Miến Điện vựa lúa Đông Nam Á ?
DR
Trước đây vốn là vựa lúa của khu vực Đông Nam Á, nhưng sau 50 năm dưới chế độ độc tài quân sự, sản lượng gạo của Miến Điện đã bị sút giảm trầm trọng. Cùng với việc mở cửa chính trị hiện nay, hy vọng bắt đầu quay lại với ngành nông nghiệp Miến Điện.
Phó tổng giám đốc Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO) Hiroyuki Konuma nhấn mạnh : « Miến Điện từng là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới cách đây 60 năm. Trước đây mỗi năm quốc gia này xuất khẩu 5 triệu tấn gạo, nhưng sau đó sản lượng đã bị giảm xuống ». Lượng gạo xuất khẩu năm ngoái không vượt quá 700 ngàn tấn.
Trong khi các lãnh vực tiền tệ, ngân hàng, hệ thống luật pháp đang được cải cách mạnh mẽ, thì nông nghiệp vẫn Miến Điện vẫn đang dậm chân tại chỗ. Nhưng lạc quan đã quay lại với một loạt chủ trương cởi mở được tân chính quyền được bầu lên từ tháng 3/2011 đưa ra, tuy vẫn do các cựu quân nhân lãnh đạo.
Ông Konuma nói thêm : « Chúng tôi rất hy vọng Miến Điện sẽ có được phân bón cùng với các sản phẩm nông nghiệp khác, và các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ được dỡ bỏ, giúp nước này có được những gì cần thiết để tăng xuất khẩu ».
Nhưng theo nhận xét của AFP, thì thay đổi trong nông nghiệp sẽ chậm chạp hơn, vì hiện nay nông dân Miến Điện lao động từ sáng sớm đến chiều tối trên đồng ruộng mà không có cơ giới hỗ trợ.
Ông Ohn Thaung, 75 tuổi ở huyện Bago, đông bắc Rangoon cho biết, ông phải làm việc 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày để có tiền trả nợ. Căn lều của ông là nơi ông cùng sinh sống của năm người con, 15 đứa cháu và hai con trâu. Ông đã vay 200.000 đồng kyat (tương đương 300 đô la) của hợp tác xã để trồng 28 hecta trong mùa này, ngoài ra còn phải chịu nhiều loại thuế và phí. Ông lão nói, gia đình có nhiều lúa nhưng không thể ăn được vì còn phải thu hoạch và đem bán, và thất vọng trước việc con cháu cũng sẽ bị lâm vào vòng xoáy nợ nần.
Còn ông Zaw Moe, tuy mới 34 tuổi nhưng cũng cảm thấy bị sa lầy trong một nghề nghiệp không có tương lai. Là người cha của hai con nhỏ và thêm một em bé sắp ra đời, ông đặt trọn hy vọng vào công cuộc cải cách của chính phủ mới. Trong khi chờ đợi, « mỗi ngày trên đồng ruộng là một cuộc đấu tranh để sống còn ».
Các nhà phân tích nhấn mạnh về thử thách khổng lồ của việc phát triển nông thôn, khi mà một phần ba trong số 60 triệu dân Miến Điện vẫn đang sống dưới ngưỡng nghèo khó. Tuy nhiên nước này có thể trông cậy vào các điều kiện thiên nhiên ưu đãi.
Nhà phân tích kinh tế Sean Turnell thuộc trường đại học Macquarie ở Sydney nhận định : « Đây là một quốc gia có nguồn nước hết sức dồi dào, đất đai rất phì nhiêu, từng là vựa lúa không chỉ của châu Á mà còn cho đế quốc Anh. Ngày nay Miến Điện phải đối mặt với một nền nông nghiệp bị chểnh mảng từ 50 năm qua, không hề sinh lợi được một chút gì. Nhưng trên cơ sở đó vẫn có thể đạt được một sự tăng trưởng cũng rất ngoạn mục ».
Theo nhà nghiên cứu trên, thì vào đầu thế kỷ 20, Miến Điện đã biết cách trở thành một nhà xuất khẩu chủ chốt trong vòng 20 năm, nhờ có đầu tư của Anh và Ấn Độ. Một trăm năm sau, thế giới lại quan tâm đến thị trường này, và không có lý do gì mà tăng trưởng không quay trở lại.
http://www.blogger.com/post-create.g?blogID=7311202983334728511
Trong khi các lãnh vực tiền tệ, ngân hàng, hệ thống luật pháp đang được cải cách mạnh mẽ, thì nông nghiệp vẫn Miến Điện vẫn đang dậm chân tại chỗ. Nhưng lạc quan đã quay lại với một loạt chủ trương cởi mở được tân chính quyền được bầu lên từ tháng 3/2011 đưa ra, tuy vẫn do các cựu quân nhân lãnh đạo.
Ông Konuma nói thêm : « Chúng tôi rất hy vọng Miến Điện sẽ có được phân bón cùng với các sản phẩm nông nghiệp khác, và các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ được dỡ bỏ, giúp nước này có được những gì cần thiết để tăng xuất khẩu ».
Nhưng theo nhận xét của AFP, thì thay đổi trong nông nghiệp sẽ chậm chạp hơn, vì hiện nay nông dân Miến Điện lao động từ sáng sớm đến chiều tối trên đồng ruộng mà không có cơ giới hỗ trợ.
Ông Ohn Thaung, 75 tuổi ở huyện Bago, đông bắc Rangoon cho biết, ông phải làm việc 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày để có tiền trả nợ. Căn lều của ông là nơi ông cùng sinh sống của năm người con, 15 đứa cháu và hai con trâu. Ông đã vay 200.000 đồng kyat (tương đương 300 đô la) của hợp tác xã để trồng 28 hecta trong mùa này, ngoài ra còn phải chịu nhiều loại thuế và phí. Ông lão nói, gia đình có nhiều lúa nhưng không thể ăn được vì còn phải thu hoạch và đem bán, và thất vọng trước việc con cháu cũng sẽ bị lâm vào vòng xoáy nợ nần.
Còn ông Zaw Moe, tuy mới 34 tuổi nhưng cũng cảm thấy bị sa lầy trong một nghề nghiệp không có tương lai. Là người cha của hai con nhỏ và thêm một em bé sắp ra đời, ông đặt trọn hy vọng vào công cuộc cải cách của chính phủ mới. Trong khi chờ đợi, « mỗi ngày trên đồng ruộng là một cuộc đấu tranh để sống còn ».
Các nhà phân tích nhấn mạnh về thử thách khổng lồ của việc phát triển nông thôn, khi mà một phần ba trong số 60 triệu dân Miến Điện vẫn đang sống dưới ngưỡng nghèo khó. Tuy nhiên nước này có thể trông cậy vào các điều kiện thiên nhiên ưu đãi.
Nhà phân tích kinh tế Sean Turnell thuộc trường đại học Macquarie ở Sydney nhận định : « Đây là một quốc gia có nguồn nước hết sức dồi dào, đất đai rất phì nhiêu, từng là vựa lúa không chỉ của châu Á mà còn cho đế quốc Anh. Ngày nay Miến Điện phải đối mặt với một nền nông nghiệp bị chểnh mảng từ 50 năm qua, không hề sinh lợi được một chút gì. Nhưng trên cơ sở đó vẫn có thể đạt được một sự tăng trưởng cũng rất ngoạn mục ».
Theo nhà nghiên cứu trên, thì vào đầu thế kỷ 20, Miến Điện đã biết cách trở thành một nhà xuất khẩu chủ chốt trong vòng 20 năm, nhờ có đầu tư của Anh và Ấn Độ. Một trăm năm sau, thế giới lại quan tâm đến thị trường này, và không có lý do gì mà tăng trưởng không quay trở lại.
http://www.blogger.com/post-create.g?blogID=7311202983334728511
Geen opmerkingen:
Een reactie posten