng Parkinson.
Tang lễ sẽ được tổ chức tại thành phố quê hương ông ở Louisville, Kentucky, gia đình ông cho biết trong một tuyên bố.
Muhammad Ali
Tên thật là Cassius Marcellus Clay, sinh ngày 17 tháng Giêng năm 1942
61 trận
trong 21 năm thi đấu chuyên nghiệp
56 thắng
trong đó có 37 trận đánh đối thủ đo ván- 3 lần đoạt chức Vô địch Quyền Anh hạng nặng
- 1 Đoạt Huy chương vàng Thế vận hội
- 31 trận thắng liên tiếp cho tới khi thua lần đầu tiên trong trận với Joe Frazier
Getty
Chia buồn
Những lời chia buồn vày bảy tỏ lòng thương tiếc đối với huyền thoại quyền Anh đang được gửi tới gia đình ông từ khắp nơi trên thế giới."Muhammad Ali đã làm chấn động thế giới. Thế giới này tốt đẹp hơn vì điều đó," Tổng thống Barack Obama và phu nhân nói.
Cựu Tổng thống Bill Clinton - và cũng là phu quân của người đang ra tranh cử trong cuộc bầu cử của Đảng Dân chủ để trở thành ứng viên Tổng thống, bà Hillary Clinton - nói tay quyền Anh này là người "quả cảm trong trường đấu, nguồn cảm hứng cho giới trẻ, đầy tình thương với những người cần giúp đỡ và mạnh mẽ, hài nước trước những thách thức về sức khỏe của chính mình".
Còn ông Donald Trump, người đang vận động để trở thành ứng viên của Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống thì viết trên Twitter rằng Ali là "nhà vô địch thực sự vĩ đại và một con người tuyệt vời. Tất cả mọi người sẽ thương nhớ ông!"
Sự nghiệp
Muhammad Ali vào thời điểm lừng lẫy nhất của mình người ta có thể nói rằng ông là người nổi tiếng nhất hành tinh này.
Huyền thoại quyền Anh cũng có niềm tin mãnh liệt vào bản thân.
Ông từng nói, “Tôi là người vĩ đại nhất” và ai có thể nghi ngờ người đã từng giành chức Vô địch Thế giới Hạng nặng ba lần.
Từng thẳng thắn lên tiếng bảo vệ dân quyền, ông được hàng triệu người trên thế giới yêu mến.
Muhammad Ali có tên thật là Cassius Marcellus Clay, sinh ra ở Louisville, Kentucky vào 17/1/1942, là con trai của một người thợ vẽ biển quảng cáo. Ông được đặt tên theo một người nổi tiếng theo chủ nghĩa bãi nô vào thế kỷ 19.
Ông bắt đầu trở nên nổi tiếng sau khi giành huy chương vàng hạng nhẹ ở Thế vận hội Rome 1960.
Được gọi là “Người vĩ đại”, nhà quyền Anh người Mỹ đã đánh bại Sonny Liston vào năm 1964 để giành đai vô địch thế giới. Ông cũng trở thành võ sĩ quyền Anh đầu tiên ba lần giành danh hiệu vô địch thế giới hạng nặng.
Muhammad Ali nghỉ hưu vào năm 1981, sau khi thắng 56 lần trong số 61 trận đấu.
Muhammad Ali được tạp chí Sports Illustrated tôn vinh là “Nhà thể thao của thế kỷ”, còn BBC tặng ông danh hiệu “Nhân cách thể thao của thế kỷ”.
Ngoài khả năng quyền Anh trên vũ đài, ông cũng gây chú ý bởi những phát biểu mạnh bạo trong những buổi phỏng vấn trước và sau trận đấu.
Tuy nhiên ông cũng là một người vận động cho quyền công dân và một nhà thơ, người đã vượt qua những giới hạn của thể thao, chủng tộc và quốc tịch.
Khi được hỏi về cách mà ông muốn mình được nhớ đến, Ali nói “Là một người chưa bao giờ phản bội nhân dân. Nếu hơi quá, thì hãy gọi tôi là một võ sĩ quyền Anh giỏi. Tôi cũng chả ngại đâu nếu bạn không đề cập về việc tôi đẹp trai thế nào”.
Khi chưa nổi tiếng, Ali suýt bị một nhà vô địch người Anh là Henry Cooper đánh bại trong một trận đấu không đai tại London vào năm 1963.
Cooper đo ván Ali bằng một cú móc trái, nhưng Ali đã đứng dậy và dành chiến thắng vào ván đấu tiếp theo. Một vết thương nặng ở mắt trái đã buộc Cooper sau đó phải ngưng đấu.
Một năm sau đó, vào tháng Hai, Ali gây chấn động làng quyền Anh thế giới khi giành chức vô địch hạng nặng lần đầu tiên khi mới 22 tuổi.
Ông cũng dự đoán rằng mình sẽ đánh bại Liston, người chưa từng thua cuộc trước đó. Rất ít người tin rằng ông làm được điều đó.
Thế nhưng sau sáu ván đấu, Liston chấp nhận đầu hàng khi ngồi trên ghế nghỉ, vì không thể tiếp tục thi đấu với một đối thủ trẻ như Ali.
Cùng thời điểm với trận đấu đầu tiên của mình, Ali có liên quan đến một phong trào tôn giáo tên là Thế giới Hồi giáo. Phong trào này có mục tiêu cải thiện trình trạng tín ngưỡng, tinh thần, xã hội và kinh tế của người Mỹ gốc Phi tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên trái ngược với đường lối đoàn kết bảo vệ dân quyền khởi xướng bởi Tiến sĩ Martin Luther King, phong trào Thế giới Hồi giáo kêu gọi người da màu ly khai và bị dân chúng Hoa Kỳ nghi kị.
Ali sau đó cải đạo sang Hồi giáo và từ bỏ tên gọi ông cho là “tên của một nô lệ”. Ông đổi tên thành Cassius X và sau đó là Muhammad Ali.
Vào năm 1967, Ali có một quyết định mang tính bước ngoặt khi công khai phản đối cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hành động này vấp phải sự phản đối của rất nhiều người Mỹ.
Ông từ chối quân dịch và do đó bị tước bỏ đai vô địch thế giới cũng như rút giấy phép thi đấu quyền Anh. Ông ngưng thi đấu trong vòng bốn năm.
Sau khi án phạt được rút vào năm 1971, Ali trở lại sàn đấu và tham gia ba trận mang tính biểu tượng trong lịch sử quyền Anh. Điều này cũng góp phần khôi phục lại hình tượng của ông trong mắt công chúng.
Ba trận đấu đó lần lượt là với Joe Frazier trong “Trận đánh thế kỷ” tại New York vào ngày 8/3/1971. Tiếp theo là với George Foreman trong ván đấu “Tiếng gầm trong rừng thẳm” tại Kinshasa, Zaira (nay thuộc Cộng hòa dân chủ Congo vào ngày 30/10/1974. Trận thứ ba và cuối cùng, cũng là với Joe Frazier tại Philippines vào ngày 1/10/1975, được gọi là “Cú sốc ở Manila”, nơi Ali đã nốc ao Frazier sau 15 ván đấu.
Sau khi Ali nghỉ hưu, có nhiều đồn đoán về tình trạng sức khỏe khi ông bắt đầu nói lắp và trở nên uể oải trong các bài phát biểu.
Ông bị chẩn đoán mắc hội chứng Parkinson nhưng Ali vẫn tiếp tục xuất hiện và nhận được sự chào đón nồng ấm của dân chúng.
Muhammad Ali vinh dự thắp lửa vạc dầu Thế vận hội năm 1996 tại Atlanta và rước cờ Olympic trong lễ khai mạc Thế vận hội năm 2012 tại London.
Tin liên quan
- Huyền thoại Muhammad Ali 70 tuổi
- http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/06/160604_muhammad_ali_dies_at_74
Geen opmerkingen:
Een reactie posten