zaterdag 28 mei 2016

236 linh mục cùng với hai Giám mục Giáo phận Vinh đưa ra kiến nghị về ô nhiễm biển miền Trung

Giáo phận Vinh đưa ra kiến nghị về ô nhiễm biển miền Trung

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2016-05-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
bieu-tinh-Vinh-622.jpg
Giáo Dân Giáo Xứ Song Ngọc, Giáo Phận Vinh, biểu tình tuần hành kêu gọi bảo vệ môi trường, ngày 15 tháng 5 năm 2016.
Courtesy photo

Ngày 16/5/2016 vừa qua, Linh mục đoàn Giáo phận Vinh đã cho ra ‘kiến nghị về thảm họa môi trường biển miền Trung’.
236 linh mục cùng với hai Giám mục Giáo phận là Đức Cha Phaolo Maria Cao Đình Thuyên và Đức cha phụ tá Nguyễn Văn Viên đã đồng ký tên vào kiến nghị ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung Việt Nam’.

Yêu cầu Formosa minh bạch việc sử dụng chất độc

Là người đồng ký tên vào bản kiến nghị, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, chánh xứ Phú Yên, hạt Thuận Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nói về nội dung của kiến nghị thư:
Bản kiến nghị này tương tự như tiếng nói chung, thư chung của Đức Giám mục Giáo phận, trong đó có nêu ra các yêu cầu: Thứ nhất là phải kiểm tra công bố rõ ràng minh bạch vấn đề nguyên nhân cá chết.
-LM Đặng Hữu Nam
LM Đặng Hữu Nam: Bản kiến nghị này tương tự như tiếng nói chung, thư chung của Đức Giám mục Giáo phận, trong đó có nêu ra các yêu cầu: Thứ nhất là phải kiểm tra công bố rõ ràng minh bạch vấn đề nguyên nhân cá chết. Thứ hai là làm sao để hỗ trợ cho người dân trong khi người ta bị thiệt hại.Thứ ba nữa là yêu cầu cái chuyện minh bạch đó, đồng thời yêu cầu Formosa là phải minh bạch cái việc sử dụng chất độc và cực độc đã nhập về như báo chí đã tìm ra. Cũng như yêu cầu những người gây ra cái thảm họa này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đó là những cái điểm chung trong bản kiến nghị của hội đồng linh mục.
Xuân Nguyên: Giáo dân thuộc Giáo phận Vinh đã hưởng ứng như thế nào sau khi Linh mục đoàn cho ra đời bản kiến nghị thảm họa miền Trung, thưa Linh mục?
LM Đặng Hữu Nam: Trước đó đã có, nhưng người ta đã làm lẻ tẻ như là phản ứng riêng chẳng hạn như là của các linh mục trong hạt Kỳ Anh, những nơi trực tiếp của thảm họa xảy ra ở Vũng Áng, rồi các giáo xứ thắp nến cầu nguyện, dâng Thánh lễ để tìm cách nói lên tiếng nói của mình. Trong đó có cả biểu tình hay diễu hành một cách ôn hòa để nói lên với những người công quyền của đất nước là phải biết, phải lo cho dân và biết xử lý kíp thời cái thảm trạng của môi trường. Đó cũng là trách nhiệm chung của mỗi người.
Và đặc biệt nhất là sau bản kiến nghị cũng như thư chung của Đức giám mục Giáo phận thì hầu như tất cả các giáo xứ, tất cả mọi người rõ hơn và tiếng nói chính thức của Giáo hội, Giáo phận. Cho nên người ta đã tham gia, và nói như trong thư chung của Đức giám mục Giáo phận thì mỗi người thể hiện thái độ của mình trong khi luật pháp cho phép để nói lên tiếng nói đó. Và đó cũng là quyền của con người trước thảm trạng.
Xuân Nguyên: Mặc dù toàn bộ Linh mục đoàn và hai Đức giám mục đã ký tên vào bản kiến nghị, nhưng dường như bản kiến nghị vẫn không được giới truyền thông quan tâm, Linh mục nhận xét gì về ý kiến trên?
LM Đặng Hữu Nam: Theo quan điểm riêng của mình thì cái bản kiến nghị này có vẻ ra hơi chậm với cái thời điểm phải xảy ra, tức là sau khi thảm họa môi trường đã xảy ra rồi, cho nên nó làm giảm đi cái sức lớn mạnh của cái bản kiến nghị, bởi vì nó trùng vào trong cái thời điểm mà Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm Việt Nam, rồi kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV và hội đồng nhân dân các cấp. Cho nên là cái điều đó nó làm giảm đi sức lan tỏa của chính cái bản kiến nghị.

gia-phan-vinh-400.jpg
Ngày 16/5/2016 vừa qua, Linh mục đoàn Giáo phận Vinh đã cho ra ‘kiến nghị về thảm họa môi trường biển miền Trung’.

Xuân Nguyên: Linh mục nghĩ gì về việc đài truyền hình Việt Nam VTV đã tố cáo Đức Giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp đã ‘kích động giáo dân chống chính quyền’ khi ngài cho ra thư chung gửi toàn giáo phận về ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung Việt Nam’?
LM Đặng Hữu Nam: Trước đây, tôi đã từng nói là VTV đáng ra phải gọi ‘Vietnam television’, nhưng mà với tôi, cách đây khoảng 6 năm tôi đã từng nói là VTV là ‘Vua tin vịt’ chứ không phải là cái nơi thông tin chính thức bởi vì nó thường xuyên tạc cái tin của nó theo ý nguyện và mục đích, chủ đích của đảng. Và VTV cũng là 1 trong số 800 tờ báo, đài mà do chính đảng cộng sản hướng dẫn và định hướng, thậm chí là phải viết theo điều đảng, nếu cần đảng sẽ xử lý hoặc sẽ làm định hướng.
Lật lại các quá trình trước chúng ta thấy các vụ án như Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, hay gần đây như vụ rau sạch tại Thanh Hóa, clip đưa lên tivi là ngay nhân viên của đài dựng chuyện để làm chứ không phải có thật, và người ta đã truy ra rất nhiều điều. Nhìn lại lịch sử, tại Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, Con Cuông, Mỹ Yên. Chúng ta thấy chuyện nhân viên công quyền, nhân viên của đài, tivi của Việt Nam dựng người lên đóng vai làm linh mục, đóng vai giáo dân, người trong cuộc để trả lời, để đưa lên đài lên báo theo ý của đảng, và đó là chuyện bình thường mà ta đã biết rồi.
Vì thế sau thư chung của Đức giám mục Giáo phận, VTV hay ANTV đã đưa Đức giám mục ra để mạ và quy Ngài như một thành phần phản động và kích động giáo dân, đó là một điều mà bất kỳ ai trong chúng ta đề thấy dễ hiểu.

Chậm trễ xử lý do có yếu tố Trung Quốc?

Xuân Nguyên: Có ý kiến cho rằng, chính quyền Việt Nam chậm trễ trong việc xử lý thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung là do có yếu tố Trung Quốc, Linh mục nghĩ gì về ý kiến này?
Tôi thấy vô lý là người ta biến khu công nghiệp Vũng Áng hay Formosa đó trở thành tô giới của Tàu, đó là điều không thể chấp nhận.
-LM Đặng Hữu Nam
LM Đặng Hữu Nam: Đối với tôi, việc chậm trễ xử lý thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung do có yếu tố Trung Quốc là một điều phi lý, bởi vì với đất nước Việt Nam thì dù như thế nào, dù công ty nào của đất nước nào vào đất nước này làm ăn thì nhớ rằng cái nhà này là nhà này là ‘nhà của Việt Nam’.
Tôi thấy vô lý là người ta biến khu công nghiệp Vũng Áng hay Formosa đó trở thành tô giới của Tàu, đó là điều không thể chấp nhận. Bởi vì khi anh đến nhà tôi làm thì anh phải chịu sự khống chế luật pháp của chúng tôi, nhà của tôi. Thì ở đây, Việt Nam là một nước có chủ quyền rõ ràng, và ở đó Formosa không phải là một tô giới của một đất nước như là Trung Quốc hay là đất nước chủ quản của công ty đó đến đó để làm.
Xuân Nguyên: Linh mục có đề nghị hay giải pháp nào để giải quyết thảm họa ô nhiễm biển miền Trung?
LM Đặng Hữu Nam: Tôi không phải là một chuyên gia, cũng như một người dân, đặc biệt tâm tình của một người dân đất Việt, và cách riêng là những người dân làm ngư nghiệp, và những người làm kinh tế liên quan đến thảm trạng này mà trở thành nạn nhân của thảm trạng này.
Trước tiên, phải kịp thời nhanh chóng, bây giờ thảm trạng xảy ra rồi, chúng ta phải kịp thời nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục được nó.
Cái thứ hai, bây giờ đối với những người dân, những người trở thành nạn nhân của thảm trạng này một cách trực tiếp như là những người làm ngư nghiệp, hay các dịch vụ liên quan đến thủy hải sản, và bị ảnh hưởng thì nhà nước phải có một cái việc là hỗ trợ như thế nào một cách thiết thực và đúng đắn nhất.
Cái điều thứ 3 đối với hậu quả của thảm trạng này, như thư chung của Đức giám mục cũng như trong kiến nghị của hội đồng Linh mục Giáo phận cũng nói đến việc xử lý trực tiếp, đó là cá chết, đó là những sản phẩm đã nhiễm độc. Nó không trở thành một chuỗi sản phẩm để đưa ra cho con người sử dụng, vì điều đó rất là nguy hại không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ con cháu mai sau nữa sẽ bị ảnh hưởng.
Một điều quan trọng nhất, đó là cái điều minh bạch, dù chậm hay nhanh thì minh bạch sẽ làm ổn định lòng người. Còn việc không minh bạch, cố tình lươn lẹo, cố tình trắc trở, cố tình chây lười thì người ta sẽ tạo ra một cái cớ và người ta sẽ không tin được, và thảm trạng ô nhiễm môi trường này sẽ không giải quyết được.
Xuân Nguyên: Xin cám ơn Linh mục An tôn Đặng Hữu Nam.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten