Giáo sư Zinoman và diễn văn của Tổng thống Obama
30.05.2016
Bài diễn văn của Tổng thống Barack Obama hôm 25/4 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội đã làm rung động con tim của rất nhiều người Việt Nam.
Từng câu nói của ông Obama mang những hình ảnh, ngôn từ, mang những vần thơ, nét đẹp gắn liền với lịch sử nhiều nghìn năm, với những nhân vật thật gần gũi với dân Việt. Điều đó đã khiến bài diễn văn của lãnh đạo nước Mỹ được hơn hai nghìn khách tham dự, đa số là thanh niên, sinh viên nồng nhiệt đón nhận qua những tràng vỗ tay.
Giáo sư Tiến sĩ Peter Zinoman, chuyên ngành sử Việt thuộc khoa Sử của Đại học Berkeley, California, là người đã có những góp ý cho bài diễn văn của Tổng thống Obama. Những đề nghị và cảm nhận của ông về bài diễn văn, cũng như về chuyến đi của tổng thống Mỹ, được ông kể lại trong cuộc phỏng vấn dưới đây.
Bùi Văn Phú: Được biết giáo sư có góp ý cho nội dung bài diễn văn của Tổng thống Barack Obama đọc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình hôm 24/5. Giáo sư có thể cho biết đóng góp của mình vào sự kiện đó như thế nào?
Gs. Peter Zinoman: Đôi ba tuần trước chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama, những người viết diễn văn cho ông có hỏi tôi là có thể giúp góp ý về một vài nét văn hoá cho bài diễn văn của tổng thống sẽ đọc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Cùng với nhà tôi, là Nguyễn Nguyệt Cầm, tôi đã đưa ra khoảng hơn chục đề nghị.
Ngoài việc nhắc đến tác phẩm của Trịnh Công Sơn và Văn Cao mà họ đã chấp nhận, tôi cũng còn đề nghị những dòng thơ, nhạc khác như của Phạm Duy với “Tình ca”, Nguyễn Du với “Truyện Kiều”, Xuân Diệu với “Giục giã”, Tô Thùy Yên với “Ta về”, Trần Thị Lam với “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” và một ca khúc nữa của Trịnh Công Sơn là “Một ngày tôi chọn một niềm vui”.
Bùi Văn Phú: Tổng thống Obama đã nhắc đến nhiều nhân vật lịch sử Việt Nam từ Lý Thường Kiệt đến Văn Cao, Trịnh Công Sơn. Theo giáo sư điều đó mang lại những thông điệp gì? Thí dụ như nhắc đến “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn.
Gs. Peter Zinoman: Những người chấp bút cho tổng thống không đưa cho tôi hướng dẫn mà chỉ cho biết “hòa giải” là một chủ đề của diễn văn. “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn là bài hát về hòa giải giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, nhưng ca từ đó thì đủ bao quát để gợi lên những thí dụ khác của hòa giải, chẳng hạn như giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tôi cũng thích ý tưởng dùng ca từ Trịnh Công Sơn vì ông là nghệ sĩ có tầm vóc quốc tế và là một người có tiếng vì quan điểm chính trị phức tạp trong lịch sử Việt Nam. Qua nhiều góc nhìn, tôi cảm nhận Trịnh Công Sơn là biểu hiện những gì đẹp nhất của văn hóa Việt trong thế kỷ 20.
Bùi Văn Phú: Còn “Từ đây người biết quê người; từ đây, người biết thương người” trong “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao mang những ý nghĩa gì?
Gs. Peter Zinoman: Tôi chọn những lời ca đó trong bài hát của Văn Cao cũng với những lý do giống như tôi chọn ca khúc của Trịnh Công Sơn. Đó cũng là về hòa giải. Văn Cao được nhiều người biết đến là một nhạc sĩ lỗi lạc nhất về thể điệu nhạc mới. Nhưng ông cũng là người với thanh danh chính trị hỗn tạp. Ông là tác giả của quốc ca Việt Nam nhưng đã bị nhà nước Hà Nội kết tội vì có liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm trong thập niên 1950. Tôi hy vọng Tổng thống sẽ không chỉ nhắc đến những giòng thơ nhạc “an toàn và nhàm chán” mà là những gì thích thú hơn.
Bùi Văn Phú: Bài diễn văn của ông Obama cũng nhắc đến triết học Phan Châu Trinh, giáo sư có thể giải thích điều này?
Gs. Peter Zinoman: Tôi đã không đề nghị Phan Châu Trinh. Nhưng tôi nghĩ ông cũng là một nhân vật đáng được nhắc đến. Là một người cải cách và ủng hộ cho một nền dân chủ, cho dân được nhiều quyền hơn trong thời đại của mình, ông chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa thực dân Pháp, nhưng ông cũng ngưỡng mộ những nguyên lý trong văn hoá chính trị châu Âu và ông tin rằng một số nguyên lý đó có thể áp dụng một cách chọn lựa cho Việt Nam.
Bùi Văn Phú: Thích Nhất Hạnh cũng được ông Obama nhắc đến. Tư tưởng của thiền sư đạo Phật này mang ý nghĩa gì với người Việt?
Gs. Peter Zinoman: Tôi không có đề nghị gì về thơ văn của Thích Nhất Hạnh. Thật tình tôi cũng không biết nhiều về tư tưởng của nhà sư. Cảm nhận của tôi là, ông là một nhân vật quan trọng đối với người Việt hải ngoại và cư dân thành phố Berkeley, California, nơi tôi sinh sống, hơn là với những người Việt sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.
Bùi Văn Phú: Cuối bài diễn văn, Tổng thống Obama đọc hai câu thơ Kiều. Cũng như năm ngoái, khi Phó Tổng thống Joe Biden đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Washington, ông cũng đã lẩy Kiều. Trước đây với Tổng thống Bill Clinton hay Tổng thống George W. Bush khi đến Việt Nam không nhắc đến Kiều. Thân phận nàng Kiều đâu có gì vui mà phải nhắc đến, thưa giáo sư.
Gs. Peter Zinoman: Tôi không chắc lý do vì sao. Theo ý tôi, Truyện Kiều là một thi phẩm tuyệt vời, được trích dẫn càng nhiều càng tốt.
Bùi Văn Phú: Là một nhà nghiên cứu và giảng dạy sử Việt, giáo sư có nhận xét gì về chuyến đi của Tổng thống Barack Obama?
Gs. Peter Zinoman: Tôi có những cảm nhận lẫn lộn về chuyến đi của Tổng thống Obama. Một mặt tôi cho rằng nét đẹp của chuyến đi là ông đã đưa ra mẫu người thu hút mà một nhà chính trị dân chủ hiện đại cần biết cư xử. Ông đã biểu lộ sự giản dị, công bằng, sâu sắc, tính hài hước và chú ý đến nếp sống của người dân thường. Ông cũng tỏ ra biết thưởng thức món ăn khi đi ăn bún chả, nhưng nếu ông ăn trưa ở số 38 đường Mai Hắc Đế thì tuyệt vời hơn.
Tôi cũng thích ông ở điểm là ông thành thật với truyền thông và với công chúng cho dù có nguy cơ làm mất lòng chủ nhà, như khi ông thừa nhận một số lãnh đạo của xã hội dân sự Việt Nam đã bị công an ngăn cản không cho đến gặp ông. Đó là tất cả những điều tích cực.
Ở một mặt khác, cá nhân tôi không phải là một người ủng hộ việc Mỹ bán thêm vũ khí cho Việt Nam và tôi không nghĩ rằng chính quyền Obama đã đảm bảo được những nhượng bộ thỏa đáng trong lãnh vực nhân quyền. Tôi thừa nhận rằng chuyến đi của Tổng thống Obama có nhiều mục đích quan trọng, nhưng tôi nghĩ, với những đàn áp gần đây của nhà nước đối với những người chỉ trích ôn hòa, ông nên lên tiếng mạnh hơn, rõ hơn và chi tiết hơn về nhân quyền.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Từng câu nói của ông Obama mang những hình ảnh, ngôn từ, mang những vần thơ, nét đẹp gắn liền với lịch sử nhiều nghìn năm, với những nhân vật thật gần gũi với dân Việt. Điều đó đã khiến bài diễn văn của lãnh đạo nước Mỹ được hơn hai nghìn khách tham dự, đa số là thanh niên, sinh viên nồng nhiệt đón nhận qua những tràng vỗ tay.
Giáo sư Tiến sĩ Peter Zinoman, chuyên ngành sử Việt thuộc khoa Sử của Đại học Berkeley, California, là người đã có những góp ý cho bài diễn văn của Tổng thống Obama. Những đề nghị và cảm nhận của ông về bài diễn văn, cũng như về chuyến đi của tổng thống Mỹ, được ông kể lại trong cuộc phỏng vấn dưới đây.
Bùi Văn Phú: Được biết giáo sư có góp ý cho nội dung bài diễn văn của Tổng thống Barack Obama đọc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình hôm 24/5. Giáo sư có thể cho biết đóng góp của mình vào sự kiện đó như thế nào?
Gs. Peter Zinoman: Đôi ba tuần trước chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama, những người viết diễn văn cho ông có hỏi tôi là có thể giúp góp ý về một vài nét văn hoá cho bài diễn văn của tổng thống sẽ đọc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Cùng với nhà tôi, là Nguyễn Nguyệt Cầm, tôi đã đưa ra khoảng hơn chục đề nghị.
Ngoài việc nhắc đến tác phẩm của Trịnh Công Sơn và Văn Cao mà họ đã chấp nhận, tôi cũng còn đề nghị những dòng thơ, nhạc khác như của Phạm Duy với “Tình ca”, Nguyễn Du với “Truyện Kiều”, Xuân Diệu với “Giục giã”, Tô Thùy Yên với “Ta về”, Trần Thị Lam với “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” và một ca khúc nữa của Trịnh Công Sơn là “Một ngày tôi chọn một niềm vui”.
Bùi Văn Phú: Tổng thống Obama đã nhắc đến nhiều nhân vật lịch sử Việt Nam từ Lý Thường Kiệt đến Văn Cao, Trịnh Công Sơn. Theo giáo sư điều đó mang lại những thông điệp gì? Thí dụ như nhắc đến “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn.
Gs. Peter Zinoman: Những người chấp bút cho tổng thống không đưa cho tôi hướng dẫn mà chỉ cho biết “hòa giải” là một chủ đề của diễn văn. “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn là bài hát về hòa giải giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, nhưng ca từ đó thì đủ bao quát để gợi lên những thí dụ khác của hòa giải, chẳng hạn như giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tôi cũng thích ý tưởng dùng ca từ Trịnh Công Sơn vì ông là nghệ sĩ có tầm vóc quốc tế và là một người có tiếng vì quan điểm chính trị phức tạp trong lịch sử Việt Nam. Qua nhiều góc nhìn, tôi cảm nhận Trịnh Công Sơn là biểu hiện những gì đẹp nhất của văn hóa Việt trong thế kỷ 20.
Bùi Văn Phú: Còn “Từ đây người biết quê người; từ đây, người biết thương người” trong “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao mang những ý nghĩa gì?
Giáo sư Peter Zinoman đưa Văn Cao, Trịnh Công Sơn vào diễn văn của Tổng thống Barack Obama (ảnh Bùi Văn Phú)
Gs. Peter Zinoman: Tôi chọn những lời ca đó trong bài hát của Văn Cao cũng với những lý do giống như tôi chọn ca khúc của Trịnh Công Sơn. Đó cũng là về hòa giải. Văn Cao được nhiều người biết đến là một nhạc sĩ lỗi lạc nhất về thể điệu nhạc mới. Nhưng ông cũng là người với thanh danh chính trị hỗn tạp. Ông là tác giả của quốc ca Việt Nam nhưng đã bị nhà nước Hà Nội kết tội vì có liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm trong thập niên 1950. Tôi hy vọng Tổng thống sẽ không chỉ nhắc đến những giòng thơ nhạc “an toàn và nhàm chán” mà là những gì thích thú hơn.
Bùi Văn Phú: Bài diễn văn của ông Obama cũng nhắc đến triết học Phan Châu Trinh, giáo sư có thể giải thích điều này?
Gs. Peter Zinoman: Tôi đã không đề nghị Phan Châu Trinh. Nhưng tôi nghĩ ông cũng là một nhân vật đáng được nhắc đến. Là một người cải cách và ủng hộ cho một nền dân chủ, cho dân được nhiều quyền hơn trong thời đại của mình, ông chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa thực dân Pháp, nhưng ông cũng ngưỡng mộ những nguyên lý trong văn hoá chính trị châu Âu và ông tin rằng một số nguyên lý đó có thể áp dụng một cách chọn lựa cho Việt Nam.
Bùi Văn Phú: Thích Nhất Hạnh cũng được ông Obama nhắc đến. Tư tưởng của thiền sư đạo Phật này mang ý nghĩa gì với người Việt?
Gs. Peter Zinoman: Tôi không có đề nghị gì về thơ văn của Thích Nhất Hạnh. Thật tình tôi cũng không biết nhiều về tư tưởng của nhà sư. Cảm nhận của tôi là, ông là một nhân vật quan trọng đối với người Việt hải ngoại và cư dân thành phố Berkeley, California, nơi tôi sinh sống, hơn là với những người Việt sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.
Bùi Văn Phú: Cuối bài diễn văn, Tổng thống Obama đọc hai câu thơ Kiều. Cũng như năm ngoái, khi Phó Tổng thống Joe Biden đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Washington, ông cũng đã lẩy Kiều. Trước đây với Tổng thống Bill Clinton hay Tổng thống George W. Bush khi đến Việt Nam không nhắc đến Kiều. Thân phận nàng Kiều đâu có gì vui mà phải nhắc đến, thưa giáo sư.
Gs. Peter Zinoman: Tôi không chắc lý do vì sao. Theo ý tôi, Truyện Kiều là một thi phẩm tuyệt vời, được trích dẫn càng nhiều càng tốt.
Bùi Văn Phú: Là một nhà nghiên cứu và giảng dạy sử Việt, giáo sư có nhận xét gì về chuyến đi của Tổng thống Barack Obama?
Gs. Peter Zinoman: Tôi có những cảm nhận lẫn lộn về chuyến đi của Tổng thống Obama. Một mặt tôi cho rằng nét đẹp của chuyến đi là ông đã đưa ra mẫu người thu hút mà một nhà chính trị dân chủ hiện đại cần biết cư xử. Ông đã biểu lộ sự giản dị, công bằng, sâu sắc, tính hài hước và chú ý đến nếp sống của người dân thường. Ông cũng tỏ ra biết thưởng thức món ăn khi đi ăn bún chả, nhưng nếu ông ăn trưa ở số 38 đường Mai Hắc Đế thì tuyệt vời hơn.
Tôi cũng thích ông ở điểm là ông thành thật với truyền thông và với công chúng cho dù có nguy cơ làm mất lòng chủ nhà, như khi ông thừa nhận một số lãnh đạo của xã hội dân sự Việt Nam đã bị công an ngăn cản không cho đến gặp ông. Đó là tất cả những điều tích cực.
Ở một mặt khác, cá nhân tôi không phải là một người ủng hộ việc Mỹ bán thêm vũ khí cho Việt Nam và tôi không nghĩ rằng chính quyền Obama đã đảm bảo được những nhượng bộ thỏa đáng trong lãnh vực nhân quyền. Tôi thừa nhận rằng chuyến đi của Tổng thống Obama có nhiều mục đích quan trọng, nhưng tôi nghĩ, với những đàn áp gần đây của nhà nước đối với những người chỉ trích ôn hòa, ông nên lên tiếng mạnh hơn, rõ hơn và chi tiết hơn về nhân quyền.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten