1:47
20 tháng 5 2016
Đài Loan : Tân tổng thống không thừa nhận chính sách “một Trung Quốc”
Tổng thống Đài Loan (Tsai Ing-wen) trong buổi lễ nhậm chức, Đài Bắc, 20/05/2016.REUTERS/Tyrone Siu
Hôm nay, 20/05/2016, tổng thống mới của Đài Loan, bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của Đài Loan, khép lại 8 năm cầm quyền của ông Mã Anh Cửu. Bất chấp áp lực từ Trung Quốc, trong bài diễn văn nhậm chức, bà không hề nhắc đến chính sách “một nước Trung Quốc duy nhất”.
Bà Thái Anh Văn, 59 tuổi, thuộc đảng Dân Tiến Đài Loan, vào tháng 01/2016, đã giành được chiến thắng áp đảo trước đối thủ Mã Anh Cửu, thuộc Quốc Dân Đảng – người luôn có tư tưởng xích lại gần hơn với Trung Hoa lục địa.
Trong bài diễn văn nhậm chức đọc tại phủ tổng thống trước 20.000 người hôm nay, tân lãnh đạo Đài Loan nhận định : “Lãnh đạo của hai bên phải để lịch sử sang một bên, và hướng đến đối thoại mang tính xây dựng, vì lợi ích của nhân dân của đôi bên”.
Trong khi Trung Quốc muốn bà Thái Anh Văn chấp nhận bản thỏa thuận ngầm giữa Bắc Kinh và Đài Bắc năm 1992, theo đó chỉ có “một nước Trung Quốc duy nhất ” thì tân tổng thống lại không ngừng nhắc đi nhắc lại việc duy trì nguyên trạng . Bà khẳng định : “Các mối quan hệ song phương là bộ phận gắn liền việc thiết lập hòa bình trong khu vực và an ninh chung” và “Đài Loan sẽ tham gia tích cực, và không bao giờ vắng mặt ”.
Trong khi đó, tại Trung Quốc hôm nay, cụm từ “Đài Loan” hay “Thái Anh Văn” đều bị chặn trên mạng Vi Bác Sina Weibo, mạng xã hội rất phổ biến tại Trung Quốc. Báo chí chính thức của nước này thì nói rất ít về tin tân tổng thống Đài Loan nhậm chức. Hoàn Cầu Thời Báo, nhật báo bằng tiếng Anh, thân cận với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhận định rằng việc bà Thái Anh Văn lên nắm quyền đánh dấu khởi đầu cho “một thời kì bấp bênh”.
Đài Loan tách khỏi Trung Hoa lục địa từ cuối cuộc nội chiến năm vào năm 1949, khi quân đội của phe Quốc Dân Đảng bị thua trước lực lượng cộng sản và phải dạt ra hòn đảo này. Bắc Kinh luôn coi Đài Loan như một phần của lãnh thổ quốc gia, nếu cần sẽ dùng vũ lực để thu hồi và thường xuyên cảnh cáo mọi ý định đòi độc lập cho hòn đảo này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160520-dai-loan-tan-tong-thong-khong-thua-nhan-chinh-sach-%E2%80%9Cmot-trung-quoc%E2%80%9D
Trong bài diễn văn nhậm chức đọc tại phủ tổng thống trước 20.000 người hôm nay, tân lãnh đạo Đài Loan nhận định : “Lãnh đạo của hai bên phải để lịch sử sang một bên, và hướng đến đối thoại mang tính xây dựng, vì lợi ích của nhân dân của đôi bên”.
Trong khi Trung Quốc muốn bà Thái Anh Văn chấp nhận bản thỏa thuận ngầm giữa Bắc Kinh và Đài Bắc năm 1992, theo đó chỉ có “một nước Trung Quốc duy nhất ” thì tân tổng thống lại không ngừng nhắc đi nhắc lại việc duy trì nguyên trạng . Bà khẳng định : “Các mối quan hệ song phương là bộ phận gắn liền việc thiết lập hòa bình trong khu vực và an ninh chung” và “Đài Loan sẽ tham gia tích cực, và không bao giờ vắng mặt ”.
Trong khi đó, tại Trung Quốc hôm nay, cụm từ “Đài Loan” hay “Thái Anh Văn” đều bị chặn trên mạng Vi Bác Sina Weibo, mạng xã hội rất phổ biến tại Trung Quốc. Báo chí chính thức của nước này thì nói rất ít về tin tân tổng thống Đài Loan nhậm chức. Hoàn Cầu Thời Báo, nhật báo bằng tiếng Anh, thân cận với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhận định rằng việc bà Thái Anh Văn lên nắm quyền đánh dấu khởi đầu cho “một thời kì bấp bênh”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160520-dai-loan-tan-tong-thong-khong-thua-nhan-chinh-sach-%E2%80%9Cmot-trung-quoc%E2%80%9D
Quan hệ Trung –Đài : Sóng gió đang chờ
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), Đài Bắc, 20/05/2016.REUTERS/Taipei Photojournalists Association/Pool
Vụ rơi máy bay dân dụng Ai Cập làm tăng nỗi sợ khủng bố. Quan hệ Trung-Đài vào vùng bão tố. Đông Nam Á, trừ Miến Điện, có xu hướng độc tài. NATO củng cố lực lượng đề phòng Matxcơva là một số chủ đề chính trên báo Pháp hôm nay.
Chiếc Airbus A320 của EgyptAir gặp nạn trên đường bay Paris-Cairo đêm 18 rạng 19/05 chiếm hết trang nhất các báo. Những câu hỏi chưa có giải đáp, tựa của Le Monde. Nhật báo Le Figaro nhấn mạnh đến giả thuyết « khủng bố » còn Libération đưa tựa thật ngắn trong màu tang tóc : " Radio Im lặng". Nhật báo La Croix nhắc lại vụ Daech nhận là tác giả đặt bom phá hủy chiếc máy bay A321 của một hãng hàng không Nga trên không phận Ai Cập cách nay 6 tháng giết chết hơn 224 hành khách đa số là người Nga.
Vụ EgyptAir rơi xuống biển với 15 du khách Pháp làm chúng ta không thể tránh câu hỏi : Phải chăng sau khi trừng phạt đồng minh của nhà độc tài Syria Bachar al Assad, bây giờ khủng bố tấn công Pháp vì Paris cung cấp vũ khí cho Ai Cập diệt thánh chiến ? Trong khi chờ đợi kết quả điều tra kết luận là tai nạn hay khủng bố « chúng ta phải sống với rủi ro ». Cùng quan điểm, Les Echos đề tựa : EgyptAir lâm nạn gây lo ngại đây là một vụ khủng bố mới.
Thái Anh Văn không khoan nhượng
Theo dự báo của Les Echos, quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Lục đi vào thời kỳ bất ổn. Tân tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức ngày hôm nay 20/05/2016 sau 8 năm cầm quyền của Quốc Dân Đảng thân Bắc Kinh.
Với chủ trương đối thoại, nhưng không hy sinh chủ quyền hải đảo, như tổng thống Mã Anh Cửu bị lên án trong 8 năm qua, bà Thái Anh Văn sẽ nói với Bắc Kinh những gì mà Đài Loan không bao giờ chấp nhận. Lần đầu tiên trong lịch sử Đài Loan dân chủ, lãnh đạo hành pháp nắm luôn đa số tại quốc hội. Tổng thống Thái Anh Văn hội đủ điều kiện thuận lợi để đối đầu với Bắc Kinh. Nhưng giữa lập trường chính trị và thực tế địa chính trị, Trung Quốc nhập 40% hàng xuất khẩu của Đài Loan, bà Thái Anh Văn phải thật cẩn trọng vì Bắc Kinh chắc chắn sẽ mặc cả với giá cao.
Một trong những tín hiệu « tích cực » là chính phủ Thái Anh Văn, tránh những « thuật ngữ » làm chói tai lãnh đạo Hoa Lục, vốn luôn nhấn mạnh đến các nguyên tắc đồng thuận 1992, khẳng định chỉ có một nước Trung Hoa.
Tuy nhiên, khi tân tổng thống nhấn mạnh đến « nguyên trạng » trong quan hệ hai bờ eo biển và chủ quyền không khoan nhượng, phải chăng Đài Loan vất đi nguyên tắc « đồng thuận 1992 », xác nhận chỉ có một nước Trung Hoa ?
Trả lời phỏng vấn của Les Echos, nhà phân tích tình hình chính trị Trung Quốc Stéphane Corcuff giải thích : bà Thái Anh Văn không thể không để ý đến thế mạnh của Trung Quốc và mưu đồ « thu hồi » hải đảo. Tuy nhiên, « đồng thuận 1992 » chẳng qua là những cam kết giữa hai đảng, đảng Cộng Sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng Đài Loan. Khi đó hải đảo chưa dân chủ hóa, Quốc Dân Đảng là tổ chức chính trị độc tài. Đàm phán chỉ diễn ra giữa hai đảng, tìm cách hâm nóng quan hệ giữa hai nước Trung Hoa và không có ghi lại bằng văn kiện. Đến khi Quốc Dân Đảng mất chính quyền lần thứ nhất, thì vào năm 2000 họ mới đặt tên thỏa hiệp với Hoa Lục là « đồng thuận 1992 ».
Tình hình hiện nay hoàn toàn khác hẳn rồi. Khi nói « đồng thuận » chỉ có một nước Trung Hoa cũng là một cách cùng chấp nhận một thực tế : Chỉ có một nước Trung Hoa là đúng rồi, nhưng Trung Hoa nào ? Theo chuyên gia Stéphane Corcuff, Bắc kinh phải chấp nhận một thực tế là Đài Loan không bao giờ chịu xáp nhập vào Hoa lục. Tập Cận Bình lẽ ra phải nhân chiến thắng của bà Thái Anh Văn chụp lấy một cơ may lịch sử để từ bỏ lập trường cứng nhắc. Thế nhưng, chế độ cộng sản Trung Quốc tự nhốt mình trong mâu thuẫn nội tại và sẽ tiêu tan ảo vọng thống nhất với Đài Loan. Thời gian chống lại Trung Quốc, nhưng cái khổ của chính quyền Hoa Lục là họ cứ xem đây là « vấn đề nhạy cảm ».
Đông Nam Á thụt lùi trong khi Miến Điện đi tới
Thái Lan, phản kháng trong tiếng cười và nước mắt. Ở Đông Nam Á, độc đoán lên ngôi trong khi các quyền tự do bị vất bỏ. Đó là tựa của hai bài báo của Libération về tình hình chính trị ở các nước Đông Nam Á theo chế độ đa đảng nhưng dân chủ nhường chổ cho các lãnh đạo cai trị độc đoán.
Trước hết là trường hợp Thái Lan. Hai năm sau cuộc đảo chính, chế độ quân sự lún sâu vào chuyên chế. Tuy nhiên, các biện pháp trấn áp dù thô bạo, núp sau vỏ bọc « bảo vệ vương quyền » vẫn không dập tắt được tiếng phản kháng của giới trẻ mà « lòng quả cảm, tính khôi hài, sử dụng pháp luật và mạng xã hội » là vũ khí để tranh đấu bảo vệ không gian tự do. Cha của một sinh viên nạn nhân của chính quyền quân sự khẳng định : « Chưa bao giờ một chính quyền do quân đội cầm đầu phải đối phó với sức mạnh khủng khiếp của mạng xã hội và internet » như chế độ của tướng Chan-O-Choa.
Cụ thể, một nhóm sinh viên thanh niên đệ đơn kiện chính quyền quân sự tội « vi phạm hiến pháp » của chế độ quân chủ lập hiến. Ở các chế độ dân chủ, kiện chính phủ là chuyện bình thường, nhưng ở nước Thái Lan của tướng Chan-O-Choa, hành động này vô cùng can đảm. Toà sơ thẩm và phúc thẩm đã bác đơn, nhưng hiệp hội luật sư nhân quyền cho biết họ sẽ đưa lên Tối cao Pháp viện.
Một sinh viên bị bắt vì đọc to quyển tiểu thuyết « 1984 » của nhà văn George Orwell ở một nơi công cộng, nội dung mô tả một lãnh tụ bí danh « anh cả » đứng đầu một chế độ công an trị. Ra tù, sinh viên này lấy bí danh là Champ1984 cho biết phong trào tranh đấu « bắt đầu từ số không ». Khởi đầu là một nhóm sinh viên « tân dân chủ » ở đại học Thamasat, rồi lan dần ra các đại học khác.
Họ tập trung ở Bangkok trước, vì ở thủ đô có nhiều báo chí. Để đối phó với bạo lực, giới trẻ dùng vũ khí hiệu quả nhất là nhạc hài vì các tướng lãnh rất sợ bị chế nhạo, bị mất uy thế vì bị đem ra làm trò cười cho dân chúng.
Nhưng theo Libération, Thái Lan chỉ là con bệnh biểu tượng của xu hướng « độc tài hóa » mà một số nước Đông Nam Á đang ngả theo. Từ Cam Bốt của Hun Sen, nay tự xưng và bắt báo chí phải nghi là « thủ tướng siêu đẳng, siêu cường » , thủ tướng Najib Razak của Malaysia bị tố tham ô cho đến Philippines của tổng thống mới đắc cử Rodrigo Dutarte, kẻ chủ trương « quên đi nhân quyền ».
Theo giải thích của chuyên gia Pháp David Camroux thì dường như đại bộ phận thành phần trung lưu nghĩ rằng chế độ dân chủ không đủ hiệu quả để mang lại phúc lợi xã hội và chống tham ô. Ý tưởng ở tây phương cho rằng giai cấp trung lưu mang lại dân chủ dường như không chính xác ở châu Á. Thành phần này khám phá ra rằng giới lãnh đạo muốn duy trì một nhà nước yếu để dễ khuynh đảo. Do vậy, họ đòi một chính quyền mạnh. Cuối cùng, Miến Điện, tuy con đường dân chủ hóa còn bất trắc, nhưng có thể xem là « gương mẫu » so với Thái Lan, Cam Bốt.
NATO chuẩn bị chiến lược phòng thủ mới
Trang quốc tế của Le Monde cho biết Liên minh NATO quyết đưa quân và thiết lập hệ thống lá chắn chống tên lửa tại Đông Âu. Trong hai ngày 19 và 20/05, NATO họp tại Bruxelles để xem xét chiến thuật mới đối phó với Nga. Vacxava là thành viên kiên quyết nhất đòi NATO phải thường trực đóng quân ở Ba lan.
Đối với Ba lan, NATO cần phải tỏ ra cứng rắn trước các hành động thách thức của Nga ở không phận biên giới và trên biển. Hai năm sau khi Nga chiếm Crimée của Ukraina, lần đầu tiên hội đồng NATO- Nga họp lại. Tuy nhiên, Vladimir Putin vẫn khẳng định NATO đe dọa an ninh Nga. Matxcơva đang trắc nghiệm xem tình đoàn kết của Nato đến đâu, theo giải thích của một nhà ngoại giao Ba Lan với chứng cớ là Nga tăng quân ở Belarus và Kaliningrad, liên tục gây sự cố trên không và trên biển. Trong khi đó Pháp và Đức không muốn chiến tranh lạnh. Mỹ cũng tuyên bố không muốn thay đổi nguyên tắc ứng xử với Nga. Vấn đề gây tranh luận trong nội bộ NATO là từ cơ sở lá chắn của Mỹ, làm cách nào xây dựng một hệ thống tập thể chống hỏa tiển đến từ Trung Đông ?
Theo Le Monde, để tránh tiếng xem Nga là đối thủ chính, Paris đề nghị chiến lược 360°, vừa quay tuyến phòng thủ « sang phía đông lẫn phía nam » là Syria và Libya.
Thủ phạm biểu tình bạo động, tấn công cảnh sát Pháp là ai ?
Trên bức ảnh chiến xe cảnh sát bốc cháy, Le Monde đề tựa : cảnh sát là mục tiêu tấn công. Le Figaro đặt câu hỏi tại sao những kẻ bịt mặt trà trộn biểu tình của sinh viên và ccông đoàn chống dự luật lao động có thể đập phá và chạy trốn yên lành ?
Các nhóm « vô chính phủ » nhìn nhận có thành phần « cực đoan » xâm nhập. Cảnh sát rất bực tức vì trong số 19 người bị bắt quả tang đập phá một trạm metro ở Rennes, 18 nghi can đuợc tư pháp trả tự do vì … không đủ yếu tố buộc tội.
Theo giải thích của La Croix, những thanh niên bị cảnh sát bắt được thường là sinh viên chậm chân, chạy không kịp, chứ không phải là thủ phạm bạo động.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160520-quan-he-trung-%E2%80%93dai-song-gio-dang-cho
Vụ EgyptAir rơi xuống biển với 15 du khách Pháp làm chúng ta không thể tránh câu hỏi : Phải chăng sau khi trừng phạt đồng minh của nhà độc tài Syria Bachar al Assad, bây giờ khủng bố tấn công Pháp vì Paris cung cấp vũ khí cho Ai Cập diệt thánh chiến ? Trong khi chờ đợi kết quả điều tra kết luận là tai nạn hay khủng bố « chúng ta phải sống với rủi ro ». Cùng quan điểm, Les Echos đề tựa : EgyptAir lâm nạn gây lo ngại đây là một vụ khủng bố mới.
Thái Anh Văn không khoan nhượng
Theo dự báo của Les Echos, quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Lục đi vào thời kỳ bất ổn. Tân tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức ngày hôm nay 20/05/2016 sau 8 năm cầm quyền của Quốc Dân Đảng thân Bắc Kinh.
Một trong những tín hiệu « tích cực » là chính phủ Thái Anh Văn, tránh những « thuật ngữ » làm chói tai lãnh đạo Hoa Lục, vốn luôn nhấn mạnh đến các nguyên tắc đồng thuận 1992, khẳng định chỉ có một nước Trung Hoa.
Tuy nhiên, khi tân tổng thống nhấn mạnh đến « nguyên trạng » trong quan hệ hai bờ eo biển và chủ quyền không khoan nhượng, phải chăng Đài Loan vất đi nguyên tắc « đồng thuận 1992 », xác nhận chỉ có một nước Trung Hoa ?
Trả lời phỏng vấn của Les Echos, nhà phân tích tình hình chính trị Trung Quốc Stéphane Corcuff giải thích : bà Thái Anh Văn không thể không để ý đến thế mạnh của Trung Quốc và mưu đồ « thu hồi » hải đảo. Tuy nhiên, « đồng thuận 1992 » chẳng qua là những cam kết giữa hai đảng, đảng Cộng Sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng Đài Loan. Khi đó hải đảo chưa dân chủ hóa, Quốc Dân Đảng là tổ chức chính trị độc tài. Đàm phán chỉ diễn ra giữa hai đảng, tìm cách hâm nóng quan hệ giữa hai nước Trung Hoa và không có ghi lại bằng văn kiện. Đến khi Quốc Dân Đảng mất chính quyền lần thứ nhất, thì vào năm 2000 họ mới đặt tên thỏa hiệp với Hoa Lục là « đồng thuận 1992 ».
Tình hình hiện nay hoàn toàn khác hẳn rồi. Khi nói « đồng thuận » chỉ có một nước Trung Hoa cũng là một cách cùng chấp nhận một thực tế : Chỉ có một nước Trung Hoa là đúng rồi, nhưng Trung Hoa nào ? Theo chuyên gia Stéphane Corcuff, Bắc kinh phải chấp nhận một thực tế là Đài Loan không bao giờ chịu xáp nhập vào Hoa lục. Tập Cận Bình lẽ ra phải nhân chiến thắng của bà Thái Anh Văn chụp lấy một cơ may lịch sử để từ bỏ lập trường cứng nhắc. Thế nhưng, chế độ cộng sản Trung Quốc tự nhốt mình trong mâu thuẫn nội tại và sẽ tiêu tan ảo vọng thống nhất với Đài Loan. Thời gian chống lại Trung Quốc, nhưng cái khổ của chính quyền Hoa Lục là họ cứ xem đây là « vấn đề nhạy cảm ».
Đông Nam Á thụt lùi trong khi Miến Điện đi tới
Thái Lan, phản kháng trong tiếng cười và nước mắt. Ở Đông Nam Á, độc đoán lên ngôi trong khi các quyền tự do bị vất bỏ. Đó là tựa của hai bài báo của Libération về tình hình chính trị ở các nước Đông Nam Á theo chế độ đa đảng nhưng dân chủ nhường chổ cho các lãnh đạo cai trị độc đoán.
Trước hết là trường hợp Thái Lan. Hai năm sau cuộc đảo chính, chế độ quân sự lún sâu vào chuyên chế. Tuy nhiên, các biện pháp trấn áp dù thô bạo, núp sau vỏ bọc « bảo vệ vương quyền » vẫn không dập tắt được tiếng phản kháng của giới trẻ mà « lòng quả cảm, tính khôi hài, sử dụng pháp luật và mạng xã hội » là vũ khí để tranh đấu bảo vệ không gian tự do. Cha của một sinh viên nạn nhân của chính quyền quân sự khẳng định : « Chưa bao giờ một chính quyền do quân đội cầm đầu phải đối phó với sức mạnh khủng khiếp của mạng xã hội và internet » như chế độ của tướng Chan-O-Choa.
Cụ thể, một nhóm sinh viên thanh niên đệ đơn kiện chính quyền quân sự tội « vi phạm hiến pháp » của chế độ quân chủ lập hiến. Ở các chế độ dân chủ, kiện chính phủ là chuyện bình thường, nhưng ở nước Thái Lan của tướng Chan-O-Choa, hành động này vô cùng can đảm. Toà sơ thẩm và phúc thẩm đã bác đơn, nhưng hiệp hội luật sư nhân quyền cho biết họ sẽ đưa lên Tối cao Pháp viện.
Một sinh viên bị bắt vì đọc to quyển tiểu thuyết « 1984 » của nhà văn George Orwell ở một nơi công cộng, nội dung mô tả một lãnh tụ bí danh « anh cả » đứng đầu một chế độ công an trị. Ra tù, sinh viên này lấy bí danh là Champ1984 cho biết phong trào tranh đấu « bắt đầu từ số không ». Khởi đầu là một nhóm sinh viên « tân dân chủ » ở đại học Thamasat, rồi lan dần ra các đại học khác.
Họ tập trung ở Bangkok trước, vì ở thủ đô có nhiều báo chí. Để đối phó với bạo lực, giới trẻ dùng vũ khí hiệu quả nhất là nhạc hài vì các tướng lãnh rất sợ bị chế nhạo, bị mất uy thế vì bị đem ra làm trò cười cho dân chúng.
Nhưng theo Libération, Thái Lan chỉ là con bệnh biểu tượng của xu hướng « độc tài hóa » mà một số nước Đông Nam Á đang ngả theo. Từ Cam Bốt của Hun Sen, nay tự xưng và bắt báo chí phải nghi là « thủ tướng siêu đẳng, siêu cường » , thủ tướng Najib Razak của Malaysia bị tố tham ô cho đến Philippines của tổng thống mới đắc cử Rodrigo Dutarte, kẻ chủ trương « quên đi nhân quyền ».
Theo giải thích của chuyên gia Pháp David Camroux thì dường như đại bộ phận thành phần trung lưu nghĩ rằng chế độ dân chủ không đủ hiệu quả để mang lại phúc lợi xã hội và chống tham ô. Ý tưởng ở tây phương cho rằng giai cấp trung lưu mang lại dân chủ dường như không chính xác ở châu Á. Thành phần này khám phá ra rằng giới lãnh đạo muốn duy trì một nhà nước yếu để dễ khuynh đảo. Do vậy, họ đòi một chính quyền mạnh. Cuối cùng, Miến Điện, tuy con đường dân chủ hóa còn bất trắc, nhưng có thể xem là « gương mẫu » so với Thái Lan, Cam Bốt.
NATO chuẩn bị chiến lược phòng thủ mới
Trang quốc tế của Le Monde cho biết Liên minh NATO quyết đưa quân và thiết lập hệ thống lá chắn chống tên lửa tại Đông Âu. Trong hai ngày 19 và 20/05, NATO họp tại Bruxelles để xem xét chiến thuật mới đối phó với Nga. Vacxava là thành viên kiên quyết nhất đòi NATO phải thường trực đóng quân ở Ba lan.
Đối với Ba lan, NATO cần phải tỏ ra cứng rắn trước các hành động thách thức của Nga ở không phận biên giới và trên biển. Hai năm sau khi Nga chiếm Crimée của Ukraina, lần đầu tiên hội đồng NATO- Nga họp lại. Tuy nhiên, Vladimir Putin vẫn khẳng định NATO đe dọa an ninh Nga. Matxcơva đang trắc nghiệm xem tình đoàn kết của Nato đến đâu, theo giải thích của một nhà ngoại giao Ba Lan với chứng cớ là Nga tăng quân ở Belarus và Kaliningrad, liên tục gây sự cố trên không và trên biển. Trong khi đó Pháp và Đức không muốn chiến tranh lạnh. Mỹ cũng tuyên bố không muốn thay đổi nguyên tắc ứng xử với Nga. Vấn đề gây tranh luận trong nội bộ NATO là từ cơ sở lá chắn của Mỹ, làm cách nào xây dựng một hệ thống tập thể chống hỏa tiển đến từ Trung Đông ?
Theo Le Monde, để tránh tiếng xem Nga là đối thủ chính, Paris đề nghị chiến lược 360°, vừa quay tuyến phòng thủ « sang phía đông lẫn phía nam » là Syria và Libya.
Thủ phạm biểu tình bạo động, tấn công cảnh sát Pháp là ai ?
Trên bức ảnh chiến xe cảnh sát bốc cháy, Le Monde đề tựa : cảnh sát là mục tiêu tấn công. Le Figaro đặt câu hỏi tại sao những kẻ bịt mặt trà trộn biểu tình của sinh viên và ccông đoàn chống dự luật lao động có thể đập phá và chạy trốn yên lành ?
Các nhóm « vô chính phủ » nhìn nhận có thành phần « cực đoan » xâm nhập. Cảnh sát rất bực tức vì trong số 19 người bị bắt quả tang đập phá một trạm metro ở Rennes, 18 nghi can đuợc tư pháp trả tự do vì … không đủ yếu tố buộc tội.
Theo giải thích của La Croix, những thanh niên bị cảnh sát bắt được thường là sinh viên chậm chân, chạy không kịp, chứ không phải là thủ phạm bạo động.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160520-quan-he-trung-%E2%80%93dai-song-gio-dang-cho
Geen opmerkingen:
Een reactie posten