Mỹ nhắc lại : Không chấp nhận Bắc Triều Tiên thành cường quốc hạt nhân
Ảnh minh họa : Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mattis (T) và Hàn Quốc, Song Young Moo, trả lời báo giới tại Bàn Môn Điếm, ngày 27/10/2017.Reuters
Căng thẳng giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí, hôm 28/10/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã cảnh cáo rằng Washington sẽ có đòn « đáp trả quân sự ồ ạt » nếu Bình Nhưỡng có bất kỳ động thái sử dụng vũ khí hạt nhân nào ; đồng thời nhắc lại rằng Hoa Kỳ không cho phép Bắc Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân.
Lời cảnh cáo đã được tướng James Mattis đưa ra trong cuộc họp báo chung cùng với đồng nhiệm Hàn Quốc Song Young Moo nhân một hội nghị quốc phòng thường niên Mỹ-Hàn tại Seoul, với chủ đề nổi cộm là hồ sơ Bắc Triều Tiên.
Theo hãng tin Pháp AFP, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã khẳng định rằng : « mọi cuộc tấn công nhằm vào Hoa Kỳ hoặc các đồng minh sẽ bị đánh bại », và « bất kỳ động thái sử dụng vũ khí hạt nhân nào của Bắc Triều Tiên sẽ phải hứng chịu một phản ứng đáp trả quân sự ồ ạt, hiệu quả và rộng khắp ».
Tuy vậy, ông James Mattis vẫn xác định rằng con đường ngoại giao vẫn là « lộ trình hành động được ưu tiên », cho dù cũng nhấn mạnh là ngoại giao chỉ có hiệu quả khi dựa trên một sức mạnh quân sự đáng tin cậy.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc tỏ thái độ cứng rắn khi tuyên bố : « Washington không chấp nhận một nước Bắc Triều Tiên (có vũ khí) hạt nhân ». Đối với tướng Mattis, ông không thấy được bất kỳ « điều kiện nào cho phép Hoa Kỳ chấp nhận Bắc Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân ».
Lên tiếng đe dọa đáp trả bằng quân sự nếu Bình Nhưỡng dùng đến vũ khí hạt nhân, nhưng bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ lại không chỉ rõ giới hạn chấp nhận được của hoạt động hạt nhân Bình Nhưỡng, để không châm ngòi cho một hành động đáp trả quân sự mạnh mẽ.
Hội nghị quốc phòng Mỹ-Hàn diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của tổng thống Donald Trump, dự kiến vào ngày 7-8/11 tới đây. Mọi quan sát quốc tế sẽ đổ dồn về thông điệp mà tổng thống Trump sẽ gửi đến chính quyền Bình Nhưỡng và nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171028-my-nhac-lai-khong-chap-nhan-bac-trieu-tien-thanh-cuong-quoc-hat-nhan
Theo hãng tin Pháp AFP, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã khẳng định rằng : « mọi cuộc tấn công nhằm vào Hoa Kỳ hoặc các đồng minh sẽ bị đánh bại », và « bất kỳ động thái sử dụng vũ khí hạt nhân nào của Bắc Triều Tiên sẽ phải hứng chịu một phản ứng đáp trả quân sự ồ ạt, hiệu quả và rộng khắp ».
Tuy vậy, ông James Mattis vẫn xác định rằng con đường ngoại giao vẫn là « lộ trình hành động được ưu tiên », cho dù cũng nhấn mạnh là ngoại giao chỉ có hiệu quả khi dựa trên một sức mạnh quân sự đáng tin cậy.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc tỏ thái độ cứng rắn khi tuyên bố : « Washington không chấp nhận một nước Bắc Triều Tiên (có vũ khí) hạt nhân ». Đối với tướng Mattis, ông không thấy được bất kỳ « điều kiện nào cho phép Hoa Kỳ chấp nhận Bắc Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân ».
Lên tiếng đe dọa đáp trả bằng quân sự nếu Bình Nhưỡng dùng đến vũ khí hạt nhân, nhưng bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ lại không chỉ rõ giới hạn chấp nhận được của hoạt động hạt nhân Bình Nhưỡng, để không châm ngòi cho một hành động đáp trả quân sự mạnh mẽ.
Hội nghị quốc phòng Mỹ-Hàn diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của tổng thống Donald Trump, dự kiến vào ngày 7-8/11 tới đây. Mọi quan sát quốc tế sẽ đổ dồn về thông điệp mà tổng thống Trump sẽ gửi đến chính quyền Bình Nhưỡng và nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171028-my-nhac-lai-khong-chap-nhan-bac-trieu-tien-thanh-cuong-quoc-hat-nhan
Bộ trưởng Mattis : Mỹ không theo đuổi mục tiêu "chiến tranh" với Bắc Triều Tiên
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis và đồng nhiệm Hàn Quốc Song Young Moo tại Khu Vực Phi Quân Sự, DMZ, biên giới hai nước Triều Tiên, ngày 27/10/2017.REUTERS/Phil Stewart
Có mặt tại Khu Vực Phi Quân Sự, DMZ, sát biên giới hai nước Triều Tiên, ngày 27/10/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis tuyên bố "hành động khiêu khích của chế độ Kim Jong Un là một mối đe dọa đối với an ninh khu vực", tuy nhiên Hoa Kỳ không theo đuổi mục đích chiến tranh mà vẫn thiên về giải pháp ngoại giao.
Lần đầu tiên có mặt tại vùng DMZ với tư cách bộ trưởng Quốc Phòng, tướng Mattis nhấn mạnh đến quyết tâm của Washington bảo đảm an ninh cho đồng minh lâu đời là Hàn Quốc và mục tiêu của Mỹ luôn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Sau khi dự hội nghị an ninh tại Philippines với các đồng nhiệm Đông Nam Á hôm đầu tuần, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Seoul trong khuôn khổ cuộc họp thường niên với đồng cấp Hàn Quốc, Song Yong Moo, mở ra vào thứ Bảy 28/10.
Sự có mặt của bộ trưởng Mattis tại Seoul diễn ra trong bối cảnh tuần tới tổng thống Donald Trump chính thức công du Hàn Quốc trong hai ngày 7 và 8/11/2017.
Về phía Seoul, theo tiết lộ của nhật báo tài chính Mỹ, The Wall Street Journal, một lần nữa chính quyền Hàn Quốc đòi được quyền tự định đoạt về mặt quân sự trong trường hợp nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng theo nhiều quan chức Hoa Kỳ, Washington cho rằng Seoul còn chưa "sẵn sàng". Hiện vẫn có hơn 28.000 lính Mỹ hiện diện trên bán đảo Triều Tiên.
Thêm 7 quan chức Bắc Triều Tiên bị Mỹ trừng phạt
Cũng về Mỹ và Bắc Triều Tiên, bộ trưởng Tài Chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin, ngày 26/10, thông báo vừa ban hành thêm các biện pháp trừng phạt nhắm vào 7 quan chức và ba doanh nghiệp Bắc Triều Tiên với lý do "vi phạm trắng trợn" nhân quyền.
Tất cả bị Washington quy trách nhiệm trong các vụ sát hại, tra tấn và cưỡng bức lao động một số người Bắc Triều Tiên đào thoát khỏi chế độ Bình Nhưỡng và xin tị nạn ở nước ngoài.
Trong số những người bị chính quyền Mỹ trừng phạt bao gồm các quan chức trong quân đội, hay các tay môi giới tài chính của chế độ Bình Nhưỡng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171027-bo-truong-mattis-my-khong-theo-duoi-muc-tieu-chien-tranh-voi-bac-trieu-tien
Sau khi dự hội nghị an ninh tại Philippines với các đồng nhiệm Đông Nam Á hôm đầu tuần, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Seoul trong khuôn khổ cuộc họp thường niên với đồng cấp Hàn Quốc, Song Yong Moo, mở ra vào thứ Bảy 28/10.
Sự có mặt của bộ trưởng Mattis tại Seoul diễn ra trong bối cảnh tuần tới tổng thống Donald Trump chính thức công du Hàn Quốc trong hai ngày 7 và 8/11/2017.
Về phía Seoul, theo tiết lộ của nhật báo tài chính Mỹ, The Wall Street Journal, một lần nữa chính quyền Hàn Quốc đòi được quyền tự định đoạt về mặt quân sự trong trường hợp nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng theo nhiều quan chức Hoa Kỳ, Washington cho rằng Seoul còn chưa "sẵn sàng". Hiện vẫn có hơn 28.000 lính Mỹ hiện diện trên bán đảo Triều Tiên.
Thêm 7 quan chức Bắc Triều Tiên bị Mỹ trừng phạt
Cũng về Mỹ và Bắc Triều Tiên, bộ trưởng Tài Chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin, ngày 26/10, thông báo vừa ban hành thêm các biện pháp trừng phạt nhắm vào 7 quan chức và ba doanh nghiệp Bắc Triều Tiên với lý do "vi phạm trắng trợn" nhân quyền.
Tất cả bị Washington quy trách nhiệm trong các vụ sát hại, tra tấn và cưỡng bức lao động một số người Bắc Triều Tiên đào thoát khỏi chế độ Bình Nhưỡng và xin tị nạn ở nước ngoài.
Trong số những người bị chính quyền Mỹ trừng phạt bao gồm các quan chức trong quân đội, hay các tay môi giới tài chính của chế độ Bình Nhưỡng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171027-bo-truong-mattis-my-khong-theo-duoi-muc-tieu-chien-tranh-voi-bac-trieu-tien
Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Mỹ đe dọa, Hàn Quốc trả tiền
Một máy bay ném bom B-1B Lancer xuất phát từ căn cứ không quân Andersen, tại Guam, để diễn tập chung với chiến đấu cơ Nhật Bản, Hàn Quốc tại khu vực gần biển Nhật Bản, ngày 10/10/2017.Joshua Smoot/U.S. Air Force/Handout via REUTERS
Từ tầu sân bay đến tầu ngầm nguyên tử, từ máy bay ném bom chiến lược đến chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, Hoa Kỳ đã điều động một khối lượng kinh ngạc các loại vũ khí tối tân đến gần bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chi vài tỉ đô la để kìm hãm « Rocket Man » Kim Jong Un chừng nào Bắc Triều Tiên còn « chưa hành xử phải phép » theo nhà lãnh đạo Mỹ.
Theo trang mạng Sputnik tiếng Pháp của Nga (24/10/2017), không phải nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên phải thanh toán những chi phí này, mà chính là nước láng giềng Hàn Quốc. Sự bảo vệ của Washington đáng giá bao nhiêu ? Và Hoa Kỳ tìm cách khai thác tài chính cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên như thế nào ? Đây là những câu hỏi được Sputnik đặt ra trong bài viết : « Đe dọa Bình Nhưỡng : Với giá nào ? Và ai thanh toán ? ». RFI tiếng Việt xin giới thiệu quan điểm của trang Sputnik.
*
Trước hết, trang Sputnik nêu con số thẩm định của tạp chí kinh tế Hàn Quốc Hanguk Kyongje, theo đó, các loại vũ khí của Hoa Kỳ tham gia vào loạt tập trận trên bán đảo Triều Tiên vào tháng 10/2017 có giá trị khoảng 13 tỉ đô la. Nếu tính cả số trang thiết bị được sử dụng, nhưng không được nhắc đến vì lý do an ninh, con số này còn có thể lên đến 17 tỉ đô la. Chỉ tính riêng một tầu sân bay lớp Nimitz đã có giá gần 4,5 tỉ đô la, trong khi đó, có đến hai tầu sân bay tham gia các cuộc tập trận trên : Tầu Ronald Reagan (CVN-76), vừa kết thúc vào thứ Sáu 20/10 giai đoạn tập trận tích cực trong vùng biển Triều Tiên ; và tầu Theodore Roosevelt (CVN-71) sắp sửa lên đường đến Trung Đông. Ngoài ra, chi phí cho mỗi ngày di chuyển của một chiếc tầu sân bay tiêu tốn khoảng 2,5 triệu đô la trong Ngân Khố Hoa Kỳ, tương đương với 10 chiếc xe Mercedes-Benz lớp S-classe.
Theo các nhà phân tích Hàn Quốc, sự tập trung khối lượng trang thiết bị quân sự như vậy dĩ nhiên gây được tác động răn đe đối với Bắc Triều Tiên. Đúng là kho vũ khí của Mỹ là một mối đe dọa chết người đối với Bình Nhưỡng trong trường hợp bùng nổ hoạt động quân sự. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và đồng nhiệm Mỹ Donald Trump đã đồng thuận triển khai luân phiên các trang thiết bị vũ khí chiến lược của Mỹ tại Hàn Quốc. Từ nay đến cuối năm 2017, nhiều chiến đấu cơ F-22 (trị giá khoảng 170 triệu đô la/chiếc) và F-35B (trị giá ít nhất 85 triệu đô la/chiếc) sẽ cất cánh từ các căn cứ quân sự Nhật Bản. Tương tự, máy bay ném bom B-1B (300 triệu đô la/chiếc) sẽ bay thường xuyên hơn, so với khoảng 2 lần mỗi tháng đã được tiến hành từ mùa hè này. Các bên liên quan cũng dự kiến tăng thêm số lần cập cảng của các tầu sân bay và tầu ngầm nguyên tử (có giá từ 1,3-1,7 tỉ đô la/chiếc).
Tất cả đều có vẻ rất tốn kém. Nhưng đây không phải là vấn đề của Hoa Kỳ vì, theo trang Sputnik, Washington biết phải gửi hóa đơn thanh toán cho ai.
Seoul sẽ phải mở hầu bao
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, nhà tỉ phú Donald Trump đã định rõ lập trường liên quan đến việc các nước đồng minh của Mỹ phải tăng chi phí quốc phòng. Dù còn hơn một năm nữa mới hết hạn thỏa thuận hiện hành về việc chia sẻ chi phí, nhưng tổng thống Donald Trump dường như không có ý định chờ đợi và vấn đề này sẽ được nêu ra trong thượng đỉnh Mỹ-Hàn diễn ra vào ngày 07 và 08/11/2017.
Theo các thỏa thuận còn hiệu lực, Hàn Quốc đóng góp gần 840 triệu đô la để duy trì các đội quân Mỹ trong năm 2017. Năm 2018, khoản tiền này chỉ có thể tăng thêm theo tỉ lệ lạm phát được dự báo, có nghĩa là sẽ không vượt thêm quá 2%. Nhưng con số này chắc chắn không phù hợp với những yêu cầu từ phía Mỹ.
Vào cuối tháng 04/2017, ông Donald Trump từng tuyên bố muốn nhận được 1 tỉ đô la từ phía Hàn Quốc để triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Một tháng sau, ông Dick Durbin, người giám sát ngân sách quốc phòng của Thượng Viện Mỹ, đã gặp tổng thống Moon Jae In và không úp mở nói rằng nên triển khai thêm nhiều hệ thống THAAD để bảo đảm hoàn toàn an ninh cho Hàn Quốc. Hiện giờ thêm vào danh sách vũ khí đạn đạo mà « Seoul phải thanh toán » còn có một gói vũ khí chiến lược mới trị giá vài chục tỉ đô la.
Tuy nhiên, theo thỏa thuận còn hiệu lực, số tiền đóng góp của Seoul chỉ có thể được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự cần thiết, cung cấp đạn dược và lương thực, cũng như chi phí cho nhân sự Hàn Quốc làm việc tại các căn cứ của Mỹ. Còn tất cả những chi phí khác dành cho việc duy trì đội quân Mỹ tại Hàn Quốc là do Washington chịu trách nhiệm.
Việc chia sẻ chi phí từng được Hoa Kỳ đưa ra thảo luận lại dưới thời tổng thống Barack Obama. Tổng thống đương nhiệm Donald Trump cũng yêu cầu xem xét lại « thỏa thuận tồi » này, đồng thời đe dọa giảm bớt cam kết từ phía Mỹ trong việc đảm bảo an ninh cho đồng minh châu Á trong trường hợp ngược lại.
Thanh toán hay là thua
Về mặt chính thức, theo thỏa thuận được các nhà lãnh đạo hai nước ký vào năm 2008, lực lượng quân sự Mỹ đóng tại Hàn Quốc có 28.500 người. Và nếu Seoul hoàn toàn từ chối thanh toán, Washington có thể giảm bớt các đội quân của mình. Một vài trường hợp đã xảy ra trong quá khứ.
Khi lên nắm quyền ở Mỹ, các tổng thống Nixon và Carter từng hứa hẹn đưa quân Mỹ từ Hàn Quốc về. Sau đó, cả hai đều từ bỏ ý định rút quân hoàn toàn. Tuy nhiên, dưới thời Nixon đã có một đợt rút quân đáng kể : Đó là vào năm 1971, sư đoàn lục quân 7 của Mỹ gồm khoảng 20.000 người đã trở về Hoa Kỳ. Đáp lại phản đối của tổng thống Hàn Quốc lúc đó là Park Chung Hee, cáo buộc Washington vi phạm thỏa thuận về quốc phòng hỗ tương, Hoa Kỳ vẫn chấp nhận cấp cho Hàn Quốc một khoản hỗ trợ quân sự và các khoản vay để phát triển quân đội quốc gia với tổng số tiền là 1,5 tỉ đô la (tương đương với 9,1 tỉ đô la theo trị giá năm 2017). Tuy nhiên, đến thời tổng thống George H. W. Bush, trong hai năm 1991-1992, quân số Mỹ tại Hàn Quốc bị rút xuống còn 13.000 người. Lần này, Seoul chẳng nhận được gì và thậm chí còn cam kết chịu trách nhiệm một phần chi phí cho việc duy trì số quân còn lại.
Dù Hàn Quốc mạnh gấp 30 lần so với Bắc Triều Tiên về mặt kinh tế và sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại hơn, nhưng vẫn khó tin rằng Seoul sẽ nhanh chóng thắng được Bình Nhưỡng nếu không có sự hỗ trợ của lực lượng Mỹ. Và nếu Hàn Quốc không đồng ý với Nhà Trắng về việc triển khai hệ thống THAAD và một số biện pháp đòi hỏi nhằm đảm bảo an ninh cho Mỹ và các đội quân Mỹ đồn trú trong vùng, tổng thống Donald Trump có thể sẽ đưa ra những phản kháng quyết định. Căn cứ theo kinh nghiệm ở miền Nam Việt Nam, lập trường của nhà lãnh đạo Mỹ có nguy cơ gây ra tổn thất nặng nề.
Dù sao, một kịch bản như vậy cũng không phải là điều Hoa Kỳ muốn, vì thế Washington chắc chắn sẽ sử dụng những biện pháp khác để bù cho các tổn thất, ví dụ một thương vụ mua vũ khí nửa tình nguyện nửa ép buộc.
Cái giá của phòng thủ
Theo tính toán của Viện Nghiên cứu Hòa Bình Quốc Tế tại Stockholm (SIPRI), Hàn Quốc nằm trong danh sách 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự lớn nhất thế giới năm 2016 với 36,8 tỉ đô la. Là nước xuất khẩu vũ khí lớn (năm 2016, Hàn Quốc thậm chí đã vượt qua Ukraina để đứng vị trí thứ 9 trong danh sách của SIPRI), Hàn Quốc cũng xuất hiện trong số các nước nhập khẩu lớn nhất, chỉ đứng sau Ai Cập, Irak, Ấn Độ, Algeria và Ả Rập Xê Út. Và dĩ nhiên, phần lớn vũ khí mà Hàn Quốc mua từ nước ngoài đều có xuất xứ từ Hoa Kỳ.
Theo bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, trong 10 năm gần đây, Seoul đã chi 32 tỉ đô la để mua vũ khí của Mỹ. Chỉ riêng năm 2014, Hàn Quốc đã ký một hợp đồng mua 40 chiến đấu cơ F-35A với giá trị kỷ lục là 6,5 tỉ đô la (160 triệu đô la/chiếc). Tổng thống Moon Jae In đang tính đến việc tự đóng tầu ngầm nguyên tử, điều này không chỉ cần đến sự tham gia của các công ty Mỹ, mà còn cần sự cho phép chính thức của Washington để xử lý nhiên liệu hạt nhân dành cho các động cơ tầu ngầm nguyên tử.
Hiện tại, Hoa Kỳ bỏ qua khả năng đưa vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ trở lại Hàn Quốc, điều mà theo đối lập với chính quyền tổng thống Moon, lẽ ra là một yếu tố răn đe đáng tin cậy trước Bắc Triều Tiên và ít tốn kém hơn. Tương tự, Hoa Kỳ cũng không nghiên cứu những giải pháp ngoại giao thực sự để giải quyết các vấn đề tích trữ lâu nay thông qua con đường đàm phán.
Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán sắp tới với Hoa Kỳ về vấn đề chi phí cho quốc phòng. Hiện tại, người ta vẫn chưa biết Washington sẽ đề xuất kế hoạch nào và Seoul sẽ sẵn sàng chấp nhận kế hoạch đó ở chừng mực nào, nhưng một điều rõ ràng là các cuộc đàm phán sẽ không dễ dàng gì. Vì Kim Jong Un, bị dồn vào chân tường, có thể sẽ trở nên quá tốn kém cho các nước đồng minh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171027-hat-nhan-bac-trieu-tien-my-de-doa-han-quoc-tra-tien
*
Trước hết, trang Sputnik nêu con số thẩm định của tạp chí kinh tế Hàn Quốc Hanguk Kyongje, theo đó, các loại vũ khí của Hoa Kỳ tham gia vào loạt tập trận trên bán đảo Triều Tiên vào tháng 10/2017 có giá trị khoảng 13 tỉ đô la. Nếu tính cả số trang thiết bị được sử dụng, nhưng không được nhắc đến vì lý do an ninh, con số này còn có thể lên đến 17 tỉ đô la. Chỉ tính riêng một tầu sân bay lớp Nimitz đã có giá gần 4,5 tỉ đô la, trong khi đó, có đến hai tầu sân bay tham gia các cuộc tập trận trên : Tầu Ronald Reagan (CVN-76), vừa kết thúc vào thứ Sáu 20/10 giai đoạn tập trận tích cực trong vùng biển Triều Tiên ; và tầu Theodore Roosevelt (CVN-71) sắp sửa lên đường đến Trung Đông. Ngoài ra, chi phí cho mỗi ngày di chuyển của một chiếc tầu sân bay tiêu tốn khoảng 2,5 triệu đô la trong Ngân Khố Hoa Kỳ, tương đương với 10 chiếc xe Mercedes-Benz lớp S-classe.
Theo các nhà phân tích Hàn Quốc, sự tập trung khối lượng trang thiết bị quân sự như vậy dĩ nhiên gây được tác động răn đe đối với Bắc Triều Tiên. Đúng là kho vũ khí của Mỹ là một mối đe dọa chết người đối với Bình Nhưỡng trong trường hợp bùng nổ hoạt động quân sự. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và đồng nhiệm Mỹ Donald Trump đã đồng thuận triển khai luân phiên các trang thiết bị vũ khí chiến lược của Mỹ tại Hàn Quốc. Từ nay đến cuối năm 2017, nhiều chiến đấu cơ F-22 (trị giá khoảng 170 triệu đô la/chiếc) và F-35B (trị giá ít nhất 85 triệu đô la/chiếc) sẽ cất cánh từ các căn cứ quân sự Nhật Bản. Tương tự, máy bay ném bom B-1B (300 triệu đô la/chiếc) sẽ bay thường xuyên hơn, so với khoảng 2 lần mỗi tháng đã được tiến hành từ mùa hè này. Các bên liên quan cũng dự kiến tăng thêm số lần cập cảng của các tầu sân bay và tầu ngầm nguyên tử (có giá từ 1,3-1,7 tỉ đô la/chiếc).
Tất cả đều có vẻ rất tốn kém. Nhưng đây không phải là vấn đề của Hoa Kỳ vì, theo trang Sputnik, Washington biết phải gửi hóa đơn thanh toán cho ai.
Seoul sẽ phải mở hầu bao
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, nhà tỉ phú Donald Trump đã định rõ lập trường liên quan đến việc các nước đồng minh của Mỹ phải tăng chi phí quốc phòng. Dù còn hơn một năm nữa mới hết hạn thỏa thuận hiện hành về việc chia sẻ chi phí, nhưng tổng thống Donald Trump dường như không có ý định chờ đợi và vấn đề này sẽ được nêu ra trong thượng đỉnh Mỹ-Hàn diễn ra vào ngày 07 và 08/11/2017.
Theo các thỏa thuận còn hiệu lực, Hàn Quốc đóng góp gần 840 triệu đô la để duy trì các đội quân Mỹ trong năm 2017. Năm 2018, khoản tiền này chỉ có thể tăng thêm theo tỉ lệ lạm phát được dự báo, có nghĩa là sẽ không vượt thêm quá 2%. Nhưng con số này chắc chắn không phù hợp với những yêu cầu từ phía Mỹ.
Vào cuối tháng 04/2017, ông Donald Trump từng tuyên bố muốn nhận được 1 tỉ đô la từ phía Hàn Quốc để triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Một tháng sau, ông Dick Durbin, người giám sát ngân sách quốc phòng của Thượng Viện Mỹ, đã gặp tổng thống Moon Jae In và không úp mở nói rằng nên triển khai thêm nhiều hệ thống THAAD để bảo đảm hoàn toàn an ninh cho Hàn Quốc. Hiện giờ thêm vào danh sách vũ khí đạn đạo mà « Seoul phải thanh toán » còn có một gói vũ khí chiến lược mới trị giá vài chục tỉ đô la.
Tuy nhiên, theo thỏa thuận còn hiệu lực, số tiền đóng góp của Seoul chỉ có thể được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự cần thiết, cung cấp đạn dược và lương thực, cũng như chi phí cho nhân sự Hàn Quốc làm việc tại các căn cứ của Mỹ. Còn tất cả những chi phí khác dành cho việc duy trì đội quân Mỹ tại Hàn Quốc là do Washington chịu trách nhiệm.
Việc chia sẻ chi phí từng được Hoa Kỳ đưa ra thảo luận lại dưới thời tổng thống Barack Obama. Tổng thống đương nhiệm Donald Trump cũng yêu cầu xem xét lại « thỏa thuận tồi » này, đồng thời đe dọa giảm bớt cam kết từ phía Mỹ trong việc đảm bảo an ninh cho đồng minh châu Á trong trường hợp ngược lại.
Thanh toán hay là thua
Về mặt chính thức, theo thỏa thuận được các nhà lãnh đạo hai nước ký vào năm 2008, lực lượng quân sự Mỹ đóng tại Hàn Quốc có 28.500 người. Và nếu Seoul hoàn toàn từ chối thanh toán, Washington có thể giảm bớt các đội quân của mình. Một vài trường hợp đã xảy ra trong quá khứ.
Khi lên nắm quyền ở Mỹ, các tổng thống Nixon và Carter từng hứa hẹn đưa quân Mỹ từ Hàn Quốc về. Sau đó, cả hai đều từ bỏ ý định rút quân hoàn toàn. Tuy nhiên, dưới thời Nixon đã có một đợt rút quân đáng kể : Đó là vào năm 1971, sư đoàn lục quân 7 của Mỹ gồm khoảng 20.000 người đã trở về Hoa Kỳ. Đáp lại phản đối của tổng thống Hàn Quốc lúc đó là Park Chung Hee, cáo buộc Washington vi phạm thỏa thuận về quốc phòng hỗ tương, Hoa Kỳ vẫn chấp nhận cấp cho Hàn Quốc một khoản hỗ trợ quân sự và các khoản vay để phát triển quân đội quốc gia với tổng số tiền là 1,5 tỉ đô la (tương đương với 9,1 tỉ đô la theo trị giá năm 2017). Tuy nhiên, đến thời tổng thống George H. W. Bush, trong hai năm 1991-1992, quân số Mỹ tại Hàn Quốc bị rút xuống còn 13.000 người. Lần này, Seoul chẳng nhận được gì và thậm chí còn cam kết chịu trách nhiệm một phần chi phí cho việc duy trì số quân còn lại.
Dù Hàn Quốc mạnh gấp 30 lần so với Bắc Triều Tiên về mặt kinh tế và sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại hơn, nhưng vẫn khó tin rằng Seoul sẽ nhanh chóng thắng được Bình Nhưỡng nếu không có sự hỗ trợ của lực lượng Mỹ. Và nếu Hàn Quốc không đồng ý với Nhà Trắng về việc triển khai hệ thống THAAD và một số biện pháp đòi hỏi nhằm đảm bảo an ninh cho Mỹ và các đội quân Mỹ đồn trú trong vùng, tổng thống Donald Trump có thể sẽ đưa ra những phản kháng quyết định. Căn cứ theo kinh nghiệm ở miền Nam Việt Nam, lập trường của nhà lãnh đạo Mỹ có nguy cơ gây ra tổn thất nặng nề.
Dù sao, một kịch bản như vậy cũng không phải là điều Hoa Kỳ muốn, vì thế Washington chắc chắn sẽ sử dụng những biện pháp khác để bù cho các tổn thất, ví dụ một thương vụ mua vũ khí nửa tình nguyện nửa ép buộc.
Cái giá của phòng thủ
Theo tính toán của Viện Nghiên cứu Hòa Bình Quốc Tế tại Stockholm (SIPRI), Hàn Quốc nằm trong danh sách 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự lớn nhất thế giới năm 2016 với 36,8 tỉ đô la. Là nước xuất khẩu vũ khí lớn (năm 2016, Hàn Quốc thậm chí đã vượt qua Ukraina để đứng vị trí thứ 9 trong danh sách của SIPRI), Hàn Quốc cũng xuất hiện trong số các nước nhập khẩu lớn nhất, chỉ đứng sau Ai Cập, Irak, Ấn Độ, Algeria và Ả Rập Xê Út. Và dĩ nhiên, phần lớn vũ khí mà Hàn Quốc mua từ nước ngoài đều có xuất xứ từ Hoa Kỳ.
Theo bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, trong 10 năm gần đây, Seoul đã chi 32 tỉ đô la để mua vũ khí của Mỹ. Chỉ riêng năm 2014, Hàn Quốc đã ký một hợp đồng mua 40 chiến đấu cơ F-35A với giá trị kỷ lục là 6,5 tỉ đô la (160 triệu đô la/chiếc). Tổng thống Moon Jae In đang tính đến việc tự đóng tầu ngầm nguyên tử, điều này không chỉ cần đến sự tham gia của các công ty Mỹ, mà còn cần sự cho phép chính thức của Washington để xử lý nhiên liệu hạt nhân dành cho các động cơ tầu ngầm nguyên tử.
Hiện tại, Hoa Kỳ bỏ qua khả năng đưa vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ trở lại Hàn Quốc, điều mà theo đối lập với chính quyền tổng thống Moon, lẽ ra là một yếu tố răn đe đáng tin cậy trước Bắc Triều Tiên và ít tốn kém hơn. Tương tự, Hoa Kỳ cũng không nghiên cứu những giải pháp ngoại giao thực sự để giải quyết các vấn đề tích trữ lâu nay thông qua con đường đàm phán.
Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán sắp tới với Hoa Kỳ về vấn đề chi phí cho quốc phòng. Hiện tại, người ta vẫn chưa biết Washington sẽ đề xuất kế hoạch nào và Seoul sẽ sẵn sàng chấp nhận kế hoạch đó ở chừng mực nào, nhưng một điều rõ ràng là các cuộc đàm phán sẽ không dễ dàng gì. Vì Kim Jong Un, bị dồn vào chân tường, có thể sẽ trở nên quá tốn kém cho các nước đồng minh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171027-hat-nhan-bac-trieu-tien-my-de-doa-han-quoc-tra-tien
Geen opmerkingen:
Een reactie posten