Những cựu binh hải quân của tàu 505, tàu duy nhất không bị chìm trong hải chiến tháng 3/1988 với Trung Quốc sẽ có buổi họp mặt vào cuối tuần này.
Thư mời của Ban liên lạc truyền thống tàu HQ 505 thuộc Lữ đoàn 125 Hải quân nói cuộc gặp sẽ diễn ra vào chiều thứ Bảy ngày 17/3/2012 tại Cư xá Thanh Đa, Phường 27, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.Ban liên lạc nói họ tổ chức buổi gặp "nhân dịp 24 năm ngày diễn ra trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền Đảo Côlin thuộc Quần đảo Trường Sa 014.3.1988 - 14.3.2012 và ngày đón nhận danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân."
Một người trong ban tổ chức có vẻ e ngại khi nói chuyện với BBC:
"Cái này chỉ làm công tác nội bộ thôi. Anh em tôi gặp nhau, nói chuyện với nhau gọi là vui vẻ thôi chứ không có gì đâu," ông nói.
Tàu HQ 505 cùng HQ 604 đã bị tàu Trung Quốc "bắn xối xả" tại khu vực đảo Gạc Ma hôm 14/3/1988 khiến HQ 604 bốc cháy và chìm xuống biển trong khi HQ 505 bốc cháy nhưng kịp đâm vào đảo Colin và giữ được đảo này.
Trong trận đánh mà Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma, một tàu khác của Việt Nam HQ 605 cũng bị bắn hôm 14/3/1988 và chìm vào ngày hôm sau.
Sáu mươi tư sỹ quan và binh lính của Việt Nam đã tử trận, chín binh sĩ bị Trung Quốc bắt và giam hơn ba năm trước khi được trả về Việt Nam.
Một trong những người bị bắt làm tù binh, Trung sĩ Nguyễn Văn Thống nói với BBC anh đã gọi điện thăm hỏi những người cùng bị Trung Quốc bắt nhân ngày 14/3.
Thương binh Trường Sa kể chuyện
Tiểu đội trưởng Trường Sa kể lại các diễn biến sau khi TQ bắn chết hàng chục binh sĩ Việt Nam để chiếm đảo Gạc Ma 24 năm trước.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
'Hội ngộ bất ngờ'
Ngoài cuộc gặp của các cựu binh tàu HQ 505 vào cuối tuần, một số cuộc gặp nhân 24 năm ngày hải chiến Trường Sa cũng đã diễn ra tại nhiều nơi.
Báo Tiền Phong nói về cuộc 'Bấm hội ngộ bất ngờ' của cựu binh Phan Văn Đức, lính công binh của tàu 604 trong những ngày tháng Ba năm 1988 và may mắn sống sót, với những người lính từng phục vụ ở Trường Sa.
Trước đó tờ báo này có bài "Bấm Hồn ở lại Gạc Ma" hôm 14/3/2012 nói về hoàn cảnh khó khăn hiện nay của cựu binh Đức ở Sơn Trà, Đà Nẵng.
Cũng trong ngày 14/3, một cuộc gặp gỡ tại nhà riêng khác nhưng được tổ chức quy mô với phông chữ kỷ niệm và sự tham dự của từ 150-200 cựu binh đã diễn ra tại Phú Yên.
Báo Thanh Niên nói trong số những người tham dự có "Bấm 15 khách mời là những cựu binh Trường Sa ở Khánh Hòa".
Nhiều cựu binh nói họ muốn có dịp thăm lại Trường Sa, "thăm lại nơi một thời tuổi trẻ" của họ cũng như để "tưởng niệm đồng đội đã nằm xuống".
Báo Bấm Tuổi Trẻ nói Phú Yên có hai liệt sĩ, Phan Tấn Dư và Trương Văn Thịnh, đã hy sinh ở Trường Sa khi "cả hai còn rất trẻ, đều chưa lập gia đình, cả hai đều có mẹ già."
Trang tin của báo Bấm Thanh Niên nói cuộc gặp của gần 100 cựu binh hôm 24/2 ở Khánh Hòa cũng còn để "chuẩn bị cho lễ tưởng niệm lần thứ 25 ngày xảy ra trận hải chiến anh dũng bảo vệ đảo Gạc Ma sẽ được tổ chức vào giờ này năm sau."
Một loạt các chương trình liên quan tới Trường Sa trong đó có "Bấm Nước ngọt cho Trường Sa", "Bấm Trồng rong nho ở Trường Sa", "Bấm Góp đá xây Trường Sa", hay "Bấm Ra quân xây dựng đường Hoàng Sa và Trường Sa" đã diễn ra trong mấy tuần qua.
Báo chí Việt Nam trong hơn một năm qua cũng có nhiều bài viết và phóng sự về Trường Sa.
Hồi tháng Bẩy năm 2011, trang tin Vietnamnet đã có phóng sự nhiều kỳ về 'Bấm hải chiến Trường Sa'.
Tuy nhiên Bấm bài cuối cùng của loạt phóng sự này đã không được đăng tải chính thức.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten