Vén màn bí mật 'tiền viện trợ' Trung Quốc
Các nhà nghiên cứu nước ngoài vừa công bố một bí mật nhà nước của Trung Quốc: số tiền Bắc Kinh viện trợ cho các nước khác.
Lần đầu tiên, một nhóm nghiên cứu nước ngoài công bố bảng dữ liệu ghi lại hầu hết số tiền viện trợ của Trung Quốc.Dẫn lại hơn 5.000 dự án ở 140 nước, trong đó có Việt Nam, họ cho thấy Trung Quốc đang cạnh tranh gắt gao với Mỹ về chuyện giúp đỡ nước ngoài.
Phòng nghiên cứu AidData tại College of William & Mary, bang Virginia, Hoa Kỳ, đã hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Harvard của Mỹ và Đại học Heidelberg của Đức.
Nhóm AidData tìm kiếm các dòng tiền từ Trung Quốc đến các nước, sử dụng các tin tức chính thống, tài liệu sứ quán, cũng như thông tin nợ nần, viện trợ của các nước.
Tiền chính phủ TQ tới Việt Nam bao nhiêu?
Sau thời gian công phu thâu gom dữ liệu, họ đưa ra bức tranh tương đối đầy đủ về dòng viện trợ quốc tế của Bắc Kinh.
Số liệu chính thức cho biết từ 2000 đến 2014, Trung Quốc tài trợ 4.300 dự án ở 140 nước, trị giá 354 tỉ đôla.
Trong cùng thời gian, tổng viện trợ của Mỹ là 394 tỉ đôla.
Nó cho thấy Mỹ và Trung Quốc phân phát số tiền gần bằng nhau trong giai đoạn 2000-2014. Nhưng hai nước phân phối tiền theo cách khác nhau.
93% viện trợ của Mỹ theo đúng định nghĩa truyền thống về viện trợ. Số tiền có mục đích giúp phát triển kinh tế và phúc lợi. Ít nhất một phần tư số tiền là cho không chứ không phải tiền cho vay.
Còn với Trung Quốc, chỉ có 21% có thể xem là viện trợ truyền thống. Đa số là các khoản vay thương mại mà sau này phải trả lại, có lãi suất, cho Bắc Kinh.
Mekong, dòng sông của 60 triệu người
Liệu Đảng có thể tự kiểm soát quyền lực?
Tiền dùng làm gì?
Nhóm nghiên cứu cũng nhận ra rằng khi Trung Quốc viện trợ truyền thống, các nước có lợi về kinh tế. Nghiên cứu của họ chứng minh rằng Trung Quốc cũng có thể điều hành các dự án viện trợ tốt như phương Tây.Theo nhóm nghiên cứu, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Trung Quốc giúp tăng trưởng kinh tế, còn dòng tiền chính thức khác (AidData dùng chữ tiếng Anh là Other Official Flows, gọi tắt OOF) thì không.
Họ thấy rằng mỗi năm Trung Quốc chi khoảng 5 tỉ đôla cho ODA, nhưng đa số tiền của Trung Quốc thực ra là ở dạng OOF, không đáp ứng tiêu chuẩn ODA và có thể bao gồm các dự án thương mại.
Brad Parks, từ AidData, nói: "Chúng tôi chứng tỏ các sự phân biệt này rất quan trọng."
"Chỉ có ODA của Trung Quốc là đem lại lợi ích tăng trưởng kinh tế cho nước nhận."
Cũng có bằng chứng rằng các khoản cho vay dễ dãi vô điều kiện của Trung Quốc lại tác động tới cả hệ thống cho vay toàn cầu.
Theo nhóm nghiên cứu, khi một nước châu Phi nhận hỗ trợ của Trung Quốc, World Bank cũng phải hạ thấp các điều kiện cho vay. Cụ thể, khi viện trợ Trung Quốc tăng 1%, thì World Bank cũng giảm đi 15% đòi hỏi liên quan giải phóng thị trường hay minh bạch kinh tế.
Cả Bắc Kinh và Washington thường dành tiền cho những nước ủng hộ họ tại Liên Hiệp Quốc.
Nhưng kinh tế cũng đóng vai trò chủ chốt cho Bắc Kinh. Nghiên cứu cho thấy Bắc Kinh thường chú trọng thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc, hay dành khoản vay với giá thị trường ở những nước mà Trung Quốc muốn họ phải trả lại tiền với lãi suất.
Dữ liệu cho thấy những nước nhận khoản vay giá thị trường của Trung Quốc thì không sa sút về kinh tế nhưng cũng không tăng trưởng kinh tế. Nhóm nghiên cứu lo ngại ngay cả điều này cũng có thể thay đổi sau 10, 15 năm nữa - khi mà những nước này mang nợ vì không đủ tiền trả lại cho Bắc Kinh.
Brad Parks, thuộc nhóm nghiên cứu, nói: "10, 15 năm nữa, họ có thể gặp cùng vấn đề giống như khi nhà tài trợ phương Tây gặp phải khi các khoản vay không được trả."
"Nếu việc đó xảy ra, có thể Bắc Kinh sẽ phải xem lại cách cấu trúc các khoản vay."
Geen opmerkingen:
Een reactie posten