Biển Đông: Mỹ kêu gọi Châu Âu tỏ thái độ rõ ràng hơn
Lính Mỹ trên hàng không mẫu hạm USS George Washington lúc tàu đang đậu gần Manila ngày 3/9/2010Reuters
« Sẽ rất hữu ích » nếu như Liên Hiệp Châu Âu có thái độ rõ ràng hơn để hỗ trợ Hoa Kỳ trong lúc Trung Quốc đang bồi đắp, xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Đông Nam Á, Amy Searight, tuyên bố như trên tại hội thảo về chính sách Đông Á của Washington và Bruxelles ngày 29/07/2015.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS, bà Amy Searight nhấn mạnh Hoa Kỳ tôn trọng việc Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng con đường hòa bình và chiếu theo công ước quốc tế. Tuy nhiên Washington chờ đợi đồng ở minh Châu Âu « một cách tiếp cận rõ ràng và mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như việc kêu gọi ngưng đòi hỏi chủ quyền hay xây dựng cơ sở quân sự » tại Biển Đông. Sự ủng hộ đó của Liên Hiệp Châu Âu sẽ « rất hữu ích ».
Cũng tại hội thảo được tổ chức tại trung tâm CSISS, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách toàn khu vực Đông Á, ông Michael Fuchs, đã nhấn mạnh đến nhu cầu giảm thiểu nguy cơ xung đột ở Biển Đông.
Theo các nhà quan sát, hiếm khi nào Hoa Kỳ trực tiếp chỉ trích đồng minh Châu Âu như vừa qua. Đáp lời bà Amy Searight, Đại sứ của Liên Hiệp Châu Âu tại Washington David O’Sullivan cho rằng về mặt cơ bản, Châu Âu và Mỹ có cùng một quan điểm trên vấn đề Biển Đông, nhưng những lời lẽ cứng rắn của phía Hoa Kỳ đôi khi « phản tác dụng ». Vẫn theo ông O’Sullivan, Bruxelles đã tăng cường một số hoạt động an ninh trong vùng biển có tranh chấp này, thế nhưng việc làm đó cũng có « những giới hạn ». Liên Hiệp Châu Âu không có cùng quan điểm với Mỹ về những đóng góp cho hòa bình và an ninh khu vực.
Tại một diễn đàn khác về an ninh Châu Á, Tư lệnh Hải quân Nhật Bản Đô đốc Tomohisa Takei tuyên bố các quốc gia trong vùng cần tăng cường khả năng phòng thủ và hợp tác trên biển để đối phó với những căng thẳng hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó các quốc gia trong khu vực cần thắt chặt quan hệ với Mỹ và Nhật Bản.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150730-bien-dong-my-keu-goi-chau-au-to-thai-do-ro-rang-hon
Cũng tại hội thảo được tổ chức tại trung tâm CSISS, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách toàn khu vực Đông Á, ông Michael Fuchs, đã nhấn mạnh đến nhu cầu giảm thiểu nguy cơ xung đột ở Biển Đông.
Theo các nhà quan sát, hiếm khi nào Hoa Kỳ trực tiếp chỉ trích đồng minh Châu Âu như vừa qua. Đáp lời bà Amy Searight, Đại sứ của Liên Hiệp Châu Âu tại Washington David O’Sullivan cho rằng về mặt cơ bản, Châu Âu và Mỹ có cùng một quan điểm trên vấn đề Biển Đông, nhưng những lời lẽ cứng rắn của phía Hoa Kỳ đôi khi « phản tác dụng ». Vẫn theo ông O’Sullivan, Bruxelles đã tăng cường một số hoạt động an ninh trong vùng biển có tranh chấp này, thế nhưng việc làm đó cũng có « những giới hạn ». Liên Hiệp Châu Âu không có cùng quan điểm với Mỹ về những đóng góp cho hòa bình và an ninh khu vực.
Tại một diễn đàn khác về an ninh Châu Á, Tư lệnh Hải quân Nhật Bản Đô đốc Tomohisa Takei tuyên bố các quốc gia trong vùng cần tăng cường khả năng phòng thủ và hợp tác trên biển để đối phó với những căng thẳng hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó các quốc gia trong khu vực cần thắt chặt quan hệ với Mỹ và Nhật Bản.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150730-bien-dong-my-keu-goi-chau-au-to-thai-do-ro-rang-hon
Biển Đông : Mỹ yêu cầu Seoul xác định lập trường
Đường băng sân bay do Trung Quốc xây dựng trên đảo Chữ Thập (Trường Sa). REUTERS/CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/DigitalGlobe/Handout via
Một nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ yêu cầu Hàn Quốc nói rõ lập trường chống lại việc Trung Quốc áp đặt đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông, bởi vì Seoul đươc xem là có vai trò quan trọng trên trường quốc tế.
Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel đã tuyên bố như trên tại một cuộc hội thảo về Triều Tiên ngày 03/06/2015. Ông Russel lên án các dự án xây đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang tiến hành ở Biển Đông nhằm áp đặt những đòi hỏi chủ quyền của họ tại vùng biển tranh chấp với Việt Nam và Philippines.
Tại cuộc hội thảo này, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói : « Vai trò của Hàn Quốc là vai trò của một nhân tố quan trọng trong trật tự thế giới. Đó là vai trò của một quốc gia pháp trị, của một quốc gia thương mại ».
Theo lời ông Daniel Russel, do Hàn Quốc, cũng giống như Hoa Kỳ, không phải là quốc gia tranh chấp, nên Seoul lại càng có lý do để lên tiếng, vì liên tiếng không phải là vì quyền lợi bản thân, mà là lên tiếng « ủng hộ các nguyên tắc phổ quát và nền pháp trị ».
Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi giảm căng thẳng trong khu vực. Trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên của bộ Ngoại giao nước này tuyên bố : « Chính phủ chúng tôi theo dõi sát tình hình gần đây, với lập trường bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải là cần thiết, hòa bình và ổn định ở Biển Đông, một tuyến đường biển lớn là điều rất quan trọng ».
Seoul hy vọng là các nước có liên quan sẽ thực hiện « đầy đủ và thật sự » bản Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết vào năm 2002.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150604-bien-dong-my-yeu-cau-seoul-xac-dinh-lap-truong
Tại cuộc hội thảo này, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói : « Vai trò của Hàn Quốc là vai trò của một nhân tố quan trọng trong trật tự thế giới. Đó là vai trò của một quốc gia pháp trị, của một quốc gia thương mại ».
Theo lời ông Daniel Russel, do Hàn Quốc, cũng giống như Hoa Kỳ, không phải là quốc gia tranh chấp, nên Seoul lại càng có lý do để lên tiếng, vì liên tiếng không phải là vì quyền lợi bản thân, mà là lên tiếng « ủng hộ các nguyên tắc phổ quát và nền pháp trị ».
Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi giảm căng thẳng trong khu vực. Trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên của bộ Ngoại giao nước này tuyên bố : « Chính phủ chúng tôi theo dõi sát tình hình gần đây, với lập trường bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải là cần thiết, hòa bình và ổn định ở Biển Đông, một tuyến đường biển lớn là điều rất quan trọng ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150604-bien-dong-my-yeu-cau-seoul-xac-dinh-lap-truong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten