Hoa Kỳ rút khỏi UNESCO
Trụ sở UNESCO tại Paris, 04/10/2017.REUTERS/Philippe Wojazer
Hoa Kỳ hôm nay 12/10/2017 chính thức thông báo với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) về việc rút khỏi định chế có trụ sở tại Paris, tố cáo UNESCO là « bài Do Thái ». Mỹ chỉ giữ lại tư cách quan sát viên.
Tổng giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova xác nhận: « Tôi đã nhận được văn bản chính thức từ ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, và tiếc nuối sâu sắc về quyết định rút lui của Hoa Kỳ ».
Bà thổ lộ: « Năm 2011, khi Mỹ loan báo ngưng đóng góp tài chính, tôi đã bày tỏ sự tin tưởng là UNESCO chưa bao giờ quan trọng đến như thế với nước Mỹ, và ngược lại. Sự thật này ngày nay lại còn rõ ràng hơn, vào lúc bạo lực cực đoan và khủng bố gia tăng. Cần phải có những lời đáp mới về lâu về dài, vì hòa bình và an ninh thế giới».
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 31/12/2018, theo quy định của UNESCO. Thông cáo viết : « Đây không phải là một quyết định bồng bột, mà phản ánh những quan ngại của Hoa Kỳ về những lạc hậu của tổ chức này, cũng như việc lập trường chống Do Thái dai dẳng, cần phải được cải cách về chiều sâu ».
Từ đầu tháng Bảy, Washington đã cho biết ý định xem xét lại mối liên hệ, sau khi UNESCO tuyên bố thành phố cổ Hébron tại vùng Cisjordanie bị chiếm đóng là « khu vực bảo tồn » của di sản thế giới. Quyết định này theo phía Mỹ là « đi ngược lại với lịch sử ». Tại Hébron hiện có 200.000 người Palestine sinh sống, và vài trăm người Do Thái cư ngụ gần khu thánh địa của cả Do Thái Giáo và Hồi Giáo.
Hoa Kỳ, đồng minh của Israel, đã ngưng đóng góp tài chính cho Tổ chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc từ năm 2011, sau khi UNESCO kết nạp Palestine. Tuy nhiên từ đó đến nay Mỹ tiếp tục tham gia hội đồng điều hành của tổ chức này, gồm 58 thành viên.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171012-hoa-ky-rut-lui-khoi-unesco
Bà thổ lộ: « Năm 2011, khi Mỹ loan báo ngưng đóng góp tài chính, tôi đã bày tỏ sự tin tưởng là UNESCO chưa bao giờ quan trọng đến như thế với nước Mỹ, và ngược lại. Sự thật này ngày nay lại còn rõ ràng hơn, vào lúc bạo lực cực đoan và khủng bố gia tăng. Cần phải có những lời đáp mới về lâu về dài, vì hòa bình và an ninh thế giới».
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 31/12/2018, theo quy định của UNESCO. Thông cáo viết : « Đây không phải là một quyết định bồng bột, mà phản ánh những quan ngại của Hoa Kỳ về những lạc hậu của tổ chức này, cũng như việc lập trường chống Do Thái dai dẳng, cần phải được cải cách về chiều sâu ».
Từ đầu tháng Bảy, Washington đã cho biết ý định xem xét lại mối liên hệ, sau khi UNESCO tuyên bố thành phố cổ Hébron tại vùng Cisjordanie bị chiếm đóng là « khu vực bảo tồn » của di sản thế giới. Quyết định này theo phía Mỹ là « đi ngược lại với lịch sử ». Tại Hébron hiện có 200.000 người Palestine sinh sống, và vài trăm người Do Thái cư ngụ gần khu thánh địa của cả Do Thái Giáo và Hồi Giáo.
Hoa Kỳ, đồng minh của Israel, đã ngưng đóng góp tài chính cho Tổ chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc từ năm 2011, sau khi UNESCO kết nạp Palestine. Tuy nhiên từ đó đến nay Mỹ tiếp tục tham gia hội đồng điều hành của tổ chức này, gồm 58 thành viên.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171012-hoa-ky-rut-lui-khoi-unesco
Nhật dọa cúp tài trợ cho UNESCO sau « vụ Nam Kinh »
Đài tưởng niệm vụ thảm sát Nam Kinh.Getty Images
Chính quyền Shinzo Abe ngày 13/10/2015 dọa chấm dứt việc tài trợ cho UNESCO để phản đối một quyết định mới đây của định chế này. Vào tuần trước UNESCO đã cho đăng ký các tài liệu liên quan đến vụ thảm sát Nam Kinh vào Hồ sơ Ký ức Thế giới.
Trước các nhà báo, Phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga xác định : « Chúng tôi kiên quyết yêu cầu tôn trọng sự minh bạch và công bằng để dự án giáo dục đó không bị sử dụng vì mục tiêu chính trị ».
Ông Suga đồng thời đe dọa : « Chúng tôi đang muốn xem xét lại mọi biện pháp có thể tiến hành, bao gồm cả việc đình chỉ phần đóng góp của Nhật Bản (cho UNESCO) ».
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, vào năm 2014, Tokyo đã đóng góp cho UNESCO 31 triệu đô la, tương đương với 10,8% ngân sách Nhật Bản dành cho Liên Hiệp Quốc.
Ngày 09/10/2015 Cơ quan văn hóa và khoa học của Liên Hiệp Quốc đã đồng ý với yêu cầu của Bắc Kinh, muốn quốc tế lưu lại các tài liệu ghi lại những vụ giết người và cưỡng hiếp hàng loạt mà quân đội Nhật Bản đã tiến hành khi chiếm được thành phố Nam Kinh tại Trung Quốc vào năm 1937.
Sự kiện gọi là vụ thảm sát Nam Kinh này là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm trong quan hệ thường xuyên căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Bắc Kinh luôn tố cáo Tokyo là không hối lỗi về hành vi tàn bạo của mình.
Phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản đã khẳng định rằng việc UNESCO bị chính trị hóa quả là « một vấn đề », và giải thích thêm là Tokyo có « ý kiến hoàn toàn khác với Trung Quốc » về vụ Nam Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151013-nhat-ban-doa-cup-tai-tro-cho-unesco
Ông Suga đồng thời đe dọa : « Chúng tôi đang muốn xem xét lại mọi biện pháp có thể tiến hành, bao gồm cả việc đình chỉ phần đóng góp của Nhật Bản (cho UNESCO) ».
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, vào năm 2014, Tokyo đã đóng góp cho UNESCO 31 triệu đô la, tương đương với 10,8% ngân sách Nhật Bản dành cho Liên Hiệp Quốc.
Ngày 09/10/2015 Cơ quan văn hóa và khoa học của Liên Hiệp Quốc đã đồng ý với yêu cầu của Bắc Kinh, muốn quốc tế lưu lại các tài liệu ghi lại những vụ giết người và cưỡng hiếp hàng loạt mà quân đội Nhật Bản đã tiến hành khi chiếm được thành phố Nam Kinh tại Trung Quốc vào năm 1937.
Sự kiện gọi là vụ thảm sát Nam Kinh này là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm trong quan hệ thường xuyên căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Bắc Kinh luôn tố cáo Tokyo là không hối lỗi về hành vi tàn bạo của mình.
Phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản đã khẳng định rằng việc UNESCO bị chính trị hóa quả là « một vấn đề », và giải thích thêm là Tokyo có « ý kiến hoàn toàn khác với Trung Quốc » về vụ Nam Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151013-nhat-ban-doa-cup-tai-tro-cho-unesco
Geen opmerkingen:
Een reactie posten