woensdag 28 maart 2012

NASA tiết lộ chi tiết bất ngờ về Thủy Tinh

March 22, 2012
WASHINGTON (NV) - Phi thuyền Messenger thăm dò Thủy Tinh của NASA, trị giá $446 triệu, vừa hoàn tất sứ mệnh đầu tiên, bay quanh quỹ đạo và thăm dò trong vòng một năm.

Một trong những hình ảnh bề mặt Mercury, tức Thủy Tinh, do phi thuyền Messenger chụp được, suốt một năm bay quanh quỹ đạo để khảo sát và đo đạc. (Hình: NASA/Carnegie Institution of Washington)


Chi tiết kết quả được công bố hôm Thứ Tư cho thấy hoàn toàn khác với những gì người ta vẫn tưởng trước đây, theo viện nghiên cứu khoa học Carnegie Institution for Science.

Trong chín hành tinh của Thái Dương Hệ, Thủy Tinh (Sao Thủy - Mercury) nằm gần mặt trời nhất, chỉ cách 36 triệu dặm, so với 96 triệu dặm giữa trái đất với mặt trời. Với khoảng cách quá gần mặt trời như vậy nên nhiệt độ trên bề mặt của nó thường cao hơn 400 độ F.

Nhiều miệng núi lửa ở hai cực của Thủy Tinh luôn nằm trong phần tối, khiến vùng này chịu lạnh quanh năm. Một số nơi phản chiếu lại tia radar, một dấu hiệu cho thấy có sự hiện diện của nước đá.

Messenger được phóng lên vào năm 2004 và trở thành phi thuyền thăm dò đầu tiên bay quanh quỹ đạo Thủy Tinh từ Tháng Ba 2011. Kể từ đó, Messenger bay quanh hành tinh nóng như lò lửa này mỗi vòng mất 12 tiếng, đo đạc, vẽ bản đồ bề mặt, thu thập dữ kiện về thành phần cấu tạo, từ trường và bầu khí quyển của Thủy Tinh.

Chi tiết mới tiết lộ cho thấy nhiều chi tiết kỳ thú. Về địa thế, không có nơi nào trên Thủy Tinh cao hơn so với mặt trăng hay Hỏa Tinh. Ngoài ra bề mặt Thủy Tinh có chứa nhiều chất lưu huỳnh nhưng lại không có nhiều phân tử nặng như sắt và titanium.

Cấu trúc bên trong hoàn toàn khác với mọi hành tinh rắn khác trong thái dương hệ của chúng ta, phần lõi chiếm hết 85% bán kính, so với 50% của Trái Ðất. Phần lõi có đặc tính không thấy hiện hữu ở các hành tinh khác, gồm ba lớp, trong cùng là lõi sắt, bao bọc bằng một lớp sắt lỏng, trên lớp này là lớp sulfide sắt ở thể rắn.

Messenger vừa được chấp thuận cho kéo dài sứ mệnh thêm một năm nữa. Hy vọng sẽ biết được thêm nhiều khám phá mới.

Hai nghiên cứu mới về Thủy Tinh sẽ được đăng trên tập san Khoa Học số ngày 23 Tháng Ba, 2012. (T.P.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=146266&zoneid=269

Geen opmerkingen:

Een reactie posten