dinsdag 7 juni 2016

Đà Lạt : Quán cà phê... "rau" + Quán cà phê "kỷ vật" + Quán cà phê "hoài niệm"


Thứ bảy, 23/1/2016 | 16:03 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print

Quán cà phê rau nhất định phải ghé ở Đà Lạt

Nằm lửng bên con dốc Ba tháng Hai, quán cà phê An là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tìm đến một nơi thật sự yên bình giữa thành phố ngàn hoa.
Mới xuất hiện tại Đà Lạt gần đây, quán cà phê An gây chú ý đến nhiều người dân địa phương và khách du lịch, đặc biệt các bạn trẻ. Nằm chông chênh bên sườn dốc, quán để lại trong lòng thực khách những ấn tượng rất riêng từ không gian đến các loại thức uống và phong cách phục vụ. Đây là điểm dừng chân lý tưởng cho các cuộc hẹn gia đình hay bạn bè. Ngoài ra quán còn có những khu vực riêng tư.
Với sự mới mẻ nhưng mộc mạc, quán lấy ý tưởng từ thiên nhiên làm chủ đạo trong cách trang trí. Bạn sẽ không khỏi choáng ngợp trước không gian luôn ngập tràn màu xanh của cây cối, đặc biệt là các loại rau, mang lại cảm giác thư thái và gần gũi.
Từ khu vườn nhỏ bên ngoài cho đến chiếc bàn, kệ hay các lối đi bạn đều bắt gặp nhiều loại rau cải. Điều này đã làm nên sự đặc biệt thu hút thực khách tìm đến quán. Ảnh: Trung Võ
Với diện tích hơn 200 m2, quán có hai không gian chính là ngoài trời và trong nhà với nhiều khu tách biệt. Cách bày trí ở mỗi khu vực đều có phong cách riêng, ấy vậy vẫn có sự liên kết với nhau, tạo cảm giác mới lạ.
Bàn ghế đều được làm từ gỗ với thiết kế tinh tế khiến không gian trở nên sang trọng hơn. Ở mỗi chiếc bàn ấy đều được bày trí những chậu cây nhỏ xinh như: rau cải, rau húng, bạc hà...
Ngay cả lối đi cũng được chủ quán đầu tư thiết kế theo mạch ý tưởng chính đó là những chậu rau xanh. Không chỉ để ngắm nhìn, bạn cũng có thể ngắt ăn tại chỗ nếu muốn.
Từng góc nhỏ của quán đều được chăm chút tỉ mỉ, có những màu sắc riêng nhưng vẫn hài hòa trong một tổng thể. Đâu đó là những chậu hoa điểm xuyết với màu sắc dịu nhẹ, hay những ô đất nhỏ với các loại rau cải tươi xanh.
Đến với không gian của quán, khách không chỉ đơn giản ngồi cà phê mà còn tìm sự bình yên nơi tâm hồn. Khách đến quán thường chọn chỗ ngồi bên ngoài để có thể ngắm dòng xe tấp nập phía dưới, nhưng vẫn tìm được sự tĩnh lặng trong lòng.
Ở không gian bên trong, quán còn có vị trí độc đáo dành cho những vị khách thích một mình. Vị trí này vừa là nơi nghỉ ngơi vừa là nơi giúp bạn thư giãn với những trang sách. Xung quanh vẫn là những kệ rau xanh để bạn có thể phóng tầm mắt và thả hồn vào những suy nghĩ.
Ngoài ra, An còn có mảnh vườn bên ngoài dành cho thực khách tự tay trồng và tìm hiểu về các loại rau xanh. Nhân viên sẽ tiếp tục chăm sóc cây và cập nhật tình hình phát triển của cây trên trang facebook của quán.
Thực đơn khá đa dạng với nhiều loại thức uống như: cà phê, sinh tố, nước ép, cocktail ... Nổi bật là các loại cà phê với loại cà phê nguyên chất được chủ quán chọn lọc kỹ lưỡng. Giá trung bình cho mỗi loại đồ uống dao động từ 30.000 đồng. Ảnh: Trung Võ
Chia sẻ với Vnexpress, anh Hoàng Quang, chủ quán cho biết: “Tôi rất muốn tạo ra một không gian mộc mạc, gần gũi những vẫn đáp ứng được nhu cầu cho những ai yêu thích ngồi cà phê. Bên cạnh đó, đây cũng là cách tôi làm đẹp thêm hình ảnh Đà Lạt trong lòng du khách”.
Phong Vinh

http://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/quan-ca-phe-rau-nhat-dinh-phai-ghe-o-da-lat-3346913.html?utm_source=detail&utm_medium=box_relatedtop&utm_campaign=boxtracking

Thứ ba, 19/4/2016 | 15:43 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên Facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print

Góc cà phê chứa đầy kỷ vật hiếm có ở Đà Lạt

Nằm ẩn trong Dinh Tỉnh Trưởng trên một ngọn đồi nhỏ, quán cà phê kỷ vật đưa du khách về với một Đà Lạt của hàng chục năm về trước. 
goc-ca-phe-chua-day-ky-vat-hiem-co-o-da-lat
Nằm bên trong Dinh Tỉnh Trưởng của Đà Lạt (nơi sống và làm việc của các tỉnh trưởng trước năm 1975), quán cà phê kỷ vật là một không gian uống khác biệt tọa lạc ở số 1 đường Lý Tự Trọng. Dinh Tỉnh Trưởng hiện là trụ sở của Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng. 
goc-ca-phe-chua-day-ky-vat-hiem-co-o-da-lat-1
Trong dịp Festival hoa tổ chức cuối năm 2015, hoạt động trưng bày và giới thiệu kỷ vật cũng như các tài liệu cổ về Đà Lạt xưa tại Dinh Tỉnh Trưởng là một trong những điểm nhấn của mùa lễ hội. Sau đó, thấy nhu cầu của người dân và khách du lịch nên lãnh đạo địa phương tiếp tục duy trì địa điểm thú vị này.
goc-ca-phe-chua-day-ky-vat-hiem-co-o-da-lat-2
Du khách đến với cà phê kỷ vật còn được tìm hiểu nhiều hơn về Đà Lạt qua những cuốn album ảnh cũ. Trong hình là bức ảnh chụp một góc chợ Đà Lạt xưa với khung cảnh không quá đông đúc, xe lam, xe van cũ còn là phương tiện công cộng chính của người dân địa phương. 
goc-ca-phe-chua-day-ky-vat-hiem-co-o-da-lat-3
Kỷ vật ở Dinh Tỉnh Trưởng có thể được lưu giữ từ thời kháng chiến chống Pháp, Mỹ hoặc sau khi hòa bình lập lại. Du khách có thể thỏa sức dạo bước qua từng căn phòng, khám phá những chiếc máy hát cũ, từng chồng đĩa than, các giá sách, bản đồ, điện thoại, máy đánh chữ ... 
goc-ca-phe-chua-day-ky-vat-hiem-co-o-da-lat-4
Bên cạnh việc thưởng thức những ly cà phê, dâu tằm, dâu tây mát lạnh... du khách sẽ được tham quan phòng trưng bày máy ảnh cổ - di vật quý giá của các nhiếp ảnh gia ở hoặc từng đến Đà Lạt tác nghiệp. 
goc-ca-phe-chua-day-ky-vat-hiem-co-o-da-lat-5
Quán cà phê không quá đông đúc và luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác thoải mái cho du khách tự do khám phá. Ngoài ra, quán luôn mở các bản nhạc Pháp hoặc nhạc Việt xưa với giai điệu nhẹ nhàng, lắng đọng.
Thực đơn đồ uống của quán đa dạng như các loại cà phê, cacao, sinh tố, nước ép hoa quả, sữa chua... Tuy nhiên, hai thức uống ngon và được ưa chuộng nhất tại đây là cà phê đen và sữa chua dâu tằm. Giá một đồ uống từ 15.000 đến 40.000 đồng.
Thực đơn đồ uống của quán đa dạng như các loại cà phê, cacao, sinh tố, nước ép hoa quả, sữa chua... Tuy nhiên, hai thức uống ngon và được ưa chuộng nhất tại đây là cà phê đen và sữa chua dâu tằm. Giá một đồ uống từ 15.000 đến 40.000 đồng.
Hương Chi

http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/da-lat/goc-ca-phe-chua-day-ky-vat-hiem-co-o-da-lat-3382250.html?utm_source=detail&utm_medium=box_relatedtop&utm_campaign=boxtracking

Thứ bảy, 20/2/2016 | 16:03 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print

Quán cà phê hoài niệm ở Đà Lạt

Cổ café không nằm ở trung tâm thành phố, cũng không có mặt tiền cuốn hút trên đường nhưng người Đà Lạt và cả du khách vẫn rỉ tai nhau và quen thuộc với nó.
Nằm trên một con đường ở ngoại ô, nương vào một hẻm dốc, Cổ café bình dị mà cuốn hút, như một ngôi nhà nhỏ với mái dốc và những vật liệu thô mộc.
Con hẻm dốc tới mức lối vào của quán là nằm ở tầng lầu, còn dưới dốc nữa mới là tầng trệt. Cấu trúc quán dựa trên địa hình tạo nên một cảm giác khá thú vị cho khách ngồi nơi đây.
 
Bên trong, chất liệu chủ đạo của quán là gỗ với khung mái và trần gỗ, tường ốp gỗ và bàn ghế nội thất đều bằng gỗ.
 
Chất liệu gỗ gợi sự ấm áp thâm trầm đậm chất phố núi cao nguyên.
 
 
Cấu trúc mặt bằng, vật liệu và cách thức trang trí khéo léo tạo nên một sự hoà hợp khiến không gian của quán bắt mắt và gần gũi. Bên những góc ngồi đều có những ô cửa sổ tràn ngập ánh sáng trời.
 
Quán giống như cửa hàng trưng bày với những món đồ được trang trí vừa đủ để gợi nên một âm hưởng hoài cổ, một sự cũ kỹ thi vị. Cũng như nhiều quán cà phê khác, “Cổ” không đông đúc ồn ào, lúc nào cũng nhẹ nhàng tĩnh lặng và lãng đãng theo cách rất riêng.
 
Từ ô cửa sổ có thể nhìn thấy triền dốc thấy nhà cửa lô xô ở gần, đồi núi mờ mờ phía xa, nhìn được cả tháp chuông ở công trình Trường Cao đẳng Sư phạm nổi tiếng. Đi xuống tầng trệt qua một cầu thang nhỏ, một không gian nhỏ khác hiện ra với ô cửa nhìn ra mảnh vườn tràn ngập màu xanh.
 
Ở quán có những chiếc xe máy vốn thô kệch và cồng kềnh được lồng ghép trong không gian nhỏ bé lại rất hoà hợp.
 
Quán được chia ra thành những góc nhỏ tạo nên sự riêng tư với những thứ đồ trang trí ngăn cách ước lệ.
 
Đồ cổ ở đây có nhiều loại, từ những chiếc loa, điện thoại...
 
... cho tới những chiếc đèn, máy chữ, máy ảnh.
 
Ngồi ở “Cổ” người ta càng cảm nhận ở Đà Lạt dường như trôi chậm hơn. Đôi khi không gian trầm mặc của quán như ẩn giấu một nỗi buồn.
 
Khách ngồi lặng yên, tư lự chưa hẳn là để thưởng thức cà phê, mà như gửi gắm nỗi niềm nào đó. Để rồi khi ra về hay rời Đà Lạt vương vấn một chút gì đó.
 
Bài và ảnh: Hà Thành

http://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/quan-ca-phe-hoai-niem-o-da-lat-3355993.html?utm_source=detail&utm_medium=box_relatedtop&utm_campaign=boxtracking


Geen opmerkingen:

Een reactie posten