Tin tức / Thế giới / Châu Âu
Cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo đứng đầu nghị trình G20
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại một phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 15/11/2015.
16.11.2015
Những vụ tấn công khủng bố ở Paris là đề tài chính tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo của 20 nước giàu nhất thế giới. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cam kết tăng cường nỗ lực để chấm dứt vụ khủng hoảng ở Syria và giúp nước Pháp tìm ra thủ phạm của vụ tấn công có phối hợp hôm thứ Sáu. Thông tín viên Luis Ramirez của đài VOA tường thuật từ địa điểm hội nghị tại thành phố du lịch Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ
Các nhà lãnh đạo đến dự hội nghị để bàn về các vấn đề thương mại, năng lượng và biến đổi khí hậu, nhưng đứng đầu nghị trình thảo luận là vụ tấn công khủng bố ở Paris và cuộc nội chiến kéo dài hơn 4 năm nay ở Syria.
"Chúng tôi sẽ tăng gấp đôi những nỗ lực của mình."
Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tuyên bố nước Mỹ một lòng đoàn kết với nước Pháp, và sẽ giúp truy lùng những thủ phạm của vụ tấn công khủng bố ở Paris và ra sức giải quyết vụ khủng hoảng Syria.
"Cũng giống như những vụ tấn công khủng khiếp ở Ankara, vụ giết hại những người vô tội dựa trên một ý thức hệ méo mó này là một vụ tấn công không chỉ nhắm vào nước Pháp, không chỉ nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ, mà là một vụ tấn công nhắm vào thế giới văn minh."
Tại phiên họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh, một phút mặc niệm đã được cử hành để tưởng nhớ tất cả các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố.
Vụ tấn công ở Paris khiến cho các nhà lãnh đạo gác sang một bên những ý kiến bất đồng để dồn nỗ lực cho mục tiêu chung là chiến đấu chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Tổng thống Obama đã tiến hành một cuộc họp không loan báo trước với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị.
Hai nhà lãnh đạo đã bàn về những cách thức để giải quyết vụ xung đột Syria và đồng ý với nhau rằng đây là một việc đã trở nên cấp bách hơn lúc nào hết sau vụ khủng bố ở Paris.
http://www.voatiengviet.com/content/cuoc-chien-chong-is-dung-dau-nghi-trinh-hoi-nghi-g20/3059870.html
Các nhà lãnh đạo đến dự hội nghị để bàn về các vấn đề thương mại, năng lượng và biến đổi khí hậu, nhưng đứng đầu nghị trình thảo luận là vụ tấn công khủng bố ở Paris và cuộc nội chiến kéo dài hơn 4 năm nay ở Syria.
"Chúng tôi sẽ tăng gấp đôi những nỗ lực của mình."
Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tuyên bố nước Mỹ một lòng đoàn kết với nước Pháp, và sẽ giúp truy lùng những thủ phạm của vụ tấn công khủng bố ở Paris và ra sức giải quyết vụ khủng hoảng Syria.
"Cũng giống như những vụ tấn công khủng khiếp ở Ankara, vụ giết hại những người vô tội dựa trên một ý thức hệ méo mó này là một vụ tấn công không chỉ nhắm vào nước Pháp, không chỉ nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ, mà là một vụ tấn công nhắm vào thế giới văn minh."
Tại phiên họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh, một phút mặc niệm đã được cử hành để tưởng nhớ tất cả các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố.
Vụ tấn công ở Paris khiến cho các nhà lãnh đạo gác sang một bên những ý kiến bất đồng để dồn nỗ lực cho mục tiêu chung là chiến đấu chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Tổng thống Obama mở cuộc họp không loan báo trước với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị G20.
Tổng thống Obama đã tiến hành một cuộc họp không loan báo trước với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị.
Hai nhà lãnh đạo đã bàn về những cách thức để giải quyết vụ xung đột Syria và đồng ý với nhau rằng đây là một việc đã trở nên cấp bách hơn lúc nào hết sau vụ khủng bố ở Paris.
http://www.voatiengviet.com/content/cuoc-chien-chong-is-dung-dau-nghi-trinh-hoi-nghi-g20/3059870.html
Tin tức / Thế giới / Châu Âu
Tổng thống Obama, Putin nhất trí về tiến trình chuyển tiếp ở Syria
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trước phiên họp khai mạc hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 15 tháng 11, 2015.
16.11.2015
Mỹ cho biết Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật đã đồng ý cần phải có một tiến trình chuyển tiếp chính trị do Syria dẫn đầu, những cuộc đàm phán do Liên Hiệp Quốc làm trung gian điều giải và một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài bốn năm ở quốc gia Trung Đông này.
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau trong 35 phút tại thành phố Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ bên lề hội nghị thượng đỉnh kinh tế G20. Tòa Bạch Ốc gọi đó là một "cuộc thảo luận mang tính xây dựng," một sự thay đổi so với những phát biểu thường có tính đối kháng của hai nhà lãnh đạo tại những hội nghị thế giới khác. Cố vấn đối ngoại của ông Putin, Yuri Ushakov, cho biết nhà lãnh đạo Nga đã có "cuộc nói chuyện khá chi tiết" với ông Obama.
Một quan chức Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Obama và Tổng thống Putin "ghi nhận tiến bộ ngoại giao" đã đạt được trong những tuần gần đây trong cuộc hội đàm tại Vienna. Đồng thời, ông Obama hoan nghênh "những nỗ lực của tất cả các quốc gia" chống lại những kẻ chủ chiến Nhà nước Hồi giáo ở Syria và "ghi nhận tầm quan trọng của những nỗ lực quân sự của Nga tại Syria tập trung" vào Nhà nước Hồi giáo.
Các quan chức Mỹ thường xuyên phàn nàn rằng chiến dịch ném bom của Moscow ở Syria nhắm mục tiêu chủ yếu vào những nhóm nổi dậy chiến đấu chống lại những binh sĩ trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad chứ không phải những vị trí của Nhà nước Hồi giáo. Mỹ và Nga bất đồng về vai trò của ông Assad ở Damascus theo sau bất kỳ tiến trình chuyển tiếp chính trị nào tại thủ đô của Syria.
"Những mục tiêu chiến lược liên quan đến việc chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo là rất gần nhau," ông Ushakov nói, "nhưng vẫn còn những khác biệt về mặt chiến thuật."
Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama nhắc lại lời kêu gọi lâu nay của ông đối với việc thực thi những điều khoản ngừng bắn nhằm chấm dứt chiến sự ở miền đông Ukraine, nơi thành phần ly khai thân Nga đang chiến đấu chống lại lực lượng trung thành với chính phủ Ukraine tại Kiev.
Ông cũng gửi "lời chia buồn sâu sắc" tới ông Putin về những công dân Nga thiệt mạng trong vụ tai nạn hồi tháng trước của chiếc máy bay chở khách Metrojet bên trên bán đảo Sinai. Nhà chức trách phương Tây nói họ tin rằng một quả bom đặt trên máy bay đã khiến nó rơi xuống. Nhà nước Hồi giáo đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-putin-nhat-tri-ve-tien-trinh-chuyen-tiep-o-syria/3059597.html
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau trong 35 phút tại thành phố Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ bên lề hội nghị thượng đỉnh kinh tế G20. Tòa Bạch Ốc gọi đó là một "cuộc thảo luận mang tính xây dựng," một sự thay đổi so với những phát biểu thường có tính đối kháng của hai nhà lãnh đạo tại những hội nghị thế giới khác. Cố vấn đối ngoại của ông Putin, Yuri Ushakov, cho biết nhà lãnh đạo Nga đã có "cuộc nói chuyện khá chi tiết" với ông Obama.
Một quan chức Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Obama và Tổng thống Putin "ghi nhận tiến bộ ngoại giao" đã đạt được trong những tuần gần đây trong cuộc hội đàm tại Vienna. Đồng thời, ông Obama hoan nghênh "những nỗ lực của tất cả các quốc gia" chống lại những kẻ chủ chiến Nhà nước Hồi giáo ở Syria và "ghi nhận tầm quan trọng của những nỗ lực quân sự của Nga tại Syria tập trung" vào Nhà nước Hồi giáo.
Các quan chức Mỹ thường xuyên phàn nàn rằng chiến dịch ném bom của Moscow ở Syria nhắm mục tiêu chủ yếu vào những nhóm nổi dậy chiến đấu chống lại những binh sĩ trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad chứ không phải những vị trí của Nhà nước Hồi giáo. Mỹ và Nga bất đồng về vai trò của ông Assad ở Damascus theo sau bất kỳ tiến trình chuyển tiếp chính trị nào tại thủ đô của Syria.
"Những mục tiêu chiến lược liên quan đến việc chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo là rất gần nhau," ông Ushakov nói, "nhưng vẫn còn những khác biệt về mặt chiến thuật."
Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama nhắc lại lời kêu gọi lâu nay của ông đối với việc thực thi những điều khoản ngừng bắn nhằm chấm dứt chiến sự ở miền đông Ukraine, nơi thành phần ly khai thân Nga đang chiến đấu chống lại lực lượng trung thành với chính phủ Ukraine tại Kiev.
Ông cũng gửi "lời chia buồn sâu sắc" tới ông Putin về những công dân Nga thiệt mạng trong vụ tai nạn hồi tháng trước của chiếc máy bay chở khách Metrojet bên trên bán đảo Sinai. Nhà chức trách phương Tây nói họ tin rằng một quả bom đặt trên máy bay đã khiến nó rơi xuống. Nhà nước Hồi giáo đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-putin-nhat-tri-ve-tien-trinh-chuyen-tiep-o-syria/3059597.html
Tin tức / Thế giới / Châu Âu
Những điểm cần biết về G-20
Các thành viên của Hội Liên hiệp Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ hô khẩu hiệu chống Mỹ khi họ phản đối chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào giữa tháng 11 cho hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Antalya, bên ngoài lãnh sự quán Mỹ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ nhật ngày 8/11/2015.
14.11.2015
Các nhà lãnh đạo thế giới thuộc 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới – gọi là khối G-20 sẽ họp tại địa điểm nghỉ mát Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ trong 2 ngày, bắt đầu từ chủ nhật này, để thảo luận vấn đề hợp tác kinh tế và thuế khóa, cuộc khủng hoảng di trú và biến đổi khí hậu.
Hãy tìm hiểu những gì được trông đợi và ý nghĩa của những sự kiện này.
G-20 là gì?
G-20 là cụm viết tắt của “Nhóm 20” là một diễn đàn quốc tế của các chính phủ và thống đốc ngân hàng trung ương của 20 nền kinh tế lớn.
Các thành viên gồm 19 nước – Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Mexico, Nga, Ả Rập Xê-út, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ - cùng với Liên hiệp châu Âu, tức EU. EU được đại diện bởi Ủy hội châu Âu và Ngân hàng Trung ương Âu châu.
Các nước G-20 chiếm khoảng 85% nền kinh tế thế giới, 75% nền thương mại thế giới và hai phần ba dân số thế giới.
Ai sẽ dự hội nghị thượng đỉnh?
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande, và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng với nhiều nhà lãnh đạo khác trên khắp thế giới, dự kiến sẽ dự hội nghị thượng đỉnh.
Các nhà lãnh đạo của Tây Ban Nha, Azerbaijan, Malaysia, Senegal, Singapore và Zimbabwe cũng sẽ dự hội nghị thượng đỉnh theo lời mời của Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù không phải là thành viên của khối G-20.
Tại sao lại là Thổ Nhĩ Kỳ?
Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tiếp nhận chức chủ tịch khối G-20 từ tay Australia vào ngày 1 tháng 12 năm 2014, và Trung Quốc sẽ là chủ tọa của tổ chức này vào năm 2016.
Các vấn đề được đưa lên bàn họp
Các nền kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng di trú tệ hại nhất sau Thế chiến 2, và biến đổi khí hậu dự kiến sẽ bao trùm các cuộc đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh.
Các nền kinh tế thế giới
Nhiều nền kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn.
Ông Andrew Kenningham, một nhà tham vấn tại Capital Economics ở London, nói Nga đang chịu nhiều thiệt hại nhất trong số các nền kinh tế mới nổi.
Ông Kenningham nói nền kinh tế Nga “đang co cụm ở mức 5 phần trăm trong năm nay.” Nền kinh tế chật vật vì giá dầu sụt và những biện pháp chế tài do các nước Tây phương áp đặt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Một yếu tố khác là quản trị kém.
Theo ông Kenningham, sự kiện này đã gây khó khăn cực kỳ cho các doanh nghiệp hoạt động ở đó.”
Hội nghị thượng đỉnh G-20 cũng sẽ tập trung vào Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế chính thức ở Trung Quốc đã chậm lại xuống tới mức dưới 7 phần trăm. Tình trạng đã gây ra tình trạng bán tống bán tháo trong thị trường chứng khoán và làm sụt giá dầu. Nhưng ông Kenningham nói những mối lo sợ đã bị thổi phồng.
Trung Quốc tuần này cho biết muốn khối G20 cải tổ quyền bỏ phiếu tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Trung Quốc nói họ muốn có một vai trò lớn hơn. IMF là một tổ chức gồm 188 nước, đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và quảng bá thương mại quốc tế.
Khủng hoảng di trú
Trước cuộc họp thượng đỉnh G20, các nhà lãnh đạo EU tề tựu hôm thứ năm tại một cuộc họp không chính thức ở thủ đô Valletta của Malta, để thảo luận về vụ khủng hoảng di trú đã chứng kiến hơn nửa triệu người tỵ nạn vào EU kể từ đầu năm nay, đe dọa phá vỡ hiệp ước mở ngỏ biên giới bên trong châu Âu.
Cuộc thảo luận dự trù sẽ tiếp tục ở Thổ Nhĩ Kỳ vào lúc các nhà lãnh đạo Âu châu yêu cầu thế giới giúp giải quyết vấn đề.
Những người di trú, chủ yếu từ Syria bị tan nát vì chiến tranh, Iraq và châu Phi phía nam sa mạc Sahara, vào Liên hiệp châu Âu nhiều nhất qua ngả Hy Lạp và Italia sau khu vượt Địa Trung Hải bằng tàu thuyền từ Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi. Nhiều người chết đuối trên đường đi.
Trước đây trong tháng, chủ tịch EU Donald Tusk và người đứng đầu Ủy hội châu Âu Jean Claude Juncker nói, “Khối G20 phải đáp lại thách thức và lãnh đạo một đáp ứng phối hợp và sáng tạo trước vụ khủng hoảng, với sự thừa nhận bản chất toàn cầu và hậu quả kinh tế của nó, và thúc đẩy sự đoàn kết quốc tế lớn hơn trong việc bảo vệ người tỵ nạn.
Biến đổi khí hậu
Các nước G20 dành ra gần 4 lần nhiều hơn để thúc đẩy sản xuất nhiên liệu hóa thách so với việc trợ cấp năng lượng có thể tái tạo, nêu thắc mắc về cam kết của họ đối với việc đình chỉ tình trạng biến đổi khí hậu, theo nhận định của Viện Phát triển Hải ngoại ODI hôm thứ năm.
Tổ chức này nói G20 chi ra trung bình 78 tỷ đôla để trợ cấp trong nước qua mức chi trực tiếp và giảm thuế trong các năm 2013 và 2014.
Thêm 286 tỷ đôla nữa được đầu tư vào sản xuất nhiên liệu hóa thạch của các công ty quốc doanh trong khối G20.
Trong khi đó, trợ cấp năng lượng tái tạo trong năm 2013 được Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế IAEA ước tính là 121 tỷ đôla.
ODI nói, “Sự kiện này tương đương với việc các chính phủ G20 cho phép các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch gây thiệt hại cho các cam kết quốc gia về khí hậu, trong khi trả tiền cho họ được đặc ân đó.”
Bà Olivia Gippner thuộc trường Kinh tế London nói biến đổi khí hậu cũng sẽ được đặt cao trong nghị trình thảo luận của G20, “nhất là bởi vì chúng ta có hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Paris vào tháng 12, và đây là một trong các cuộc họp cuối cùng nơi các nền kinh tế lớn và cũng là những người đóng vai trò chính về biến đổi khí hậu sẽ gặp nhau.”
http://www.voatiengviet.com/content/nhung-diem-can-biet-ve-g20/3056788.html
Hãy tìm hiểu những gì được trông đợi và ý nghĩa của những sự kiện này.
G-20 là gì?
G-20 là cụm viết tắt của “Nhóm 20” là một diễn đàn quốc tế của các chính phủ và thống đốc ngân hàng trung ương của 20 nền kinh tế lớn.
Các thành viên gồm 19 nước – Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Mexico, Nga, Ả Rập Xê-út, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ - cùng với Liên hiệp châu Âu, tức EU. EU được đại diện bởi Ủy hội châu Âu và Ngân hàng Trung ương Âu châu.
Các nước G-20 chiếm khoảng 85% nền kinh tế thế giới, 75% nền thương mại thế giới và hai phần ba dân số thế giới.
Ai sẽ dự hội nghị thượng đỉnh?
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande, và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng với nhiều nhà lãnh đạo khác trên khắp thế giới, dự kiến sẽ dự hội nghị thượng đỉnh.
Các nhà lãnh đạo của Tây Ban Nha, Azerbaijan, Malaysia, Senegal, Singapore và Zimbabwe cũng sẽ dự hội nghị thượng đỉnh theo lời mời của Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù không phải là thành viên của khối G-20.
Tại sao lại là Thổ Nhĩ Kỳ?
Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tiếp nhận chức chủ tịch khối G-20 từ tay Australia vào ngày 1 tháng 12 năm 2014, và Trung Quốc sẽ là chủ tọa của tổ chức này vào năm 2016.
Các vấn đề được đưa lên bàn họp
Các nền kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng di trú tệ hại nhất sau Thế chiến 2, và biến đổi khí hậu dự kiến sẽ bao trùm các cuộc đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh.
Các nền kinh tế thế giới
Nhiều nền kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn.
Ông Andrew Kenningham, một nhà tham vấn tại Capital Economics ở London, nói Nga đang chịu nhiều thiệt hại nhất trong số các nền kinh tế mới nổi.
Ông Kenningham nói nền kinh tế Nga “đang co cụm ở mức 5 phần trăm trong năm nay.” Nền kinh tế chật vật vì giá dầu sụt và những biện pháp chế tài do các nước Tây phương áp đặt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Một yếu tố khác là quản trị kém.
Theo ông Kenningham, sự kiện này đã gây khó khăn cực kỳ cho các doanh nghiệp hoạt động ở đó.”
Hội nghị thượng đỉnh G-20 cũng sẽ tập trung vào Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế chính thức ở Trung Quốc đã chậm lại xuống tới mức dưới 7 phần trăm. Tình trạng đã gây ra tình trạng bán tống bán tháo trong thị trường chứng khoán và làm sụt giá dầu. Nhưng ông Kenningham nói những mối lo sợ đã bị thổi phồng.
Trung Quốc tuần này cho biết muốn khối G20 cải tổ quyền bỏ phiếu tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Trung Quốc nói họ muốn có một vai trò lớn hơn. IMF là một tổ chức gồm 188 nước, đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và quảng bá thương mại quốc tế.
Khủng hoảng di trú
Trước cuộc họp thượng đỉnh G20, các nhà lãnh đạo EU tề tựu hôm thứ năm tại một cuộc họp không chính thức ở thủ đô Valletta của Malta, để thảo luận về vụ khủng hoảng di trú đã chứng kiến hơn nửa triệu người tỵ nạn vào EU kể từ đầu năm nay, đe dọa phá vỡ hiệp ước mở ngỏ biên giới bên trong châu Âu.
Cuộc thảo luận dự trù sẽ tiếp tục ở Thổ Nhĩ Kỳ vào lúc các nhà lãnh đạo Âu châu yêu cầu thế giới giúp giải quyết vấn đề.
Những người di trú, chủ yếu từ Syria bị tan nát vì chiến tranh, Iraq và châu Phi phía nam sa mạc Sahara, vào Liên hiệp châu Âu nhiều nhất qua ngả Hy Lạp và Italia sau khu vượt Địa Trung Hải bằng tàu thuyền từ Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi. Nhiều người chết đuối trên đường đi.
Trước đây trong tháng, chủ tịch EU Donald Tusk và người đứng đầu Ủy hội châu Âu Jean Claude Juncker nói, “Khối G20 phải đáp lại thách thức và lãnh đạo một đáp ứng phối hợp và sáng tạo trước vụ khủng hoảng, với sự thừa nhận bản chất toàn cầu và hậu quả kinh tế của nó, và thúc đẩy sự đoàn kết quốc tế lớn hơn trong việc bảo vệ người tỵ nạn.
Biến đổi khí hậu
Các nước G20 dành ra gần 4 lần nhiều hơn để thúc đẩy sản xuất nhiên liệu hóa thách so với việc trợ cấp năng lượng có thể tái tạo, nêu thắc mắc về cam kết của họ đối với việc đình chỉ tình trạng biến đổi khí hậu, theo nhận định của Viện Phát triển Hải ngoại ODI hôm thứ năm.
Tổ chức này nói G20 chi ra trung bình 78 tỷ đôla để trợ cấp trong nước qua mức chi trực tiếp và giảm thuế trong các năm 2013 và 2014.
Thêm 286 tỷ đôla nữa được đầu tư vào sản xuất nhiên liệu hóa thạch của các công ty quốc doanh trong khối G20.
Trong khi đó, trợ cấp năng lượng tái tạo trong năm 2013 được Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế IAEA ước tính là 121 tỷ đôla.
ODI nói, “Sự kiện này tương đương với việc các chính phủ G20 cho phép các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch gây thiệt hại cho các cam kết quốc gia về khí hậu, trong khi trả tiền cho họ được đặc ân đó.”
Bà Olivia Gippner thuộc trường Kinh tế London nói biến đổi khí hậu cũng sẽ được đặt cao trong nghị trình thảo luận của G20, “nhất là bởi vì chúng ta có hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Paris vào tháng 12, và đây là một trong các cuộc họp cuối cùng nơi các nền kinh tế lớn và cũng là những người đóng vai trò chính về biến đổi khí hậu sẽ gặp nhau.”
http://www.voatiengviet.com/content/nhung-diem-can-biet-ve-g20/3056788.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten