‘‘Giấu bài’’ đến cùng : Bí quyết thâu tóm quyền lực của ‘‘Tập hoàng đế’’
Làng được mệnh danh là làng "Tập" (Lương Gia Hà/Liangjiahe), ở tỉnh tây bắc Thiểm Tây. Bức hình tuyên truyền trong ảnh có ông Tập ở giữa, chỉ đường cho nông dân.Ảnh : RFI/Heike Schmidt
Đại hội 19 của đảng Cộng Sản Trung Quốc vừa khai mạc là chủ đề chính của nhiều báo Pháp hôm nay. « Tập Cận Bình trên đường đến đỉnh cao quyền lực » tựa trang nhất của Le Figaro. Báo kinh tế Les Echos chạy tựa chính : « Tập Cận Bình lên ngôi ». Cho dù còn những tranh chấp trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhưng việc ông Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo nắm « quyền lực tuyệt đối » đầu tiên tại Trung Quốc, kể từ thời Mao, là điều không gây ngạc nhiên. Le Figaro có bài lý giải bí quyết dẫn Tập Cận Bình trở thành « Hoàng đế đỏ ».
Bài « Cuộc lên ngôi thứ hai của ‘‘tân hoàng đế đỏ’’, ông chủ toàn quyền cai trị Trung Hoa » của phóng viên Cyrille Pluyette mở đầu với hình ảnh chủ tịch Trung Quốc trong trang phục rằn ri, đứng trên xe jeep duyệt binh, hình ảnh được truyền thông nước này quảng bá rầm rộ trước thềm đại hội đảng Cộng Sản. Theo nhiều nhà quan sát, sau kỷ nguyên Mao Trạch Đông, và Đặng Tiểu Bình, một kỷ nguyên Tập Cận Bình đang mở ra, và hứa hẹn sẽ kéo dài.
Cách đây năm nay, vào lúc ông Tập Cận Bình được bầu làm tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc tại đại hội 18 mùa thu năm 2012, không ai ngờ là nhân vật này sẽ trở thành lãnh đạo thâu tóm mọi quyền lực trong tay. Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), một sử gia độc lập tại Bắc Kinh, nhận xét giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc vào thời điểm đó, những người kế tục ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, đã « phạm sai lầm là hoàn toàn đánh giá thấp » con người vốn có vẻ ngoài « ngây thơ, dễ bảo » này.
Dưới vẻ ngoài « ngây thơ », « dễ bảo »…
Trên thực tế, Tập Cận Bình là « một chiến lược gia đáng sợ », luôn luôn biết cách che giấu tham vọng thực sự của mình. Dưới vẻ ngoài « phúc hậu » và « một tính cách điềm tĩnh » là cả « một quyết tâm sắt đá ». Ngay sau khi nắm quyền, tân lãnh đạo Trung Quốc đã « phá vỡ một điều cấm kỵ đầu tiên », đó là « lật đổ truyền thống lãnh đạo tập thể », vẫn được duy trì kể từ khi Mao chết.
Ông Tập đã đặt những người thân tín vào cương vị lãnh đạo của hơn một chục ủy ban chi phối các lĩnh vực chính như kinh tế và an ninh. Bằng « cuộc chiến chống tham nhũng quyết liệt », Tập Cận Bình đã đánh bật mọi đối thủ. Nạn nhân mới nhất là Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), nguyên lãnh đạo Trùng Khánh (Chongqing), hồi tháng 7/2017 còn được coi là một trong những người có khả năng kế thừa chức tổng bí thư đảng.
Le Figaro trở lại với những năm tháng thanh niên của Tập Cận Bình, để làm sáng tỏ những gì đã hun đúc quyết tâm của lãnh đạo Trung Quốc tương lai. Theo tâm sự của « một người bạn, từng 15 năm gắn bó với Tập Cận Bình », người thanh niên này đã quyết định chọn con đường « đỏ hơn cả đỏ » (hay cộng sản hơn cả cộng sản), để « sống còn » và tiếp tục thăng tiến.
Năm 21 tuổi, ngay cả trước khi Cách Mạng Văn Hóa chấm dứt, Tập Cận Bình đã chọn con đường tiến thân trong đảng, ngay khi người cha (ông Tập Trọng Huân/Xi Zhongxun, nguyên phó thủ tướng từng bị tù đày, quản thúc tổng cộng khoảng 15 năm) vẫn còn bị giam giữ. Tập Cận Bình đã nghiền ngẫm các tác phẩm của Marx – nhà tư tưởng của chế độ - để chuẩn bị nền móng cho cuộc hành trình chính trị lâu dài. Vẫn theo nhân chứng nói trên – trở thành giáo sư đại học sau này - vào thời điểm đó, ông Tập tin tưởng là các hậu duệ của những người lính làm nên Cách Mạng, chính là « những người kế thừa hợp pháp », « xứng đáng để lãnh đạo đất nước Trung Hoa ».
Tập Cận Bình khởi sự cuộc đời chính trị bằng các vị trí lãnh đạo tại địa phương, như Hà Bắc (Hebei), Phúc Kiến (Fujian), hay Chiết Giang (Zhejiang), nơi ông Tập bắt đầu lập ra phe cánh đầu tiên, trước khi trở thành ủy viên thường trực Bộ Chính Trị, cơ quan quyền lực tối cao.
« Dân chủ hóa » hay « bàn tay sắt » : Hai viễn cảnh trái ngược
Tính cách bí hiểm của Tập Cận Bình khiến các nhà quan sát đặt ra nhiều giả thuyết, về quyết sách của lãnh đạo Trung Quốc trong tương lai sắp tới hoàn toàn trái ngược nhau : Lợi dụng quyền lực tuyệt đối đang có, để mở cửa, tiếp tục công cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình và dân chủ hóa chính trị hay ngược lại, ưu tiên nắm đảng, để cai trị Trung Quốc bằng bàn tay sắt ?
Theo Le Figaro, nhiều chuyên gia cho rằng nhà chính trị 64 tuổi này sẽ khó lòng mở cửa hơn nữa nền kinh tế Trung Quốc, bởi điều này cũng có nghĩa là « làm suy yếu » uy quyền của đảng Cộng Sản.
Hiện tại, thông qua bộ máy tuyên truyền, Tập Cận Bình đã trở thành một người « rất được lòng dân tại Trung Quốc », với « lập trường cứng rắn về lãnh thổ, đáp ứng tình cảm dân tộc chủ nghĩa vốn có của đa số dân » Trung Quốc. Từ hàng nghìn năm nay đông đảo người Trung Quốc vốn tôn thờ những « lãnh đạo độc tài » có thể « giúp họ duy trì ảo tưởng » về sức mạnh Trung Hoa vĩ đại.
Theo nhà Hán học Jean Pierre Cabestan, ông Tập Cận Bình đã gây dựng hình ảnh của mình như một người gần gũi dân chúng, nhờ 7 năm trời sống tại một vùng quê nghèo khó, hẻo lánh tỉnh Thiểm Tây (Shaanxi), trong thời Cách Mạng Văn Hóa. Cùng lúc đó, lãnh đạo Trung Quốc không lưỡng lự thường xuyên khẳng định là người kế thừa Mao Trạch Đông, từ tư tưởng cho đến các biện pháp mà nhà độc tài từng sử dụng phổ biến trước đây, như hoạt động phê bình - tự phê bình trong đảng, sùng bái cá nhân lãnh đạo, hay thủ đoạn « thanh trừng nội bộ » nổi tiếng...
Việc chính quyền kiểm soát hình ảnh Tập Cận Bình đạt đến độ « nực cười », nhìn từ bên ngoài. Trên mạng internet, mọi gợi ý so sánh Tập Cận Bình với nhân vật hoạt hình nổi tiếng Winnie l’Ourson – với vẻ ngoài mũm mĩm giống lãnh đạo Trung Quốc - đều bị cấm chỉ.
Vẫn về chủ đề Tập Cận Bình, báo kinh tế Les Echos có bài điều tra dài đưa độc giả đến với ngôi làng Lương Gia Hà (Liangjiahe), tỉnh Thiểm Tây, nơi Tập Cận Bình đã trải qua « 7 năm trời quyết định ». Ngôi làng Lương Gia Hà giờ đây đã trở thành một địa điểm du lịch « đỏ » hàng đầu. Chính quyền quảng bá rầm rộ về sự thay đổi lớn của ngôi làng kể từ khi ông Tập đến đây.
« Bốn thách thức kinh tế » với Bắc Kinh
Les Echos hôm nay dành nhiều hồ sơ cho các thách thức của Trung Quốc trong thời gian tới. Bài « nhiều cải cách kinh tế còn phải được tiến hành », dẫn ý kiến nhiều chuyên gia, theo đó cho dù ông Tập Cận Bình tự khẳng định như người dẫn dắt các thay đổi, nhưng ông ta « đã không phải là nhà cải cách lớn mà nhiều người dự đoán cách đây 5 năm ».
Thách thức đầu tiên, được ví với « lưỡi gươm Damocles » lơ lửng đối với Trung Quốc đó là khoản nợ khổng lồ. Theo IFM, từ đây đến năm 2022, nợ Trung Quốc sẽ tăng từ 235% (năm 2016) đến 290% GDP, khiến quốc gia này « hết sức dễ tổn thương » trước bất cứ điều chỉnh kinh tế đột ngột nào. Những nỗ lực từ đầu năm đến nay của Bắc Kinh không mang lại kết quả.
Thách thức lớn thứ hai của Trung Quốc là lĩnh vực các doanh nghiệp Nhà Nước, « nợ đầm đìa và ít hiệu quả », cùng nạn sản xuất thừa, đặc biệt trong ngành than và thép. Đòi hỏi cải cách lĩnh vực kinh tế Nhà Nước vấp phải lợi ích của các tập đoàn lớn, đồng thời với việc Đảng muốn tăng cường vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Thách thức lớn thứ ba với đảng Cộng Sản Trung Quốc là đòi hỏi mở cửa thị trường nước này cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi một số lãnh đạo Trung Quốc hứa hẹn sẽ cải cách, quan điểm chính thống trong Đảng vẫn là duy trì sự kiểm soát của Đảng-Nhà Nước đối với nền kinh tế.
Thách thức lớn thứ tư được báo kinh tế Pháp nêu ra là việc đồng nhân dân tệ chậm trở thành một đồng tiền quốc tế. Cho dù đồng yuan đã được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF công nhận hồi năm ngoái (được kết nạp vào « Rổ tiền tệ » quốc tế SDR). Tuy nhiên cho đến nay đồng tiền của nền kinh tế thứ hai thế giới mới chỉ chiếm có 0,8% dự trữ ngoại tệ chính thức của các nền kinh tế.
Tập dựa vào Trump và những « trái lựu đạn đã rút chốt »
Về quan hệ quốc tế « kỷ nguyên Tập Cận Bình », Le Figaro có bài phân tích « Tập – kẻ chống Trump - đang đẩy tốt trên bàn cờ châu Á ». Bài viết điểm lại những bước lấn tới của Trung Quốc trong thời gian vừa qua ở khu vực Đông Nam Á, để từng bước một trở thành thế lực thống trị châu Á, từ việc gia tăng ảnh hưởng tại Lào, Cam Bốt, lôi kéo Philippines, - vốn là đối thủ trên bàn cờ Biển Đông, buộc Việt Nam phải ngừng thăm dò dầu mỏ tại một khu vực nằm ngay trong vùng thềm lục địa của nước này. Theo Le Figaro, lãnh đạo Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ bất ngờ từ tổng thống Mỹ Donald Trump, một người chủ trương bảo hộ mậu dịch.
Quan điểm nước Mỹ trên hết của ông Trump - gây khó cho các đồng minh và đối tác tại châu Á - chính là món quà vô giá đối với Bắc Kinh. Chiến thắng của ông Trump trong bầu cử tổng thống đã được báo chí Mỹ cách nay một năm gọi là thắng lợi của Bắc Kinh.
Ngay cả thái độ ngang ngạnh của « lãnh đạo Bắc Triều Tiên mập mạp » trong vấn đề hạt nhân, tuy gây khó khăn cho Trung Quốc, nhưng cũng làm lợi cho Bắc Kinh, khi « nhấn chìm » nhiều hồ sơ nóng bỏng khác, như thâm hụt thương mại, hay tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Theo Le Figaro, các hồ sơ này là « những trái lựu đạn được rút chốt », sẵn sàng phát nổ, trong chuyến công du tháng 11 tới của tổng thống Mỹ tới Trung Quốc. Dù sao, ông Tập Cận Bình vẫn có lợi thế trước một tổng thống Mỹ đang suy yếu. Trong bối cảnh này, lãnh đạo Bắc Kinh còn thời gian ba năm nữa (tức ba năm còn lại của nhiệm kỳ Donald Trump) để rảnh tay thu lợi về cho Trung Quốc.
Miến Điện : Hãy lên án tập đoàn quân sự, hơn là Suu Kyi !
Về thời sự châu Á, Le Monde dành một hồ sơ chính cho chủ đề « Đối với người Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi vẫn là người bảo đảm tiến trình dân chủ hóa », bài viết do đặc phái viên Bruno Philipe gửi về từ Rangoon.
Đặc phái viên Le Monde chia sẻ lo ngại của đa số các đối tác, ủng hộ tiến trình dân chủ hóa Miến Điện. Đó là kể từ đầu thảm họa người Rohingya đến nay, hầu hết các chỉ trích quốc tế đều nhắm vào lãnh đạo chính quyền dân sự Aung San Suu Kyi, bị lên án vì « im lặng » trước những đàn áp tàn khốc của quân đội nhắm vào sắc tộc thiểu số theo đạo Hồi.
Le Monde khẳng định : rất nhiều nhà ngoại giao và quan sát viên nước ngoài tại Rangun thủ đô kinh tế của Miến Điện, chung một nhận xét, đó là giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi cho đến nay vẫn là « phương tiện tốt nhất để bảo đảm cho một cuộc chuyển hóa sang dân chủ thực sự » đối với Miến Điện. « Gây áp lực duy nhất » lên Aung San Suu Kyi không phải là biện pháp đúng, đối tượng chính cần nhắm đến là tập đoàn quân sự Miến Điện, vốn vẫn đang đầy quyền lực.
Nhà nghiên cứu Pháp, chuyên về chính trị Miến Điện, Mael Reynaud, làm việc tại Rangun, nhấn mạnh là việc phương Tây liên tục tấn công bà Aung San Suu Kyi chỉ có lợi cho tập đoàn quân sự. Trong khi đó, tổng biên tập trang mạng độc lập Miến Điện Irrawaddy lưu ý là « những kẻ thù của chính phủ (dân sự) hiện nay, những người ủng hộ chế độ cũ, chỉ chờ một cơ hội nhỏ nhất để trở lại ».
Theo nhiều nhà hoạt động Miến Điện, tình hình tại chỗ phức tạp hơn nhiều so với những gì tại phương Tây người ta vẫn hình dung. Sắc tộc đa số Miến Điện - người Bamar đa số theo đạo Phật - phân hóa thành hai khối rõ rệt, khối bảo vệ quân đội chống lại chính phủ, và ngược lại. Rất nhiều người lo sợ là tình hình bất ổn tại bang Rakhine, bị « việc mô tả thiên lệch » trên trường quốc tế « làm trầm trọng thêm », « đưa đất nước trở lại thời kỳ đen tối của chế độ độc tài quân sự ».
Một nhà ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu khẩn thiết lưu ý : « trong bài phát biểu hôm 19/09, Aung San Suu Kyi đã kêu gọi chúng ta giúp đỡ… Dường như bà ấy đã van nài, hãy giúp tôi đứng vững, đừng làm suy yếu tôi thêm ».
Phim về Cách mạng Nga 1917 : Xét lại huyền thoại tháng 10
Trong lĩnh vực điện ảnh, một bộ phim được báo Pháp giới thiệu nhiều : « Năm 1917 từng có một cuộc cách mạng / 1917, il était une fois la révolution», công chiếu trên kênh truyền hình France 3, tối nay. « Huyền thoại tháng Mười được xét lại » là tựa bài Le Monde.
Một thông điệp chính của bộ phim, theo người dẫn chuyện, là « hậu thế chỉ nhớ về Cách mạng tháng 10, mà đã quên rằng từng có một Cách mạng tháng 2, có thể đưa nước Nga đến một tương lai khác ». « Cú đảo chính » – được gọi là Cách mạng tháng 10, không phải là « một biến cố tất yếu phải xảy ra », mà là một khả năng có thể tránh được.
Le Monde khen ngợi bộ phim tài liệu đã biết khôi phục lại sự phức tạp của lịch sử, thông qua cái nhìn vừa như một nhân chứng, vừa như một nhà phân tích của phóng viên Pháp Claude Anet, làm việc tại Nga trong những năm 1917-1920, cùng một số nhà quan sát đương thời. Claude Anet có mặt bên những người biểu tình vào đúng ngày 28 tháng Hai.
« 1917, il était une fois la révolution » mang lại một cái nhìn khác, so với quan điểm chính thống của các chính quyền cộng sản, về những đảo lộn « làm chuyển hướng lộ trình của nhân loại » thế kỷ XX.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20171018-giau-bai-den-cung-bi-quyet-thau-tom-quyen-luc-cua-tap
Cách đây năm nay, vào lúc ông Tập Cận Bình được bầu làm tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc tại đại hội 18 mùa thu năm 2012, không ai ngờ là nhân vật này sẽ trở thành lãnh đạo thâu tóm mọi quyền lực trong tay. Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), một sử gia độc lập tại Bắc Kinh, nhận xét giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc vào thời điểm đó, những người kế tục ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, đã « phạm sai lầm là hoàn toàn đánh giá thấp » con người vốn có vẻ ngoài « ngây thơ, dễ bảo » này.
Dưới vẻ ngoài « ngây thơ », « dễ bảo »…
Trên thực tế, Tập Cận Bình là « một chiến lược gia đáng sợ », luôn luôn biết cách che giấu tham vọng thực sự của mình. Dưới vẻ ngoài « phúc hậu » và « một tính cách điềm tĩnh » là cả « một quyết tâm sắt đá ». Ngay sau khi nắm quyền, tân lãnh đạo Trung Quốc đã « phá vỡ một điều cấm kỵ đầu tiên », đó là « lật đổ truyền thống lãnh đạo tập thể », vẫn được duy trì kể từ khi Mao chết.
Ông Tập đã đặt những người thân tín vào cương vị lãnh đạo của hơn một chục ủy ban chi phối các lĩnh vực chính như kinh tế và an ninh. Bằng « cuộc chiến chống tham nhũng quyết liệt », Tập Cận Bình đã đánh bật mọi đối thủ. Nạn nhân mới nhất là Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), nguyên lãnh đạo Trùng Khánh (Chongqing), hồi tháng 7/2017 còn được coi là một trong những người có khả năng kế thừa chức tổng bí thư đảng.
Le Figaro trở lại với những năm tháng thanh niên của Tập Cận Bình, để làm sáng tỏ những gì đã hun đúc quyết tâm của lãnh đạo Trung Quốc tương lai. Theo tâm sự của « một người bạn, từng 15 năm gắn bó với Tập Cận Bình », người thanh niên này đã quyết định chọn con đường « đỏ hơn cả đỏ » (hay cộng sản hơn cả cộng sản), để « sống còn » và tiếp tục thăng tiến.
Năm 21 tuổi, ngay cả trước khi Cách Mạng Văn Hóa chấm dứt, Tập Cận Bình đã chọn con đường tiến thân trong đảng, ngay khi người cha (ông Tập Trọng Huân/Xi Zhongxun, nguyên phó thủ tướng từng bị tù đày, quản thúc tổng cộng khoảng 15 năm) vẫn còn bị giam giữ. Tập Cận Bình đã nghiền ngẫm các tác phẩm của Marx – nhà tư tưởng của chế độ - để chuẩn bị nền móng cho cuộc hành trình chính trị lâu dài. Vẫn theo nhân chứng nói trên – trở thành giáo sư đại học sau này - vào thời điểm đó, ông Tập tin tưởng là các hậu duệ của những người lính làm nên Cách Mạng, chính là « những người kế thừa hợp pháp », « xứng đáng để lãnh đạo đất nước Trung Hoa ».
Tập Cận Bình khởi sự cuộc đời chính trị bằng các vị trí lãnh đạo tại địa phương, như Hà Bắc (Hebei), Phúc Kiến (Fujian), hay Chiết Giang (Zhejiang), nơi ông Tập bắt đầu lập ra phe cánh đầu tiên, trước khi trở thành ủy viên thường trực Bộ Chính Trị, cơ quan quyền lực tối cao.
« Dân chủ hóa » hay « bàn tay sắt » : Hai viễn cảnh trái ngược
Tính cách bí hiểm của Tập Cận Bình khiến các nhà quan sát đặt ra nhiều giả thuyết, về quyết sách của lãnh đạo Trung Quốc trong tương lai sắp tới hoàn toàn trái ngược nhau : Lợi dụng quyền lực tuyệt đối đang có, để mở cửa, tiếp tục công cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình và dân chủ hóa chính trị hay ngược lại, ưu tiên nắm đảng, để cai trị Trung Quốc bằng bàn tay sắt ?
Theo Le Figaro, nhiều chuyên gia cho rằng nhà chính trị 64 tuổi này sẽ khó lòng mở cửa hơn nữa nền kinh tế Trung Quốc, bởi điều này cũng có nghĩa là « làm suy yếu » uy quyền của đảng Cộng Sản.
Hiện tại, thông qua bộ máy tuyên truyền, Tập Cận Bình đã trở thành một người « rất được lòng dân tại Trung Quốc », với « lập trường cứng rắn về lãnh thổ, đáp ứng tình cảm dân tộc chủ nghĩa vốn có của đa số dân » Trung Quốc. Từ hàng nghìn năm nay đông đảo người Trung Quốc vốn tôn thờ những « lãnh đạo độc tài » có thể « giúp họ duy trì ảo tưởng » về sức mạnh Trung Hoa vĩ đại.
Theo nhà Hán học Jean Pierre Cabestan, ông Tập Cận Bình đã gây dựng hình ảnh của mình như một người gần gũi dân chúng, nhờ 7 năm trời sống tại một vùng quê nghèo khó, hẻo lánh tỉnh Thiểm Tây (Shaanxi), trong thời Cách Mạng Văn Hóa. Cùng lúc đó, lãnh đạo Trung Quốc không lưỡng lự thường xuyên khẳng định là người kế thừa Mao Trạch Đông, từ tư tưởng cho đến các biện pháp mà nhà độc tài từng sử dụng phổ biến trước đây, như hoạt động phê bình - tự phê bình trong đảng, sùng bái cá nhân lãnh đạo, hay thủ đoạn « thanh trừng nội bộ » nổi tiếng...
Việc chính quyền kiểm soát hình ảnh Tập Cận Bình đạt đến độ « nực cười », nhìn từ bên ngoài. Trên mạng internet, mọi gợi ý so sánh Tập Cận Bình với nhân vật hoạt hình nổi tiếng Winnie l’Ourson – với vẻ ngoài mũm mĩm giống lãnh đạo Trung Quốc - đều bị cấm chỉ.
Vẫn về chủ đề Tập Cận Bình, báo kinh tế Les Echos có bài điều tra dài đưa độc giả đến với ngôi làng Lương Gia Hà (Liangjiahe), tỉnh Thiểm Tây, nơi Tập Cận Bình đã trải qua « 7 năm trời quyết định ». Ngôi làng Lương Gia Hà giờ đây đã trở thành một địa điểm du lịch « đỏ » hàng đầu. Chính quyền quảng bá rầm rộ về sự thay đổi lớn của ngôi làng kể từ khi ông Tập đến đây.
« Bốn thách thức kinh tế » với Bắc Kinh
Les Echos hôm nay dành nhiều hồ sơ cho các thách thức của Trung Quốc trong thời gian tới. Bài « nhiều cải cách kinh tế còn phải được tiến hành », dẫn ý kiến nhiều chuyên gia, theo đó cho dù ông Tập Cận Bình tự khẳng định như người dẫn dắt các thay đổi, nhưng ông ta « đã không phải là nhà cải cách lớn mà nhiều người dự đoán cách đây 5 năm ».
Thách thức đầu tiên, được ví với « lưỡi gươm Damocles » lơ lửng đối với Trung Quốc đó là khoản nợ khổng lồ. Theo IFM, từ đây đến năm 2022, nợ Trung Quốc sẽ tăng từ 235% (năm 2016) đến 290% GDP, khiến quốc gia này « hết sức dễ tổn thương » trước bất cứ điều chỉnh kinh tế đột ngột nào. Những nỗ lực từ đầu năm đến nay của Bắc Kinh không mang lại kết quả.
Thách thức lớn thứ hai của Trung Quốc là lĩnh vực các doanh nghiệp Nhà Nước, « nợ đầm đìa và ít hiệu quả », cùng nạn sản xuất thừa, đặc biệt trong ngành than và thép. Đòi hỏi cải cách lĩnh vực kinh tế Nhà Nước vấp phải lợi ích của các tập đoàn lớn, đồng thời với việc Đảng muốn tăng cường vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Thách thức lớn thứ ba với đảng Cộng Sản Trung Quốc là đòi hỏi mở cửa thị trường nước này cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi một số lãnh đạo Trung Quốc hứa hẹn sẽ cải cách, quan điểm chính thống trong Đảng vẫn là duy trì sự kiểm soát của Đảng-Nhà Nước đối với nền kinh tế.
Thách thức lớn thứ tư được báo kinh tế Pháp nêu ra là việc đồng nhân dân tệ chậm trở thành một đồng tiền quốc tế. Cho dù đồng yuan đã được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF công nhận hồi năm ngoái (được kết nạp vào « Rổ tiền tệ » quốc tế SDR). Tuy nhiên cho đến nay đồng tiền của nền kinh tế thứ hai thế giới mới chỉ chiếm có 0,8% dự trữ ngoại tệ chính thức của các nền kinh tế.
Tập dựa vào Trump và những « trái lựu đạn đã rút chốt »
Về quan hệ quốc tế « kỷ nguyên Tập Cận Bình », Le Figaro có bài phân tích « Tập – kẻ chống Trump - đang đẩy tốt trên bàn cờ châu Á ». Bài viết điểm lại những bước lấn tới của Trung Quốc trong thời gian vừa qua ở khu vực Đông Nam Á, để từng bước một trở thành thế lực thống trị châu Á, từ việc gia tăng ảnh hưởng tại Lào, Cam Bốt, lôi kéo Philippines, - vốn là đối thủ trên bàn cờ Biển Đông, buộc Việt Nam phải ngừng thăm dò dầu mỏ tại một khu vực nằm ngay trong vùng thềm lục địa của nước này. Theo Le Figaro, lãnh đạo Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ bất ngờ từ tổng thống Mỹ Donald Trump, một người chủ trương bảo hộ mậu dịch.
Quan điểm nước Mỹ trên hết của ông Trump - gây khó cho các đồng minh và đối tác tại châu Á - chính là món quà vô giá đối với Bắc Kinh. Chiến thắng của ông Trump trong bầu cử tổng thống đã được báo chí Mỹ cách nay một năm gọi là thắng lợi của Bắc Kinh.
Ngay cả thái độ ngang ngạnh của « lãnh đạo Bắc Triều Tiên mập mạp » trong vấn đề hạt nhân, tuy gây khó khăn cho Trung Quốc, nhưng cũng làm lợi cho Bắc Kinh, khi « nhấn chìm » nhiều hồ sơ nóng bỏng khác, như thâm hụt thương mại, hay tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Theo Le Figaro, các hồ sơ này là « những trái lựu đạn được rút chốt », sẵn sàng phát nổ, trong chuyến công du tháng 11 tới của tổng thống Mỹ tới Trung Quốc. Dù sao, ông Tập Cận Bình vẫn có lợi thế trước một tổng thống Mỹ đang suy yếu. Trong bối cảnh này, lãnh đạo Bắc Kinh còn thời gian ba năm nữa (tức ba năm còn lại của nhiệm kỳ Donald Trump) để rảnh tay thu lợi về cho Trung Quốc.
Miến Điện : Hãy lên án tập đoàn quân sự, hơn là Suu Kyi !
Về thời sự châu Á, Le Monde dành một hồ sơ chính cho chủ đề « Đối với người Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi vẫn là người bảo đảm tiến trình dân chủ hóa », bài viết do đặc phái viên Bruno Philipe gửi về từ Rangoon.
Đặc phái viên Le Monde chia sẻ lo ngại của đa số các đối tác, ủng hộ tiến trình dân chủ hóa Miến Điện. Đó là kể từ đầu thảm họa người Rohingya đến nay, hầu hết các chỉ trích quốc tế đều nhắm vào lãnh đạo chính quyền dân sự Aung San Suu Kyi, bị lên án vì « im lặng » trước những đàn áp tàn khốc của quân đội nhắm vào sắc tộc thiểu số theo đạo Hồi.
Le Monde khẳng định : rất nhiều nhà ngoại giao và quan sát viên nước ngoài tại Rangun thủ đô kinh tế của Miến Điện, chung một nhận xét, đó là giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi cho đến nay vẫn là « phương tiện tốt nhất để bảo đảm cho một cuộc chuyển hóa sang dân chủ thực sự » đối với Miến Điện. « Gây áp lực duy nhất » lên Aung San Suu Kyi không phải là biện pháp đúng, đối tượng chính cần nhắm đến là tập đoàn quân sự Miến Điện, vốn vẫn đang đầy quyền lực.
Nhà nghiên cứu Pháp, chuyên về chính trị Miến Điện, Mael Reynaud, làm việc tại Rangun, nhấn mạnh là việc phương Tây liên tục tấn công bà Aung San Suu Kyi chỉ có lợi cho tập đoàn quân sự. Trong khi đó, tổng biên tập trang mạng độc lập Miến Điện Irrawaddy lưu ý là « những kẻ thù của chính phủ (dân sự) hiện nay, những người ủng hộ chế độ cũ, chỉ chờ một cơ hội nhỏ nhất để trở lại ».
Theo nhiều nhà hoạt động Miến Điện, tình hình tại chỗ phức tạp hơn nhiều so với những gì tại phương Tây người ta vẫn hình dung. Sắc tộc đa số Miến Điện - người Bamar đa số theo đạo Phật - phân hóa thành hai khối rõ rệt, khối bảo vệ quân đội chống lại chính phủ, và ngược lại. Rất nhiều người lo sợ là tình hình bất ổn tại bang Rakhine, bị « việc mô tả thiên lệch » trên trường quốc tế « làm trầm trọng thêm », « đưa đất nước trở lại thời kỳ đen tối của chế độ độc tài quân sự ».
Một nhà ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu khẩn thiết lưu ý : « trong bài phát biểu hôm 19/09, Aung San Suu Kyi đã kêu gọi chúng ta giúp đỡ… Dường như bà ấy đã van nài, hãy giúp tôi đứng vững, đừng làm suy yếu tôi thêm ».
Phim về Cách mạng Nga 1917 : Xét lại huyền thoại tháng 10
Trong lĩnh vực điện ảnh, một bộ phim được báo Pháp giới thiệu nhiều : « Năm 1917 từng có một cuộc cách mạng / 1917, il était une fois la révolution», công chiếu trên kênh truyền hình France 3, tối nay. « Huyền thoại tháng Mười được xét lại » là tựa bài Le Monde.
Một thông điệp chính của bộ phim, theo người dẫn chuyện, là « hậu thế chỉ nhớ về Cách mạng tháng 10, mà đã quên rằng từng có một Cách mạng tháng 2, có thể đưa nước Nga đến một tương lai khác ». « Cú đảo chính » – được gọi là Cách mạng tháng 10, không phải là « một biến cố tất yếu phải xảy ra », mà là một khả năng có thể tránh được.
Le Monde khen ngợi bộ phim tài liệu đã biết khôi phục lại sự phức tạp của lịch sử, thông qua cái nhìn vừa như một nhân chứng, vừa như một nhà phân tích của phóng viên Pháp Claude Anet, làm việc tại Nga trong những năm 1917-1920, cùng một số nhà quan sát đương thời. Claude Anet có mặt bên những người biểu tình vào đúng ngày 28 tháng Hai.
« 1917, il était une fois la révolution » mang lại một cái nhìn khác, so với quan điểm chính thống của các chính quyền cộng sản, về những đảo lộn « làm chuyển hướng lộ trình của nhân loại » thế kỷ XX.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20171018-giau-bai-den-cung-bi-quyet-thau-tom-quyen-luc-cua-tap
Geen opmerkingen:
Een reactie posten