Chống phán quyết về Biển Đông: Trung Quốc tìm kiếm liên minh
Ông Âu Dương Ngọc Tĩnh (Ouyang Yujing) lãnh đạo Cục Biên giới và Đại dương Trung Quốc phát biểu với giới báo chí lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông.REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm qua, 25/05/2016, lại khoe rằng lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông đã được Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải ủng hộ nhân hội nghị ngoại trưởng tại Tashkent (Uzbekistan) hôm 24/05. Danh sách các nước được Bắc Kinh cho là hoàn toàn tán đồng việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết sắp tới đây của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông như vậy càng lúc càng dài thêm. Thế nhưng, một số nhà phân tích cho rằng số lượng lớn đó sẽ không giúp ích gì cho Trung Quốc trong trường hợp gặp phán quyết bất lợi.
Trong một bài phân tích công bố hôm qua, 25/05/2016, hãng tin Pháp AFP đã lấy trường hợp nước châu Phi Niger là một ví dụ điển hình trong số hơn 40 nước được Trung Quốc cho là đã ủng hộ Bắc Kinh. Là một nước nghèo ở châu Phi, có lẽ không biết Biển Đông là gì, nhưng Niger đã được Bắc Kinh nêu tên trong danh sách các quốc gia ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông. Bên cạnh Niger, danh sách ủng hộ viên của Trung Quốc còn có thêm những nước như Togo, Burundi, Afghanistan… mà Biển Đông chắc hẳn cũng rất xa lạ.
Đối với chuyên gia nghiên cứu Ashley Townshend thuộc Đại học Sydney (Úc), các nước này đã trở thành những « chiến binh » trong cuộc chiến tuyên truyền vừa được Bắc Kinh khởi động, nhằm phủ nhận vai trò của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye trong việc xem xét đơn Philippines kiện các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Lập trường mà Trung Quốc luôn luôn nêu bật cho đến nay là họ có chủ quyền không thể tranh cãi trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và việc giải quyết tranh chấp với các láng giềng phải thông qua đàm phán song phương trực tiếp, và Tòa Án Thường Trực La Haye hoàn toàn không có thẩm quyền trong vấn đề này. Thế nhưng, lập luận của Trung Quốc đã không được tòa án quốc tế ở La Haye chấp nhận, họ đã thụ lý đơn kiện của Philippines, và có thể ra phán quyết vào tháng Sáu sắp tới.
Như để dự phòng một phán quyết bất lợi, Trung Quốc đã tung cả một chiến dịch tuyên truyền lôi kéo càng nhiều nước trên thế giới càng tốt vào việc ủng hộ « lập trường Biển Đông » của họ. Theo ý Bắc Kinh, càng có nhiều nước ủng hộ, có nghĩa là tính chính đáng của Trung Quốc càng cao.
Tuy nhiên, vấn đề được hãng tin Pháp AFP nêu bật là dù lớn tiếng khoe đã được hơn 40 nước ủng hộ, nhưng cho đến nay, Bắc Kinh vẫn từ chối công bố danh sách cụ thể của các nước. Nếu căn cứ vào danh sách không hoàn chỉnh mà Trung Quốc đã tiết lộ, thì đa số các ủng hộ viên của Trung Quốc là các nước nghèo ở châu Phi, hay một vài nước nổi tiếng là đồng minh truyền thống của Trung Quốc, như Pakistan chẳng hạn.
Theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia về châu Á thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế Mỹ CSIS ở Washington, trong danh sách mà Trung Quốc đã tiết lộ, chủ yếu là những nước « nhỏ, không trọng lượng ». Đối với ông Townshend, tính về chất lượng sự ủng hộ thì Trung Quốc thua xa Philippines. Trong lúc hậu thuẫn cho Bắc Kinh đến từ Nga, Mauritania, Venezuela, Gambia, thì Manila lại được một loạt cường quốc như Mỹ, Nhật, Úc, Anh hay G7 hoặc Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ.
Một vấn đề khác được nêu bật là trong một số trường hợp, lời khẳng định của Bắc Kinh đã bị chính nước liên quan cải chính, mới đây là trường hợp của Fiji và Slovenia, trước đây có Cam Bốt. Chính ông Chu Phong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Đại Học Bắc Kinh, đã phải thừa nhận rằng ông không tin là những hoạt động ngoại giao gần đây của Trung Quốc nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nước khác sẽ thành công.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160526-bien-dong-am-muu-ket-be-ket-phai-cua-tq
Đối với chuyên gia nghiên cứu Ashley Townshend thuộc Đại học Sydney (Úc), các nước này đã trở thành những « chiến binh » trong cuộc chiến tuyên truyền vừa được Bắc Kinh khởi động, nhằm phủ nhận vai trò của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye trong việc xem xét đơn Philippines kiện các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Lập trường mà Trung Quốc luôn luôn nêu bật cho đến nay là họ có chủ quyền không thể tranh cãi trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và việc giải quyết tranh chấp với các láng giềng phải thông qua đàm phán song phương trực tiếp, và Tòa Án Thường Trực La Haye hoàn toàn không có thẩm quyền trong vấn đề này. Thế nhưng, lập luận của Trung Quốc đã không được tòa án quốc tế ở La Haye chấp nhận, họ đã thụ lý đơn kiện của Philippines, và có thể ra phán quyết vào tháng Sáu sắp tới.
Như để dự phòng một phán quyết bất lợi, Trung Quốc đã tung cả một chiến dịch tuyên truyền lôi kéo càng nhiều nước trên thế giới càng tốt vào việc ủng hộ « lập trường Biển Đông » của họ. Theo ý Bắc Kinh, càng có nhiều nước ủng hộ, có nghĩa là tính chính đáng của Trung Quốc càng cao.
Theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia về châu Á thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế Mỹ CSIS ở Washington, trong danh sách mà Trung Quốc đã tiết lộ, chủ yếu là những nước « nhỏ, không trọng lượng ». Đối với ông Townshend, tính về chất lượng sự ủng hộ thì Trung Quốc thua xa Philippines. Trong lúc hậu thuẫn cho Bắc Kinh đến từ Nga, Mauritania, Venezuela, Gambia, thì Manila lại được một loạt cường quốc như Mỹ, Nhật, Úc, Anh hay G7 hoặc Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ.
Một vấn đề khác được nêu bật là trong một số trường hợp, lời khẳng định của Bắc Kinh đã bị chính nước liên quan cải chính, mới đây là trường hợp của Fiji và Slovenia, trước đây có Cam Bốt. Chính ông Chu Phong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Đại Học Bắc Kinh, đã phải thừa nhận rằng ông không tin là những hoạt động ngoại giao gần đây của Trung Quốc nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nước khác sẽ thành công.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160526-bien-dong-am-muu-ket-be-ket-phai-cua-tq
Geen opmerkingen:
Een reactie posten