donderdag 22 juni 2017

‘Giao lưu cấp cao biên giới Việt-Trung lần thứ 4’ bất ngờ bị hủy bỏ, tướng..."tàu" Phạm Trường Long...bực tức về nước sớm


‘Giao lưu cấp cao biên giới Việt-Trung lần thứ 4’ bất ngờ bị hủy bỏ


Thượng Tướng Phạm Trường Long (trái), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, và Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, ủy viên Bộ Chính Trị, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương kiêm bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, gặp nhau chiều 18 Tháng Sáu tại trụ sở Bộ Quốc Phòng Việt Nam. (Hình: Báo điện tử VietNamNet)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Sự kiện giao lưu cấp cao biên giới Việt-Trung lần thứ 4” dự trù từ ngày 20 đến 22 Tháng Sáu với sự chủ trì của giới chức quân sự cấp cao hai nước không diễn ra như đã được loan báo.
Ngày 18 Tháng Sáu, Thượng Tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, dẫn đầu một đoàn đại biểu quân sự cấp cao của Trung Quốc “thăm và làm việc” tại Việt Nam đến ngày 20 Tháng Sáu.
Ngay sau đó, ông Long và phái đoàn đi tới vùng biên giới, đồng chủ tọa với Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương kiêm bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, các “Sự kiện giao lưu cấp cao biên giới Việt-Trung lần thứ 4.”
Năm nay, sự kiện được tổ chức ở vùng biên giới thuộc hai tỉnh Lai Châu của Việt Nam và Vân Nam của Trung Quốc mà Thông Tấn Xã Việt Nam ca ngợi rằng “nhằm xây dựng tình cảm hữu nghị, đoàn kết giữa chính quyền địa phương, nhân dân và lực lượng bảo vệ biên giới hai nước, qua đó tăng cường sự tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ hai nước, hai quân đội phát triển ổn định, bền vững; góp phần xây dựng, củng cố niềm tin của hai nước về biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển lâu dài.”
Tuy nhiên, sau những cuộc họp và tiếp xúc giữa phái đoàn ông Long với các lãnh đạo chính trị quân sự cao cấp nhất của Việt Nam vào ngày 18 Tháng Sáu, không hề thấy có tin tức gì được hệ thống báo đài hai nước viết gì về sự kiện giao lưu cấp cao này.
Trong khi truyền thông của phía Việt Nam không nói gì về sự kiện này, thì Bộ Quốc Phòng Trung Quốc phổ biến một bản thông báo cho biết “sự kiện giao lưu biên giới Việt-Trung” bị hủy bỏ với “lý do liên quan về phối hợp hoạt động.”
Ba ngày trước đó, tức ngày 18 Tháng Sáu, Thông Tấn Xã Việt Nam có bốn bản tin khác nhau tường thuật bốn cuộc tiếp xúc và “làm việc” của phái đoàn ông Phạm Trường Long với các ông Nguyễn Phú Trọng – tổng bí thư đảng CSVN, Trần Đại Quang – chủ tịch nước, Nguyễn Xuân Phúc – thủ tướng và Ngô Xuân Lịch – bộ trưởng Quốc Phòng.
Nhiều phần, lý do dẫn đến sự hủy bỏ “sự kiện giao lưu biên giới” cấp cao giữa quân đội Việt Nam-Trung Quốc là hậu quả từ lời tuyên bố của ông Phạm Trường Long cả quyết chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là “từ thời cổ xưa” được thuật lại trên bản tin Anh Ngữ của báo Quân Đội Trung Quốc (ChinaMil) điện tử.
“Tướng Phạm Trường Long tái khẳng định lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề biển Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông) và nhấn mạnh rằng các đảo tại Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ xưa.” Nguyên văn đoạn tin trên báo ChinaMil: “General Fan Changlong reaffirmed China’s stance on the South China Sea issue, and stressed that the South China Sea islands are Chinese territory since ancient times.”
Không thấy báo chí của Việt Nam tường thuật gì về những lời nói của phía Việt Nam đối đáp gì với ông Phạm Trường Long về lời tuyên bố đó, mà chỉ thấy Thông Tấn Xã Việt Nam thuật lời ông Long nói với Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang là “Về vấn đề trên biển, Thượng Tướng Phạm Trường Long cho rằng, vấn đề này cần phải được xử lý thận trọng, giải quyết một cách hòa bình, không để ảnh hưởng tới tình hữu nghị giữa hai nước Trung Quốc-Việt Nam.”
Không những vậy, trong cuộc gặp mặt với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông được thuật lời nhắc nhở: “Trong bối cảnh tình hình quốc tế hết sức phức tạp, Việt Nam và Trung Quốc cần đẩy mạnh hợp tác, cảnh giác trước những âm mưu chia rẽ quan hệ hai đảng, hai nước.”
Bản tin Thông Tấn Xã Việt Nam tường thuật cuộc gặp giữa ông Phúc với ông Long như sau: “Đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Thượng Tướng Phạm Trường Long và Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng hoan nghênh Quân Ủy Trung Ương hai nước thiết lập cơ chế hợp tác, triển khai toàn diện Tuyên Bố Tầm Nhìn Chung về Hợp Tác Quốc Phòng đến năm 2025.”
Ngoài chuyện hủy bỏ “sự kiện giao lưu quân sự cấp cao” tại biên giới biểu lộ sự mâu thuẫn trong lập trường về chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước, tương lai mối quan hệ quân sự và chính trị giữa hai nước có bị ảnh hưởng gì, bị thay đổi gì không, vẫn còn là dấu hỏi và phải chờ các diễn biến kế tiếp. (TN)

Mời độc giả xem phóng sự “Khám phá quần đảo Hải Tặc”

http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/huy-bo-giao-luu-cap-cao-bien-gioi-viet-trung-lan-thu-4/

Trung Quốc nói gì về ‘hủy giao lưu quốc phòng Trung-Việt’?

  • 22 tháng 6 2017Phạm Trường LongBản quyền hình ảnh Lintao Zhang/Getty Images
Image caption Thượng tướng Phạm Trường Long (trái) là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương của Giải Phóng Quân
Báo Trung Quốc, Hoàn cầu Thời báo, hôm 21/6 đã xác nhận giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc bị hủy bỏ.
Tờ báo cũng xác nhận Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam tuần này.
Bàn tròn BBC về chuyến thăm VN của Tướng Phạm Trường Long
Tuy vậy, tờ báo không nói có hay không mâu thuẫn giữa hai nước, mà chỉ nói nguyên do vì "sự sắp xếp công việc".

Rút ngắn hay bị mời về?

"Phía Trung Quốc quyết định hủy cuộc gặp quốc phòng ở biên giới vì nguyên do liên quan sự sắp xếp công việc," tờ báo dẫn lời một viên chức thông tin của bộ quốc phòng Trung Quốc.
Hoàn cầu Thời báo nói phái đoàn Thượng tướng Phạm Trường Long, rời Bắc Kinh hôm 12/6, thăm Tây Ban Nha, Phần Lan rồi đến Việt Nam.
Tờ báo hoàn toàn không nhắc có mâu thuẫn gì dẫn đến việc cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thượng tướng Phạm Trường Long tại Hà NộiBản quyền hình ảnh Xinhua
Image caption Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thượng tướng Phạm Trường Long tại Hà Nội hôm 18/06
Trả lời thảo luận trên Facebook Live của BBC Tiếng Việt hôm 22/06, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu người Việt ở Singapore nói theo ông biết thì "phía Việt Nam đã mời Thượng tướng Trung Quốc về" vì các phát biểu của ông ta.
Tân Hoa Xã tường thuật rằng ông Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải [là tên gọi Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông] đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cũng nói tuyên bố của Tướng Phạm "như một lời đe dọa quân sự" đối với Việt Nam.
Ông cũng cho hay so với chuyến thăm lần trước (03/2016) của Bộ trưởng Thường Vạn Toàn thì chuyến thăm này còn cao cấp hơn vì ông Phạm Trường Long là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, và Ủy viên Trung ương Đảng CSTQ.
Tướng Phạm Trường Long: 'Đảo ở Nam Hải là của TQ'
Báo Trung Quốc nhắc Việt Nam “chọn bạn mà chơi”
VN ở đâu trong 'Vành đai và Con đường' của TQ?
Trong khi đó, ngày 22/6, tờ báo lớn đặt tại Hong Kong, South China Morning Post, cũng dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc về sự việc.
Theo giới quan sát Trung Quốc, việc hủy giao lưu dường như thể hiện bất mãn của Bắc Kinh về việc Việt Nam định khai thác dầu khí ở Biển Đông, và nỗ lực gần hơn với Nhật.
Hồi tháng Giêng, Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil ký thỏa thuận khung phát triển và bán khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ở Biển Đông với hai đối tác Việt Nam.
Hôm 13/6, tàu Echigo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng và có các hoạt động huấn luyện chung trên biển với Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2 tại Đà Nẵng.

Nhân dân không thích nhau

Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải đặt tại Trung Quốc, nói với South China Morning Post:
"Một nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc cắt ngắn chuyến thăm của ông Phạm có thể là vì Bắc Kinh xem Việt Nam nuốt lời hứa không khai thác dầu khí ở khu vực tranh chấp ở Nam Hải."
Ông này nói: "Việt Nam gần đây cũng quan hệ nhiều hơn với Mỹ và Nhật."
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gần đây đã thăm liên tiếp Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong khi đó, GS Ngô Vĩnh Long nói với Diễn đàn Bàn tròn của BBC hôm 22/06:
"Điểm khai thác ExxonMobil ký với Việt Nam nằm trong thềm lục địa của Việt Nam nên không phải là vùng tranh chấp."
Ông Trương Minh Lượng, chuyên gia từ Đại học Tế Nam, nói quan hệ hai nước có thể sẽ xấu đi.
"Trung Quốc và Việt Nam đang ở trong thế nghịch lý."
"Về chính thức, hai chính phủ nỗ lực xây dựng quan hệ tốt hơn nhưng ở phía không chính thức, nhân dân hai nước đang có thái độ ngày càng tiêu cực về nhau."
Phái đoàn Trung QuốcBản quyền hình ảnh Xinhua
Image caption Phái đoàn quân sự Trung Quốc gồm các tư lệnh, phó tư lệnh của Tham mưu, Hải lục không quân đến Hà Nội hội đàm với Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 18/06. Người mặc đồ dân sự là đại sứ Hồng Tiểu Dũng.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten