zondag 22 november 2015

ASEAN chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN, để thúc đẩy lưu chuyển thương mại và vốn

Chủ nhật, 22/11/2015 | 12:34 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Chủ nhật, 22/11/2015 | 12:34 GMT+7

ASEAN chính thức thành lập cộng đồng kinh tế

Các nước Đông Nam Á chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN, để thúc đẩy lưu chuyển thương mại và vốn dễ dàng hơn trong khu vực.
asean-chinh-thuc-thanh-lap-cong-dong-kinh-te
Lãnh đạo các nước ASEAN trong lễ ký kết. Ảnh: AFP
Bản tuyên bố thành lập cộng đồng hôm nay được ký kết bởi 10 lãnh đạo của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Kuala Lumpur, chủ nhà năm nay của hội nghị thượng đỉnh.
"Trong thực tế, chúng ta đã loại bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan giữa chúng ta", Reuters dẫn lời Thủ tướng Malaysia Najib Razak, nói. "Bây giờ, chúng ta phải đảm bảo sự lưu chuyển tự do hơn và loại bỏ các rào cản cản trở sự tăng trưởng và đầu tư".
Các quốc gia đặt ra mục tiêu là hài hòa chiến lược kinh tế, công nhận trình độ chuyên môn của nhau, và tham vấn chặt chẽ hơn về các chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính.
Họ cũng đã nhất trí tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc, tạo điều kiện tốt hơn cho giao dịch điện tử, kết hợp các ngành công nghiệp để thúc đẩy nguồn cung ứng khu vực và tăng cường sự tham gia của tư nhân trong nền kinh tế.
8 nhóm ngành nghề sẽ có thể làm việc dễ dàng hơn trong khu vực gồm kỹ sư, kiến trúc sư, y tá, bác sĩ, nha sĩ, kế toán, khảo sát và du lịch.
Phương Vũ

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/asean-chinh-thuc-thanh-lap-cong-dong-kinh-te-3316193.html

ASEAN tuyên bố lập thị trường chung
Sunday, November 22, 2015 4:25:31 PM



Bài liên quan



KUALA LUMPUR (NV) - Mười nước trong khối ASEAN ra bản tuyên bố thành lập một thị trường chung, mô phỏng theo thị trường chung Âu Châu. Tuy nhiên giới ngoại giao nhìn nhận, để trở thành thực tế còn phải nhiều năm nữa.
Các lãnh tụ 10 nước ASEAN chụp hình chung hôm 21 tháng 11, 2015 sau khi
ký Công Ước ASEAN về chống buôn người tại thủ đô Kuala Lumpur. (Hình:
Fred Dufour/AFP/Getty Images)
Tại cuộc họp thượng đỉnh năm nay tổ chức tại Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, lãnh tụ 10 nước ASEAN đồng ký tên trong một bản tuyên bố kể trên trong sự hãnh diện, coi như một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hòa nhập với nhau, thành một cộng đồng duy nhất, không những gắn kết với nhau về kinh tế mà còn về cả xã hội, an ninh quốc phòng.
Dù vậy, bản tuyên bố chung đưa ra hôm Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015 cũng vẫn chỉ là lời tuyên bố chung và còn rất nhiều việc phải làm, phải thỏa thuận để nó có thể trở thành thực tế. Hiệp Hội ASEAN tuy gồm 10 nước thành viên thành lập được 48 năm nay nhưng lại có những bất đồng nội bộ trên nhiều mặt, nên đạt được mục tiêu chung đem đến lợi ích cho cả khối hay không, còn phải đợi thời gian trả lời.
Cả chục năm trước, ASEAN đã tuyên bố thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) tức là 10 nước từng đã thỏa thuận thành lập một thị trường chung trong đó bãi bỏ rào cản thuế quan, tín dụng và nhân công, chuyên viên không bị cản trở.
“Bây giờ chúng ta phải bảo đảm rằng chúng ta thật sự tạo ra một thị trường chung, một nền tảng sản xuất duy nhất mà hàng hóa và dịch vụ vận chuyển tự do hơn theo những tiêu chuẩn chung, liên hệ với nhau chặt chẽ hơn và gỡ bỏ mọi rào cản.” Ông Najib Razak, thủ tướng Malaysia và là nước chủ nhà tổ chức hội nghị, phát biểu hôm Chủ Nhật.
Nếu tiến đến được như ông Razak nói, giới đầu tư ngoại quốc sẽ đổ dồn về khu vực, đẩy nền sản xuất công nghệ tăng tốc và vùng này có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ ba sau Trung Quốc và Nhật Bản tại Á Châu.
Thỏa hiệp AEC từng có mục đích đưa đưa nền kinh tế tổng hợp của khu vực ASEAN vừa giàu tài nguyên thiên nhiên vừa giàu nhân lực và một thị trường sản xuất và tiêu thụ với hơn 600 triệu người, cơ hội cạnh tranh với những nền kinh tế khác, chẳng hạn như Trung Quốc.
Tuy các nước thành viên đã đạt được một số thỏa hiệp về bãi bỏ thuế quan trên một số mặt hàng nhưng vẫn còn nhiều trở lực vì các hệ thống quan thuế không đồng nhất. Trên cùng, sự hợp nhất còn nằm ở thượng tầng chính trị và chính sách đối ngoại của mỗi nước mà sự khác biệt có thể nhìn thấy không mấy khó qua những diễn biến những năm gần đây.
Tuy là một khối nhưng thể chế chính trị khác xa nhau một trời một vực. Tự do dân chủ như Phi Luận Tân, độc tài đảng trị cộng sản như Việt Nam và Lào, quân phiệt như Miến Điện, dân chủ nửa vời như Combodia, Thái Lan, đế chế như Brunei. Trong khi đó, Trung Quốc dùng tài chánh và sức mạnh kinh tế quân sự ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của một số nước ASEAN, đặc biệt là Cambodia, Việt Nam.
Khả năng kinh tế và trình độ kỹ nghệ, phát triển của các thành viên ASEAN cũng cách biệt nhau rất xa. Nằm trong giới giầu có, phát triển cao độ của thế giới là Singapore. Các nước tiến xa hơn về kỹ nghệ như Malaysia, Indonesia và Thái Lan bỏ xa các nước khác như Việt Nam, Cambodia, Việt Nam và Myanmar.
Với những sự khác biệt căn bản như vậy, tiến đến một thị trường chung và có thể hợp tác chặt chẽ với nhau về mọi mặt, gồm cả xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, họ còn phải thảo luận với nhau nhiều.
Theo các ước lượng, nền kinh tế ASEAN sẽ phát triển từ 2.6 ngàn tỷ đô la bây giờ lên thành 4.7 ngàn tỷ đô la vào năm 2020. (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=217928&zoneid=2

Geen opmerkingen:

Een reactie posten