Panama Papers : Công bố dữ liệu của các công ty bình phong
Một trụ sở văn phòng luật Mossack Fonseca, nguồn gốc vụ tai tiếng Hồ sơ Panama.RODRIGO ARANGUA / AFP
Hôm qua, 09/05/2016, Hiệp Hội Các Nhà Báo Điều Tra Quốc Tế (ICIJ) đã đưa dữ liệu của Panama Papers lên Internet. Công chúng giờ đây có thể tìm trong cơ sở dữ liệu thông tin của hơn 200.000 công ty bình phong.
Cơ sở dữ liệu được đưa lên Internet chỉ là một phần trong số 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca, với hơn 360.000 tên của các cá nhân và công ty khắp thế giới, ẩn nấp dưới các công ty bình phong.
Scandal này đã tiết lộ việc tầng lớp giàu có, bên cạnh các tội phạm, đã cất giấu và luân chuyển tài sản nhằm trốn thuế và lách luật dưới hình thức công ty bình phong.
Trong số này có nhiều nhân vật tiếng tăm trên thế giới như tổng thống Nga Putin, thủ tướng Anh Cameron, thủ tướng Iceland và một bộ trưởng của Tây Ban Nha.
Theo ICIJ, việc công bố một phần dữ liệu là vì « lợi ích của công chúng », trong phong trào chống hành động trốn thuế và che dấu thông tin của những người sở hữu các công ty bình phong.
Các thông tin đầy đủ sẽ không được công bố, vì nó gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng và thông tin cá nhân chi tiết của những người/tổ chức được đề cập.
Công chúng có thể tìm kiếm theo tên cá nhân và công ty, cũng như địa chỉ của họ. Kết quả tìm thấy sẽ cho thấy mối liên hệ giữa những thông tin này, nhưng chỉ là thông tin ở lớp ngoài, tức chỉ có tên và địa chỉ. Thường thì tên các công ty được tìm thấy sẽ xuất hiện trong mối liên hệ với các công ty bình phong tương tự khác.
Trong dữ liệu, có rất nhiều tên Trung Quốc, Trung Đông, Mỹ La Tinh và châu Âu.
Nếu tìm kiếm theo quốc gia, Việt Nam có 189 tên và 185 địa chỉ trong cơ sở dữ liệu. Rất nhiều công ty đăng ký từ Việt Nam trong giai đoạn 2006-2009. Cũng có cá nhân hay công ty có danh tính rõ ràng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160510-panama-papers-cong-bo-du-lieu-cua-cac-cong-ty-binh-phong
Scandal này đã tiết lộ việc tầng lớp giàu có, bên cạnh các tội phạm, đã cất giấu và luân chuyển tài sản nhằm trốn thuế và lách luật dưới hình thức công ty bình phong.
Trong số này có nhiều nhân vật tiếng tăm trên thế giới như tổng thống Nga Putin, thủ tướng Anh Cameron, thủ tướng Iceland và một bộ trưởng của Tây Ban Nha.
Theo ICIJ, việc công bố một phần dữ liệu là vì « lợi ích của công chúng », trong phong trào chống hành động trốn thuế và che dấu thông tin của những người sở hữu các công ty bình phong.
Công chúng có thể tìm kiếm theo tên cá nhân và công ty, cũng như địa chỉ của họ. Kết quả tìm thấy sẽ cho thấy mối liên hệ giữa những thông tin này, nhưng chỉ là thông tin ở lớp ngoài, tức chỉ có tên và địa chỉ. Thường thì tên các công ty được tìm thấy sẽ xuất hiện trong mối liên hệ với các công ty bình phong tương tự khác.
Trong dữ liệu, có rất nhiều tên Trung Quốc, Trung Đông, Mỹ La Tinh và châu Âu.
Nếu tìm kiếm theo quốc gia, Việt Nam có 189 tên và 185 địa chỉ trong cơ sở dữ liệu. Rất nhiều công ty đăng ký từ Việt Nam trong giai đoạn 2006-2009. Cũng có cá nhân hay công ty có danh tính rõ ràng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160510-panama-papers-cong-bo-du-lieu-cua-cac-cong-ty-binh-phong
Nhóm G20 kêu gọi chống các công ty bình phong
Bộ trưởng Tài Chính khối G20 chụp ảnh tại cuộc họp Mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tại Washington, ngày 15/04/2016.REUTERS/Kevin Lamarque
Kết thúc cuộc họp tại Washington ngày 15/04/2016, các bộ trưởng tài chính của nhóm G20 đã ra thông cáo kêu gọi dẹp trừ các công ty bình phong để đáp lại vụ tai tiếng trốn thuế Panama Papers.
Trong bản thông cáo, các bộ trưởng của nhóm 20 quốc gia công nghiệp hàng đầu và quốc gia đang trỗi dậy kêu gọi phải có đủ phương tiện để biết được ai đứng đằng sau các công ty bình phong. Hiện giờ, các công ty bình phong có thể được lập ra mà không cần nêu danh tánh chủ nhân thật sự, cho nên các cơ quan thuế rất khó chống được nạn trốn thuế.
Bản thông cáo của nhóm G20 còn yêu cầu Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế - OCDE từ đây đến tháng 7/2016 phải đưa ra danh sách những « thiên đường thuế » từ chối hợp tác với cộng đồng quốc tế.
Vào lúc mà tăng trưởng kinh tế thế giới có dấu hiệu chậm lại, các bộ trưởng nhóm G20 bày tỏ quan ngại về nguy cơ « Brexit », tức là khả năng nước Anh rút ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Trong hai tháng rưỡi nữa sẽ diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của nước Anh đối với châu Âu.
Nguy cơ « Brexit » và tác động của nó lên nền kinh tế thế giới cũng đã là một trong những đề tài thảo luận tại cuộc họp mùa Xuân của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế và Ngân Hàng Thế Giới tại Washington trong tuần này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160416-nhom-g20-keu-goi-chong-cac-cong-ty-binh-phong
Bản thông cáo của nhóm G20 còn yêu cầu Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế - OCDE từ đây đến tháng 7/2016 phải đưa ra danh sách những « thiên đường thuế » từ chối hợp tác với cộng đồng quốc tế.
Vào lúc mà tăng trưởng kinh tế thế giới có dấu hiệu chậm lại, các bộ trưởng nhóm G20 bày tỏ quan ngại về nguy cơ « Brexit », tức là khả năng nước Anh rút ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Trong hai tháng rưỡi nữa sẽ diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của nước Anh đối với châu Âu.
Nguy cơ « Brexit » và tác động của nó lên nền kinh tế thế giới cũng đã là một trong những đề tài thảo luận tại cuộc họp mùa Xuân của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế và Ngân Hàng Thế Giới tại Washington trong tuần này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160416-nhom-g20-keu-goi-chong-cac-cong-ty-binh-phong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten