woensdag 25 mei 2016

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã xây dựng hãng hàng không..."bikini" Vietjet Air như thế nào... mà "dám" ký trước mặt ông Obama hợp đồng 11,3 tỷ USD với hãng Boeing + 3 tỷ USD với hãng Pratt & Whitney (+ 9 tỷ Euro với hãng Airbus) ?

Bà Thảo đã xây dựng Vietjet như thế nào?

Nguyễn Thị Phương Thảo là một người phụ nữ nhỏ nhắn, hay nở nụ cười ngọt ngào, và trả lời các câu hỏi bằng giọng nói nhẹ nhàng.

Bà Thảo đã xây dựng Vietjet như thế nào?
Nhưng theo hãng tin CNBC, không nên để vẻ bề ngoài đó “đánh lừa”, bởi bà hoàn toàn không phải là một người phụ nữ bình thường.
Với vai trò là người sáng lập kiêm Tổng giám đốc Vietjet Air, bà Thảo đã đưa hãng hàng không giá rẻ tư nhân duy nhất của Việt Nam phát triển nhanh chóng tới mức, chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm sau khi đi vào hoạt động, lượng hành khách của Vietjet đã trên đà vượt qua hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines.
Câu chuyện bikini
“Khi con trai đầu của tôi mới chỉ vài tháng tuổi, tôi bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực hàng không giá rẻ”, người phụ nữ 45 tuổi kể với CNBC.
“Sau đó, tôi dành 10 năm để nghiên cứu về lĩnh vực hàng không, gặp gỡ CEO của các hãng hàng không giá rẻ khác nhau như Jetstar, Air Asia, và Southwest Airlines”.
Khi đó, ngành hàng không là một lĩnh vực tương đối mới mẻ với bà Thảo, người ban đầu giàu lên nhờ bất động sản. Mấu chốt thành công của bà Thảo là xác định đúng thời điểm.
Trước khi Vietjet có chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2011, Việt Nam chưa có một hãng hàng không giá rẻ nào của tư nhân. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu của Việt Nam phát triển ngày càng nhanh chóng và Chính phủ đã mở cửa cho ngành hàng không để tạo sự cạnh tranh.
Với Vietjet, bà Thảo cũng không ngại thu hút sự chú ý và gây tranh cãi.
Vào năm 2012, Vietjet từng trở thành đề tài trên khắp các mặt báo trong nước khi đưa lên các chuyến bay của mình dàn tiếp viên trong trang phục bikini. Hiện nay, hãng không còn những chuyến bay với tiếp viên diện bikini, nhưng điều đó không có nghĩa là cách làm này sẽ không được áp dụng trở lại.
“Nếu một hình ảnh đẹp giúp khách hàng của chúng tôi cảm thấy vui, chúng tôi sẽ luôn cố gắng hết mình”, bà Thảo nói.
Về những lời chỉ trích cho rằng việc Vietjet cho tiếp viên mặc bikini là một chiêu trò quảng cáo lấy phụ nữ làm công cụ, bà Thảo nói: “Trên thế giới hiện nay, có nhiều cuộc thi sắc đẹp mà ở đó các thí sinh mặc bikini để thi. Trang phục bikini thể hiện các nét đẹp. Thông điệp của chúng tôi tại Vietjet là chúng tôi làm điều này vì sắc đẹp và niềm vui”.
Kế hoạch IPO
Trọng tâm hoạt động của Vietjet là thị trường nội địa. Hãng hiện có 34 tuyến bay nội địa và 16 tuyến quốc tế, bao gồm các chuyến bay tới Singapore, Thái Lan và Myanmar.
Với kế hoạch mở rộng đầy tham vọng, Vietjet được cho là có kế hoạch thực hiện một vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm nay.
Bà Thảo không nói cụ thể Vietjet dự định huy động bao nhiêu vốn khi IPO hay tỷ lệ cổ phần bán ra trong đợt phát hành.
Tuy nhiên, bà cho biết kế hoạch của bà là mở rộng ra thị trường quốc tế tại khu vức Bắc Á và Đông Bắc Á, với những chuyến bay kéo dài 5-6 giờ đồng hồ từ Việt Nam. Kế hoạch như vậy có thể bao gồm các chuyến bay tới Trung Quốc, Nga và Nhật Bản (Tokyo, Nagoya, Fukuoka).
“Họ rất tham vọng. Đến nay, họ tập trung vào thị trường nội địa. Thị trường nội địa luôn là thị trường dễ nhất, là quả chín ở dưới thấp”, nhà phân tích Brendan Sobie thuộc Centre for Asia Pacific Aviation nhận định.
“Giờ đã đến lúc họ hoàn tất giai đoạn thứ nhất này. Nếu họ muốn duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, họ cần tiến xa hơn ra thị trường quốc tế vốn nhiều thách thức hơn, nhiều rủi ro hơn”, ông Sobie nói.
Vụ IPO sẽ giúp thúc đẩy kế hoạch của Vietjet về nâng số máy bay hoạt động từ con số 36 máy bay A320 và A321 hiện nay lên con số 45 máy bay trong năm 2016. Vietjet cũng muốn có thêm 2 tuyến bay nội địa và 18 tuyến bay quốc tế.
Liệu Vietjet có thành công hay không? “Nếu họ đưa ra những quyết định đúng đắn và không quá tham vọng, thì họ có thể thành công. Họ nên làm mọi việc với tốc độ hợp lý”, ông Sobie bình luận.
“Emirates châu Á”
Bà Thảo không ngại bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với hãng bay Emirates Airline có trụ sở ở Dubai, và đặt mục tiêu đưa Vietjet trở thành “Emirates của châu Á”.
“Họ có tầm nhìn toàn cầu. Emirates là hãng hàng không của một nước nhỏ, nhưng muốn thống trị cả thế giới”, bà nói.
Vị Tổng giám đốc Vietjet thừa nhận, thống lĩnh thị trường toàn cầu đồng nghĩa với dịch chuyển khỏi mô hình hãng bay giá rẻ, nhưng tin rằng bà có thể thành công mà không để mất lực lượng khách hàng cốt lõi - vốn rất nhạy cảm về giá cả - của Vietjet.
“Chúng tôi có thể vừa tăng cường hiệu quả chi phí, vừa cung cấp dịch vụ chất lượng cao”, bà Thảo nói. “Vietjet tự tin chất lượng dịch vụ của mình không hề kém hơn các hãng bay khác trên thế giới”.
Bà Thảo lấy các bữa ăn trên chuyến bay của Vietjet như một bằng chứng cho thấy kỹ năng của hãng về hiệu quả chi phí. Một bữa ăn của Vietjet trên tuyến Tp.HCM-Singapore có giá 3 USD, so với mức 10 USD của nhiều hãng bay khác.
“Đó là lý do vì sao chúng tôi không xem mình là một hãng bay giá rẻ bình thường. Chúng tôi xem mình là một hãng bay “lai” (hybrid) hoặc một hãng bay của kỷ nguyên mới”, bà Thảo phát biểu.
Theo Diệp Vũ
VnEconomy


http://cafebiz.vn/ba-thao-da-xay-dung-vietjet-nhu-the-nao-20160525160532465.chn

Thứ Hai, 15:03  23/05/2016
Kiểu đọc sách

Ký 2 hợp đồng hơn 14 tỷ USD, Vietjet Air đặt tham vọng "bay cao" đến đâu?

17

Vietjet Air vừa ký hợp đồng mua 100 máy bay trị giá 11,3 tỷ USD, đồng thời ký hợp đồng mua động cơ hơn 3 tỷ USD. Năm 2016, Vietjet Air đặt mục tiêu thị phần tăng trưởng 10%, doanh thu và lợi nhuận cùng tăng hơn 70%.

Ký 2 hợp đồng hơn 14 tỷ USD, Vietjet Air đặt tham vọng "bay cao" đến đâu?
Sáng 23/5 tại Phủ Chủ tịch, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Barack Obama, hãng hàng không Vietjet Air đã ký kết hợp đồng kỷ lục 11,3 tỷ USD với Tập đoàn Boeing, đặt mua 100 tàu bay B737 Max 200.
Đây là hợp đồng lớn nhất trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ từ trước đến nay và có thể coi là một trong các hợp đồng lịch sử của hãng Boeing.
Bên cạnh đó, cũng dưới sự chứng kiến của lãnh đạo 2 nước, Vietjet Air còn ký hợp đồng mua động cơ PurePower Geared Turbofan của Tập đoàn United Technologies Corp., với giá trị 3,04 tỷ USD. Như vậy, chỉ trong hôm nay, Vietjet đã chính thức ký kết 2 hợp đồng với tổng giá trị lên tới hơn 14 tỷ USD.
Hơn 14 tỷ USD là một số tiển khổng lồ, thể hiện tham vọng không nhỏ của Vietjet Air và cũng chính là tham vọng của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet.
Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết, việc đầu tư đội tàu bay B737 Max 200 sẽ phục vụ cho chiến lược phát triển mạnh mẽ hơn nữa mạng đường bay quốc tế trong thời gian tới của Vietjet, bao gồm cả chiến lược phát triển mạng bay đường dài.
Số tàu bay được ký kết hôm nay dự kiến sẽ được giao hàng từ năm 2019 đến năm 2023. Như vậy, tới cuối năm 2023, đội tàu bay của Vietjet có thể sẽ lên tới hơn 200 chiếc.
Tuy nhiên, chưa cần đến năm 2023, những tham vọng của Vietjet có thể được nhìn thấy qua kế hoạch mà hãng hàng không này đặt ra cho năm 2016.
Nếu như trong năm 2015, Vietjet thực hiện 58.355 chuyến bay thì sang năm 2016, chỉ tiêu này được tăng lên gần 92.000 chuyến, tương ứng mức tăng trưởng gần 60%.
Theo đó, lượng hành khách vận chuyển sẽ tăng từ 9,3 triệu lượt lên 15,1 triệu lượt, số máy bay tăng từ 29 lên 42 chiếc.

2016: Kế hoạch
2016: Kế hoạch
Với kế hoạch như vậy, doanh thu bay của Vietjet Air cũng được đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh, từ 488 triệu USD năm 2015 lên 835 triệu USD năm 2016, lợi nhuận trước thuế từ 37 triệu USD lên 64,3 triệu USD.
Vietjet đặt mục tiêu thị phần tăng trưởng 10% trong năm 2016. Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu quan trọng trong năm tới của Vietjet là tập trung vào IPO phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Được biết, cuối năm 2015, Vietjet đã chia cổ tức tỷ lệ 45% vốn điều lệ.
Minh Quân
Theo Trí Thức Trẻ

http://cafebiz.vn/ky-2-hop-dong-hon-14-ty-usd-vietjet-air-dat-tham-vong-bay-cao-den-dau-20160523141622453.chn

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: VietJet có kế hoạch trở thành hãng hàng không đa quốc gia

VietJet có kế hoạch trở thành trở thành Hãng hàng không đa quốc gia, có mạng bay rộng khắp khu vực và thế giới, phát triển không chỉ dịch vụ hàng không mà còn là nhà cung cấp những nhu cầu tiêu dùng cho hành khách.

    Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: VietJet có kế hoạch trở thành hãng hàng không đa quốc gia
    Đó là khẳng định được bà Nguyễn Thị Phương Thảo –Tổng Giám Đốc của hãng hàng không VietJet Air, để trở thành hãng hàng không thế hệ mới theo chủ trương đổi mới - cải cách của Chính phủ , Vietjet đã có sự đầu tư bài bản và xây dựng kế hoạch phát triển bền vững.
    Sau gần 5 năm Vietjet cất cánh, ngành hàng không đã có sự thay đổi, khi có hàng triệu người dân lần đầu tiên tiếp xúc với phương tiện di chuyển văn minh, được đi trên những máy bay mới, hiện đại. Trên thế giới, ngành hàng không Việt Nam cũng được biết đến là một môi trường mở cửa và sẵn sàng hội nhập.
    "Tôi vẫn còn nhớ cảm xúc tự hào và xúc động khi đứng tại sân bay Incheon Hàn Quốc chứng kiến cảnh 2 chiếc máy bay Vietjet lần lượt đáp xuống nổi bật, rực rỡ trước sự ngưỡng mộ, hào hứng chụp hình của nhiều hành khách tại sân bay. Tôi thấy hãnh diện khi nghe hành khách bình luận với nhau rằng “máy bay Việt Nam đẹp quá!”" - bà Thảo chia sẻ.
    Theo Tổng giám đốc của VietJet, chính sách mở cửa cho doanh nghiệp tư nhân tham gia vào vận chuyển hàng không, cũng như sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ, bộ ngành để nâng cấp hạ tầng hàng không, cải tiến chất lượng dịch vụ, hơn 4 năm qua Vietjet đã không ngừng phát triển đội bay với 33 tàu bay thế hệ mới, thực hiện trên 250 chuyến bay bình quân mỗi ngày, đã vận chuyển hơn 23 triệu lượt hành khách, với hơn 47 đường bay.
    "Các sân bay địa phương như Bình Định, Pleiku, Buôn Mê Thuật, Cần Thơ, Chu Lai, Thanh Hóa …trở nên nhộn nhịp với những chuyến bay ngày đêm của Vietjet và sự hân hoan của người dân. Nhà nước không phải đầu tư vốn nhưng cuối năm 2015 doanh thu hợp nhất công ty đạt 19.845 tỉ đồng, nộp ngân sách đạt 2.556 tỉ đồng, lũy kế đạt 4.194 tỉ đồng" - bà Thảo thông tin.
    Bên cạnh kinh doanh vận tải Hàng không và thúc đẩy Du lịch, bà Thảo cho biết Vietjet đặt ra các mục tiêu thu hút đầu tư tài chính nước ngoài thông qua các giao dịch máy bay, động cơ và các trang thiết bị kỹ thuật; thu hút sản xuất linh kiện máy bay và hàng không vào các khu công nghiệp ở Việt Nam; thu hút các hoạt động đầu tư nước ngoài vào các cơ sở bảo dưỡng kỹ thuật máy bay...
    Tổng Giám đốc VietJet cũng cho biết, VietJet có kế hoạch trở thành trở thành Hãng hàng không đa quốc gia, có mạng bay rộng khắp khu vực và thế giới, phát triển không chỉ dịch vụ hàng không mà còn là nhà cung cấp những nhu cầu tiêu dùng cho hành khách.
    Theo đó, Vietjet đã tập hợp nguồn nội lực, cùng tham gia hoạt động cộng đồng, bảo vệ môi trường. Song để đạt được các mục tiêu này, Tổng giám đốc VietJet cho rằng cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, với các chính sách cụ thể cho ngành hàng không và doanh nghiệp tư nhân trong ngành.
    Trong đó, hiện vẫn còn rất nhiều rào cản và vướng mắc trong cơ chế độc quyền tự nhiên, còn nhiều định kiến và hạn chế đối với hàng không tư nhân, nên việc giải tỏa ở các cấp thừa hành thực thi. Đồng thời, lãnh đạo các cấp tháo gỡ các ách tắc trong cơ chế điều hành, cơ chế vận hành của các cơ quan liên quan phối hợp như Cảng vụ, Sân bay, Hải quan, An ninh, Xuất nhập cảnh, Kiểm dịch…
    Thứ hai, trong thời gian qua toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động khai thác của Hãng như nhà ga, hangar, dịch vụ mặt đất, sửa chữa bảo dưỡng tầu bay… đều phải thuê sử dụng và phụ thuộc vào phương tiện của các đơn vị khác. Mặc dù Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản chỉ đạo, song công tác triển khai các nội dung liên quan của kết luận này đầu chậm, vướng mắc và hầu hết chưa thực hiện được.
    Thứ ba, lãnh đạo VietJet đề nghị Bộ Giao thông Vận tải ưu tiên tập trung xây dựng Quy hoạch phát triển hạ tầng sân bay, nhà ga, tạo điều kiện cho các Hãng hàng không là những người sử dụng được tham gia quy hoạch hạ tầng sân bay, tham gia phối hợp trong các chương trình nâng cao năng lực quản lý bay.
    Bên cạnh đó, đề nghị xây dựng các cơ chế cho phép Hàng không tư nhân được góp sức nhiều hơn vào việc cải tạo, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng sân bay, các dự án đào tạo quốc gia; được tham gia vào chương trình cổ phần hóa, tư nhân hóa lĩnh vực hàng không và giao thông vận tải. Đồng thời, có chính sách về thủ tục cho chuyên gia lao động nước ngoài giải quyết nhanh, rõ ràng hơn.
    Theo Cẩm An
    Trí thức trẻ/CafeF

    http://cafebiz.vn/ba-nguyen-thi-phuong-thao-vietjet-co-ke-hoach-tro-thanh-hang-hang-khong-da-quoc-gia-20160429170416221.chn

    Việt Nam và Boeing 737 MAX-200
    Friday, May 27, 2016 5:44:49 PM



    Hà Tường Cát/Người Việt

    VIỆT NAM - Boeing 737 MAX-200 là kiểu máy bay chở khách mà hãng VietJet Air vừa đặt mua 100 chiếc, trị giá $11.3 tỷ, trong buổi lễ ký kết thỏa thuận trước sự chứng kiến của Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Việt Nam, Trần Đại Quang, tại Hà Nội ngày 23/5/2016.
    Hình ảnh dễ nhận ra ở đầu cánh  máy bay Boeing 737 MAX-200. (Hình: Boeing Co.)

    Cũng trong buổi lễ tại Hà Nội, VietJet còn ký thỏa thuận $3.04 tỷ với Pratt & Whittney. Công ty Mỹ này sẽ cung cấp loại động cơ phản lực tiết kiệm được 17% tiêu thụ nhiên liệu, giảm bớt ô nhiễm môi trường, và phụ trách công tác bảo trì.
    Boeing Co. sẽ lần lượt giao số 100 máy bay cho VietJet từ 2019 đến 2023. Là thế hệ mới của loại Boeing 737, chiếc Boeing 737 MAX đầu tiên chỉ vừa hoàn thành chuyến bay thứ nhất ngày 29/1/2016.
    Boeing 737 là loại máy bay hàng không dân sự tầm ngắn tới trung bình, với nhiều phiên bản khác nhau, được chế tạo từ 1967. Đây là loại máy bay được sử dụng nhiều nhất ở các hãng hàng không trên khắp thế giới, với hơn 9,000 chiếc đã bay và hơn 4,000 còn trên giây chuyền sản xuất của công ty Boeing.

    Phổ thông hàng thứ nhì và tương đương với Boeing 737 là  A320 của tổ hợp kỹ nghệ hàng không Airbus ở Âu Châu với 7,000 máy bay đã đưa vào hoạt động.
    VietJet Air là hãng hàng không tư nhân giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, trung bình giá vé khứ hồi Hà Nội – Saigon khoảng $80. Hiện nay VietJet có đường bay thường xuyên đến 17 phi trường quốc nội và 15 phi trường quốc tế trong vùng Á Châu. Máy bay của VietJet sơn màu đỏ, vàng, trắng và trên thân một số chiếc còn có nhũng hàng chữ quảng cáo như: “Giá rẻ nhất,” “Bay là thích ngay,” “Enjoy Flying” hay hình các nữ tiếp viên.
    VietJet Air thành hình năm 2007 và đã thu hút sự chú ý bằng việc cho các nữ tiếp viên mặc bikini trên một số chuyến bay. Năm 2012 trong chuyến khánh thành đường bay tới Nha Trang, VietJet tổ chức cuộc thi cho 5 nữ tiếp viên mặc bikini trình diễn vũ điệu kiểu Hawaii, kết quả bị cơ quan hàng không dân dụng Việt Nam phạt $960 vì không xin phép. Sau đó VietJet tiếp tục cho dùng hình 10 người đẹp mặc bikini màu đỏ vàng của hãng trên các quảng cáo gồm cả sơn vẽ trên thân máy bay và trở thành nổi tiếng quốc tế với 'nick name' Bikini Airlines.
    Công ty hàng không cổ phần VietJet, tên đầy đủ VietJet Aviation Joint Stock Company được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập Đoàn T&C, Sovico Holdings và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà HoChiMinh City (HD Bank), vốn điều lệ ban đầu 600 tỷ đồng VN (37.5 triệu dollars). Tháng 4 năm 2009, Sovico Holdings mua lại toàn bộ cổ phần của T&C và trở thành cổ dông lớn nhất sở hữu 70% cổ phần VietJet. Năm sau AirAsia của Malaysia mua 30% cổ phần VietJet nhưng tới 2011 rút vốn khỏi VietJet do những khó khăn pháp lý về đầu tư. Thai VietJet là công ty liên doanh và chi nhánh của VietJet ở Thái Lan.
    Tổng Giám Đốc VietJet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, 46 tuổi, tốt nghiêp học viện thương mại Moscow. Hãng tin Bloomberg cho biết bà Phương Thảo kiếm được 1 triệu dollars đầu tiên khi mới 21 tuổi, trong việc bán máy fax và nhựa cao su. Bà Phương Thảo bây giờ được coi là tỷ phú, cùng ông chồng Thanh Hùng, được báo chí và dư luận quan tâm nhiều từ  khi có thông tin VietJet Air đặt mua 100 máy bay Airbus trị giá $9.1 tỷ năm 2014. 
    Đây là hãng hàng không thứ tư, sau Vietnam Airlines, JetStar Pacific, VASCO (Vietnam Aviation Service Company), và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. VietJet bay chuyến đầu tiên cuối năm 2009, chậm một năm so với kế hoạch vì giá nhiên liệu biến động tăng cao vào thời điểm ấy.
    Cũng theo tin của Bloomberg, VietJet Air dự tính sẽ phát hành IPO, bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng, vào quý 4 năm nay và như thế VietJet sẽ trở thành công ty cổ phần đại chúng.
    Trung Tâm Hàng Không, tên cũ là CAPA, cơ quan thông tin và tư vấn hàng không ở Australia, cho biết hiện nay VietJet khai thác 28 đường bay quốc nội và 7 đường bay quốc tế và chiếm 40% thị phần hành khách quốc nội nhưng đường bay quốc tế dự trù sẽ chỉ phát triển mạnh từ cuối năm nay. Năm 2015, VietJet có khoảng 10 triệu hành khách quốc nội so với 17 triệu của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines. Theo dự phóng, VietJet sẽ tăng số hành khách được 50%, lên tới 15 triệu năm 2016 nhờ có thêm 12 máy bay.
    Cho tới đầu năm 2016 phi đội của VietJet có 28 máy bay gồm 25 chiếc A320 và 3 chiếc A321 gồm cả 3 chiếc thuê mướn, những máy bay đã đặt mua của Airbus chưa nhận được. Dự tính trong năm nay sẽ có thêm 12 chiếc mới, đa số là A321 và một số máy bay thuê mướn khác. CAPA cho rằng với 100 chiếc 737 MAX-200 vừa ký kết với Boeing, tới năm 2021 phi đội của VietJet sẽ có trên 100 máy bay và vượt qua Vietnam Airlines để trở thành hãng hàng không lớn nhất Việt Nam. Nhưng nếu tính riêng về thị trường quốc nội, ngay trong năm nay VietJet đã có thể vượt qua Vietnam Airlines về hành khách.
    Boeing 737 MAX là thế hệ thứ tư của Boeing 737 và sẽ đi vào hoạt động trong các hãng hàng không từ 2017, đầu tiên sẽ là Southwest Ailines. Boeing cho biết, đến nay 3,090 đơn đặt hàng đã được xác định. Khác biệt chính của Boeing 737 MAX so với các thể hệ Boeing 737 trước ở chỗ thân máy bay rộng hơn. Hai động cơ được sử dụng là CFM International LEAP -1B do GE Aviation Mỹ và Snecma Pháp hợp tác sản xuất, hoặc Pratt & Whitney PW1000G Mỹ.
    Boeing 737 MAX-200 có 162 ghế hành khách với độ nghiêng 31 inches hạng kinh tế và 36 inches hạng nhất. Chiều dài máy bay 39.5 mét, sải cánh 35.9 mét, cao 12.3 mét, vận tốc bình phi 522 mph (Mach 0.79), bình nhiên liệu 6,853 gallons, tầm bay xa 2,700 hải lý hay 5,000 km.
    Nhìn bên ngoài, điểm dễ dàng nhất để phân biệt 737 MAX với 737 kiểu cũ là winglet. Winglet là phần nhỏ uốn cong ở đầu hai cánh, có tác dụng làm không khí không bị xoáy tròn và níu máy bay lại,  hiệu quả  là giảm được khoảng 5% sức trì (drag), do đó tiết kiệm bớt  nhiên liệu tiêu thụ. Hầu hết winglet ở hai đầu cánh các máy bay hiện nay là uốn cong lên, winglet của Boeing 737 MAX-200 có hai phần,  nửa cong lên nửa cong xuống, giống như hình chữ V nằm ngang.
    Với Boeing 737 MAX-200 VietJet có thể tự hào rằng đúng như lời quảng cáo, hãng này chỉ sử dụng những máy bay mới nhất. (HC)

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=229000&zoneid=2

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten