vrijdag 3 juni 2016

Kênh đào Suez (Ai Cập) là một trong những công trình xây dựng quan trọng nhất của Thế kỷ 19, nhưng đang bị..."ế" vì biến động giá dầu

Kênh đào Suez ế vì biến động giá dầu

  • 1 tháng 6 2016
Image copyright Reuters
Kênh đào Suez là một trong những công trình xây dựng quan trọng nhất của Thế kỷ 19.
Dự án đã phải mất đến 20 năm để hoàn thành, với sự tham gia của 1,5 triệu công nhân - trong đó hàng nghìn người đã bỏ mạng.
Nhưng kể từ khi nó đi vào hoạt động năm 1869, tàu thuyền đã có thể đi từ Biển Đỏ, giữa châu Phi và châu Á, đến Địa Trung Hải, giúp rút ngắn hành trình xuống nhiều tuần. Đó là một cuộc cách mạng trong giao thương.
Kể từ đó, tuyến hàng hải thông qua kênh đào này được cho là vô cùng quan trọng cho giao thương toàn cầu. Các hãng vận tải đã trả hàng tỷ đôla mỗi năm cho Suez Canal Authoriy, một thực thể do nhà nước Ai Cập sở hữu, để được đi qua kênh đào này.
Ngày nay, kênh đào này có thể giảm gần 3.500 hải lý (6.480km) cho hành trình từ Singapore tới Rotterdam ở Hà Lan, giúp giảm rất nhiều chi phí và thời gian cho các chủ tàu.
Tuy nhiên ngày nay, ngày càng có nhiều tàu không muốn đi qua kênh đào Suez.
Image copyright Getty
Thay vào đó, họ lại đi qua Mũi Hảo Vọng (Cap of Good Hope), ở đỉnh chót phía nam châu Phi. Hơn 100 tàu đã làm như vậy từ cuối tháng 10 cho đến cuối năm 2015.
"Tôi đã quan sát ngành vận tải qua đường biển suốt 8 năm qua" Michelle Wiese Blockmann, từ hãng phân tích công nghiệp dầu OPIS Tanker Tracker, nói.
"Rất hiếm khi một số lượng lớn tàu như vậy đi qua Mũi Hảo Vọng."
Lúc này, bà Blockmann đang theo dõi hàng chục tàu chở dầu và xăng máy bay đi qua tuyến hải hành này.
Một trong những nguyên nhân ở đây, theo bà, là do giá dầu rẻ. Nhiên liệu dư thừa, tức loại dầu đặc mà các tàu sử dụng để vận hành, rất rẻ.
Tại Singapore, giá nhiên liệu dư thừa đã giảm từ 400 đôla một tấn hồi tháng 5/2015 xuống 150 đôla ở thời điểm tháng 3/2016.
Kết quả là các chuyến hành trình không còn đắt như trước kia nữa.
Thế nhưng nhà sản xuất tàu Maersk ước tính một tàu đi với tốc độ 13.5 knot sẽ tốn thêm 11 ngày để đi qua Mũi Hảo Vọng. Vậy vì sao lại chọn đường xa?
Image copyright Getty
Vấn đề là chi phí đi qua Kênh đào Suez rất đắt. Maersk nói ước tính mức giá vào khoảng 350 nghìn đôla mỗi tàu. Chưa kể lại còn có thêm các khoản chi khác nữa.
Rose George, tác giả cuốn Deep Sea and Foreign Going, đã ở trên một con tàu đi qua kênh đào vài năm trước. Bà ghi nhận là các tàu đi qua đây còn phải đồng ý tiếp nhận cho các thuyền viên Suez đi ké.
"Những thuyền viên này không làm gì khác ngoài việc nghe radio và tìm cách bán đồ lưu niệm," George nói, và cho biết thêm là các tàu thường phải đóng 'thuế' thuốc lá.
"Mỗi chuyến đi qua kênh đào Suez sẽ tốn một tàu khoảng 560 đôla tiền thuốc lá và hàng chục thanh chocolate."
Ngoài những sự khó chịu này, tình hình kinh tế dầu và thị trường hàng hải cũng đóng vai trò tác động.
Hiện các nhà buôn đang đóng băng hàng hoá - ngày càng có nhiều dầu thô và dầu đã tinh lọc được giữ trên biển trong lúc họ chờ giá tăng trở lại.
Image copyright Getty
Hiện nay, nguồn cung dầu thô toàn cầu đang dư thừa, và trong khi chúng ta có nhiều dầu thô hơn cần thiết, nhu cầu cho xăng - một sản phẩm dầu lọc - lại khá cao. Tình hình này dẫn tới sự bất ổn trên thị trường và điều đó giúp các nhà buôn kiếm tiền, Bockmann nói.
"Một trong những chiến lược giao thương là họ không muốn đem hàng ra bán và họ cần thêm thời gian," bà chỉ ra.
Bà cũng cho biết nhiều con tàu đôi khi được neo ngoài khơi để đợi thị trường chuyển biến có lợi. Lượng hàng được ghim ngoài khơi đã vào mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây hồi năm 12/ 2015, và nó không thực sự giảm nhiều kể từ đó," bà Bockmann nói.
Đối với các chủ tàu, dường như họ đang nắm thế chủ động.
Họ có thể ở ngoài biển lâu hơn và có thể đi đường dài hơn, thậm chí neo các lô hàng chưa được bán ở các cảng châu Á, châu Phi, châu Âu, nhằm tìm được bên mua phù hợp, vào thời điểm phù hợp.
Các tàu cần có kích cỡ phù hợp cho từng cảng, và sản phẩm trên tàu cần đạt tiêu chuẩn của từng địa phương - nhưng miễn là có ai đó phù hợp sẵn lòng mua lô hàng với giá tốt, các chủ tàu sẽ có lợi. Nếu không, họ sẽ thiệt tiền.
Vào lúc này, nhiều tàu đã chọn đi thêm nhiều nghìn hải lý vòng qua Mũi Hảo Vọng, với hy vọng tìm được lợi nhuận ở cuối hành trình.
Điều này có vẻ ngược đời, nhưng trong ngành kinh doanh dầu, đôi khi bạn cần phải chọn đi đường dài.
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten