Saturday, April 30, 2016 8:35:23 PM
Bài liên quan
- Chính quyền Việt Nam không có khả năng giải quyết vụ cá chết
- Vụ cá chết: Dân Little Saigon lo cho người thân ở Việt Nam
- Quảng Bình đổ cá chết ra đường, Huế tuần hành ‘nỗi đau của cá
(VIDEO)
https://www.facebook.com/vietnamCH/videos/1148263751852999/
SÀI GÒN - Sáng 1 Tháng Năm, hàng ngàn người ở Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng và Quảng Bình đã xuống đường biểu tình tuần hành vì cá chết hàng loạt ở miền Trung. Người biểu tình mang theo nhiều biểu ngữ kêu gọi người dân cứu biển và cá tôm, bảo vệ môi trường và tẩy chay Fomosa.
Biểu tình tại Sài Gòn.
Theo tường thuật của các Facebooker, cuộc biểu tình ở Sài Gòn thu hút hàng ngàn người diễn ra tại các địa điểm trung tâm thành phố như hồ Con Rùa, nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, đại lộ Nguyễn Huệ và nhà hát lớn thành phố.Lực lượng công an đang kiềm tỏa những người dân xuống đường và nhà cầm quyền huy động lực lượng công an ngày càng đông hơn. Nhiều người dân đang có mặt ở hiện trường nói rằng, có dấu hiệu công an đàn áp người dân biểu tình bảo vệ môi trường.
Biểu tình tại Sài Gòn.
Đoàn biểu tình tại nhà thờ Đức Bà.
Trên đường Lê Duẩn, trước Dinh Độc Lập.
Trước nhà hát lớn Sài Gòn.
Còn tại Hà Nội, cuộc biểu tình diễn ra tại khu vực nhà hát thành phố và quanh bờ hồ Hoàn Kiếm mà theo ước tính có ít nhất là 5,000 người.
Biểu tình tại Hà Nội.
Tại Đà Nẵng, người dân xuống đường biểu tình nhưng lực lượng công an bao vây, đàn áp và đánh đập. Tuy ít người và bị đánh đập nhưng người dân Đà Nẵng cố hòa mình vào dòng người cả nước hôm nay.Trong khi đó tại Quảng Bình, cuộc biểu tình của người dân vẫn tiếp tục trên trục đường quốc lộ 1A. Họ biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường tại khu vực khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Cuộc biểu tình vẫn tiếp tục ở Quảng Bình.
Hình ảnh trong bài này từ Facebook Maria Minh Hạnh và Facebook Tin Mừng Cho Người Nghèo.http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=227265&zoneid=1
Tường thuật cả nước biểu tình vì biển bị ô nhiễm nghiêm trọng
GNsP (01.05.2016) – Một người dân tên Sơn tham gia cuộc biểu tình tại Sài Gòn chia sẻ: “Tui đi cạnh anh bạn trẻ này thấy anh này hô hào mạnh mẽ lắm. Đi đến vùng chợ Bến Thành thì bị chặn lại, nhóm đi trước tiếp tục xô hàng rào để đi, còn anh bạn này cùng nhóm sau dừng lại để hô hào sau đó xô xát thì bị đánh.”
“Nhóm đi trước cùng tôi thì muốn tiếp đi để kéo dãn bọn dân quân và lôi kéo thêm nhiều người tham gia. 2 nóm ko biết ý nhau nên bị xé ra. Lúc đầu số lượng người ít thì an ninh dẹp đường cho đi, nhưng sau đó thấy đông người tham gia quá thì hình như họ lo sợ, họ xe tuyên tuyền là lực lượng tới yêu cầu giả tán. Tui đi theo đoàn, tui hồi hộp vì đây là lần thứ 2 tui biểu tình nên không hô hào gì được. Khi bọn an ninh ngăn chặn, tui chửi tụi nó, tui nói đi biểu tình là bảo vệ đời sống lợi ích của nhân dân, bọn mày ngăn cản là việc làm phản quốc, là đồ hèn hạ nhục nhã…” Ông Sơn nói.
Tại Vinh:
Gia đình chị Vân Anh sống tại Hà Nội, đi công tác tại Vinh, hưởng ứng cuộc biểu tình bảo vệ môi trường nên cả gia đình đã xuống đường đồng hành tại biển Cửa Lò, Nghệ An. Chị Vân Anh nói với GNsP: “Mình đi từ Bãi Lữ vào Cửa Lò, gặp 2 chốt chặn CSGT, CSCĐ… họ yêu cầu dừng xe, kiểm tra giấy tờ xe của lái xe, rồi yêu cầu vợ chồng mình xuất trình giấy tờ, chồng mình không đồng ý thì yêu cầu đưa về trụ sở. Sau đó nó tra danh sách gì đó, một thằng to béo trong đó nói gia đình này không có tên trong danh sách, nó thả cho nhà mình đi. Ra đến Quảng trường an ninh chìm nổi đủ cả. Tại Cửa Lò, dân phòng lượn xe trên bãi biển, người dân thì không thích khi gia đình mình cầm biểu ngữ.”
Tại Sài Gòn:
11 giờ: 00 – Đã xảy ra sự xô xát một người dân tham gia cuộc biểu tình bị đánh chảy máu đầu.
10 giờ 50 – Nhạc sĩ Tô Hải đã lớn tuổi, ngoài 90. Cụ không thể xuống đường cùng với con dân Nước Việt nhưng cụ đã hiệp thông biểu tình tại tư gia.
Tại Nghệ An:
10 giờ 30: Nhóm bạn của cựu TNLT Nguyễn Văn Thanh đang bị công an xua đuổi, đeo bám và phải vào nhà dân lánh nạn. Nhưng công an vẫn bám theo và có dấu hiệu đe dọa. Những người bị nghi ngờ đều bị kiểm tra toàn thân và yêu cầu đi nơi khác. Cửa Lò trong phạm vi 100m có hàng trăm công an, cảnh sát các loại chìm nổi chốt chặn và triệt tiêu tất cả nỗ lực biểu tình. Các nhà thờ xung quanh Cửa Lò luôn có công an túc trực.
Tại Sài Gòn:
Lực lượng công an đang kiềm tỏa những người dân xuống đường và nhà cầm quyền huy động lực lượng công an ngày càng đông hơn. Nhiều người dân đang có mặt ở hiện trường nói rằng, có dấu hiệu công an đàn áp người dân biểu tình bảo vệ môi trường. Cô Nguyễn Nữ Phương Dung đã bị công an bắt, khi giằng cô Dung bị té vào pô xe và có thể bị bỏng người.
Nguồn ảnh lấy từ Phóng viên Hội Anh Em Dân Chủ.
Tại Hà Nội:
Số lượng người dân tham dự càng ngày càng đông. Một người dân tham dự cuộc biểu tình tên là Thái Văn Đường cho biết, ước tính có khoảng 5000 người tham dự vào thời điểm lúc 10 giờ.
Tại Đà Nẵng:
Người dân Đà Nẵng xuống đường biểu tình nhưng lực lượng công an bao vây, đàn áp và đánh đập. Tuy ít người và bị đánh đập nhưng người dân Đà Nẵng cố hòa mình vào dòng người cả nước hôm nay. Em trai của Peter Lâm Bùi là Anthony Minh Bùi bị rất đông an ninh và công an kẹp cổ và đánh vào mặt.
Tại Sài Gòn:
10 giờ 10: Người dân đang tọa kháng tại đường Hàm Nghi, Quận 1. Lực lượng công an bao vây và có dấu hiệu đàn áp.
Tại Nghệ An:
Phóng viên GNsP tại Nghệ An cho biết, lực lượng công an chìm nổi đã được bố trí khắp nơi. Khu vực bãi biển Cửa Lò, Nam Cấm, ngã tư Quán Hành công an chốt chặn và kiểm tra người dân. Hiện tại đã có một số người biểu tình tại Cửa Lò và có các bạn khác đang hỗ trợ âm thầm. Nhóm bạn trẻ từ Quỳnh Lưu đang di chuyển tới Cửa Lò bị công an mặc thường phục đe dọa: “bọn mày mà bước chân ra khỏi xã tao đập chết”. Công an đã bắt một số nhà hoạt động: chị Bích Phương, anh Đức, anh Nghiễm đã bị bắt về đồn công an xã Nghi Hòa.
Tại Hà Nội:
Từ Hà Nội, cô Thảo nói với phóng viên GNsP: “Hàng trăm người dân xuống đường biểu tình, rất nhiều người mới, đó là một tín hiệu tốt. Người dân Hà Nội thật là tuyệt vời. Chúng tôi tập trung tại Nhà hát lớn Hà Nội rồi đang biểu tình quanh bờ hồ”.
Tại Sài Gòn:
Khoảng 9 giờ, người dân đã nổ ra cuộc biểu tình sau đó rất đông người dân khác hưởng ứng tham dự. Cha Phaolô Lê Xuân Lộc cho biết có khoảng hơn ngàn người dân Sài Gòn tham gia cuộc biểu tình này.
Tại Hà Nội
8 giờ 45: Mọi người bắt đầu tập trung trước cổng Nhà hát lớn Hà Nội đồng hành với bà con miền Trung.
Tại Sài Gòn:
8giờ 50: lực lượng công an đứng chốt tại ngả đường đi vào công viên 30.04 và nhà thờ Đức Bà. Cha Phaolô Lê Xuân Lộc, DCCT, Điều hành truyền thông Tin Mừng Cho người Nghèo đang có mặt tại hiện trường cho biết: “Công an đứng chốt khá đông. An ninh bám theo nhóm của tôi từ khi đi ra khỏi Nhà Dòng”.
Tại Đà Nẵng:
Một diễn biến khác tại Đà Nẵng, sáng nay, người dân đã nhìn thấy cá chết trôi lềnh bềnh trên mặt biển và họ đã mang các phương tiện cần thiết ra vớt số cá chết này.
Tại Hà Tĩnh:
Sáng nay, nhà cầm quyền huy động rất đông CSCĐ trước khu công nghiệp Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Tại Vũng Tàu:
8 giờ:00 – Tại một địa điểm khác của Vũng Tàu, một số người dân đã đồng hành xuống đường để bảo vệ môi trường. Cô Bạch Cúc, một người dân sống ở Sài Gòn tham dự cuộc biểu tình ở Vũng Tàu nói: “Nhà nước phải đứng về phía nhân dân, đừng lấp liếm sai lầm nữa. Đất nước này tang thương đã quá đủ rồi. Giết hại môi trường là giết dân và tương lai đất nước.”
Tại Quảng Bình:
Đêm qua ngày 30.04, bà con giáo dân giáo xứ Xuân Hòa thuộc xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình thức suốt đêm tọa kháng. Sáng nay, số lượng bà tham dự cuộc biểu tình một đông hơn.
Từ đầu tháng 4.2016, tình trạng ô nhiễm biển VN ngày càng trầm trọng khiến cá biển chết trắng dọc theo các bờ biển Miền Trung như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế làm cho cuộc sống mưu sinh của bà con ngư dân đã nghèo nay rơi vào tình trạng khốn đốn do mất nghiệp. Đây là một cuộc khủng hoảng môi sinh trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe của giống nòi dân Việt. Chính vì lẽ đó, vào sáng ngày 01.05.2016, người dân cả nước đã xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền cộng sản đã thờ ơ, vô cảm trước thảm cảnh biển bị ô nhiễm nặng và yêu cầu nhà cầm quyền cần có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ, không nhu nhược trước “giặc nội xâm và ngoại xâm”.
“Nhóm đi trước cùng tôi thì muốn tiếp đi để kéo dãn bọn dân quân và lôi kéo thêm nhiều người tham gia. 2 nóm ko biết ý nhau nên bị xé ra. Lúc đầu số lượng người ít thì an ninh dẹp đường cho đi, nhưng sau đó thấy đông người tham gia quá thì hình như họ lo sợ, họ xe tuyên tuyền là lực lượng tới yêu cầu giả tán. Tui đi theo đoàn, tui hồi hộp vì đây là lần thứ 2 tui biểu tình nên không hô hào gì được. Khi bọn an ninh ngăn chặn, tui chửi tụi nó, tui nói đi biểu tình là bảo vệ đời sống lợi ích của nhân dân, bọn mày ngăn cản là việc làm phản quốc, là đồ hèn hạ nhục nhã…” Ông Sơn nói.
Tại Vinh:
Gia đình chị Vân Anh sống tại Hà Nội, đi công tác tại Vinh, hưởng ứng cuộc biểu tình bảo vệ môi trường nên cả gia đình đã xuống đường đồng hành tại biển Cửa Lò, Nghệ An. Chị Vân Anh nói với GNsP: “Mình đi từ Bãi Lữ vào Cửa Lò, gặp 2 chốt chặn CSGT, CSCĐ… họ yêu cầu dừng xe, kiểm tra giấy tờ xe của lái xe, rồi yêu cầu vợ chồng mình xuất trình giấy tờ, chồng mình không đồng ý thì yêu cầu đưa về trụ sở. Sau đó nó tra danh sách gì đó, một thằng to béo trong đó nói gia đình này không có tên trong danh sách, nó thả cho nhà mình đi. Ra đến Quảng trường an ninh chìm nổi đủ cả. Tại Cửa Lò, dân phòng lượn xe trên bãi biển, người dân thì không thích khi gia đình mình cầm biểu ngữ.”
Tại Sài Gòn:
11 giờ: 00 – Đã xảy ra sự xô xát một người dân tham gia cuộc biểu tình bị đánh chảy máu đầu.
10 giờ 50 – Nhạc sĩ Tô Hải đã lớn tuổi, ngoài 90. Cụ không thể xuống đường cùng với con dân Nước Việt nhưng cụ đã hiệp thông biểu tình tại tư gia.
Tại Nghệ An:
10 giờ 30: Nhóm bạn của cựu TNLT Nguyễn Văn Thanh đang bị công an xua đuổi, đeo bám và phải vào nhà dân lánh nạn. Nhưng công an vẫn bám theo và có dấu hiệu đe dọa. Những người bị nghi ngờ đều bị kiểm tra toàn thân và yêu cầu đi nơi khác. Cửa Lò trong phạm vi 100m có hàng trăm công an, cảnh sát các loại chìm nổi chốt chặn và triệt tiêu tất cả nỗ lực biểu tình. Các nhà thờ xung quanh Cửa Lò luôn có công an túc trực.
Tại Sài Gòn:
Lực lượng công an đang kiềm tỏa những người dân xuống đường và nhà cầm quyền huy động lực lượng công an ngày càng đông hơn. Nhiều người dân đang có mặt ở hiện trường nói rằng, có dấu hiệu công an đàn áp người dân biểu tình bảo vệ môi trường. Cô Nguyễn Nữ Phương Dung đã bị công an bắt, khi giằng cô Dung bị té vào pô xe và có thể bị bỏng người.
Nguồn ảnh lấy từ Phóng viên Hội Anh Em Dân Chủ.
Tại Hà Nội:
Số lượng người dân tham dự càng ngày càng đông. Một người dân tham dự cuộc biểu tình tên là Thái Văn Đường cho biết, ước tính có khoảng 5000 người tham dự vào thời điểm lúc 10 giờ.
Tại Đà Nẵng:
Người dân Đà Nẵng xuống đường biểu tình nhưng lực lượng công an bao vây, đàn áp và đánh đập. Tuy ít người và bị đánh đập nhưng người dân Đà Nẵng cố hòa mình vào dòng người cả nước hôm nay. Em trai của Peter Lâm Bùi là Anthony Minh Bùi bị rất đông an ninh và công an kẹp cổ và đánh vào mặt.
Tại Sài Gòn:
10 giờ 10: Người dân đang tọa kháng tại đường Hàm Nghi, Quận 1. Lực lượng công an bao vây và có dấu hiệu đàn áp.
Tại Nghệ An:
Phóng viên GNsP tại Nghệ An cho biết, lực lượng công an chìm nổi đã được bố trí khắp nơi. Khu vực bãi biển Cửa Lò, Nam Cấm, ngã tư Quán Hành công an chốt chặn và kiểm tra người dân. Hiện tại đã có một số người biểu tình tại Cửa Lò và có các bạn khác đang hỗ trợ âm thầm. Nhóm bạn trẻ từ Quỳnh Lưu đang di chuyển tới Cửa Lò bị công an mặc thường phục đe dọa: “bọn mày mà bước chân ra khỏi xã tao đập chết”. Công an đã bắt một số nhà hoạt động: chị Bích Phương, anh Đức, anh Nghiễm đã bị bắt về đồn công an xã Nghi Hòa.
Tại Hà Nội:
Từ Hà Nội, cô Thảo nói với phóng viên GNsP: “Hàng trăm người dân xuống đường biểu tình, rất nhiều người mới, đó là một tín hiệu tốt. Người dân Hà Nội thật là tuyệt vời. Chúng tôi tập trung tại Nhà hát lớn Hà Nội rồi đang biểu tình quanh bờ hồ”.
Tại Sài Gòn:
Đã có hơn 2000 người dân hưởng ứng tham dự cuộc biểu tình này.
Khoảng 9 giờ, người dân đã nổ ra cuộc biểu tình sau đó rất đông người dân khác hưởng ứng tham dự. Cha Phaolô Lê Xuân Lộc cho biết có khoảng hơn ngàn người dân Sài Gòn tham gia cuộc biểu tình này.
Tại Hà Nội
8 giờ 45: Mọi người bắt đầu tập trung trước cổng Nhà hát lớn Hà Nội đồng hành với bà con miền Trung.
Tại Sài Gòn:
8giờ 50: lực lượng công an đứng chốt tại ngả đường đi vào công viên 30.04 và nhà thờ Đức Bà. Cha Phaolô Lê Xuân Lộc, DCCT, Điều hành truyền thông Tin Mừng Cho người Nghèo đang có mặt tại hiện trường cho biết: “Công an đứng chốt khá đông. An ninh bám theo nhóm của tôi từ khi đi ra khỏi Nhà Dòng”.
Tại Đà Nẵng:
Một diễn biến khác tại Đà Nẵng, sáng nay, người dân đã nhìn thấy cá chết trôi lềnh bềnh trên mặt biển và họ đã mang các phương tiện cần thiết ra vớt số cá chết này.
Tại Hà Tĩnh:
Sáng nay, nhà cầm quyền huy động rất đông CSCĐ trước khu công nghiệp Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Tại Vũng Tàu:
8 giờ:00 – Tại một địa điểm khác của Vũng Tàu, một số người dân đã đồng hành xuống đường để bảo vệ môi trường. Cô Bạch Cúc, một người dân sống ở Sài Gòn tham dự cuộc biểu tình ở Vũng Tàu nói: “Nhà nước phải đứng về phía nhân dân, đừng lấp liếm sai lầm nữa. Đất nước này tang thương đã quá đủ rồi. Giết hại môi trường là giết dân và tương lai đất nước.”
Tại Quảng Bình:
Đêm qua ngày 30.04, bà con giáo dân giáo xứ Xuân Hòa thuộc xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình thức suốt đêm tọa kháng. Sáng nay, số lượng bà tham dự cuộc biểu tình một đông hơn.
Tại Sài Gòn:
Vào lúc 6 giờ sáng, cuộc biểu tình chưa diễn ra nhưng nhưng một số người đã bị lực lượng công an bắt đi như bà Phạm Thanh Nghiên, ông Huỳnh Anh Tú, bà Dương Thị Tân, ông Đỗ Đức Hợp, anh Nam Thiên và anh Tình. Họ bị bắt ngay tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn khi những người này vừa mới xuống hầm để gửi xe thì các tên an ninh hô to: “cướp, cướp, cướp…” và đã bắt những người này, đem đi đâu không rõ.
Bác sĩ Đinh Đức Long cho hay: “Sáng đi tập thể dục đã thấy hai chú an ninh rình trước cửa nhà, thấy tôi các chú mừng quýnh gọi điện báo cáo ngay. Đi một đoạn lại gặp anh cảnh sát khu vực hôm nay mặc thường phục nở nụ cười rồi gọi điện thoại. Đi tiếp nữa lại thấy một chú núp gốc cây nhìn theo tôi, rồi lại gọi điện thoại. Chà, hôm nay chắc nhiều chuyện hay lắm đây.”
Trước cửa nhà của phóng viên Huyền Trang bị 4-5 an ninh và cảnh sát khu vực đang căn chốt.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị công an canh từ ngày 29.04.
Tại Hà Nội:
Nhiều người dân Hà Nội đã phải ra khỏi nhà trước nhiều ngày để tránh bị lực lượng ngăn cản và căn chốt ngay tại nhà. Cô Thảo, sống tại Hà Nội cho biết:
“Hà Nội ngột ngạt từ chiều hôm qua (ngày 30.04), an ninh công an bủa vây khắp nơi lùng sục từ gia đình cho đến các nhà nghỉ. Chưa bao giờ tôi đi biểu tình mà phải nằm trong sân bệnh viện, trên đầu là trời lưng đặt đất như lần này, ở đây bẩn, lạnh và muỗi. Nhưng ít ra còn có mặt được với mọi người trong một hai giờ tới, những anh em khác bị 5-6 an ninh canh, cá biệt có ông Trương Dũng hơn 10 an ninh canh, anh Lê Hoàng 8 an ninh canh, nhà tôi cũng 5-6 an ninh đang chầu trực ở cửa. Đất nước tôi quá tươi đẹp phải không các bạn, cộng sản đang biến đất nước này ra cái gì vậy? Biến nhân dân thành ra người gì vậy? Bảo vệ môi trường phản đối bọn Formosa xả chất độc ra mà bị canh gác, áp chế như này. Đất nước này dân chủ thật. Dân chủ đến độ choáng váng.”
Tại Vũng Tàu:
Vào 6giờ 30: Một số người dân tại Vũng Tàu đã biểu tình tại bờ biển Vũng Tàu. Ông Hải, một người dân sống nơi đây và tham dự cuộc biểu tình nói với GNsP:
“Chúng tôi xuống đường với mong muốn chính quyền trả lại môi trường xanh – sạch – đẹp cho người dân VN. Chúng tôi có nhiệm vụ lên tiếng bảo vệ môi trường biển chính là bảo vệ môi trường sống, bảo vệ chính mạng sống của chúng tôi và bà con VN. Anh em Vũng Tàu chúng tôi luôn sát cánh với bà con ngư dân ở Miền Trung.”
Pv.GNsP
http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/05/01/tuong-thuat-ca-nuoc-bieu-tinh-vi-bien-bi-o-nhiem-nghiem-trong-xin-nhan-f5/
Pv.GNsP tại Hà Nội
http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/05/01/ha-noi-nguoi-dan-bieu-tinh-on-hoa-bi-cscd-danh/
Hà Nội: Người dân biểu tình ôn hòa bị hành hung
GNsP (01.05.2016) – Sáng nay, bà con tại Hà Nội đã xuống đường bày tỏ chính kiến liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường tại các tỉnh Miền Trung.
Lúc 9 giờ 00 khoảng một ngàn người cầm băng rôn với những nội dung, yêu cầu dừng nhà máy Phomosa để cứu biển, cứu cá; yêu cầu làm rõ thông tin về nguyên nhân cá chết…
Chúng tôi thấy trong đoàn có một số gương mặt quen thuộc, như tiến sĩ Nguyễn Quang A, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nghệ sĩ Kim Chi…
Đoàn diễu hành một vòng bờ hồ Hoàn Kiếm và mỗi lúc một đông người dân tham dự. Có lúc đoàn diễu hành lên tới vài ngàn người.
Đi một quãng, đoàn tuần hành đứng lại để hô khẩu hiệu. Tại khu vực gần Bút Tháp – Cầu Thê Húc, tiến sĩ Xuân Diện nói với đoàn diễu hành và những người đi đường rằng, ‘gần 30 ngày rồi, mà chính quyền không làm rõ được nguyên nhân dẫn đến thảm họa môi trường. Bao nhiêu tiến sĩ mà một việc đơn giản thế không thể làm nổi’.
Đoàn biểu tình ghé lại trước tượng Vua Lý Thái Tổ. Nơi đây đoàn biểu tình hát bài ‘dậy mà đi’ và hô khẩu hiệu ‘đóng cửa Formosa’.
Khi đoàn diễu hành từ nhà hát lớn tiến ra bờ hồ, đã có dây thừng chắn ngang đường và barie để không cho đoàn tiến ra các con phố khác. Tuy nhiên, mọi người đã vượt qua để tiến ra phía bờ hồ.
Ít nhất có hai lần xảy ra xô xát nhỏ, trong đoàn “có người cài” đánh người biểu tình rồi bỏ chạy, hay giựt băng rôn. Cảnh sát cơ động đã bảo vệ người dựt băng rôn và đánh người khi người này chạy vào nhà dân.
Lúc 10 giờ 30, đoàn biểu tình về lại nhà hát. Tại đây họ tiếp tục hát vang bài ‘dạy mà đi’ và hô các khẩu hiệu đả đảo công ty Formosa, bảo vệ biển, yêu cầu chính quyền làm rõ nguyên nhân ô nhiễm mô trường làm cá chết…
http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/05/01/ha-noi-nguoi-dan-bieu-tinh-on-hoa-bi-cscd-danh/
Biểu tình bảo vệ môi trường tại Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng...
Sài Gòn: Hàng ngàn người xuống đường biẻu tình bảo vệ môi trường. Ảnh: CTV Danlambao |
CTV Danlambao - Sáng ngày 1/5/2016, tại nhiều thành phố lớn trên cả nước đã diễn ra cuộc biểu tình bảo vệ môi trường.
Trước đó thảm họa môi trường biển đã xảy ra nghiêm trọng khiến 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế bị thiệt hại nặng nề. Trong hơn hai tuần xảy ra thảm họa, hàng trăm tấn cá chết dạt vào bờ.
Tại Hà Tĩnh, ngư dân phát hiện ra ống thải ngầm của nhà máy thép Formosa chôn sâu dưới biển thải ra chất độc hại. Người ta đặt câu hỏi liệu Formosa có liên quan đến việc cá chết hàng loạt trên biển hay không?
Các cơ quan chức năng và lãnh đạo nhà nước CHXHCN Việt Nam im lặng và có các giải đáp không thuyết phục người dân khi cho rằng cá chết là do thủy triều đỏ.
Để yêu cầu chính phủ minh bạch và có trách nhiệm trước thảm họa, cuộc biểu tình bảo vệ môi trường đã được phát động trên toàn quốc với sự hưởng ứng của nhiều thành phố lớn như Sài Gòn, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng và Hà Nội.
Tại Nha Trang những người tham gia xuống đường bảo vệ môi trường đi từ hai đầu đường Trần Phú và gặp nhau tại công viên Yến Phi.
Có gần 10 người, một số mặc áo xanh với thông điệp "Save Our Sea - Save Our Babies - Sea Dead We Next - Hãy Cứu Lấy Biển".
Ảnh: FB Mẹ Nấm
Lực lượng an ninh, công an và dân phòng chia nhau theo sát những người biểu tình.
Tại Hà Nội, an ninh canh giữ và yêu cầu nhiều người đã từng tham gia biểu tình trước đây không ra điểm tập trung.
Lúc 8:30, khoảng hơn 1000 người xuống đường ôn hòa đã có mặt tại Nhà Hát Lớn và tiến dần về Hồ Hoàn Kiếm.
Ảnh: Facebook Trung Nghĩa
Ảnh: Fb Lan Lê
Tại Sài Gòn, một nhóm các nhà hoạt động bị chặn giữ tại nhà gửi xa của Dòng Chúa Cứu Thế số 38 Kỳ Đồng.
Những người bị bắt bao gồm: Blogger Phạm Thanh Nghiên, anh Huỳnh Anh Tú, anh Đỗ Đức Hợp, anh Nguyễn Hữu Tình, chị Dương Thị Tân và anh Việt Quân.
Ngay tại công viên 30/4, công an sắc phục và các lực lượng hỗ trợ chốt chặn khắp nơi.
Cuộc biểu tình tại Sài Gòn nổ ra lúc 9:30, hơn 1000 người đổ ra đường giơ cao các khẩu hiệu diễu qua khu vực trung tâm quận 1.
Dòng người biểu tình đổ về đường Đồng Khởi để tập trung ở phố đi bộ Nguyễn Huệ
Ảnh: CTV Danlambao
Ảnh: CTV Danlambao
Dân Làm Báo sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến cuộc biểu.
http://www.danlambao.blogspot.nl/2016/05/bieu-tinh-bao-ve-moi-truong-tai-sai-gon.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten