Thursday, May 26, 2016 6:35:54 PM
VIỆT NAM - Tổng Thống Obama đã rời Việt Nam nhưng hình như dư âm của cuộc thăm viếng ba ngày sẽ còn lưu lại lâu dài trên đất nước này cũng như trong những người Việt hải ngoại quan tâm về quê hương.
Một người dân Hà Nội đi xe máy ngang tấm bích chương chào đón Tổng Thống Obama, treo trước một tiệm may. (Hình; Linh Pham/Getty Images) |
Thành quả nổi bật nhất trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama mà mọi người đều thấy là ông đã hoàn toàn thu phục được lòng mến mộ và niềm tin tưởng của nhân dân Việt Nam.
Nhưng theo hướng nhìn khác, nhiều dư luận và các nhà bình luận lại hoài nghi rằng chuyến thăm của ông Obama thể hiện những miễn cưỡng ở cả hai phía Mỹ – Việt cũng như chưa có gì bảo đảm sẽ đem đến kết quả cụ thể bền vững.
Ý kiến trái ngược là điều bình thường và mọi tranh luận khó khi nào đi tới sự đồng thuận cuối cùng. Đóng góp cho sự nhận định sáng tỏ hơn, bài viết này nhắm tóm lược và phân tích khách quan những mục đích cùng thành quả từ chuyến viếng thăm, qua các sinh hoạt của ông Obama trong 64 giờ ở Việt Nam.
Trong chiến lược chuyển trọng tâm về Châu Á và đương đầu với sự bành trướng của Trung Quốc, nước Mỹ cần có một đồng minh có tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á. Trên mọi bình diện địa chính trị, kinh tế, quân sự, không nước nào hơn Việt Nam để đảm nhận vai trò ấy, nhưng chưa ở hoàn cảnh sẵn sàng và còn thiếu một số điều kiện.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama do đó nhắm vào ba mục tiêu chính. Thứ nhất, thắt chặt các mối quan hệ hữu nghị và đủ tin cậy với Việt Nam. Thứ hai, trợ giúp Việt Nam trở thành một đối tác có tầm cỡ về cung cấp sản phẩm dịch vụ và đồng thời là một thị trường tiêu thụ có giá trị cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Nằm trong mục tiêu này, trước mắt cần thúc đẩy cho Việt Nam trở thành thí điểm đầu tiên trong 12 nước đi vào việc khởi động thi hành và chứng minh được hiệu quả của hiệp định TPP. Thứ ba, từng bước đưa Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu phù hợp với những chuẩn mực phổ quát của cộng đồng quốc tế.
Để hoàn thành những mục tiêu ấy cần phải vượt qua nhiều trở lực, đồng thời tránh gây ra những phản ứng phụ tai hại ngoài ý muốn từ quốc nội Mỹ, tại Việt Nam và phía Trung Quốc. Như thế, theo một cách đánh giá, có thể nói chuyến thăm Việt Nam là một kịch bản đã được dàn dựng hết sức công phu, tỷ mỉ từng chi tiết, và ông Obama là người thủ diễn xuất sắc vai trò tế nhị này.
Kịch bản gồm có màn chính thức và những diễn biến bên lề, hiểu theo nghĩa có thể là không nằm trong lich trình công bố hay dự tính, tuy nhiên lại có thể có tác động lớn hơn.
Không ít dư luận cho là nhà cầm quyền Việt Nam đã đón tiếp Tổng Thống Obama một cách thờ ơ lạnh nhạt với một số nghi lễ ngoại giao theo thủ tục bình thường hay dưới bình thường. Người ta nói là máy bay Air Force One đến phi trường Nội Bài vào lúc gần nửa đêm Chủ Nhật, ông Obama bước xuống thảm đỏ, nhưng viên chức nghênh đón chỉ là cấp thứ trưởng và một cô sinh viên trao tặng bó hoa mà ông trao cho một nhân viên tùy tùng ngay sau đó trước khi lên xe. Sáng Thứ Hai, trong lễ đón tiếp chính thức tại phủ Chủ Tịch, có chào cờ, ban quân nhạc và duyệt đội quân danh dự nhưng không có 21 phát đại bác bắn chào... Theo những nhận định này, sự đón tiếp long trọng mà nhà cầm quyền Việt Nam dành cho nhà lãnh đạo nước Mỹ kém xa so với khi đón nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây.
Cách phê phán ấy là theo quan niệm cổ điển và không xét đoán đầy đủ đến những điều kiện hay sự kiện khác. Vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi ông Obama đến Việt Nam là việc Hoa Kỳ đến nay vẫn cấm bán các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam. Ông Obama đã loan báo quyết định này ngay sau cuộc họp đầu tiên với Chủ Tịch Trần Đại Quang và ông này tuyên bố rằng sự kiện ấy chứng tỏ Việt Nam – Hoa Kỳ đã hoàn toàn bình thường hóa trên con đường tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài.
Đằng sau những thỏa thuận ấy, người ta có thể hiểu là trong mối quan hệ với hai cường quốc có thế lực và ảnh hưởng quan trọng nhất đối với quốc gia mình, Việt Nam đã công khai chấp nhận thiên hẳn về phía Hoa Kỳ. Sự đón tiếp Tập Cận Bình và Obama khác nhau không chỉ ở hình thức mà chủ yếu là về nội dung. Có thể hiểu trong chuyến thăm của Tổng Thống Obama, Mỹ - Việt đã bàn luận và thỏa thuận đầy đủ tất cả mọi chi tiết trong đó có vấn đề tế nhị là làm sao cho Việt Nam không lâm vào thế khó xử và không có lợi ích gì để khiêu khích Trung Quốc quá đáng. Cũng có thể nhận ra là nhà cầm quyền Việt Nam đã cố tình muốn đóng vai trò thụ động, mặc nhiên để cho phía Mỹ hoạch định lịch trình hoạt động của ông Obama ở Việt Nam.
Ngược lại, phía Mỹ cũng chấp nhận một số việc mang tính cách tượng trưng, trong chừng mực vừa phải, để trấn an chính quyền Việt Nam. Đến thăm nhà sàn trước kia của Hồ Chí Minh và cùng với bà Chủ Tịch Quốc Hội, Nguyễn Thị Kim Ngân, thả đồ ăn xuống ao cho cá ăn là một hành động nằm trong sự thể hiện điều kiện chấp nhận nguyên trạng chính trị tại Việt Nam. Trong tuyên bố chung với chủ tịch Trần Đại Quang và trong những lời phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà hoạt động xã hội dân sự, nói chuyện truyền hình trực tiếp toàn quốc ở hội trường Mỹ Đình và nói chuyện với giới trẻ ở Sài Gòn, Tổng Thống Obama đều nhắc lại nguyên tắc Mỹ không can thiệp vào chính trị Việt Nam và người Việt quyết định tương lai của đất nước mình.
Những sinh hoạt chính thức kiểu nhà nước ấy chỉ giới hạn trong một buổi sáng Thứ Hai và phần thời gian còn lại trong ba ngày ở Việt Nam của Tổng Thống Obama là lịch trình do Mỹ định đoạt. Một chi tiết không được nhiều người biết đến là nữ ca sĩ Mỹ Linh hát bài quốc ca Việt Nam trước buổi nói chuyện của Tổng Thống Obama tại hội trường Mỹ Đình. Tờ Tuổi Trẻ nói rằng có nhiều tranh cãi cho rằng hát quốc ca phải có dàn nhạc hay đội đồng ca theo cách thông thường của Việt Nam. Nhưng Mỹ Linh giải thích rằng việc chọn ca sĩ cũng như lối hát “a capella” không có nhạc đệm là theo lối Mỹ và do tòa đại sứ Mỹ đã chọn lựa rất kỹ.
Sinh hoạt nổi tiếng nhất của Tổng Thống Obama tất nhiên là bữa ăn bún chả ở quán Hương Liên. Tuy vậy, cũng có những người khó tính, hay cố tình phản biện, nói rằng đây là hành động được dàn dựng. Cần ghi nhận rằng dân chúng Hà Nội hoàn toàn ngạc nhiên, thích thú và khâm phục một nhà lãnh đạo siêu cường quốc có thái độ bình dân cởi mở, hòa mình với xã hội, sẵn sàng bắt tay, chụp hình 'selfie' với tất cả mọi người. Nếu bài nói chuyện của Tổng Thống Obama đánh động được tâm lý tình cảm của người dân bằng những lời dẫn thơ Lý Thường Kiệt, Nguyễn Du, Nhất Hạnh, nhạc Trịnh Công Sơn, Văn Cao thì chuyện ăn bún chả, vui vẻ bắt tay người dân cũng sẽ có tác động sâu xa và ảnh hưởng rất lâu dài đến xã hội Việt Nam về mặt văn hóa, xã hội và chính trị.
Hàng chục ngàn người đứng dài hai bên những con đường Sài Gòn mà đoàn xe Tổng Thống Obama đi qua đã làm cho nhiều giới chức Mỹ trong đoàn tháp tùng Obama phải ngạc nhiên nói rằng họ chưa bao giờ thấy một sự đón tiếp đông đảo và nhiệt tình như vậy. Người dân miền Nam đã quen biết và tán thành sự trở lại của Mỹ nhưng dân miền Bắc dù sao hãy còn những "lấn cấn" trong quan hệ với Mỹ. ông Obama không chỉ xóa tan sự ngại ngùng ấy mà còn lôi cuốn họ hoàn toàn về phía mình.
Dự đoán tại Sài Gòn, Tổng Thống Obama có thể có một hành động tương tự như chuyện bún chả “Hà Nội,” hàng ngàn người đứng chờ trước khách sạn hy vọng thấy ông bước ra. Nhưng có lẽ với một chương trình hoạt động đã quá bận rộn, ông đã không đáp ứng điều ấy. Tại Sài Gòn, Tổng Thống Obama có hai cuộc gặp gỡ với giới trẻ và cũng trở thành thần tượng của thành phần này với lối nói chuyện thân mật cởi mở, đáp ứng những nguyện vọng của họ về tự do, sáng tạo về phát triển xã hội tương lai. Ông còn chứng tỏ sự am hiểu về giới trẻ Việt Nam khi nói chuyện và yêu cầu cô ca sĩ nhạc rap, Suboi, hát một câu trong buổi nói chuyện với 800 sinh viên.
Một nữ độc giả từ Việt Nam, viết trong một email: "Ông Obama đi rồi, em vẫn còn lâng lâng. Em nhớ ông ấy!"
Nói hết về những gì Tổng Thống Obama đã đem đến cho nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm 64 giờ sẽ cần hàng trăm trang giấy. Chỉ có thể tóm tắt rằng “hội chứng Obama” không chỉ trong lãnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, cái quan trọng nhất sẽ là ảnh hưởng chuyển biến toàn thể xã hội Việt Nam trên mọi bình diện trong một tương lai không xa. (HC)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=228930&zoneid=403
Barack Obama sang trang cuộc Chiến tranh Việt Nam
Tổng thống Mỹ Barack Obama với giới trẻ Sài Gòn, ngày 25/05/2015.REUTERS/Carlos Barria
Chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của tổng thống Mỹ Barak Obama đã kết thúc nhưng vẫn để lại dư âm trên báo Pháp. Nhật báo Le Monde có bài « Barack Obama ghi dấu ấn lịch sử xích lại với Việt Nam » của Bruno Philip, một nhà báo rất thông thạo các vấn đề châu Á và Việt Nam.
Tác giả trở lại sự kiện nổi bật của chuyến thăm Việt Nam lần này là việc ông Obama thông báo dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam với nhận định : « 16 năm sau chuyến thăm Hà Nội của ông Bill Clinton mang tính biểu tượng đánh dấu sự hoà hợp giữa hai cựu thù, thì chuyến thăm của ông Obama chính thức sang trang cho cuộc chiến tranh Việt Nam ».
Về tầm quan trọng của việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí, bài viết trích dẫn chuyên gia về các vấn đề quân sự Đông Nam Á Prashanth- Parameswran nhận định, như vậy là : « Washington thừa nhận tầm quan trọng chiến lược ngày càng lớn của Việt Nam cho chính sách đối ngoại của Mỹ ».
Theo tác giả, nếu như Trung Quốc nằm trong tầm ngắm của ván bài mới chiến lược-quân sự này của Mỹ thì hơn bao giờ hết Việt Nam được đặt trong tầm nhìn chiến lược của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương, nhất là khi Trung Quốc đang cho xây dựng các căn cứ trên các đảo ở Biển Đông mà Việt Nam và một số nước khác vẫn đòi chủ quyền.
Hà Nội và Washington đều có nhu cầu hợp tác trong vùng cho dù, mỗi bên vì lý do riêng, đều chú ý tránh Trung Quốc. Chẳng hạn , ông Obama giải thích quyết định gỡ bỏ cấm vận vũ khí là « dựa trên mong muốn hoàn tất tiến trình bình thường hoá quan hệ với Việt Nam đã kéo dài lâu nay ». Còn phía Việt Nam thì vẫn duy trì một chính sách ngoại giao « cân bằng ». Ngày 19/5, bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã tiếp đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, Hồng Tiểu Dũng (Hong Xiaoyong) để nhấn mạnh đến « tăng cường » hợp tác quân sự hai nước… ?
Bài báo dẫn ông Nguyễn Ngọc Trường, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế của Việt Nam đánh giá, hiện tại Việt Nam vẫn còn thích mua thiết bị quân sự Nga hơn vì giá rẻ hơn, « tầm quan trọng của quyết định bỏ cấm vận vũ khí chủ yếu là để cho thấy Hoa Kỳ ủng hộ người Việt Nam ».
Tác giả Bruno Philip nhắc lại một chi tiết trong cuộc viếng thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ, đó là, ông Obama đã làm nức lòng công chúng trong diễn văn đọc tại Hà Nội có đoạn : « Các nước lớn không được ăn hiếp nước nhỏ và các bất đồng phải được giải quyết một cách hoà bình ». Tác giả nhận xét, ông Obama chẳng cần phải biện hộ gì thêm, « cái bóng của Trung Quốc không hề xa, nhất là ở tại một nước Việt Nam tâm lý bài Trung đã có trong tâm khảm ».
Theo Le Monde, người Mỹ vẫn cài vấn đề nhân quyền vào trong các điều kiện bán vũ khí cho Việt Nam. Một số nhà phân tích nhận định là Hoa Kỳ muốn dựa vào đó để ép Hà Nội nhượng bộ trên vấn đến nhân quyền. Về lĩnh vực này tác giả dẫn một báo cáo gần đây của tổ chức Ân Xá Quốc Tế ( Amnesty International) cho hay « tại Việt Nam ít nhất hiện vẫn còn 45 người bị cầm tù vì lý do chính trị. Tháng Ba vừa qua, 7 blogger và các nhà hoạt động bị kết án vì tội tuyên truyền chống nhà nước ». Trong chuyến viếng thăm Hà Nội của tổng thống Mỹ, 8 nhà hoạt động có tiếng nói chỉ trích chế độ đã bị ngăn cản không được đến gặp ông Obama theo lời mời của phía Mỹ.
Thay cho lời bình luận, tác giả dẫn lời ông John Sifton, giám đốc châu Á của Human Rights Watch đánh giá : «Tổng thống Obama đã cho Việt Nam một món quà mà họ không xứng đáng» được nhận.
Cuối cùng nhà báo của Le Monde ghi nhận chuyến thăm của ông Obama còn cho thấy tình cảm của dân chúng Việt Nam với nước Mỹ. Theo một thăm dò dư luận mới đây, thì có 78% người Việt Nam có cái nhìn tích cực đối với nước Mỹ. Tỷ lệ còn cao hơn trong giới trẻ ở độ tuổi 29, tức là lớp người sinh ra và lớn lên khi cuộc chiến với Mỹ đã lùi xa.
Thách thức toàn cầu và vai trò hạn chế của nhóm nước G7
Vẫn ở châu Á, hôm nay 26/5 và ngày mai, các nhà lãnh đạo của 7 nước công nghiệp phát triển gặp nhau tại Nhật Bản trong cuộc họp thượng đỉnh thường niên của nhóm. Nhân sự kiện này, Le Monde có bài : « Thách thức toàn cầu và vai trò hạn chế của nhóm nước G7 ».
Theo Le Monde, chương trình nghị sự của thượng đỉnh G7 lần này khá dày từ bàn việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, chống bíến đổi khí hậu, các phương thức đấu tranh chống khủng bố, thách thức nhập cư cho đến vấn đề gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.
Tuy nhiên theo tờ báo, nếu như G7 quy tụ các cường quốc chiếm tỷ trọng 40% thương mại toàn cầu nhưng nhóm nước này vẫn chỉ có năng lực hành động giới hạn. Theo một quan chức ngoại giao Pháp thì, "các cuộc họp này là dịp trao đổi một cách thoải mái hơn vì không có quyết định nào đưa ra."
Từ khi Nga bị khai trừ khỏi nhóm, các thành viên G7 hầu như thống nhất trên mọi vấn đề, thậm chí phần cốt lõi của tuyên bố chung đã có, chỉ để trống lại vài mục nhỏ.
Nhật Bản lên tuyến đầu bảo vệ các nước Đông Nam Á trước Trung Quốc
Tuy nhiên Le Monde nhận thấy, nước chủ nhà Nhật Bản quan tâm đến kỳ thượng đỉnh này hơn cả. Chủ đề quan trọng nhất với Tokyo vẫn là an ninh tại châu Á. Nhật Bản và các đối tác sẽ đề cập đến chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa của Bắc Triều Tiên, tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không. Trên hồ sơ này Nhật muốn nhắm trực tiếp vào mục tiêu Trung Quốc, đang gây căng thẳng trên biển Hoa Đông cũng như Biển Đông bởi những đòi hỏi chủ quyền vô lối của họ.
Liên quan đến hồ sơ này, nhật báo kinh tế Les Echos cũng ghi nhận : « Chính phủ Nhật hy vọng sẽ thuyết phục được các đồng nghiệp (trong G7) đồng thanh lên án các hành động hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông ». Les Echos cho biết, theo bản nháp của tuyên bố chung kết thúc G7, đã được báo chí Nhật phổ biến, có đoạn lãnh đạo G7 lên án « các hành động đơn phương làm thay đổi nguyên trạng và phản đối mạnh mẽ việc quân sự hóa trong khu vực cũng như việc lập các cơ sở xây dựng mới trên những đảo mà nhiều nước đang đòi chủ quyền ». Giờ đây Tokyo muốn lên tuyến đầu trong việc bảo vệ các quốc gia Đông Nam Á đang phải đương đầu với những đòi hỏi lãnh thổ ngày càng quá đáng của Trung Quốc.
Pháp : Cuộc đọ sức giữa công đoàn và chính phủ chưa có hồi kết
Chủ đề chính của tất cả các tờ báo Pháp ra hôm nay là Cuộc đọ sức giữa chính phủ và CGT, Tổng Liên Đoàn Lao động Pháp. Cuộc huy động của tổ chức công đoàn lớn nhất nước Pháp đòi chính phủ rút lại dự Luật lao động cải cách bước sang ngày thứ 8 mà chưa thấy lối thoát. CGT tiếp tục kêu gọi đình công, phong tỏa làm tê liệt cả nước trong các lĩnh vực điển hành là giao thông vận tải và năng lượng. Phong trào bắt đầu lan vào các nhà máy điện hạt nhân. Thậm chí hôm nay, cuộc đình công còn đánh vào nhu cầu thông tin của người dân. Sáng nay, ngoại trừ báo l’Humanité, không một tờ báo giấy nào xuất hiện trên quầy bán báo vì toàn bộ hệ thống in ấn và phát hành báo cũng bị phong tỏa. Phong trào đấu tranh do CGT phát động đã làm tăng thêm những khó chịu cho cuộc sống hàng ngày của người Pháp khi từ mấy ngày qua đa số người dân bị đẩy vào tình trạng khan hiếm xăng dầu trầm trọng khiến các hoạt động bị đình đốn.
« Những người bị phong tỏa » là hàng tựa lớn trang nhất của báo Libération. Tờ báo ghi nhận « dòng người sử dụng xe hơi tiếp tục ùn ùn đổ về các trạm xăng ». Quốc vụ khanh phụ trách giao thông Pháp cho biết : « tiêu thụ xăng dầu trong dân từ hai ngày nay đã tăng gấp ba lần. Hơn 4000 trạm xăng ở trong tình trạng cạn kiệt ».
Libération đặt câu hỏi liệu nước Pháp có thực sự bị phong tỏa toàn bộ ? Phải chăng không có cách nào để thương lượng chấm dứt cuộc xung đột ? Dường như là không, theo nhận định của tờ báo, bởi vì cả hai, một bên là CGT vẫn bám giữ lập trường rút toàn bộ văn kiện luật cải cách, còn bên kia là chính phủ thì nhất khoát không và sửa đổi điều khoản gây tranh cãi nhất cũng không.
Nhật báo Công Giáo La Croix đặt một câu hỏi khác trên trang nhất CGT có thể phong tỏa được đất nước ? Mặc dù là một thế lực công đoàn mạnh, hiện nằm ở trung tâm cuộc đấu tranh này, nhưng theo ghi nhận của La Croix, CGT khó có thể huy động được một cuộc tổng đình công rộng khắp.
CGT bị chỉ mặt
Về phần mình, nhật báo le Figaro tập trung chỉ trích trách nhiệm của CGT và lãnh đạo của tổ chức, ông Philippe Martinez mà tờ báo gọi là « Người muốn nước Pháp quỳ gối », tựa trang nhất của Le Figaro. Tờ báo ghi nhận "tổng thư ký CGT đã trở thành khắc tinh của chính phủ, không chịu lùi bước, muốn buộc hành pháp rút lui dù có phải làm tê liệt đất nước".
Với giọng điệu khó chịu, xã luận của tờ báo có xu hướng thiên hữu này viết : Nước Pháp sẽ còn phải chấp nhận sống dưới sự độc tài công đoàn này bao lâu nữa ? Dưới sự thao túng của một vài thành viên công đoàn hung hăng có thể làm mưa làm gió từ hàng thập kỷ qua. Giờ đây chẳng phải họ đang phong tỏa các khu lọc dầu, kho xăng, phát hành báo, đe dọa cho ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân, giao thông công cộng và làm lụi bại thêm kinh tế của nước Pháp đấy sao ?
Điều quan trọng là đâu là lối thoát cho cuộc xung đột này ? Nhật báo Le Monde nhận định, chính phủ có lẽ muốn đi đến cùng trong cuộc đọ sức này với hy vọng người dân Pháp phẫn nộ và đổ trách nhiệm của cuộc xung đột này vào CGT. Công đoàn thì ngược lại muốn chính phủ đang ngày càng suy yếu buộc phải từ bỏ (dự luật). Đến lúc này chưa ai thấy được hồi kết của cuộc đọ sức.
Những con gà mái bị hành hạ để làm giàu cho nhà cung cấp trứng
Tờ báo kinh tế Les Echos cho biết nhà cung cấp trứng gà hàng đầu của Pháp Matines phải thu hồi 2 triệu quả trứng gà sau một video gây sốc mạnh về « thân phận » những con gà mái làm giàu cho hãng.
Tổ chức bảo vệ động vật có tên L214 hôm qua đã tung ra một đoạn băng hình ghi trong trang trại nuôi 200 nghìn con gà đẻ trứng ở Chaleins của Pháp. Video cho thấy những con gà đẻ trứng cung cấp cho hãng Matines bị nuôi nhốt trong những điều kiện thê thảm. Các con gà mái trụi lông và cả đã chết thối trong các ô chuồng chật hẹp bẩn thỉu để chỉ làm nhiệm vụ để trứng cung cấp cho Matines.
Hình ảnh được tung ra đã không chỉ gây sốc mạnh cho công chúng mà cả các nhà chính trị. Bộ trưởng Môi Trường và bộ trưởng Nông Nghiệp Pháp đã phải lên tiếng không thể chấp nhận tình trạng ngược đãi con vật như vậy. Bản thân hãng Matines, chiếm một phần tư thị trường trứng gà tại Pháp ( khoảng 1,5 tỷ quả trứng/năm), trong tháng Tư vừa qua đã phải thu hồi 2 triệu quả trứng được cho là có nguồn gốc từ những lò sản xuất trứng có vấn đề.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160526-barack-obama-sang-trang-cuoc-chien-tranh-viet-nam
Về tầm quan trọng của việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí, bài viết trích dẫn chuyên gia về các vấn đề quân sự Đông Nam Á Prashanth- Parameswran nhận định, như vậy là : « Washington thừa nhận tầm quan trọng chiến lược ngày càng lớn của Việt Nam cho chính sách đối ngoại của Mỹ ».
Theo tác giả, nếu như Trung Quốc nằm trong tầm ngắm của ván bài mới chiến lược-quân sự này của Mỹ thì hơn bao giờ hết Việt Nam được đặt trong tầm nhìn chiến lược của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương, nhất là khi Trung Quốc đang cho xây dựng các căn cứ trên các đảo ở Biển Đông mà Việt Nam và một số nước khác vẫn đòi chủ quyền.
Hà Nội và Washington đều có nhu cầu hợp tác trong vùng cho dù, mỗi bên vì lý do riêng, đều chú ý tránh Trung Quốc. Chẳng hạn , ông Obama giải thích quyết định gỡ bỏ cấm vận vũ khí là « dựa trên mong muốn hoàn tất tiến trình bình thường hoá quan hệ với Việt Nam đã kéo dài lâu nay ». Còn phía Việt Nam thì vẫn duy trì một chính sách ngoại giao « cân bằng ». Ngày 19/5, bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã tiếp đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, Hồng Tiểu Dũng (Hong Xiaoyong) để nhấn mạnh đến « tăng cường » hợp tác quân sự hai nước… ?
Tác giả Bruno Philip nhắc lại một chi tiết trong cuộc viếng thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ, đó là, ông Obama đã làm nức lòng công chúng trong diễn văn đọc tại Hà Nội có đoạn : « Các nước lớn không được ăn hiếp nước nhỏ và các bất đồng phải được giải quyết một cách hoà bình ». Tác giả nhận xét, ông Obama chẳng cần phải biện hộ gì thêm, « cái bóng của Trung Quốc không hề xa, nhất là ở tại một nước Việt Nam tâm lý bài Trung đã có trong tâm khảm ».
Theo Le Monde, người Mỹ vẫn cài vấn đề nhân quyền vào trong các điều kiện bán vũ khí cho Việt Nam. Một số nhà phân tích nhận định là Hoa Kỳ muốn dựa vào đó để ép Hà Nội nhượng bộ trên vấn đến nhân quyền. Về lĩnh vực này tác giả dẫn một báo cáo gần đây của tổ chức Ân Xá Quốc Tế ( Amnesty International) cho hay « tại Việt Nam ít nhất hiện vẫn còn 45 người bị cầm tù vì lý do chính trị. Tháng Ba vừa qua, 7 blogger và các nhà hoạt động bị kết án vì tội tuyên truyền chống nhà nước ». Trong chuyến viếng thăm Hà Nội của tổng thống Mỹ, 8 nhà hoạt động có tiếng nói chỉ trích chế độ đã bị ngăn cản không được đến gặp ông Obama theo lời mời của phía Mỹ.
Thay cho lời bình luận, tác giả dẫn lời ông John Sifton, giám đốc châu Á của Human Rights Watch đánh giá : «Tổng thống Obama đã cho Việt Nam một món quà mà họ không xứng đáng» được nhận.
Cuối cùng nhà báo của Le Monde ghi nhận chuyến thăm của ông Obama còn cho thấy tình cảm của dân chúng Việt Nam với nước Mỹ. Theo một thăm dò dư luận mới đây, thì có 78% người Việt Nam có cái nhìn tích cực đối với nước Mỹ. Tỷ lệ còn cao hơn trong giới trẻ ở độ tuổi 29, tức là lớp người sinh ra và lớn lên khi cuộc chiến với Mỹ đã lùi xa.
Thách thức toàn cầu và vai trò hạn chế của nhóm nước G7
Vẫn ở châu Á, hôm nay 26/5 và ngày mai, các nhà lãnh đạo của 7 nước công nghiệp phát triển gặp nhau tại Nhật Bản trong cuộc họp thượng đỉnh thường niên của nhóm. Nhân sự kiện này, Le Monde có bài : « Thách thức toàn cầu và vai trò hạn chế của nhóm nước G7 ».
Theo Le Monde, chương trình nghị sự của thượng đỉnh G7 lần này khá dày từ bàn việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, chống bíến đổi khí hậu, các phương thức đấu tranh chống khủng bố, thách thức nhập cư cho đến vấn đề gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.
Tuy nhiên theo tờ báo, nếu như G7 quy tụ các cường quốc chiếm tỷ trọng 40% thương mại toàn cầu nhưng nhóm nước này vẫn chỉ có năng lực hành động giới hạn. Theo một quan chức ngoại giao Pháp thì, "các cuộc họp này là dịp trao đổi một cách thoải mái hơn vì không có quyết định nào đưa ra."
Từ khi Nga bị khai trừ khỏi nhóm, các thành viên G7 hầu như thống nhất trên mọi vấn đề, thậm chí phần cốt lõi của tuyên bố chung đã có, chỉ để trống lại vài mục nhỏ.
Nhật Bản lên tuyến đầu bảo vệ các nước Đông Nam Á trước Trung Quốc
Tuy nhiên Le Monde nhận thấy, nước chủ nhà Nhật Bản quan tâm đến kỳ thượng đỉnh này hơn cả. Chủ đề quan trọng nhất với Tokyo vẫn là an ninh tại châu Á. Nhật Bản và các đối tác sẽ đề cập đến chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa của Bắc Triều Tiên, tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không. Trên hồ sơ này Nhật muốn nhắm trực tiếp vào mục tiêu Trung Quốc, đang gây căng thẳng trên biển Hoa Đông cũng như Biển Đông bởi những đòi hỏi chủ quyền vô lối của họ.
Liên quan đến hồ sơ này, nhật báo kinh tế Les Echos cũng ghi nhận : « Chính phủ Nhật hy vọng sẽ thuyết phục được các đồng nghiệp (trong G7) đồng thanh lên án các hành động hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông ». Les Echos cho biết, theo bản nháp của tuyên bố chung kết thúc G7, đã được báo chí Nhật phổ biến, có đoạn lãnh đạo G7 lên án « các hành động đơn phương làm thay đổi nguyên trạng và phản đối mạnh mẽ việc quân sự hóa trong khu vực cũng như việc lập các cơ sở xây dựng mới trên những đảo mà nhiều nước đang đòi chủ quyền ». Giờ đây Tokyo muốn lên tuyến đầu trong việc bảo vệ các quốc gia Đông Nam Á đang phải đương đầu với những đòi hỏi lãnh thổ ngày càng quá đáng của Trung Quốc.
Pháp : Cuộc đọ sức giữa công đoàn và chính phủ chưa có hồi kết
Chủ đề chính của tất cả các tờ báo Pháp ra hôm nay là Cuộc đọ sức giữa chính phủ và CGT, Tổng Liên Đoàn Lao động Pháp. Cuộc huy động của tổ chức công đoàn lớn nhất nước Pháp đòi chính phủ rút lại dự Luật lao động cải cách bước sang ngày thứ 8 mà chưa thấy lối thoát. CGT tiếp tục kêu gọi đình công, phong tỏa làm tê liệt cả nước trong các lĩnh vực điển hành là giao thông vận tải và năng lượng. Phong trào bắt đầu lan vào các nhà máy điện hạt nhân. Thậm chí hôm nay, cuộc đình công còn đánh vào nhu cầu thông tin của người dân. Sáng nay, ngoại trừ báo l’Humanité, không một tờ báo giấy nào xuất hiện trên quầy bán báo vì toàn bộ hệ thống in ấn và phát hành báo cũng bị phong tỏa. Phong trào đấu tranh do CGT phát động đã làm tăng thêm những khó chịu cho cuộc sống hàng ngày của người Pháp khi từ mấy ngày qua đa số người dân bị đẩy vào tình trạng khan hiếm xăng dầu trầm trọng khiến các hoạt động bị đình đốn.
« Những người bị phong tỏa » là hàng tựa lớn trang nhất của báo Libération. Tờ báo ghi nhận « dòng người sử dụng xe hơi tiếp tục ùn ùn đổ về các trạm xăng ». Quốc vụ khanh phụ trách giao thông Pháp cho biết : « tiêu thụ xăng dầu trong dân từ hai ngày nay đã tăng gấp ba lần. Hơn 4000 trạm xăng ở trong tình trạng cạn kiệt ».
Libération đặt câu hỏi liệu nước Pháp có thực sự bị phong tỏa toàn bộ ? Phải chăng không có cách nào để thương lượng chấm dứt cuộc xung đột ? Dường như là không, theo nhận định của tờ báo, bởi vì cả hai, một bên là CGT vẫn bám giữ lập trường rút toàn bộ văn kiện luật cải cách, còn bên kia là chính phủ thì nhất khoát không và sửa đổi điều khoản gây tranh cãi nhất cũng không.
Nhật báo Công Giáo La Croix đặt một câu hỏi khác trên trang nhất CGT có thể phong tỏa được đất nước ? Mặc dù là một thế lực công đoàn mạnh, hiện nằm ở trung tâm cuộc đấu tranh này, nhưng theo ghi nhận của La Croix, CGT khó có thể huy động được một cuộc tổng đình công rộng khắp.
CGT bị chỉ mặt
Về phần mình, nhật báo le Figaro tập trung chỉ trích trách nhiệm của CGT và lãnh đạo của tổ chức, ông Philippe Martinez mà tờ báo gọi là « Người muốn nước Pháp quỳ gối », tựa trang nhất của Le Figaro. Tờ báo ghi nhận "tổng thư ký CGT đã trở thành khắc tinh của chính phủ, không chịu lùi bước, muốn buộc hành pháp rút lui dù có phải làm tê liệt đất nước".
Với giọng điệu khó chịu, xã luận của tờ báo có xu hướng thiên hữu này viết : Nước Pháp sẽ còn phải chấp nhận sống dưới sự độc tài công đoàn này bao lâu nữa ? Dưới sự thao túng của một vài thành viên công đoàn hung hăng có thể làm mưa làm gió từ hàng thập kỷ qua. Giờ đây chẳng phải họ đang phong tỏa các khu lọc dầu, kho xăng, phát hành báo, đe dọa cho ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân, giao thông công cộng và làm lụi bại thêm kinh tế của nước Pháp đấy sao ?
Điều quan trọng là đâu là lối thoát cho cuộc xung đột này ? Nhật báo Le Monde nhận định, chính phủ có lẽ muốn đi đến cùng trong cuộc đọ sức này với hy vọng người dân Pháp phẫn nộ và đổ trách nhiệm của cuộc xung đột này vào CGT. Công đoàn thì ngược lại muốn chính phủ đang ngày càng suy yếu buộc phải từ bỏ (dự luật). Đến lúc này chưa ai thấy được hồi kết của cuộc đọ sức.
Những con gà mái bị hành hạ để làm giàu cho nhà cung cấp trứng
Tờ báo kinh tế Les Echos cho biết nhà cung cấp trứng gà hàng đầu của Pháp Matines phải thu hồi 2 triệu quả trứng gà sau một video gây sốc mạnh về « thân phận » những con gà mái làm giàu cho hãng.
Tổ chức bảo vệ động vật có tên L214 hôm qua đã tung ra một đoạn băng hình ghi trong trang trại nuôi 200 nghìn con gà đẻ trứng ở Chaleins của Pháp. Video cho thấy những con gà đẻ trứng cung cấp cho hãng Matines bị nuôi nhốt trong những điều kiện thê thảm. Các con gà mái trụi lông và cả đã chết thối trong các ô chuồng chật hẹp bẩn thỉu để chỉ làm nhiệm vụ để trứng cung cấp cho Matines.
Hình ảnh được tung ra đã không chỉ gây sốc mạnh cho công chúng mà cả các nhà chính trị. Bộ trưởng Môi Trường và bộ trưởng Nông Nghiệp Pháp đã phải lên tiếng không thể chấp nhận tình trạng ngược đãi con vật như vậy. Bản thân hãng Matines, chiếm một phần tư thị trường trứng gà tại Pháp ( khoảng 1,5 tỷ quả trứng/năm), trong tháng Tư vừa qua đã phải thu hồi 2 triệu quả trứng được cho là có nguồn gốc từ những lò sản xuất trứng có vấn đề.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160526-barack-obama-sang-trang-cuoc-chien-tranh-viet-nam
Geen opmerkingen:
Een reactie posten