Washington thống lĩnh « liên minh phòng thủ » chống Trung Quốc
President Barack Obama (2nd R) speaks during a bilateral meeting with Vietnam's President Tran Dai Quang (not pictured), accompanied by National Security Advisor Susan Rice, Secretary of State John Kerry (3-R) at the presidential palace in Hanoi, 23/05/16REUTERS/Carlos Barria
Trong khi mối đe dọa hòa bình, theo giới chuyên gia địa chính trị, phải xuất phát từ vòng cung khủng hoảng Hồi giáo võ trang, kéo dài từ Maroc đến Pakistan, thì mầm chiến tranh lại đến từ một vùng kinh tế trù phú, đó là châu Á. Chúng ta không thấy vì chúng ta bị khói lửa khủng bố che mắt. Nhưng một người đã thấy bên trên « cơ xưởng thế giới » là một đám mây mù chiến tranh : tổng thống Mỹ Barack Obama.
Chính phủ xã hội Pháp trước áp lực đình công. Chế độ cánh tả Venezuela trước nguy cơ sụp đổ gần kề.Thánh chiến Daech bị phản công ở Trung Đông. Trung Quốc trong vũng lầy than đá. Chiến lược « xoay trục » xuyên suốt của Barack Obama ngăn chận tham vọng bá quyền của Bắc Kinh là để bảo vệ phồn vinh của Châu Á. Trên đây là một số chủ đề của báo chí Pháp ngày 31/05/2016.
Tình hình xã hội tại Pháp có rối như tơ vò hay không ? Gần đến Cúp bóng đá châu Âu và mùa nghĩ Hè, mùa bãi trường, nhưng phong trào chống dự luật lao động không giảm áp lực. Nêu đích danh thủ tướng Manuel Valls và tổng thư ký Tổng Liên đoàn Lao động CGT, ông Philippe Martinez, Libération cho rằng thái độ không khoan nhượng của đôi bên là nguyên do gây bế tắt hiện nay. Với tựa « Lối ra là ở đây » nhật báo cánh tả cảnh báo hai bên coi chừng « ngã về không » : CGT không đòi được gì mà còn mất uy tín. Phía chính quyền cánh tả coi chừng thảm bại trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Trong khi Libération « thăm dò » một số giải pháp để thoát ngõ cụt tránh cho đất nước bị tê liệt vì đình công, thì Le Figaro, cánh hữu, cho biết tổng thống François Hollande sẽ ký một loạt ngân phiếu. Đây là chiến thuật « gỡ ngòi nổ » xoa dịu một số thành phần nghề nghiệp đang tranh đấu đòi tăng lương, như ngành giáo dục ; chống giảm ngân sách như giới nghiên cứu, hay muốn bảo vệ thụ đắc an sinh xã hội như giới nghệ sĩ công nhật.
Nhật báo Công giáo La Croix không bàn luận đến những toan tính chính trị của các phe, nhưng tập trung vào căn nguyên nguồn cội : hai chủ trương, hai logic. Theo La Croix, nếu chỉ nghe tranh cãi giữa chính phủ và các công đoàn với nhau thì không thể hiểu tại sao dự luật lao động lại bị chống đối. Trên thực tế, bất đồng then chốt nằm ở trong điều 2 về thời lượng làm việc.
Dự luật muốn dành ưu tiên cho nghiệp đoàn đàm phán với chủ nhân. Công đoàn CFDT gần quan điểm với đảng Xã hội đã đồng ý sau khi chính phủ thêm vào các chốt chận bảo vệ nhân viên. Ngược lại, CGT, thân với đảng Cộng sản, cương quyết khước từ vì e rằng công nhân một mình không đủ sức đưong đầu với xí nghiệp, cần phải bảo vệ bằng luật nghiêm minh. Nói tóm lại, nước Pháp bị phân chia giữa hai « triết lý lao động đối nghịch ». Một bên là xu hướng nhà nước phải can thiệp, còn bên kia đặt tin tưởng vào giá trị của hợp đồng, tuy bất trắc nếu chủ nhân không tuân thủ, nhưng có thể nẩy sinh ra nhiều mới mẽ, nhật báo Công giáo kết luận.
Còn theo Les Echos, lãnh đạo CGT, trong cuộc tranh luận tối thứ hai với lãnh đạo công đoàn CFDT đã chấp thuận không đòi rút bỏ toàn bộ dự luật lao động nữa. Không rõ đây là lời hứa thật hay chỉ là chiến thuật nước đôi trước cuộc họp với chính phủ. Le Monde thì chọn tuyên bố của chủ tịch nghiệp đoàn chủ nhân lên án lãnh đạo CGT là « kẻ côn đồ », làm tựa trên trang nhất.
Obama kéo Hà Nội vào liên minh chống Trung Quốc
Người đưa ra nhận định này là nhà phân tích địa chính trị Pháp Renaud Girard trên trang « Ý kiến » của Le Figaro.
Trong bài « Khúc quanh châu Á của Washington », tác giả cho rằng an ninh thế giới đụng đầu với sự mâu thuẫn. Trong khi mối đe dọa hòa bình, theo giới chuyên gia địa chính trị, phải xuất phát từ vòng cung khủng hoảng Hồi giáo võ trang, kéo dài từ Maroc đến Pakistan, thì mầm chiến tranh lại đến từ một vùng kinh tế trù phú, đó là châu Á. Chúng ta không thấy vì chúng ta bị khói lửa khủng bố che mắt. Nhưng một người đã thấy bên trên « cơ xưởng thế giới » là một đám mây mù chiến tranh : tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Mỹ hiểu rõ nguy cơ này và đã đi công du Việt Nam và Nhật Bản từ 21 đến 28/05. Tại Hà Nội, ông thông báo bỏ cấm bán vũ khí cho Việt Nam, trong khi lệnh cấm này vẫn còn hiệu lực với Trung Quốc. Theo một kết quả thăm dò ý kiến, 78% người Việt mến mộ nước Mỹ. Tại sao ? Tại vì chính sách bá quyền của Trung Quốc làm Việt Nam lo sợ hơn là dư âm của cuộc chiến tranh đẩm máu trong thập niên 1960. Hành động xâm lấn biển đảo của Bắc Kinh làm cho người Việt Nam lo âu, nhất là trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc độ có thể làm cho Tập Cận Bình, vì muốn củng cố quyền lực bên trong, sẽ sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng dư luận trong nước bằng hành động hung hăng ở bên ngoài.
Trong tình thế căng thẳng này, Hoa Kỳ được Việt Nam xem là một đồng minh đáng quý. Hà Nội biết rằng Washington không tìm cơ hội gây chiến với Việt Nam, trong khi không có gì bảo đảm là Trung Quốc không đánh Việt Nam một lần nữa như đã tấn công vào năm 1979.
Trong địa chính trị, mối hận thù lịch sử bao giờ cũng sâu đậm hơn xung khắc nhất thời đến từ một lục địa khác.
Thái độ thực tiễn của tổng thống Mỹ đã xóa tan những lời chỉ trích là ông không có chính sách ngoại giao. Đúng là ông đã làm ngơ trước những khó khăn kinh tế của châu Âu. Đúng là ông thất bại trong các hồ sơ Ả Rập. Nhưng tổng thống Mỹ đã gặt hái thành công trong ba hồ sơ quốc tế khác : hoà giải giữa Bắc Mỹ với châu Mỹ la tinh, giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran và kéo cường quốc vùng Ba Tư vào bàn cờ khu vực.
Cuối cùng, ông đã thành công đưa nước Mỹ vào vai trò chủ động tại châu Á. Bằng cách nào ? Tổng thống Obama biết phối hợp cương nhu với Trung Quốc. Đối với quần đảo Senkaku/Điếu ngư, tổng thống Mỹ tuyên bố bảo vệ đồng minh Nhật Bản, nhưng ông cũng tỏ thái độ tôn trọng Trung Quốc, khi cho rằng hãy để cho Toà án trọng tài La Haye phân xử ai là chủ nhân.
Từ nay, các nước châu Á tìm sự trợ giúp của Mỹ. Washington đã thật sự lãnh đạo một liên minh bán chính thức chống Trung Quốc gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Đài Loan, Philippines và Úc (mới mua 12 chiếc tàu ngầm của Pháp), và New Zealand.
Chiến thuật của Việt Nam trong thế liên hoàn
Theo nhà báo Renaud Girard, Việt Nam là cột trụ trong chiến lược đê điều bao vây Trung Quốc. Ở biển Đông giàu tài nguyên, Việt Nam là mục tiêu số một của lòng tham Trung Quốc. Ở thế yếu, Việt Nam chọn chiến lược của kẻ yếu đối với kẻ mạnh. Trong lãnh vực ngoại giao, Việt Nam dựa vào hai cường quốc là Nga và Mỹ. Dựa vào Nga để « giảm nhiệt » Trung Quốc, vì Matxcơva hiện nay là bạn của Bắc Kinh. Hải quân Việt Nam cũng bắt đầu thao dượt chung với Mỹ. Về quân sự Việt Nam tăng cường vũ trang, nhập khẩu vũ khí tăng 700% chỉ trong vòng 4 năm từ 2011 đến 2015.
Trong thế trận này, Việt Nam biết mình không đủ sức tấn công Trung Quốc, nhưng phải chuẩn bị « cơ bắp » để có thể trả đòn và chiến thắng, khi Trung Quốc tấn công như trường hợp 1979.
Trung Quốc, thủ phạm gây ô nhiễm không khí
Trên trang quốc tế, Libération đưa tin quân đội Irak vào được Falloujah thành trì của Daech, cách Bagdad 5 cây số. Cựu tổng thống Tchad, Hisséne Habré trả giá cho chế độ độc tài của ông với bản án chung thân. Liên quan đến môi trường, nhật báo cánh tả dành hai trang để giải thích vì sao Trung Quốc bị tố gây ô nhiễm không chỉ cho nước mình mà còn cả Hàn Quốc.
Vì lời hứa giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Bắc Kinh buộc đóng cửa hàng loạt mỏ than đá. Chỉ cách nay 10 năm, chủ mỏ than có tiếng là những tay giàu có. Ngày nay, công nghiệp than đá của quốc gia sử dụng năng lượng gây ô nhiễm hàng đầu thế giới xuống dốc thê thảm. Từ 25.000 mỏ xuống 10.000, một con số vẫn còn quá lớn. Dù vậy, hệ quả xã hội được dự báo rất nghiêm trọng theo con số của chính phủ :1,3 triệu người bị sa thải.
Venezuela bên bờ vực thẩm
Thời sự châu Mỹ la-tinh cũng chiếm nhiều trang báo Pháp hôm nay. Xin điểm hai tựa tiêu biểu trên Le Monde : « Văn hóa hãm hiếp » bị tố cáo ở Brazil sau vụ một thiếu nữ bị 30 thanh niên tấn công. « Venezuela trong tình trạng nổ bùng ». Dầu hỏa rớt giá cộng với lạm phát phi mã và khủng hoảng chính trị ở Venezuela, theo nhật báo độc lập, là chuyện tất yếu. Nhân danh xã hội chủ nghĩa, nhà nước tóm thâu tài sản quốc gia . Chính quyền Venezuela áp dụng một chủ nghĩa xã hội cổ lỗ : quốc hữu hóa, kiểm soát siêu thị, kiểm soát giá cả, kiểm soát hối đoái.
Dân chúng đặt hàng loạt câu hỏi gây bối rối cho chế độ : Tiền bán dầu hỏa chạy đi đâu trong mấy năm nay ? Vì sao siêu thị khan hiếm hàng hóa , thực phẩm? Vì sao chợ đen nở rộ và ai là kẻ thủ lợi ?
Theo Le Monde, do quan chức chế độ không phải là những người dậy từ mờ sáng xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm hay ra đường ban đêm, nên chẳng quan tâm gì đến nổi thống khổ của người dân thiếu ăn và bị cướp bóc.
Tổng thống Maduro quy cho CIA âm mưu khuynh đảo, nhưng theo Le Monde, Hoa Kỳ và các quốc gia láng giềng của Venezuela tìm cách giúp chính quyền và đối lập đối thoại. Nếu đối thoại không thành công thì Venezuela khó tránh được thảm họa trong những tuần lễ tới.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160531-washington-thong-linh-%C2%AB-lien-minh-phong-thu-%C2%BB-chong-trung-quoc
Tình hình xã hội tại Pháp có rối như tơ vò hay không ? Gần đến Cúp bóng đá châu Âu và mùa nghĩ Hè, mùa bãi trường, nhưng phong trào chống dự luật lao động không giảm áp lực. Nêu đích danh thủ tướng Manuel Valls và tổng thư ký Tổng Liên đoàn Lao động CGT, ông Philippe Martinez, Libération cho rằng thái độ không khoan nhượng của đôi bên là nguyên do gây bế tắt hiện nay. Với tựa « Lối ra là ở đây » nhật báo cánh tả cảnh báo hai bên coi chừng « ngã về không » : CGT không đòi được gì mà còn mất uy tín. Phía chính quyền cánh tả coi chừng thảm bại trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Trong khi Libération « thăm dò » một số giải pháp để thoát ngõ cụt tránh cho đất nước bị tê liệt vì đình công, thì Le Figaro, cánh hữu, cho biết tổng thống François Hollande sẽ ký một loạt ngân phiếu. Đây là chiến thuật « gỡ ngòi nổ » xoa dịu một số thành phần nghề nghiệp đang tranh đấu đòi tăng lương, như ngành giáo dục ; chống giảm ngân sách như giới nghiên cứu, hay muốn bảo vệ thụ đắc an sinh xã hội như giới nghệ sĩ công nhật.
Nhật báo Công giáo La Croix không bàn luận đến những toan tính chính trị của các phe, nhưng tập trung vào căn nguyên nguồn cội : hai chủ trương, hai logic. Theo La Croix, nếu chỉ nghe tranh cãi giữa chính phủ và các công đoàn với nhau thì không thể hiểu tại sao dự luật lao động lại bị chống đối. Trên thực tế, bất đồng then chốt nằm ở trong điều 2 về thời lượng làm việc.
Dự luật muốn dành ưu tiên cho nghiệp đoàn đàm phán với chủ nhân. Công đoàn CFDT gần quan điểm với đảng Xã hội đã đồng ý sau khi chính phủ thêm vào các chốt chận bảo vệ nhân viên. Ngược lại, CGT, thân với đảng Cộng sản, cương quyết khước từ vì e rằng công nhân một mình không đủ sức đưong đầu với xí nghiệp, cần phải bảo vệ bằng luật nghiêm minh. Nói tóm lại, nước Pháp bị phân chia giữa hai « triết lý lao động đối nghịch ». Một bên là xu hướng nhà nước phải can thiệp, còn bên kia đặt tin tưởng vào giá trị của hợp đồng, tuy bất trắc nếu chủ nhân không tuân thủ, nhưng có thể nẩy sinh ra nhiều mới mẽ, nhật báo Công giáo kết luận.
Còn theo Les Echos, lãnh đạo CGT, trong cuộc tranh luận tối thứ hai với lãnh đạo công đoàn CFDT đã chấp thuận không đòi rút bỏ toàn bộ dự luật lao động nữa. Không rõ đây là lời hứa thật hay chỉ là chiến thuật nước đôi trước cuộc họp với chính phủ. Le Monde thì chọn tuyên bố của chủ tịch nghiệp đoàn chủ nhân lên án lãnh đạo CGT là « kẻ côn đồ », làm tựa trên trang nhất.
Obama kéo Hà Nội vào liên minh chống Trung Quốc
Người đưa ra nhận định này là nhà phân tích địa chính trị Pháp Renaud Girard trên trang « Ý kiến » của Le Figaro.
Trong bài « Khúc quanh châu Á của Washington », tác giả cho rằng an ninh thế giới đụng đầu với sự mâu thuẫn. Trong khi mối đe dọa hòa bình, theo giới chuyên gia địa chính trị, phải xuất phát từ vòng cung khủng hoảng Hồi giáo võ trang, kéo dài từ Maroc đến Pakistan, thì mầm chiến tranh lại đến từ một vùng kinh tế trù phú, đó là châu Á. Chúng ta không thấy vì chúng ta bị khói lửa khủng bố che mắt. Nhưng một người đã thấy bên trên « cơ xưởng thế giới » là một đám mây mù chiến tranh : tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Mỹ hiểu rõ nguy cơ này và đã đi công du Việt Nam và Nhật Bản từ 21 đến 28/05. Tại Hà Nội, ông thông báo bỏ cấm bán vũ khí cho Việt Nam, trong khi lệnh cấm này vẫn còn hiệu lực với Trung Quốc. Theo một kết quả thăm dò ý kiến, 78% người Việt mến mộ nước Mỹ. Tại sao ? Tại vì chính sách bá quyền của Trung Quốc làm Việt Nam lo sợ hơn là dư âm của cuộc chiến tranh đẩm máu trong thập niên 1960. Hành động xâm lấn biển đảo của Bắc Kinh làm cho người Việt Nam lo âu, nhất là trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc độ có thể làm cho Tập Cận Bình, vì muốn củng cố quyền lực bên trong, sẽ sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng dư luận trong nước bằng hành động hung hăng ở bên ngoài.
Trong tình thế căng thẳng này, Hoa Kỳ được Việt Nam xem là một đồng minh đáng quý. Hà Nội biết rằng Washington không tìm cơ hội gây chiến với Việt Nam, trong khi không có gì bảo đảm là Trung Quốc không đánh Việt Nam một lần nữa như đã tấn công vào năm 1979.
Trong địa chính trị, mối hận thù lịch sử bao giờ cũng sâu đậm hơn xung khắc nhất thời đến từ một lục địa khác.
Thái độ thực tiễn của tổng thống Mỹ đã xóa tan những lời chỉ trích là ông không có chính sách ngoại giao. Đúng là ông đã làm ngơ trước những khó khăn kinh tế của châu Âu. Đúng là ông thất bại trong các hồ sơ Ả Rập. Nhưng tổng thống Mỹ đã gặt hái thành công trong ba hồ sơ quốc tế khác : hoà giải giữa Bắc Mỹ với châu Mỹ la tinh, giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran và kéo cường quốc vùng Ba Tư vào bàn cờ khu vực.
Cuối cùng, ông đã thành công đưa nước Mỹ vào vai trò chủ động tại châu Á. Bằng cách nào ? Tổng thống Obama biết phối hợp cương nhu với Trung Quốc. Đối với quần đảo Senkaku/Điếu ngư, tổng thống Mỹ tuyên bố bảo vệ đồng minh Nhật Bản, nhưng ông cũng tỏ thái độ tôn trọng Trung Quốc, khi cho rằng hãy để cho Toà án trọng tài La Haye phân xử ai là chủ nhân.
Từ nay, các nước châu Á tìm sự trợ giúp của Mỹ. Washington đã thật sự lãnh đạo một liên minh bán chính thức chống Trung Quốc gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Đài Loan, Philippines và Úc (mới mua 12 chiếc tàu ngầm của Pháp), và New Zealand.
Chiến thuật của Việt Nam trong thế liên hoàn
Theo nhà báo Renaud Girard, Việt Nam là cột trụ trong chiến lược đê điều bao vây Trung Quốc. Ở biển Đông giàu tài nguyên, Việt Nam là mục tiêu số một của lòng tham Trung Quốc. Ở thế yếu, Việt Nam chọn chiến lược của kẻ yếu đối với kẻ mạnh. Trong lãnh vực ngoại giao, Việt Nam dựa vào hai cường quốc là Nga và Mỹ. Dựa vào Nga để « giảm nhiệt » Trung Quốc, vì Matxcơva hiện nay là bạn của Bắc Kinh. Hải quân Việt Nam cũng bắt đầu thao dượt chung với Mỹ. Về quân sự Việt Nam tăng cường vũ trang, nhập khẩu vũ khí tăng 700% chỉ trong vòng 4 năm từ 2011 đến 2015.
Trong thế trận này, Việt Nam biết mình không đủ sức tấn công Trung Quốc, nhưng phải chuẩn bị « cơ bắp » để có thể trả đòn và chiến thắng, khi Trung Quốc tấn công như trường hợp 1979.
Trung Quốc, thủ phạm gây ô nhiễm không khí
Trên trang quốc tế, Libération đưa tin quân đội Irak vào được Falloujah thành trì của Daech, cách Bagdad 5 cây số. Cựu tổng thống Tchad, Hisséne Habré trả giá cho chế độ độc tài của ông với bản án chung thân. Liên quan đến môi trường, nhật báo cánh tả dành hai trang để giải thích vì sao Trung Quốc bị tố gây ô nhiễm không chỉ cho nước mình mà còn cả Hàn Quốc.
Vì lời hứa giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Bắc Kinh buộc đóng cửa hàng loạt mỏ than đá. Chỉ cách nay 10 năm, chủ mỏ than có tiếng là những tay giàu có. Ngày nay, công nghiệp than đá của quốc gia sử dụng năng lượng gây ô nhiễm hàng đầu thế giới xuống dốc thê thảm. Từ 25.000 mỏ xuống 10.000, một con số vẫn còn quá lớn. Dù vậy, hệ quả xã hội được dự báo rất nghiêm trọng theo con số của chính phủ :1,3 triệu người bị sa thải.
Venezuela bên bờ vực thẩm
Thời sự châu Mỹ la-tinh cũng chiếm nhiều trang báo Pháp hôm nay. Xin điểm hai tựa tiêu biểu trên Le Monde : « Văn hóa hãm hiếp » bị tố cáo ở Brazil sau vụ một thiếu nữ bị 30 thanh niên tấn công. « Venezuela trong tình trạng nổ bùng ». Dầu hỏa rớt giá cộng với lạm phát phi mã và khủng hoảng chính trị ở Venezuela, theo nhật báo độc lập, là chuyện tất yếu. Nhân danh xã hội chủ nghĩa, nhà nước tóm thâu tài sản quốc gia . Chính quyền Venezuela áp dụng một chủ nghĩa xã hội cổ lỗ : quốc hữu hóa, kiểm soát siêu thị, kiểm soát giá cả, kiểm soát hối đoái.
Dân chúng đặt hàng loạt câu hỏi gây bối rối cho chế độ : Tiền bán dầu hỏa chạy đi đâu trong mấy năm nay ? Vì sao siêu thị khan hiếm hàng hóa , thực phẩm? Vì sao chợ đen nở rộ và ai là kẻ thủ lợi ?
Theo Le Monde, do quan chức chế độ không phải là những người dậy từ mờ sáng xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm hay ra đường ban đêm, nên chẳng quan tâm gì đến nổi thống khổ của người dân thiếu ăn và bị cướp bóc.
Tổng thống Maduro quy cho CIA âm mưu khuynh đảo, nhưng theo Le Monde, Hoa Kỳ và các quốc gia láng giềng của Venezuela tìm cách giúp chính quyền và đối lập đối thoại. Nếu đối thoại không thành công thì Venezuela khó tránh được thảm họa trong những tuần lễ tới.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160531-washington-thong-linh-%C2%AB-lien-minh-phong-thu-%C2%BB-chong-trung-quoc
Việt-Mỹ xích lại gần nhau, Trung Quốc nên tự soi mình
Tàu thuộc hạm đội Nam Hải Trung Quốc trong cuộc tập trận gần bãi cạn James, ở Biển Đông (ảnh chụp ngày 10/05/2016)STR / AFP
Chính sách ỷ mạnh hiếp yếu của Trung Quốc ở Biển Đông tạo cơ hội cho Hoa Kỳ thiết lập liên minh toàn diện từ quân sự đến kinh tế với các nước trong vùng. Hà Nội « bất ngờ » hâm nóng quan hệ quốc phòng với Washington, kẻ thù cũ, càng làm cho Bắc Kinh lo lắng. Theo giới phân tích, Trung Quốc hãy tự xét mình.
Trong chuyến công du Việt Nam đầu tuần trước được dân chúng Việt Nam đón tiếp nồng nhiệt, tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Hà Nội. Theo giải thích của nguyên thủ Hoa Kỳ, Việt Nam cần nâng cao khả năng quốc phòng để bảo vệ chủ quyền và sẽ được Mỹ ủng hộ.
Trung Quốc cho rằng mục tiêu thật của Mỹ « là nhắm vào Trung Quốc ». Các phản ứng sau đó của Bắc Kinh bị giới phân tích gọi là « ấm ức » và « tức tối » . Trong bài phân tích ngày 30/05/2016, đến lượt nhật báo có uy tín tại Hồng Kông khuyên Bắc Kinh "tiên trách kỷ hậu trách nhân". Báo South China Morning Post tổng hợp ý kiến của giới chuyên gia cho rằng Bắc Kinh không dự kiến được Hà Nội bất ngờ tung đòn kết thân với Mỹ.
Theo chuyên gia Úc Asley Townshend thuộc đại học Sydney, điều làm cho Trung Quốc lo ngại nhất là viễn ảnh Mỹ-Việt càng ngày càng thắt chặt đối tác chiến lược. Sự kiện tổng thống Barack Obama từ Hà Nội thông báo quyết định bỏ cấm vận vũ khí sát thương là một biểu tượng mạnh mẽ cho thấy quan hệ giữa hai cựu thù đã được cải thiện nhanh chóng đến mức độ nào.
Asley Townshend nghĩ rằng tuy xác xuất Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ không cao, nhưng Trung Quốc bất an vì không biết mức độ quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt cũng như giữa Hoa Kỳ và các nước khác trong vùng tiến đến đâu.
Tuy giữa Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ kinh tế rất chặt chẽ, với 60 tỷ đô la trao đổi thương mại trong những năm gần đây nhưng xung khắc tại biển Đông đã tác hại đến điều được gọi là « tình hữu nghị » Việt- Trung.
Trên báo South China Morning Post, nhà phân tích Phương Nguyễn, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, cũng cho rằng ít có khả năng Việt Nam bỏ Trung Quốc làm đồng minh với Mỹ vì có nhiều khác biệt chính trị và nhân quyền . Tuy nhiên, chế độ Bắc Kinh cần phải xét lại thái độ của họ, phải suy nghĩ nhiều lần về thủ đoạn tranh đoạt tại Biển Đông.
Cụ thể là trong vụ khủng hoảng năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu (Hải Dương 981) vào vùng xung khắc gây ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc thì Hà Nội phát hiện ra rằng các đường dây liên lạc với Bắc Kinh bị tắt nghẹn, không thể đối thoại với Trung Quốc để làm giảm căng thẳng.
Qua kinh nghiệm vụ giàn khoan Trung Quốc, chính quyền Việt Nam ý thức là cần phải cải thiện quan hệ với Mỹ để làm đối trọng.
Cũng theo phân tích của chuyên gia Phương Nguyễn thì Hà Nội đã thấy rõ là không thể trông cậy vào cơ chế quan hệ hữu hảo mà họ đã dầy công vun bồi với Bắc Kinh.
Ngay chuyên gia Trung Quốc cũng có cùng nhận định này. Giáo sư Trương Minh Lượng, đại học Tế Nam, cho là các hành động của Trung Quốc biến các đảo đá ngầm thành căn cứ quân sự ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông) đã đẩy Việt Nam vào vòng tay Hoa Kỳ. Theo ông, đã đến lúc Bắc Kinh xét lại chính sách đối với các lân bang.
Theo chuyên gia Úc Asley Townshend đã trích bên trên, Bắc Kinh không có con đường nào khác, ngoài giải pháp duy nhất là sử dụng đầu tư và lợi nhuận thương mại làm mồi nhử.
Tuy nhiên, trừ phi tự hãm phanh ngưng lại chính sách bá quyền, Trung Quốc ít có hy vọng chận đứng trào lưu hiện tại là các quốc gia trong vùng ngả theo chính sách « xoay trục » của Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền đất nước.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160530-trung-quoc-nen-tu-soi-minh
Trung Quốc cho rằng mục tiêu thật của Mỹ « là nhắm vào Trung Quốc ». Các phản ứng sau đó của Bắc Kinh bị giới phân tích gọi là « ấm ức » và « tức tối » . Trong bài phân tích ngày 30/05/2016, đến lượt nhật báo có uy tín tại Hồng Kông khuyên Bắc Kinh "tiên trách kỷ hậu trách nhân". Báo South China Morning Post tổng hợp ý kiến của giới chuyên gia cho rằng Bắc Kinh không dự kiến được Hà Nội bất ngờ tung đòn kết thân với Mỹ.
Theo chuyên gia Úc Asley Townshend thuộc đại học Sydney, điều làm cho Trung Quốc lo ngại nhất là viễn ảnh Mỹ-Việt càng ngày càng thắt chặt đối tác chiến lược. Sự kiện tổng thống Barack Obama từ Hà Nội thông báo quyết định bỏ cấm vận vũ khí sát thương là một biểu tượng mạnh mẽ cho thấy quan hệ giữa hai cựu thù đã được cải thiện nhanh chóng đến mức độ nào.
Asley Townshend nghĩ rằng tuy xác xuất Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ không cao, nhưng Trung Quốc bất an vì không biết mức độ quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt cũng như giữa Hoa Kỳ và các nước khác trong vùng tiến đến đâu.
Tuy giữa Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ kinh tế rất chặt chẽ, với 60 tỷ đô la trao đổi thương mại trong những năm gần đây nhưng xung khắc tại biển Đông đã tác hại đến điều được gọi là « tình hữu nghị » Việt- Trung.
Trên báo South China Morning Post, nhà phân tích Phương Nguyễn, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, cũng cho rằng ít có khả năng Việt Nam bỏ Trung Quốc làm đồng minh với Mỹ vì có nhiều khác biệt chính trị và nhân quyền . Tuy nhiên, chế độ Bắc Kinh cần phải xét lại thái độ của họ, phải suy nghĩ nhiều lần về thủ đoạn tranh đoạt tại Biển Đông.
Cụ thể là trong vụ khủng hoảng năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu (Hải Dương 981) vào vùng xung khắc gây ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc thì Hà Nội phát hiện ra rằng các đường dây liên lạc với Bắc Kinh bị tắt nghẹn, không thể đối thoại với Trung Quốc để làm giảm căng thẳng.
Qua kinh nghiệm vụ giàn khoan Trung Quốc, chính quyền Việt Nam ý thức là cần phải cải thiện quan hệ với Mỹ để làm đối trọng.
Cũng theo phân tích của chuyên gia Phương Nguyễn thì Hà Nội đã thấy rõ là không thể trông cậy vào cơ chế quan hệ hữu hảo mà họ đã dầy công vun bồi với Bắc Kinh.
Ngay chuyên gia Trung Quốc cũng có cùng nhận định này. Giáo sư Trương Minh Lượng, đại học Tế Nam, cho là các hành động của Trung Quốc biến các đảo đá ngầm thành căn cứ quân sự ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông) đã đẩy Việt Nam vào vòng tay Hoa Kỳ. Theo ông, đã đến lúc Bắc Kinh xét lại chính sách đối với các lân bang.
Theo chuyên gia Úc Asley Townshend đã trích bên trên, Bắc Kinh không có con đường nào khác, ngoài giải pháp duy nhất là sử dụng đầu tư và lợi nhuận thương mại làm mồi nhử.
Tuy nhiên, trừ phi tự hãm phanh ngưng lại chính sách bá quyền, Trung Quốc ít có hy vọng chận đứng trào lưu hiện tại là các quốc gia trong vùng ngả theo chính sách « xoay trục » của Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền đất nước.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160530-trung-quoc-nen-tu-soi-minh
Geen opmerkingen:
Een reactie posten