Trung Quốc xây hệ thống quan sát dưới nước ở Biển Đông
Bản đồ Biển Đông. Ảnh minh họa.Wikimedia
Trung Quốc có kế hoạch xây một hệ thống quan sát khổng lồ dưới nước, bao phủ vùng Biển Đông và biển Hoa Đông, theo tin của báo chí Hồng Kông ngày 29/05/2017.
Tờ South China Morning Post cho biết, với kinh phí lên tới 2 tỷ nhân dân tệ ( gần 300 triệu đôla ), được xây dựng trong vòng 5 năm, hệ thống quan trắc đáy biển này dự kiến cung cấp thông tin về điều kiện môi trường và các hoạt động dưới đáy biển, trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện ở cả hai vùng biển nói trên.
Theo tin của đài truyền hình CCTV, Bắc Kinh gần đây đã phê duyệt kế hoạch này. Một trung tâm dữ liệu cũng sẽ được xây dựng tại Thượng Hải để theo dõi và lưu trữ các thông tin hóa học, sinh học và địa chất thu thập được từ các hệ thống quan trắc dưới nước.
Các hệ thống quan trắc dưới biển sẽ giúp Trung Quốc đạt bước tiến trong nghiên cứu khoa học, phòng chống thiên tai, mà còn giúp bảo vệ an ninh an ninh quốc gia, theo đài CCTV.
Nhật báo The South China Morning Post, trích lời giảng viên Trường Khoa Học Hàng Hải và Địa Cầu thuộc Đại Học Đồng Tế-Thượng Hải, cho biết dữ liệu thu thập sẽ được chuyển cho các cơ quan chính phủ khác để thăm dò các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lợi ích biển và an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Theo nhật báo Hồng Kông, kế hoạch nói trên của Trung Quốc sẽ gây quan ngại cho các nước láng giềng vào lúc Bắc Kinh đang tiếp tục củng cố sự hiện diện dân sự và quân sự ở Biển Đông. Do bao phủ luôn cả biển Hoa Đông, hệ thống quan sát dưới biển của Trung Quốc chắc cũng sẽ gây phản ứng giận dữ từ Nhật Bản, hiện đang tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở vùng biển này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170530-trung-quoc-xay-he-thong-quan-sat-duoi-nuoc-o-bien-dong
Theo tin của đài truyền hình CCTV, Bắc Kinh gần đây đã phê duyệt kế hoạch này. Một trung tâm dữ liệu cũng sẽ được xây dựng tại Thượng Hải để theo dõi và lưu trữ các thông tin hóa học, sinh học và địa chất thu thập được từ các hệ thống quan trắc dưới nước.
Các hệ thống quan trắc dưới biển sẽ giúp Trung Quốc đạt bước tiến trong nghiên cứu khoa học, phòng chống thiên tai, mà còn giúp bảo vệ an ninh an ninh quốc gia, theo đài CCTV.
Nhật báo The South China Morning Post, trích lời giảng viên Trường Khoa Học Hàng Hải và Địa Cầu thuộc Đại Học Đồng Tế-Thượng Hải, cho biết dữ liệu thu thập sẽ được chuyển cho các cơ quan chính phủ khác để thăm dò các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lợi ích biển và an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Theo nhật báo Hồng Kông, kế hoạch nói trên của Trung Quốc sẽ gây quan ngại cho các nước láng giềng vào lúc Bắc Kinh đang tiếp tục củng cố sự hiện diện dân sự và quân sự ở Biển Đông. Do bao phủ luôn cả biển Hoa Đông, hệ thống quan sát dưới biển của Trung Quốc chắc cũng sẽ gây phản ứng giận dữ từ Nhật Bản, hiện đang tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở vùng biển này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170530-trung-quoc-xay-he-thong-quan-sat-duoi-nuoc-o-bien-dong
Hệ thống quan sát dưới biển của Trung Quốc cũng nhằm theo dõi tàu ngầm
Ảnh minh họa : Tàu ngầm Trung Quốc lớp Tống (wikipedia.org)
Trung Quốc vừa thông qua kế hoạch xây một hệ thống quan sát dưới nước sẽ bao phủ cả hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông, theo tin của báo chí Hồng Kông ngày 29/05/2017, trích dẫn đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV.
Về mặt chính thức thì hệ thống này, sẽ được xây dựng trong 5 năm, với kinh phí lên tới gần 300 triệu đôla, chủ yếu được sử dụng để cung cấp thông tin về điều kiện môi trường và các hoạt động dưới đáy biển, thế nhưng các quan chức Trung Quốc nhìn nhận rằng hệ thống này cũng phục vụ cho mục đích quốc phòng, có nghĩa là sẽ theo dõi sự di chuyển của các tàu ngầm nước ngoài ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo lời một giáo sư của Trường Khoa học Hàng hải và Địa cầu thuộc Đại học Đồng Tế, Thượng Hải, nói với đài CCTV, ngoài việc thu thập các dữ liệu về hóa học, sinh học và địa cầu, hệ thống quan trắc dưới nước còn có thể được sử dụng cho các lĩnh vực khác như khai thác mỏ, lập bản đồ hoặc bảo vệ các quyền trên biển, cũng như quốc phòng.
Dùng chữ quốc phòng, có lẽ vị giáo sư này muốn nói đến việc bảo tồn, thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhưng rất có thể là nhiệm vụ quốc phòng của hệ thống quan sát dưới biển là theo dõi sự di chuyển của các phương tiện quân sự nước ngoài, đặc biệt là tàu ngầm.
Vào đầu tháng 5 vừa qua, tạp chí HIS Jane’s Defence Weekly loan tin, năm ngoái, tại một cuộc triển lãm, Công ty Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc đã trình bày chi tiết một dự án mang tên “ Dự án Bức Trường Thành dưới nước”, cho hải quân Trung Quốc. Dự án này rất giống với dự án mà đài CCTV thông báo về tầm cỡ, cũng như phạm vi.
Trong thời gian chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã từng có một hệ thống tương tự để theo dõi tàu ngầm của Liên Xô, mang tên là Sound Surveillance System, SOSUS. Tuy Liên Xô đã tan rã từ cách đây mấy thập niên, nhưng hệ thống này vẫn được duy trì, để có thể được sử dụng khi có khủng hoảng.
Nhưng đối với Trung Quốc, hệ thống quan sát dưới biển ở Biển Đông và biển Hoa Đông còn sẽ là một công cụ để củng cố đòi hỏi chủ quyền của họ ở cả hai vùng biển này.
Kế hoạch nói trên được loan báo sau khi vào tháng 2 vừa qua, báo chí Nhà nước của Trung Quốc cho biết là nước này sẽ sửa đổi luật về an toàn hàng hải, buộc tàu ngầm nước ngoài đi vào vùng Biển Đông phải chạy trên mặt nước và phải treo quốc kỳ rõ ràng. Những sửa đổi này theo dự kiến sẽ có hiệu lực kể từ năm 2020.
Hiện giờ Trung Quốc chỉ có một đội tàu ngầm tương đối nhỏ, gồm khoảng 56 tàu ngầm tấn công, mà đa số là tàu được thiết kế từ thời chiến tranh lạnh hoặc các tàu ngầm nhỏ để bảo vệ bờ biển, theo Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược. Nhưng quân đội Trung Quốc có thể sẽ dùng các tàu trên mặt nước và các phi cơ để săn đuổi những tàu ngầm nước ngoài bị xem là vi phạm những quy định mới về an toàn hàng hải ở những vùng biển mà họ xem là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170531-he-thong-quan-sat-duoi-bien-cua-trung-quoc-cung-nham-theo-doi-tau-ngam-ok
Theo lời một giáo sư của Trường Khoa học Hàng hải và Địa cầu thuộc Đại học Đồng Tế, Thượng Hải, nói với đài CCTV, ngoài việc thu thập các dữ liệu về hóa học, sinh học và địa cầu, hệ thống quan trắc dưới nước còn có thể được sử dụng cho các lĩnh vực khác như khai thác mỏ, lập bản đồ hoặc bảo vệ các quyền trên biển, cũng như quốc phòng.
Dùng chữ quốc phòng, có lẽ vị giáo sư này muốn nói đến việc bảo tồn, thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhưng rất có thể là nhiệm vụ quốc phòng của hệ thống quan sát dưới biển là theo dõi sự di chuyển của các phương tiện quân sự nước ngoài, đặc biệt là tàu ngầm.
Vào đầu tháng 5 vừa qua, tạp chí HIS Jane’s Defence Weekly loan tin, năm ngoái, tại một cuộc triển lãm, Công ty Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc đã trình bày chi tiết một dự án mang tên “ Dự án Bức Trường Thành dưới nước”, cho hải quân Trung Quốc. Dự án này rất giống với dự án mà đài CCTV thông báo về tầm cỡ, cũng như phạm vi.
Trong thời gian chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã từng có một hệ thống tương tự để theo dõi tàu ngầm của Liên Xô, mang tên là Sound Surveillance System, SOSUS. Tuy Liên Xô đã tan rã từ cách đây mấy thập niên, nhưng hệ thống này vẫn được duy trì, để có thể được sử dụng khi có khủng hoảng.
Nhưng đối với Trung Quốc, hệ thống quan sát dưới biển ở Biển Đông và biển Hoa Đông còn sẽ là một công cụ để củng cố đòi hỏi chủ quyền của họ ở cả hai vùng biển này.
Kế hoạch nói trên được loan báo sau khi vào tháng 2 vừa qua, báo chí Nhà nước của Trung Quốc cho biết là nước này sẽ sửa đổi luật về an toàn hàng hải, buộc tàu ngầm nước ngoài đi vào vùng Biển Đông phải chạy trên mặt nước và phải treo quốc kỳ rõ ràng. Những sửa đổi này theo dự kiến sẽ có hiệu lực kể từ năm 2020.
Hiện giờ Trung Quốc chỉ có một đội tàu ngầm tương đối nhỏ, gồm khoảng 56 tàu ngầm tấn công, mà đa số là tàu được thiết kế từ thời chiến tranh lạnh hoặc các tàu ngầm nhỏ để bảo vệ bờ biển, theo Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược. Nhưng quân đội Trung Quốc có thể sẽ dùng các tàu trên mặt nước và các phi cơ để săn đuổi những tàu ngầm nước ngoài bị xem là vi phạm những quy định mới về an toàn hàng hải ở những vùng biển mà họ xem là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170531-he-thong-quan-sat-duoi-bien-cua-trung-quoc-cung-nham-theo-doi-tau-ngam-ok
Biển Đông : Trung Quốc xây trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough
Bãi cạn Scarborough.Wikipedia
Trung Quốc đang xây dựng một trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines, theo tin từ một quan chức cao cấp chính quyền địa phương của Trung Quốc.
Theo hãng tin AP, tờ nhật báo chính thức Hải Nam Nhật Báo hôm nay, 17/03/2017, trích lời một quan chức cao cấp của « thành phố » Tam Sa cho biết là các trạm quan sát môi trường sẽ được xây trên 6 đảo và đá đang tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có bãi cạn Scarborough, nằm ngoài khơi phía tây bắc Philippines. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc xây một cấu trúc thường trực trên bãi cạn này.
Bắc Kinh đã chiếm Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012. Sau khi tổng thống Duterte kêu gọi cải thiện quan hệ giữa Manila với Bắc Kinh, Trung Quốc đã cho phép ngư dân Philippines trở lại đánh cá ở khu vực này.
Theo lời quan chức cao cấp của « thành phố » Tam Sa, các trạm quan sát khác sẽ được xây trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974 và hiện vẫn là quần đảo tranh chấp với Việt Nam và Đài Loan.
Cách đây hai ngày, hãng tin Reuters cũng vừa loan tin là một ảnh vệ tinh chụp vào ngày 06/03/2017, cho thấy là trên Đảo Bắc (North Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc gần đây đã bắt đầu dọn đất và có thể đang chuẩn bị xây một hải cảng, mà theo các chuyên gia có thể là nhằm hỗ trợ cho các cơ sở quân sự. Trước đó, vào tháng 01/2017, cũng đã có thông tin về việc Bắc Kinh xây các công trình trên Đảo Cây, cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Theo các tùy viên quân sự trong khu vực và chuyên gia, công trình mới trên Đảo Bắc cho thấy quyết tâm của Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng trên các đảo ở Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170317-bien-dong-trung-quoc-xay-tram-quan-sat-moi-truong-tren-bai-can-scarborough
Bắc Kinh đã chiếm Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012. Sau khi tổng thống Duterte kêu gọi cải thiện quan hệ giữa Manila với Bắc Kinh, Trung Quốc đã cho phép ngư dân Philippines trở lại đánh cá ở khu vực này.
Theo lời quan chức cao cấp của « thành phố » Tam Sa, các trạm quan sát khác sẽ được xây trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974 và hiện vẫn là quần đảo tranh chấp với Việt Nam và Đài Loan.
Cách đây hai ngày, hãng tin Reuters cũng vừa loan tin là một ảnh vệ tinh chụp vào ngày 06/03/2017, cho thấy là trên Đảo Bắc (North Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc gần đây đã bắt đầu dọn đất và có thể đang chuẩn bị xây một hải cảng, mà theo các chuyên gia có thể là nhằm hỗ trợ cho các cơ sở quân sự. Trước đó, vào tháng 01/2017, cũng đã có thông tin về việc Bắc Kinh xây các công trình trên Đảo Cây, cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Theo các tùy viên quân sự trong khu vực và chuyên gia, công trình mới trên Đảo Bắc cho thấy quyết tâm của Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng trên các đảo ở Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170317-bien-dong-trung-quoc-xay-tram-quan-sat-moi-truong-tren-bai-can-scarborough
Geen opmerkingen:
Een reactie posten