maandag 2 november 2015

Du lịch mùa Tết: Phố tàu San Francisco (Mỹ)

Du lịch mùa Tết: Phố tàu San Francisco
Friday, February 20, 2015 5:18:11 PM



Bài liên quan



Bài và ảnh: Trịnh Hảo Tâm
Phố Tàu San Francisco là khu China Town lớn nhất bên ngoài nước Trung Quốc, nó tọa lạc ở phía Đông Bắc thành phố và thành lập khoảng 1850 khi vài chục ngàn người Hoa được mướn sang để xây dựng đường xe lửa từ miền Đông sang bờ Tây nước Hoa Kỳ. Ngày nay Phố Tàu San Francisco là địa điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách mỗi khi tới thăm San Francisco nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán.


Đường phố nhỏ hẹp trong khu Phố Tàu San Francisco

Phố Tàu San Francisco là khu China Town lớn nhất bên ngoài nước Trung Quốc, nó tọa lạc ở phía Đông Bắc thành phố và thành lập khoảng 1850 khi vài chục ngàn người Hoa được mướn sang để xây dựng đường xe lửa từ miền Đông sang bờ Tây nước Hoa Kỳ. Ngày nay Phố Tàu San Francisco là địa điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách mỗi khi tới thăm San Francisco nhất là trong dịp Tết Nguyên giờ vẫn còn để hành khách trú nắng, đục mưa chờ đợi chuyến phà. Một tháp đồng hồ cao 235 feet được xây năm 1896 là kiến trúc cao nhất của San Francisco vào thời ấy. Tháp đồng hồ đến nay vẫn còn nhưng không còn hiên ngang ngạo nghễ như xưa vì bị các cao ốc ngân hàng vượt khỏi và bị cầu xa lộ chắn ngang mặt tiền nếu đứng từ khu downtown nhìn ra bờ biển.
Gần cuối con đường Market xe rẽ trái vào đường Kearny đi 5 blocks đường là đến China Town, tại đây du khách sẽ bắt gặp một nhà thờ công giáo có tên là Old St. Mary Church cổ kính nằm ở góc Kearny và California. Nhà thờ này do người Hoa xây năm 1854. Đi thêm 2 vuông đường nữa sẽ thấy nhà đậu xe kế công viên Portsmouth Square nằm dưới cao ốc kim tự tháp Transamerica Pyramid được xây năm 1972. Du khách nên đậu xe ở đây vì vào bên trong phố Tàu đường chật hẹp lại đông đúc rất khó đậu xe. Phố Tàu San Francisco được xem là phố Tàu lớn nhất ngoài Á Châu. Làn sóng người Tàu đến đây đông nhất vào thời kỳ xây dựng đường xe lửa nối liền hai bờ biển nước Mỹ. Họ từ giã quê hương nghèo khổ để tìm một chân trời mới, hứa hẹn một tương lai sáng sủa hơn, trong khi nhà thầu Mỹ thu dụng nhân công Trung Hoa vì trả lương rẻ. Năm 1865 có chừng 6 ngàn nhân công người Hoa làm đường xe lửa, đến năm 1869 tăng lên 15 ngàn người. Những thập niên đầu tiên phố Tàu là những căn nhà ọp ẹp cho thuê, chợ lề đường bán rau cải, thịt cá, vài quán ăn, quày rượu và tiệm hút á phiện dưới tầng hầm. Ngày nay phố Tàu San Francisco là địa điểm du lịch đứng hạng nhì trong vùng chỉ sau cầu Golden Gate mà thôi. Du khách đến San Francisco là phải đi thăm phố Tàu để thấy khung cảnh buôn bán nhộn nhịp của Hồng Kông ngay trên đất Mỹ. Đường sá phố Tàu rất chật hẹp lại dốc cao, nhiều nơi cẩn đá xanh xưa cổ có điều lợi là giữ cho bánh xe ít bị trượt dốc. Khách sạn tại khu phố Tàu và downtown cũng như vùng bờ biển rất đắt đỏ, giá thường trên 200$ một đêm và phải giữ chỗ trước. Do đó du khách nên mướn khách sạn ở những thành phố bên kia Vịnh như Oakland, Fremont vừa giá rẻ lại tiện nghi hơn.




Một tiệm phở Việt trong khu Phố Tàu

Với du khách từ xa đến, phố Tàu có khung cảnh khác lạ, họ thích đi thăm thú mua sắm ở các cửa hàng đồ cổ, những món Ðông phương trang trí trong nhà, cẩm thạch, các loại nữ trang đá quý, dược thảo, sơn hào hải vị như mật gấu, sừng nai, vi cá, bào ngư, hải yến...Một số người thích thưởng thức những món ăn Trung Hoa có hương vị đặc biệt như điểm sấm, mì, hoành thánh, những món xào, chiên, chưng, hầm...Giá cả những món ăn bằng tiếng Anh nhiều tiệm niêm yết ngoài cửa và nhiều khi rẻ không ngờ. Có một đêm ngang qua một tiệm ăn một căn phố cũ, ánh đèn vàng vọt nhưng ấm áp lãng mạn, tôi thấy rất đông giới trẻ da trắng đứng sắp hàng trước cửa. Tò mò tôi đến xem tấm menu dán trước cửa kính: cơm xá xíu, heo quay, gà hấp, mì nước, mì xào đều đồng giá $3.99 mỗi món! Tôi có quen một người, anh ta là sĩ quan không quân VNCH, anh ta cho biết hồi xưa trước 1975 anh đi tu nghiệp ở San Francisco anh thường ghé ăn ở một tiệm mì. Khi đến phố Tàu với tôi, anh nhất định đòi kiếm tiệm mì ngày xưa. Lâu quá cảnh vật thay đổi, anh dẫn tôi đi loanh quanh, bụng đói, chân mỏi nhưng anh cũng đi tới lui tìm cho được tiệm mì. Cuối cùng tiệm mì anh ăn ngày xưa vẫn ở chỗ cũ, quán mì nằm khuất dưới tầng hầm mà phía trên là một tiệm buôn khác, từ ngoài đường phải dùng bậc thang xi măng xuống quán mì. Anh nói quán bày trí cũng vẫn vậy tuy bàn ghế hơi khác đi một chút. Mì ở đây khá ngon, sợi dai giòn, nước súp ngọt và giá là $3.89 lại cho trà hay đá lạnh khỏi trả tiền!
Hàng năm sau Tết Nguyên Đán khoảng 2 tuần, Phòng Thương Mại Khu Phố Tàu có tổ chức xe hoa diễn hành “Chinese New Year Parade” màu sắc vui tươi, đông đảo người xem. Năm nay diễn hành Tết sẽ được tổ chức vào ngày Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015 bắt đầu vào lúc 5 giờ 15 chiều (PM) ở góc đường số 2 và Market St. rồi đi xuyên qua Phố Tàu và kết thúc ở góc đường Jackson và Kearny St. vào khoảng 8 PM.
Các khu phố Tàu ở những thành phố khác trên nước Mỹ, người Việt gốc Hoa đều xâm nhập và có nơi còn tràn ngập lấn áp người Tàu cố cựu như phố Tàu Los Angeles, New York, Toronto. Vào những khu phố này ta có thể nói tiếng Việt thoải mái, mua một dĩa nhạc Việt Nam dễ dàng. Trái lại phố Tàu San Francisco vẫn là một thành trì kiên cố, bang hội người Hoa ở đây rất giàu có và mạnh về thế lực chính trị vì họ đã ở đây hơn 150 năm, vẫn muốn giữ China Town là của người Hoa gốc “di dân làm đường xe lửa,” thêm vào đó giá thuê phố lại đắt nên dân Việt Nam ta cũng khó chen vào nhưng người ta vẫn tìm thấy ít nhất 2 tiệm Phở ở giữa phố Tàu. Khó chen chân vào phố Tàu, dân ta tìm nơi khác cũng gần đó cách 1 mile về hướng Tây Nam nơi góc đường Ellis và Larkin gần tòa thị chính để xây dựng khu Việt Nam và Tết năm 2004 được thành phố San Francisco công nhận là khu “Little Vietnam” đúng theo truyền thống “Ta đi mang theo quê hương.”
Địa đàng dân “gay”
Nhiều đồi núi và thung lũng nên rải rác trong thành phố người ta bắt gặp nhiều địa danh như Nob Hill là khu biệt thự sang trọng bởi tiếng Hindu “nabob” có nghĩa là người quan trọng và sang giàu. Telegraph Hill là tên ngọn đồi có đài phát tuyến Morse được xây dựng năm 1853 để đánh điện tín, một phương tiện thông tin được xem là vượt bực vào thời ấy. Russian Hill là nghĩa trang của nhóm người Nga đầu tiên sinh sống trong vùng, đa số là thủy thủ đi săn hải cẩu.




Những kiến trúc kim cổ hòa hợp ở Phố Tàu San Francisco

Khu Castro District lấy tên con đường chính chạy qua là nơi tập trung đông đảo giới đồng tính “Gay.” San Francisco là vùng đất mới quy tụ nhiều sắc dân có phong tục khác nhau nên dễ dàng chấp nhận những người có lối sống khác biệt nếu không ảnh hưởng đến trật tự và quyền lợi của họ. Thêm vào đó phong cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ khiến tính tình người dân rất vui tươi cởi mở, có tinh thần phóng khoáng “liberal” nên họ dễ dàng chấp nhận giới đồng tính trong khi ở những nơi khác giới này bị nhìn như thành phần tội lỗi. Đến thế chiến thứ hai, những binh lính đồng tính bị buộc phải xuất ngũ và họ được chở đến San Francisco để xuống tàu, tống xuất về nguyên quán. Nhưng đến đây gặp những người cùng chung sở thích, họ nhận ra “thiên đường là đây,” thay vì xuống tàu hồi hương họ trở lên bờ chọn nơi này làm quê hương, thành hình một cộng đồng “gay.” Đó là lý do khiến San Francisco nổi tiếng là giang sơn của giới đồng tính và mới đây tòa án thành phố đã làm hôn thú cho hàng ngàn cặp “vợ chồng” cùng giới tính khiến cho dư luận xôn xao, tiếng đời xua động, chống đối cũng nhiều mà binh vực cũng có. Hàng năm các hội đồng tính ở đây có tổ chức một cuộc diễn hành “Gay Pride Parade” trên đường Market vào cuối tháng 6 cũng rất đông người xem.


Sách du lịch Trịnh Hảo Tâm đã xuất bản 8 quyển ký sự du lịch:

1. Trên Những Nẻo Đường Việt Nam
2. Miền Tây Hoa Kỳ
3. Ký Sự Du Lịch Trung Quốc
4. Mùa Thu Đông Âu
5. Tây Âu Cổ Kính
6. Miền Đông Nước Mỹ Và Canada
7. Hành Hương Thánh Địa Do Thái
8. Nhật Bản, Hồng Kông - Macau, Thái Lan

Tất cả đều dầy trên 300 trang trình bày đẹp, mỗi quyển đồng giá 15 USD (bao cước phí trong nước Mỹ). Xin liên lạc: Trịnh Hảo Tâm 3683 Hawks Dr. Brea, CA 92823. Điện thoại: (714) 528-1413. Email: trinhhaotam@yahoo.com.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=203323&zoneid=22

Geen opmerkingen:

Een reactie posten