Bí thư Thăng hứa 'dành điều kiện tốt nhất' cho Đại học Fulbright Việt Nam
"Hôm nay tôi muốn ngài bộ trưởng và quý vị làm chứng cho lời hứa của chúng tôi, là sẽ dành những điều kiện tốt nhất cho Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) hoạt động và phát huy mọi thế mạnh, thành tựu của nền giáo dục Hoa Kỳ, đóng góp cho sự phát triển chung của hai nước".
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong trao quyết định thành lập Trường FUV cho nguyên Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerry. Ảnh: VIỆT HOA
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cam kết với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại buổi trao quyết định thành lập Trường ĐH Fulbright tại Việt Nam ngày 25-5.
Thay mặt lãnh đạo TP, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã trao quyết định thành lập Trường ĐH Fulbright Việt Nam cho nguyên Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerry - Chủ tịch Hội đồng tín thác FUV - dưới sự chúng kiến của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Đinh La Thăng.
Bí thư Đinh La Thăng cam kết với Ngoại trưởng John Kerry sẽ tạo điều kiện để trường hoạt động, phát huy thành tựu nền giáo dục Hoa Kỳ.
Ông Thăng cũng gửi lời cám ơn đến Ngoại trưởng Mỹ vì những nỗ lực không mệt mỏi để đem chương trình đào tạo Fulbright đến Việt Nam. Đồng thời cho biết sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi diễn ra đúng chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ Obama đến Việt Nam.
"Chúng tôi đánh giá đây là bước tiến lớn cho tương lai. Kinh nghiệm Hoa Kỳ cho chúng tôi hiểu rằng chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quyết định hàng đầu với sự phát triển của đất nước" - ông Thăng nói.
Ông Bob Kerry cho rằng FUV mở ra một chương mới đầy hứa hẹn trong lịch sử hợp tác Hoa Kỳ-Việt Nam về giáo dục đại học. Bởi FUV được thành lập dựa trên các nguyên tắc trọng dụng nhân tài, tự do học thuật, quản trị tự chủ, minh bạch và có trách nhiệm giải trình.
"Chúng tôi hy vọng FUV sẽ xây dựng một nền tảng vững chắc để thu hút các học giả và nhà khoa học Việt Nam đã được đào tạo nhiều năm ở nước ngoài, theo các chương trình hợp tác giữa hai nước” - Chủ tịch hội đồng tín thác FUV nói.
Trả lời báo giới tại buổi họp báo sau lễ trao quyết định thành lập, bà Đàm Bích Thủy, Hiệu trưởng sáng lập FUV, cho biết FUV là trường duy nhất tại Việt Nam được thiết kế theo mô hình “khai phóng”, với mong muốn đào tạo những thế hệ sinh viên Việt Nam có tư duy phản biện, đóng góp cho sự phát triển của đất nước trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, nghệ thuật và dịch vụ công.
Bà Thủy cũng cho hay dù là một tổ chức tư nhân, FUV đã nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ Hòa Kỳ và Việt Nam. Đến nay, Hoa Kỳ đã tài trợ hơn 20 triệu USD để lập trường. Chính quyền TP.HCM dành cho FUV 25 ha đất ở Khu Công nghệ cao (quận 9), trong đó 15 ha được sử dụng để xây khuôn viên chính của trường, còn lại là khu nhà ở và ký túc xá sinh viên.
Đơn vị học thuật đầu tiên sẽ là khoa Chính sách công và Quản lý Fulbright sẽ khai giảng vào mùa thu năm 2016.
“Ở giai đoạn ổn định, trường sẽ có số lượng sinh viên 6.000-10.000” - bà Thủy cho biết.
Thay mặt lãnh đạo TP, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã trao quyết định thành lập Trường ĐH Fulbright Việt Nam cho nguyên Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerry - Chủ tịch Hội đồng tín thác FUV - dưới sự chúng kiến của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Đinh La Thăng.
Bí thư Đinh La Thăng cam kết với Ngoại trưởng John Kerry sẽ tạo điều kiện để trường hoạt động, phát huy thành tựu nền giáo dục Hoa Kỳ.
Ông Thăng cũng gửi lời cám ơn đến Ngoại trưởng Mỹ vì những nỗ lực không mệt mỏi để đem chương trình đào tạo Fulbright đến Việt Nam. Đồng thời cho biết sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi diễn ra đúng chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ Obama đến Việt Nam.
"Chúng tôi đánh giá đây là bước tiến lớn cho tương lai. Kinh nghiệm Hoa Kỳ cho chúng tôi hiểu rằng chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quyết định hàng đầu với sự phát triển của đất nước" - ông Thăng nói.
Ông Bob Kerry cho rằng FUV mở ra một chương mới đầy hứa hẹn trong lịch sử hợp tác Hoa Kỳ-Việt Nam về giáo dục đại học. Bởi FUV được thành lập dựa trên các nguyên tắc trọng dụng nhân tài, tự do học thuật, quản trị tự chủ, minh bạch và có trách nhiệm giải trình.
"Chúng tôi hy vọng FUV sẽ xây dựng một nền tảng vững chắc để thu hút các học giả và nhà khoa học Việt Nam đã được đào tạo nhiều năm ở nước ngoài, theo các chương trình hợp tác giữa hai nước” - Chủ tịch hội đồng tín thác FUV nói.
Trả lời báo giới tại buổi họp báo sau lễ trao quyết định thành lập, bà Đàm Bích Thủy, Hiệu trưởng sáng lập FUV, cho biết FUV là trường duy nhất tại Việt Nam được thiết kế theo mô hình “khai phóng”, với mong muốn đào tạo những thế hệ sinh viên Việt Nam có tư duy phản biện, đóng góp cho sự phát triển của đất nước trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, nghệ thuật và dịch vụ công.
Bà Thủy cũng cho hay dù là một tổ chức tư nhân, FUV đã nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ Hòa Kỳ và Việt Nam. Đến nay, Hoa Kỳ đã tài trợ hơn 20 triệu USD để lập trường. Chính quyền TP.HCM dành cho FUV 25 ha đất ở Khu Công nghệ cao (quận 9), trong đó 15 ha được sử dụng để xây khuôn viên chính của trường, còn lại là khu nhà ở và ký túc xá sinh viên.
Đơn vị học thuật đầu tiên sẽ là khoa Chính sách công và Quản lý Fulbright sẽ khai giảng vào mùa thu năm 2016.
“Ở giai đoạn ổn định, trường sẽ có số lượng sinh viên 6.000-10.000” - bà Thủy cho biết.
Pháp luật TPHCM
http://cafebiz.vn/bi-thu-thang-hua-danh-dieu-kien-tot-nhat-cho-dai-hoc-fulbright-viet-nam-20160525203751887.chn
John Kerry và hành trình của Đại học Fulbright
Giữa năm 1990, TNS trẻ John Kerry đi cùng với hai cô con gái đang học phổ thông tới thăm VN. Ý tưởng về hợp tác giáo dục để thúc đẩy quan hệ đến với ông từ chuyến thăm đó.
TNS trẻ John Kerry trong những năm 1990. (Ảnh: Boston Globe)
Tháng 12-2013, khi lần đầu tới VN trên cương vị ngoại trưởng Mỹ, một sự kiện quan trọng ngoại trưởng John Kerry thực hiện là gặp gỡ với những thành viên của chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP).
Tại cuộc gặp ở American Center, ngoại trưởng Mỹ ân cần hỏi từng thành viên của chương trình và các cựu học viên cũ. Với ông, FETP, chương trình Fulbright, hay Đại học Fulbright (FUV - mới được cấp giấy phép hôm 16-5) luôn mang một ý nghĩa đặc biệt.
Trong thời kỳ khó khăn nhất của quan hệ Việt-Mỹ khi còn cấm vận, FETP và chương trình Fulbright là dấu nối quan trọng để xây từng viên gạch hợp tác giữa hai cựu thù.
Khoảng giữa năm 1990, TNS trẻ John Kerry đi cùng với hai cô con gái đang học phổ thông tới thăm VN, mảnh đất ông từng tham chiến và phần nào đó cuộc đời ông bị ảnh hưởng lớn lao bởi nó.
Chứng kiến một Việt Nam đang vật lộn vì lệnh cấm vận và hậu quả chiến tranh, ý tưởng thúc đẩy hợp tác giáo dục nảy đến với vị Thượng nghị sĩ trẻ. Ông coi đó như bước tiếp theo tự nhiên cho hành trình bình thường hoá.
Trong bối cảnh cấm vận, việc thực hiện ý tưởng hợp tác không dễ khi không có sứ quán và kênh liên lạc chính thức. Ký ức đau đớn của cuộc chiến vẫn còn, Việt Nam lúc đó gần như là chủ đề “cấm kị” ở chính trường Mỹ.
Những dự án liên quan tới VN khi đó như tù nhân chiến tranh (POW) hay người Mỹ mất tích (MIA) đều bị coi là “điên rồ” và “tự sát về chính trị.” Bất chấp điều này, TNS trẻ John Kerry vẫn kiên trì thúc đẩy ý tưởng về hợp tác giáo dục.
Năm 1992, chương trình học bổng Fulbright, dưới sự dẫn dắt của Thomas Vallely – một cựu binh Việt Nam khác – bắt đầu đi vào hoạt động. Từ số tiền này, những nhóm sinh viên đầu tiên của chương trình Fulbright như Phạm Bình Minh, Nguyễn Thiện Nhân, Cao Đức Phát, ...đã được đưa sang Mỹ để học tại những ĐH hàng đầu.
Cùng thời gian đó Vallely cùng với nhóm giáo sư của ĐH Harvard như Dwight Perkins, David Dapice đang làm tư vấn cho Uỷ Ban kế hoạch nhà nước mà người đứng đầu khi đó là ông Phan Văn Khải.
Hợp tác của cả hai khi đó gồm hai việc: đi học hỏi kinh nghiệm từ các nước Đông Á và Đông Nam Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia,...và viết cuốn sách “In search of the Dragon’s trails” (Theo dấu rồng bay) gồm một loạt những gợi ý về chiến lược từ kinh nghiệm của các nước để từ đó các nhà lãnh đạo có thể đưa ra các chính sách kinh tế.
Khi cả đoàn đi trên chuyến học tập ở Đông Á, kỉ niệm nhớ nhất là khi cả đoàn đọc các tài liệu kinh tế trên đó, con số so sánh giữa các nước không hề có Việt Nam. “Sao không có VN nhỉ, họ cứ lật sách rồi hỏi tôi,” Vallely nhớ lại. VN khi đó đóng cửa và hoàn toàn không hề có mối liên hệ nào với bên ngoài.
Cùng thời gian này số tiền viện trợ từ Quốc hội Mỹ cho giáo dục VN với sự ủng hộ của các cựu binh bắt đầu tăng. Từ 300 ngàn lên 1 triệu USD, từ 1 triệu rồi lên 3 triệu USD,...Quan hệ hai nước ngoại giao hai nước sau đó cũng được thiết lập.
Thành công của FETP chính là nền tảng cho việc đề xuất thành lập ĐH Fulbright vào năm 2013 trong chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Mỹ. Tới tháng 12-2014, quốc hội Mỹ phê chuẩn khoảng 20 triệu USD để tài trợ cho trường ĐH Fulbright với yêu cầu trường phải đảm bảo độc lập, không vì lợi nhuận và đảm bảo yêu cầu chất lượng đại học Mỹ.
Một nhà ngoại VN thừa nhận 20 năm sau bình thường hoá, giờ khi VN thật sự bước chân vào hội nhập với thế giới, ý nghĩa của các chương trình giáo dục này rất có ý nghĩa: VN đang cần hơn bao giờ hết nguồn nhân lực chất lượng cao đạt đẳng cấp thế giới.
“Đó là tầm nhìn xa và nhìn rộng của những cựu binh như Kerry và Vallely,” nhà ngoại giao này nhận định. “Đó là tầm nhìn trước, nhìn xa về vấn đề giáo dục khi thời kỳ cũ vẫn còn rất khó khăn.”
Giám đốc Sở Ngoại vụ TP HCM Nguyễn Vũ Tú, người từng làm nhiệm kỳ ở Philippines, kể ông từng giới thiệu một nhóm sinh viên Philippines tới tìm hiểu về VN và một trong những địa điểm tới thăm của họ chính là chương trình FETP.
Khi về thì họ rất ấn tượng với chương trình. Câu hỏi của họ khi đó là “tại sao chương trình này chỉ dành cho VN mà không làm cho cả Đông Nam Á để cho các nước khác cùng được hưởng?” Cho đến giờ, mô hình của FETP vẫn là chương trình duy nhất mà Mỹ từng thực hiện trên thế giới.
Tại cuộc gặp ở American Center, ngoại trưởng Mỹ ân cần hỏi từng thành viên của chương trình và các cựu học viên cũ. Với ông, FETP, chương trình Fulbright, hay Đại học Fulbright (FUV - mới được cấp giấy phép hôm 16-5) luôn mang một ý nghĩa đặc biệt.
Trong thời kỳ khó khăn nhất của quan hệ Việt-Mỹ khi còn cấm vận, FETP và chương trình Fulbright là dấu nối quan trọng để xây từng viên gạch hợp tác giữa hai cựu thù.
Chuyến thăm mùa hè 1990
Người đứng đằng sau với đóng góp quan trọng cho cả hai dự án này chính là ngoại trưởng John Kerry từ thời ông còn là Thượng nghị sĩ trẻ bang Massachusetts. Và cho đến giờ cả FETP và FUV là một trong những dự án hợp tác giáo dục quan trọng và thành công nhất của Việt Nam sau chiến tranh.Khoảng giữa năm 1990, TNS trẻ John Kerry đi cùng với hai cô con gái đang học phổ thông tới thăm VN, mảnh đất ông từng tham chiến và phần nào đó cuộc đời ông bị ảnh hưởng lớn lao bởi nó.
Chứng kiến một Việt Nam đang vật lộn vì lệnh cấm vận và hậu quả chiến tranh, ý tưởng thúc đẩy hợp tác giáo dục nảy đến với vị Thượng nghị sĩ trẻ. Ông coi đó như bước tiếp theo tự nhiên cho hành trình bình thường hoá.
Trong bối cảnh cấm vận, việc thực hiện ý tưởng hợp tác không dễ khi không có sứ quán và kênh liên lạc chính thức. Ký ức đau đớn của cuộc chiến vẫn còn, Việt Nam lúc đó gần như là chủ đề “cấm kị” ở chính trường Mỹ.
Những dự án liên quan tới VN khi đó như tù nhân chiến tranh (POW) hay người Mỹ mất tích (MIA) đều bị coi là “điên rồ” và “tự sát về chính trị.” Bất chấp điều này, TNS trẻ John Kerry vẫn kiên trì thúc đẩy ý tưởng về hợp tác giáo dục.
300 ngàn USD và nỗ lực các cựu binh
Bước đột phá đầu tiên của nỗ lực này là trong dự luật ngân sách 1991 khi lần đầu tiên 300 ngàn USD để cấp học bổng cho sinh viên VN (Harvard sau đó góp thêm 300 ngàn USD) được đưa vào. Đột phá được thực hiện bởi John Kerry cùng cùng với sự hỗ trợ của các cựu binh như John McCain, Richard Kessler,...Năm 1992, chương trình học bổng Fulbright, dưới sự dẫn dắt của Thomas Vallely – một cựu binh Việt Nam khác – bắt đầu đi vào hoạt động. Từ số tiền này, những nhóm sinh viên đầu tiên của chương trình Fulbright như Phạm Bình Minh, Nguyễn Thiện Nhân, Cao Đức Phát, ...đã được đưa sang Mỹ để học tại những ĐH hàng đầu.
Ngoại trưởng John Kerry gặp gỡ các thành viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) tháng 12-2013. (Ảnh: Thanh Tuấn)
Hợp tác của cả hai khi đó gồm hai việc: đi học hỏi kinh nghiệm từ các nước Đông Á và Đông Nam Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia,...và viết cuốn sách “In search of the Dragon’s trails” (Theo dấu rồng bay) gồm một loạt những gợi ý về chiến lược từ kinh nghiệm của các nước để từ đó các nhà lãnh đạo có thể đưa ra các chính sách kinh tế.
Khi cả đoàn đi trên chuyến học tập ở Đông Á, kỉ niệm nhớ nhất là khi cả đoàn đọc các tài liệu kinh tế trên đó, con số so sánh giữa các nước không hề có Việt Nam. “Sao không có VN nhỉ, họ cứ lật sách rồi hỏi tôi,” Vallely nhớ lại. VN khi đó đóng cửa và hoàn toàn không hề có mối liên hệ nào với bên ngoài.
Tầm nhìn xa, chương trình duy nhất
Cùng thời gian đó, ông Vallely vào TP HCM để thành lập chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) với mục tiêu đơn giản là dạy những kiến thức tốt nhất, cập nhật nhất về kinh tế thị trường cho cán bộ nhà nước phù hợp với điều kiện của VN.Cùng thời gian này số tiền viện trợ từ Quốc hội Mỹ cho giáo dục VN với sự ủng hộ của các cựu binh bắt đầu tăng. Từ 300 ngàn lên 1 triệu USD, từ 1 triệu rồi lên 3 triệu USD,...Quan hệ hai nước ngoại giao hai nước sau đó cũng được thiết lập.
Ngoại trưởng John Kerry với các thành viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) tháng 12-2013. (Ảnh: Thanh Tuấn)
Một nhà ngoại VN thừa nhận 20 năm sau bình thường hoá, giờ khi VN thật sự bước chân vào hội nhập với thế giới, ý nghĩa của các chương trình giáo dục này rất có ý nghĩa: VN đang cần hơn bao giờ hết nguồn nhân lực chất lượng cao đạt đẳng cấp thế giới.
“Đó là tầm nhìn xa và nhìn rộng của những cựu binh như Kerry và Vallely,” nhà ngoại giao này nhận định. “Đó là tầm nhìn trước, nhìn xa về vấn đề giáo dục khi thời kỳ cũ vẫn còn rất khó khăn.”
Giám đốc Sở Ngoại vụ TP HCM Nguyễn Vũ Tú, người từng làm nhiệm kỳ ở Philippines, kể ông từng giới thiệu một nhóm sinh viên Philippines tới tìm hiểu về VN và một trong những địa điểm tới thăm của họ chính là chương trình FETP.
Khi về thì họ rất ấn tượng với chương trình. Câu hỏi của họ khi đó là “tại sao chương trình này chỉ dành cho VN mà không làm cho cả Đông Nam Á để cho các nước khác cùng được hưởng?” Cho đến giờ, mô hình của FETP vẫn là chương trình duy nhất mà Mỹ từng thực hiện trên thế giới.
Zing
http://cafebiz.vn/john-kerry-va-hanh-trinh-cua-dai-hoc-fulbright-20160525105118912.chn
Đại học Fulbright chính thức có giấy phép thành lập
Nguồn tin cho biết Đại học Fulbright đã chính thức nhận được giấy phép thành lập. Đây là trọng tâm trong chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam từ 23-25/5.
Hai nguồn tin xác nhận với Zing.vn giấy phép vừa mới được phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký trong ngày hôm nay.
Trước đó, vào tháng 7/2015 tại New York, bên lề chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ, ĐH Fulbright (FUV) đã nhận được chứng nhận đầu tư của TP HCM để được xây dựng trên 15 hecta đất tại khu công nghệ cao TP HCM.
FUV cũng được thủ tướng đồng ý về mặt chủ trương xây dựng từ tháng 4/2014. Hợp tác về giáo dục, đặc biệt việc xây dựng ĐH Fulbright, cũng là trọng tâm trong chuyến thăm của tổng thống Mỹ Barack Obama tới Việt Nam từ ngày 23-25/5.
Mong muốn xây dựng ĐH Fulbright cũng được lãnh đạo hai nước nêu ra, đặc biệt trong cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng vào tháng 7/2015. Hợp tác giáo dục, khoa học được coi là một trong những trụ cột quan trọng của hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam.
Khoảng 20 triệu USD đã được Quốc hội Mỹ thông qua vào tháng 12/2014 cho phép Bộ ngoại giao Mỹ làm việc với Quỹ tín thác sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) để triển khai tài trợ cho trường ĐH Fulbright với yêu cầu trường phải đảm bảo độc lập, không vì lợi nhuận và đảm bảo yêu cầu chất lượng đại học Mỹ.
Tổng vốn đầu tư của ĐH Fulbright dự kiến là khoảng 70 triệu USD, gồm 5,3 triệu USD trong giai đoạn 1; 20 triệu USD (tiền từ Quốc hội Mỹ) trong giai đoạn 2, và 44,7 triệu USD của giai đoạn 3.
ĐH Fulbright sẽ xây dựng chương trình giảng dạy trong nhiều lĩnh vực chính sách công, quản trị và kỹ thuật.
Theo kế hoạch, ĐH Fulbright sẽ còn cơ sở thứ 2 ở khu đô thị mới Nam TP HCM ở Q7 với sự hỗ trợ của UBND TP HCM và công ty TNHH Phú Mỹ Hưng. Trong tương lai, vị trí thứ 3 cho các hoạt động về xã hội, nhân văn sẽ đặt tại dự án khu đô thị mới ở bán đảo Thanh Đa.
ĐH Fulbright Việt Nam lần đầu tiên được đề cập trong Tuyên bố chung của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama ngày 25/7/2013. Sau đó, điều này được khẳng định lại một lần nữa trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào tháng 12/2013.
Trước đó, vào tháng 7/2015 tại New York, bên lề chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ, ĐH Fulbright (FUV) đã nhận được chứng nhận đầu tư của TP HCM để được xây dựng trên 15 hecta đất tại khu công nghệ cao TP HCM.
FUV cũng được thủ tướng đồng ý về mặt chủ trương xây dựng từ tháng 4/2014. Hợp tác về giáo dục, đặc biệt việc xây dựng ĐH Fulbright, cũng là trọng tâm trong chuyến thăm của tổng thống Mỹ Barack Obama tới Việt Nam từ ngày 23-25/5.
Mong muốn xây dựng ĐH Fulbright cũng được lãnh đạo hai nước nêu ra, đặc biệt trong cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng vào tháng 7/2015. Hợp tác giáo dục, khoa học được coi là một trong những trụ cột quan trọng của hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam.
Khoảng 20 triệu USD đã được Quốc hội Mỹ thông qua vào tháng 12/2014 cho phép Bộ ngoại giao Mỹ làm việc với Quỹ tín thác sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) để triển khai tài trợ cho trường ĐH Fulbright với yêu cầu trường phải đảm bảo độc lập, không vì lợi nhuận và đảm bảo yêu cầu chất lượng đại học Mỹ.
Tổng vốn đầu tư của ĐH Fulbright dự kiến là khoảng 70 triệu USD, gồm 5,3 triệu USD trong giai đoạn 1; 20 triệu USD (tiền từ Quốc hội Mỹ) trong giai đoạn 2, và 44,7 triệu USD của giai đoạn 3.
ĐH Fulbright sẽ xây dựng chương trình giảng dạy trong nhiều lĩnh vực chính sách công, quản trị và kỹ thuật.
Theo kế hoạch, ĐH Fulbright sẽ còn cơ sở thứ 2 ở khu đô thị mới Nam TP HCM ở Q7 với sự hỗ trợ của UBND TP HCM và công ty TNHH Phú Mỹ Hưng. Trong tương lai, vị trí thứ 3 cho các hoạt động về xã hội, nhân văn sẽ đặt tại dự án khu đô thị mới ở bán đảo Thanh Đa.
ĐH Fulbright Việt Nam lần đầu tiên được đề cập trong Tuyên bố chung của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama ngày 25/7/2013. Sau đó, điều này được khẳng định lại một lần nữa trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào tháng 12/2013.
Zing.vn
http://cafebiz.vn/dai-hoc-fulbright-chinh-thuc-co-giay-phep-thanh-lap-20160517080459899.chn
Geen opmerkingen:
Een reactie posten