Thứ hai, 13/06/2016
Lãnh đạo thế giới chia buồn với Mỹ về vụ xả súng Orlando
Cư dân ở thành phố Atlanta thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân vụ nổ súng chết người tại Orlando, ngày 12/6/2016.
13.06.2016
Các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới đã ngỏ lời chia buồn với người dân nước Mỹ sau vụ xả súng gây nhiều chết chóc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Văn phòng báo chí của Toà Thánh Vatican nói Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô cảm thấy hết sức đau buồn vì vụ thảm sát ở Orlando và lên án vụ sát nhân này.
Kẻ xả súng đã được xác định là một công dân Mỹ sinh ra ở New York trong một gia đình di dân người Afghanistan.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani mạnh mẽ lên án vụ tấn công và nói rằng “tấn công thường dân là không thể biện minh được trong bất kỳ tình huống nào.” Tổng quản trị viên Abdullah Abdullah ngỏ lời phân ưu với gia đình nạn nhân và nói rằng “chủ nghĩa khủng bố và những phần tử khủng bố là kẻ thù của nhân loại và không đại diện cho bất kỳ tín ngưỡng, tôn giáo, sắc tộc hay chủng tộc nào.”
Cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai nói ông hiểu rõ cảm giác của người Mỹ lúc này vì những phần tử hiếu chiến của nhóm Nhà nước Hồi giáo thường xuyên thực hiện những vụ tấn công tương tự ở Afghanistan.
Tổng thống Pháp Francois Hollande lên án vụ xả súng ở Florida và “bày tỏ sự hậu thuẫn hoàn toàn của nước Pháp và người Pháp dành cho chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ trong giờ phút khó khăn này.”
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói nước ông sát cánh với Hoa Kỳ.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói “Chúng tôi chia buồn với bạn bè của mình ở Mỹ và đoàn kết với cộng đồng người đồng tính luyến ái và người chuyển giới sau vụ tấn công khủng bố ngày hôm nay.”
Văn phòng báo chí của Toà Thánh Vatican nói Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô cảm thấy hết sức đau buồn vì vụ thảm sát ở Orlando và lên án vụ sát nhân này.
Kẻ xả súng đã được xác định là một công dân Mỹ sinh ra ở New York trong một gia đình di dân người Afghanistan.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani mạnh mẽ lên án vụ tấn công và nói rằng “tấn công thường dân là không thể biện minh được trong bất kỳ tình huống nào.” Tổng quản trị viên Abdullah Abdullah ngỏ lời phân ưu với gia đình nạn nhân và nói rằng “chủ nghĩa khủng bố và những phần tử khủng bố là kẻ thù của nhân loại và không đại diện cho bất kỳ tín ngưỡng, tôn giáo, sắc tộc hay chủng tộc nào.”
Cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai nói ông hiểu rõ cảm giác của người Mỹ lúc này vì những phần tử hiếu chiến của nhóm Nhà nước Hồi giáo thường xuyên thực hiện những vụ tấn công tương tự ở Afghanistan.
Tổng thống Pháp Francois Hollande lên án vụ xả súng ở Florida và “bày tỏ sự hậu thuẫn hoàn toàn của nước Pháp và người Pháp dành cho chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ trong giờ phút khó khăn này.”
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói nước ông sát cánh với Hoa Kỳ.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói “Chúng tôi chia buồn với bạn bè của mình ở Mỹ và đoàn kết với cộng đồng người đồng tính luyến ái và người chuyển giới sau vụ tấn công khủng bố ngày hôm nay.”
http://www.voatiengviet.com/content/lanh-dao-the-gioi-chia-buon-voi-my-ve-vu-xa-sung-orlando/3373529.html
Thứ hai, 13/06/2016
Làm sao để xác định, ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố?
Giám đốc điều hành Trung tâm LGBT ở Florida Terry DeCarlo (trái), Mục sư Kelvin Cobaris của Giáo hội The Impact Church, và Ủy viên Thành phố Patty Sheehan an ủi nhau sau vụ xả súng, ngày 12/6/2016.
13.06.2016
Giới hữu trách đứng trước trách vụ khó khăn trong việc xác định những người sẽ hành động theo tư tưởng cực đoan. Những vụ tấn công như vụ vừa xảy ra ở Orlando, Florida gây kinh động và bất mãn trong công chúng cùng với việc đặt trở lại những câu hỏi về việc chính phủ có thể làm gì để ngăn chặn những sự kiện tương tự lại xảy ra.
Cục Điều tra Liên bang FBI đã biết về tay súng Omar Mateen, và đã thẩm vấn hắn vào những năm 2013 và 2014, nhưng một giới chức cho hay nhân viên điều tra không tìm được bằng chứng về hành động tội phạm.
Ông Seamus Hughes, phó giám đốc Chương trình về Chủ nghĩa Cực đoan tại trường Đại học George Washington nói có phần chắc FBI sẽ dành những những sắp tới để xem xét lại vì sao hồ sơ về Mateen bị đóng lại, và liệu đó có phải là quyết định đích đáng hay không.
Ông Hughes nói với đài VOA: “Vấn đề luôn luôn xảy ra khi một người đi từ tư tưởng cực đoan đến hành động thực tế, và đó là điều mà FBI đang tìm cách giải quyết ngay lúc này. Họ có cả ngàn cuộc điều tra đang tiến hành ở tất cả 50 tiểu bang, và phải quyết định khi nào thì một người chỉ phát ngôn bừa bãi và khi nào thì họ thực sự sẽ bất ngờ đi đến chỗ thực hiện hành vi tàn bạo.”
Ông Daniel Pipes, chủ tịch Diễn đàn Trung Đông, nói nhà chức trách khó mà theo dõi các phần tử cực đoan có thể có hành vi bạo lực bởi vì những kẻ này không nhất thiết phải có thành tích tội phạm hay có liên quan với những người có hành vi bạo động.
Ông Pipes nói, “Tôi đã đưa ra định nghĩa sự kiện này nhiều năm trước là “Hội chứng Thánh chiến Bất ngờ,” bất ngờ với ý nghĩa là không có dấu hiệu cảnh báo nào từ bên ngoài. Ai đó trong trường hợp này là một nhân viên bảo vệ đã có một đứa con 3 tuổi, dường như đã hòa nhập và sống một cuộc sống bình thường, lại có thể những khái niệm trong đầu sẽ khiến cho hắn ta bùng ra theo cách này và bắt đầu tàn sát mọi người.”
Kẻ nổ súng ở Orlanda đã tuyên thệ trung thành với Nhà nước Hồi giáo trong một cú điện thoại gọi cho dịch vụ khẩn cấp, trong khi nhóm chủ chiến này dùng phương tiện truyền thông để thừa nhận là vụ tấn công do một trong các chiến binh của họ thực hiện.
Bà Marielle Harris, một nhà nghiên cứu kỳ cựu thuộc Dự án Chống Cực đoan, nói với đài VOA rằng chưa rõ mức độ hỗ trợ trực tiếp mà tay súng đã có thể có, nhưng dù sao thì tình hình cũng có lợi chung qua sự kiện hắn ta có thể hành động nhân danh một tổ chức có thế lực và Nhà nước Hồi giáo được thể đứng ra nhận trách nhiệm về một vụ tấn công đã thống trị các cơ quan truyền thông Tây phương. Bà nói điều quan trọng là nhìn vào vai trò của internet trong việc cực đoan hóa, và các công ty truyền thông xã hội cần phải hành động tích cực hơn.
Bà Harris nói, “Chúng ta không biết rõ Omar Mateen tham gia truyền thông xã hội ở mức độ nào, nhưng ta có thể phỏng đoán là hắn ta bị cực đoan hóa qua mạng internet. Hắn ta chưa hề đến một lãnh địa nằm dưới sự kiểm soát của ISIS. Hắn ta sinh ra ở New York. Hắn ta sống phần lớn thời gian trong đời ở Florida. Vậy thì nhờ đâu mà mọi người thu thập thông tin vào thời buổi này? Chính là qua internet. Họ tự cực đoan hóa ở đâu? Chính là trên internet.”
Bà Harris cũng nhấn mạnh rằng ngoài những giao tiếp có thể nhìn thấy, một vấn đề chính là các phần tử cực đoan liên hệ với nhau trên Facebook hay Twitter và sau đó tiến tới các phương tiện mã hóa khó truy tìm hơn. Bà nêu bật một chương trình trên mạng báo hiệu các tài khoản mang tính cực đoan, và theo dõi các nội dung đăng tải bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Ả Rập.
Bà Harris nói tiếp, “Chúng ta thực sự cần phải theo dõi các phần tử cực đoan này để xem họ đang cực đoan hóa ra sao trên mạng bởi vì đó là phân nửa chiến trường.”
Bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc theo dõi các hoạt động trên mạng, nhất là của những người Mỹ cùng đi kèm theo cuộc tranh luận về những nhu cầu bảo đảm an ninh trong khi tôn trọng quyền riêng tư.
Ông Hughes nói, “Đó là một hành động tất khó quân bình. Vấn đề trở thành là trong tư cách quần chúng, ta không thể trông đợi FBI hay cơ quan công lực đạt được mức thành công 100 phần trăm. Điều ấy hoàn toàn không thực tế. Ta sẽ có một sô người bỗng dưng quay ra bạo động và ta không thể nào ngăn chặn được, và đó là bản chất của sinh hoạt trong một xã hội tự do.”
Ông Pipes nói trông cậy vào cảnh sát không phải là phương pháp tốt nhất để chống các phần tử cực đoan Hồi giáo, và thay vào đó, trọng điểm phải nhắm vào việc chống lại “những tư tưởng khủng khiếp bằng những tư tưởng tốt đẹp hơn.”
Ông nói, “Vấn đề không phải là súng ống, vấn đề không phải là nghèo khó, vấn đề không phải là sự thiếu lành mạnh về tâm thần, vấn đề là một tập hợp tư tưởng, một tập hợp tư tưởng rất xấu xa như chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, và nay là chủ nghĩa hồi giáo. Chúng ta phải tập trung vào điểm nay. Chúng ta sẽ không giải quyết được vấn đề này cho đến khi nào chúng ta đối phó với tập hợp tư tưởng xấu xa này.”
http://www.voatiengviet.com/content/lam-sao-de-xac-dinh-ngan-chan-cac-vu-tan-cong-khung-bo/3373508.html
Cục Điều tra Liên bang FBI đã biết về tay súng Omar Mateen, và đã thẩm vấn hắn vào những năm 2013 và 2014, nhưng một giới chức cho hay nhân viên điều tra không tìm được bằng chứng về hành động tội phạm.
Ông Seamus Hughes, phó giám đốc Chương trình về Chủ nghĩa Cực đoan tại trường Đại học George Washington nói có phần chắc FBI sẽ dành những những sắp tới để xem xét lại vì sao hồ sơ về Mateen bị đóng lại, và liệu đó có phải là quyết định đích đáng hay không.
Ông Hughes nói với đài VOA: “Vấn đề luôn luôn xảy ra khi một người đi từ tư tưởng cực đoan đến hành động thực tế, và đó là điều mà FBI đang tìm cách giải quyết ngay lúc này. Họ có cả ngàn cuộc điều tra đang tiến hành ở tất cả 50 tiểu bang, và phải quyết định khi nào thì một người chỉ phát ngôn bừa bãi và khi nào thì họ thực sự sẽ bất ngờ đi đến chỗ thực hiện hành vi tàn bạo.”
Ông Daniel Pipes, chủ tịch Diễn đàn Trung Đông, nói nhà chức trách khó mà theo dõi các phần tử cực đoan có thể có hành vi bạo lực bởi vì những kẻ này không nhất thiết phải có thành tích tội phạm hay có liên quan với những người có hành vi bạo động.
Ông Pipes nói, “Tôi đã đưa ra định nghĩa sự kiện này nhiều năm trước là “Hội chứng Thánh chiến Bất ngờ,” bất ngờ với ý nghĩa là không có dấu hiệu cảnh báo nào từ bên ngoài. Ai đó trong trường hợp này là một nhân viên bảo vệ đã có một đứa con 3 tuổi, dường như đã hòa nhập và sống một cuộc sống bình thường, lại có thể những khái niệm trong đầu sẽ khiến cho hắn ta bùng ra theo cách này và bắt đầu tàn sát mọi người.”
Kẻ nổ súng ở Orlanda đã tuyên thệ trung thành với Nhà nước Hồi giáo trong một cú điện thoại gọi cho dịch vụ khẩn cấp, trong khi nhóm chủ chiến này dùng phương tiện truyền thông để thừa nhận là vụ tấn công do một trong các chiến binh của họ thực hiện.
Bà Marielle Harris, một nhà nghiên cứu kỳ cựu thuộc Dự án Chống Cực đoan, nói với đài VOA rằng chưa rõ mức độ hỗ trợ trực tiếp mà tay súng đã có thể có, nhưng dù sao thì tình hình cũng có lợi chung qua sự kiện hắn ta có thể hành động nhân danh một tổ chức có thế lực và Nhà nước Hồi giáo được thể đứng ra nhận trách nhiệm về một vụ tấn công đã thống trị các cơ quan truyền thông Tây phương. Bà nói điều quan trọng là nhìn vào vai trò của internet trong việc cực đoan hóa, và các công ty truyền thông xã hội cần phải hành động tích cực hơn.
Bà Harris nói, “Chúng ta không biết rõ Omar Mateen tham gia truyền thông xã hội ở mức độ nào, nhưng ta có thể phỏng đoán là hắn ta bị cực đoan hóa qua mạng internet. Hắn ta chưa hề đến một lãnh địa nằm dưới sự kiểm soát của ISIS. Hắn ta sinh ra ở New York. Hắn ta sống phần lớn thời gian trong đời ở Florida. Vậy thì nhờ đâu mà mọi người thu thập thông tin vào thời buổi này? Chính là qua internet. Họ tự cực đoan hóa ở đâu? Chính là trên internet.”
Bà Harris cũng nhấn mạnh rằng ngoài những giao tiếp có thể nhìn thấy, một vấn đề chính là các phần tử cực đoan liên hệ với nhau trên Facebook hay Twitter và sau đó tiến tới các phương tiện mã hóa khó truy tìm hơn. Bà nêu bật một chương trình trên mạng báo hiệu các tài khoản mang tính cực đoan, và theo dõi các nội dung đăng tải bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Ả Rập.
Bà Harris nói tiếp, “Chúng ta thực sự cần phải theo dõi các phần tử cực đoan này để xem họ đang cực đoan hóa ra sao trên mạng bởi vì đó là phân nửa chiến trường.”
Bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc theo dõi các hoạt động trên mạng, nhất là của những người Mỹ cùng đi kèm theo cuộc tranh luận về những nhu cầu bảo đảm an ninh trong khi tôn trọng quyền riêng tư.
Ông Hughes nói, “Đó là một hành động tất khó quân bình. Vấn đề trở thành là trong tư cách quần chúng, ta không thể trông đợi FBI hay cơ quan công lực đạt được mức thành công 100 phần trăm. Điều ấy hoàn toàn không thực tế. Ta sẽ có một sô người bỗng dưng quay ra bạo động và ta không thể nào ngăn chặn được, và đó là bản chất của sinh hoạt trong một xã hội tự do.”
Ông Pipes nói trông cậy vào cảnh sát không phải là phương pháp tốt nhất để chống các phần tử cực đoan Hồi giáo, và thay vào đó, trọng điểm phải nhắm vào việc chống lại “những tư tưởng khủng khiếp bằng những tư tưởng tốt đẹp hơn.”
Ông nói, “Vấn đề không phải là súng ống, vấn đề không phải là nghèo khó, vấn đề không phải là sự thiếu lành mạnh về tâm thần, vấn đề là một tập hợp tư tưởng, một tập hợp tư tưởng rất xấu xa như chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, và nay là chủ nghĩa hồi giáo. Chúng ta phải tập trung vào điểm nay. Chúng ta sẽ không giải quyết được vấn đề này cho đến khi nào chúng ta đối phó với tập hợp tư tưởng xấu xa này.”
http://www.voatiengviet.com/content/lam-sao-de-xac-dinh-ngan-chan-cac-vu-tan-cong-khung-bo/3373508.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten