So sánh Tân Sơn Nhất với các cảng hàng không khu vực
Thái Lan, Singapore, Malaysia... đều có các sân bay công suất lớn hơn rất nhiều so với Tân Sơn Nhất.
Việt Chung - Phương Thảo - Hữu Nguyên
http://vnexpress.net/infographics/giao-thong/so-sanh-tan-son-nhat-voi-cac-cang-hang-khong-khu-vuc-3601449.html
Thứ năm, 9/2/2017 | 19:16 GMT+7
Phó thủ tướng nêu bốn yêu cầu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đặt ra các yêu cầu nhanh, rẻ, chất lượng và an toàn khi thực hiện cải tạo, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất.
Ngày 9/2, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng có cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ Giao thông, Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tổng cục Hàng không, Công ty TNHH MTV Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) về việc quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất. Ông đặt ra bốn yêu cầu: Nhanh, rẻ, chất lượng, an toàn đối với việc cải tạo, nâng cấp sân bay này.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc với các đơn vị liên quan về mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất ngày 9/2. Ảnh: VGP.
|
Thứ nhất phải thật nhanh để không còn tình trạng ùn tắc "từ trên trời xuống dưới đất, từ trong ra ngoài" như hiện nay. "Không thể thi công kéo dài 3-5 năm hoặc lâu hơn. Mọi công đoạn thực hiện đầu tư nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất phải được làm nhanh nhất, ngay trong năm 2017 này để sang năm có thể đưa vào sử dụng được", ông nói.
Yêu cầu thứ hai là phải rẻ và hiệu quả. Vốn đầu tư công đang gặp khó nên phải hạn chế thấp nhất nguồn vốn nhà nước, thay bằng nguồn xã hội hóa, huy động vốn doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư, giảm thất thoát.
Thứ ba là thi công nhanh, rẻ nhưng phải đạt yêu cầu chất lượng, đảm bảo an toàn chịu lực và mỹ quan, cảnh quan, môi trường.
Cuối cùng, Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh phải đảm bảo an toàn cả trong quá trình đầu tư xây dựng, khai thác, sử dụng công trình; đảm bảo an toàn, an ninh hàng không.
Ông lưu ý ADCC - đơn vị tư vấn chú ý giao thông kết nối với sân bay, cần hoàn thiện các phương án trước 25/2 để báo cáo Thủ tướng phê duyệt. "Hoàn thiện phương án rồi thì công khai cho người dân được biết", ông nhắc.
Bộ Giao thông chủ trì tách thành các dự án, đề xuất cơ chế đầu tư, xác định rõ nguồn vốn cho từng hạng mục để khi được phê duyệt thì triển khai ngay. Trong quá trình đầu tư, Bộ xây dựng cơ chế cụ thể về huy động nguồn vốn, sự phối hợp giữa các chủ thể để đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước, hiệu quả khai thác công trình.
Phương án quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Xuân Hoa.
|
Tại cuộc họp Chính phủ ngày 20/1, phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất do đơn vị tư vấn ADCC thuộc Quân chủng Phòng không Không quân đưa ra được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chấp thuận.
Theo đó sẽ xây đường lăn song song và các đường lăn nối giữa đường cất hạ cánh và sân đỗ; cải tạo đường cất hạ cánh phía bắc hiện nay (đường 25L/07R); xây dựng nhà ga lưỡng dụng T3, công suất 10 triệu hành khách/năm, xây dựng nhà ga hành khách T4, công suất 10 triệu khách/năm ở khu vực phía nam sân bay hiện nay.
Phương án này sử dụng quỹ đất sẵn có của quân đội nên chi phí đầu tư khoảng 19.700 tỷ đồng, thời gian xây dựng 3 năm, đảm bảo công suất từ 43-45 triệu hành khách/năm.
Thái Mạc
Xem thêm:
Câu chuyện sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập nước mỗi khi Sài Gòn mưa lớn và các chuyến bay đi và đến ở Tân Sơn Nhất luôn nhiều quá tải so với sức tải của càng hàng không này có vẻ như chẳng còn là chuyện lạ. Thời gian gần đây, vấn đề quĩ đất của sân bay bị quân đội dùng để xây sân golf và nhà nước dự tính sẽ di dời Tân Sơn Nhất về Long Thành trở nên nổi cộm. Trước các luồng dư luận trong và ngoài nước, ngày 13 tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo “sẽ có đường băng thứ 3 ở Tân Sơn Nhất và đình chỉ thi công mọi công trình trong sân golf Tân Sơn Nhất.” Dư luận lại một lần nữa bán tín bán nghi.
Sân golf ráo, sân bay ngập
Một cư dân thành phố Sài Gòn, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Ngập là do các ông đang chiếm để làm sân golf. Giờ lòi chành ra là đang đấu trên trung ương, các ông chiếm sân bay đều là ông lớn không à. Ông thiếu tướng bên quân đội ổng chiếm để kinh doanh sân golf đó, chia phần ra đó, giờ đang lở dở họp Quốc hội để quyết định việc này thế nào. Giờ nó thâu lại còn một chút trên này à, còn hồi đó sân bay rộng lắm, xuống dưới Bà Điểm, không được ai làm nhà, nó bao hết đường Quang Trung lên Gò Vấp xuống Nguyễn Kiệm, sân bay rộng lắm, không được làm nhà, làm gì hết để cất cánh, hạ cánh… nhưng sau này mấy ông chiếm đường Bạch Đằng rồi không cho làm nhà cao. Sau nữa mấy ông chiếm lên đến trên này, thu hẹp sân bay, rồi định dời xuống dưới Long Thành để lấy mảnh đất màu mỡ này để làm khách sạn, sân golf…
Theo vị này, là một cư dân sống ở quận Gò Vấp, đoạn cuối đường Quang Trung, nơi tiếp giáp với phía sau sân bay Tân Sơn Nhất, ông đã chứng kiến toàn bộ sự đổi thay của khu vực đất thuộc sân bay kể từ khi người ta xây dựng sân golf.
Trước đây chừng 15 năm, khi sân golf chưa được xây dựng, khu vực phía sau sân bay Tân Sơn Nhất được bố trí các trạm gác của bộ đội phòng không – không quân, và điều quan trọng nhất là có một con kênh rộng chừng 10 mét, sâu 5 mét bao quanh khu vực sân bay và thông ra sông. Mỗi khi có mưa lớn, nước từ sân bay sẽ thoát ra phía sau có độ cao thấp hơn, sau đó chảy vào kênh thoát nước và đi ra sông.
Kể từ ngày sân golf được xây dựng và ngăn cách với sân bay bằng một bức tường cao thì con kênh thoát nước thuộc về sân golf, nó dành để thoát nước sân golf. Mội khi mưa lớn, chính bức tường ngăn cách giữa sân golf và sân bay đã giữ nước lại ở sân bay, khiến cho các phi đạo bị ngập. Và hiện tại, muốn sân bay hết bị ngập, chỉ có một cách duy nhất là đập bỏ bức tường ngăn giữa sân bay và sân golf, khỏa mặt bằng của sân golf trở về nguyên trạng trước khi xây để nước có đường thoát. Bởi vị trí sân bay Tân Sơn Nhất tọa lạc là vị trí cao trong thành phố Sài Gòn, bằng chứng là hầu hết các trận mưa đều không làm sân golf ngập mà chỉ ngập bên phía sân bay.
Vị này khẳng định quan sát của ông không hề sai, bởi mọi trận mưa, khu vực ông sinh sống không hề bị ngập lụt và sân golf vẫn khô ráo, khách vẫn vào ra chơi golf. Bởi sân golf đã thừa hưởng được một con kênh thoát nước quá tốt với vị trí quá lý tưởng mà trước đây người Mỹ đã qui hoạch để xây dựng và mở rộng sân bay. Ông nói rằng chính sân golf đã bức tử sân bay Tân Sơn Nhất bằng cách đắp các đồi núi, cắt mất đường thoát nước, thậm chí xây bức tường đóng vai trò như đập chắn nước từ Tân Sơn Nhất mỗi khi có mưa.
Và nói cho cùng thì hiện tại, sân bay Tân Sơn Nhất đã thành một cái ao bởi so với sân golf thì sân bay thấp hơn nhiều, lại không có đường thoát nước. Trong lúc khách trong sân golf ung dung đánh golf, trò chuyện, nhâm nhi nước trái cây thì khách trong sân bay loay hoay hớt hải vì đường băng ngập nước, chuyến bay bị hoãn.
Bán tín bán nghi?
Một cư dân khác sống tại thành phố Sài Gòn, cũng yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Vấn đề là họ nói sẽ mở đường băng thứ 3 nhưng đó chỉ là một nước cờ thôi chứ chưa thể nói là ổn được. Vì nó có mở vào sân gofl không hay là mở chỗ khác. Họ sẽ thuê tư vấn nước ngoài nhưng nguy cơ là tư vấn nói rằng không cần giải tỏa sân golf. Cũng chưa phải là cái gì vì trước dư luận thì ông ấy dừng lại thôi, đây là nước cờ hoãn binh theo hướng nâng bóng ông Phúc thôi.”
Theo vị này, chuyện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố sẽ xây thêm đường băng thứ ba trong sân bay Tân Sơn Nhất là một tin mừng. Nhưng cũng là một điều đáng xem lại. Bởi từ lâu, những thông báo của các lãnh đạo nhà nước luôn có tính nước đôi, nói cho có, nói như là giải pháp tình thế hơn là quyết định hay quyết sách. Gần đây nhất là vụ ông Phó Chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải tuyên bố sẽ lấy lại lề đường cho người đi bộ và làm khá căng thẳng, gay gắt, thậm chí hằn học với dân. Nhưng lấy xong lề đường thì lại tính chuyện cho thuê, đâu lại vào đó, dân chỉ thêm tốn tiền nhiều thứ chứ chẳng được gì.
Vị này cũng tỏ ra quan ngại về vụ Đồng Tâm, Hà Nội, dường như chính quyền Hà Nội chỉ đưa ra lời hứa để đối phó với dân khi dân nổi giận nhưng sau đó lại nuốt lời, truy tố hình sự đối với nhân dân Đồng Tâm. Và hiện tại, vụ sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất cũng đang gây bức xúc trong nhân dân, các mũi dư luận đang nhắm tới. Liệu quyết định xây thêm đường băng thứ ba trong khi không có lời hứa nào về việc giải tỏa khu sân golf và đất xây sân bay ở Long Thành cũng đang tiến hành giải tỏa, đền bù có gì để đáng tin cậy hay cũng chỉ là giải pháp tình thế?
Vị này chia sẻ thêm là theo ông, rất có thể đường băng thứ ba được xây dựng, nhưng chưa chắc khu đất sân golf được trả lại cho sân bay toàn bộ bởi lý do nó là đất quốc phòng. Trong khi đó, có một vấn đề vô lý là quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội trực thuộc đảng Cộng sản, quân đội của đảng Cộng sản, vậy thì đất của quân đội cũng chỉ là đất do đảng cấp và nói sâu xa hơn là tài sản của toàn dân do nhà nước quản lý, quân đội quản lý. Và ở đây, quân đội không thể viện lý do đất quốc phòng để gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân được. Nhưng câu chuyện sân bay Tân Sơn Nhất và sân golf thì lại khác, nó cho thấy quân đội đã đạp qua quyền lợi của nhân dân để kinh doanh và hưởng thụ.
Vị này tỏ ra bức xúc vì tình trạng cát cứ quyền lực lan tràn khắp mọi nơi, ngay cả khu vực nhạy cảm nhất, nhiều tai mắt dòm ngó nhất như sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất mà người ta cũng không chừa, từ nạn trộm cắp hành lý trong sân bay, rồi nạn ngập nước, bên kia bức tường là chỗ kinh doanh của quân đội lấn chiếm diện tích sân bay. Mọi sự có vẻ rối như canh hẹ, liệu ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có đủ bản lĩnh và can trường để giải quyết mọi việc êm xuôi?
Câu hỏi của vị này cũng là câu hỏi chung của người dân trong lúc mọi chuyện đang ngày càng thêm nhiều rối rắm do nhà cầm quyền gây ra.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/ab-third-runway-for-tan-son-nhat-airport-ttvn-06152017144147.html
- Bộ trưởng Giao thông yêu cầu đẩy nhanh việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
- Phó thủ tướng chốt phương án đầu tư gần 20.000 tỷ mở rộng Tân Sơn Nhất
- http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/pho-thu-tuong-neu-bon-yeu-cau-mo-rong-san-bay-tan-son-nhat-3538917.html
Chung quanh đường băng thứ 3 ở Tân Sơn Nhất
Câu chuyện sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập nước mỗi khi Sài Gòn mưa lớn và các chuyến bay đi và đến ở Tân Sơn Nhất luôn nhiều quá tải so với sức tải của càng hàng không này có vẻ như chẳng còn là chuyện lạ. Thời gian gần đây, vấn đề quĩ đất của sân bay bị quân đội dùng để xây sân golf và nhà nước dự tính sẽ di dời Tân Sơn Nhất về Long Thành trở nên nổi cộm. Trước các luồng dư luận trong và ngoài nước, ngày 13 tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo “sẽ có đường băng thứ 3 ở Tân Sơn Nhất và đình chỉ thi công mọi công trình trong sân golf Tân Sơn Nhất.” Dư luận lại một lần nữa bán tín bán nghi.
Sân golf ráo, sân bay ngập
Một cư dân thành phố Sài Gòn, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Ngập là do các ông đang chiếm để làm sân golf. Giờ lòi chành ra là đang đấu trên trung ương, các ông chiếm sân bay đều là ông lớn không à. Ông thiếu tướng bên quân đội ổng chiếm để kinh doanh sân golf đó, chia phần ra đó, giờ đang lở dở họp Quốc hội để quyết định việc này thế nào. Giờ nó thâu lại còn một chút trên này à, còn hồi đó sân bay rộng lắm, xuống dưới Bà Điểm, không được ai làm nhà, nó bao hết đường Quang Trung lên Gò Vấp xuống Nguyễn Kiệm, sân bay rộng lắm, không được làm nhà, làm gì hết để cất cánh, hạ cánh… nhưng sau này mấy ông chiếm đường Bạch Đằng rồi không cho làm nhà cao. Sau nữa mấy ông chiếm lên đến trên này, thu hẹp sân bay, rồi định dời xuống dưới Long Thành để lấy mảnh đất màu mỡ này để làm khách sạn, sân golf…
Theo vị này, là một cư dân sống ở quận Gò Vấp, đoạn cuối đường Quang Trung, nơi tiếp giáp với phía sau sân bay Tân Sơn Nhất, ông đã chứng kiến toàn bộ sự đổi thay của khu vực đất thuộc sân bay kể từ khi người ta xây dựng sân golf.
Trước đây chừng 15 năm, khi sân golf chưa được xây dựng, khu vực phía sau sân bay Tân Sơn Nhất được bố trí các trạm gác của bộ đội phòng không – không quân, và điều quan trọng nhất là có một con kênh rộng chừng 10 mét, sâu 5 mét bao quanh khu vực sân bay và thông ra sông. Mỗi khi có mưa lớn, nước từ sân bay sẽ thoát ra phía sau có độ cao thấp hơn, sau đó chảy vào kênh thoát nước và đi ra sông.
Kể từ ngày sân golf được xây dựng và ngăn cách với sân bay bằng một bức tường cao thì con kênh thoát nước thuộc về sân golf, nó dành để thoát nước sân golf. Mội khi mưa lớn, chính bức tường ngăn cách giữa sân golf và sân bay đã giữ nước lại ở sân bay, khiến cho các phi đạo bị ngập. Và hiện tại, muốn sân bay hết bị ngập, chỉ có một cách duy nhất là đập bỏ bức tường ngăn giữa sân bay và sân golf, khỏa mặt bằng của sân golf trở về nguyên trạng trước khi xây để nước có đường thoát. Bởi vị trí sân bay Tân Sơn Nhất tọa lạc là vị trí cao trong thành phố Sài Gòn, bằng chứng là hầu hết các trận mưa đều không làm sân golf ngập mà chỉ ngập bên phía sân bay.
Vị này khẳng định quan sát của ông không hề sai, bởi mọi trận mưa, khu vực ông sinh sống không hề bị ngập lụt và sân golf vẫn khô ráo, khách vẫn vào ra chơi golf. Bởi sân golf đã thừa hưởng được một con kênh thoát nước quá tốt với vị trí quá lý tưởng mà trước đây người Mỹ đã qui hoạch để xây dựng và mở rộng sân bay. Ông nói rằng chính sân golf đã bức tử sân bay Tân Sơn Nhất bằng cách đắp các đồi núi, cắt mất đường thoát nước, thậm chí xây bức tường đóng vai trò như đập chắn nước từ Tân Sơn Nhất mỗi khi có mưa.
Và nói cho cùng thì hiện tại, sân bay Tân Sơn Nhất đã thành một cái ao bởi so với sân golf thì sân bay thấp hơn nhiều, lại không có đường thoát nước. Trong lúc khách trong sân golf ung dung đánh golf, trò chuyện, nhâm nhi nước trái cây thì khách trong sân bay loay hoay hớt hải vì đường băng ngập nước, chuyến bay bị hoãn.
Bán tín bán nghi?
Một cư dân khác sống tại thành phố Sài Gòn, cũng yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Vấn đề là họ nói sẽ mở đường băng thứ 3 nhưng đó chỉ là một nước cờ thôi chứ chưa thể nói là ổn được. Vì nó có mở vào sân gofl không hay là mở chỗ khác. Họ sẽ thuê tư vấn nước ngoài nhưng nguy cơ là tư vấn nói rằng không cần giải tỏa sân golf. Cũng chưa phải là cái gì vì trước dư luận thì ông ấy dừng lại thôi, đây là nước cờ hoãn binh theo hướng nâng bóng ông Phúc thôi.”
Theo vị này, chuyện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố sẽ xây thêm đường băng thứ ba trong sân bay Tân Sơn Nhất là một tin mừng. Nhưng cũng là một điều đáng xem lại. Bởi từ lâu, những thông báo của các lãnh đạo nhà nước luôn có tính nước đôi, nói cho có, nói như là giải pháp tình thế hơn là quyết định hay quyết sách. Gần đây nhất là vụ ông Phó Chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải tuyên bố sẽ lấy lại lề đường cho người đi bộ và làm khá căng thẳng, gay gắt, thậm chí hằn học với dân. Nhưng lấy xong lề đường thì lại tính chuyện cho thuê, đâu lại vào đó, dân chỉ thêm tốn tiền nhiều thứ chứ chẳng được gì.
Vị này cũng tỏ ra quan ngại về vụ Đồng Tâm, Hà Nội, dường như chính quyền Hà Nội chỉ đưa ra lời hứa để đối phó với dân khi dân nổi giận nhưng sau đó lại nuốt lời, truy tố hình sự đối với nhân dân Đồng Tâm. Và hiện tại, vụ sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất cũng đang gây bức xúc trong nhân dân, các mũi dư luận đang nhắm tới. Liệu quyết định xây thêm đường băng thứ ba trong khi không có lời hứa nào về việc giải tỏa khu sân golf và đất xây sân bay ở Long Thành cũng đang tiến hành giải tỏa, đền bù có gì để đáng tin cậy hay cũng chỉ là giải pháp tình thế?
Vị này chia sẻ thêm là theo ông, rất có thể đường băng thứ ba được xây dựng, nhưng chưa chắc khu đất sân golf được trả lại cho sân bay toàn bộ bởi lý do nó là đất quốc phòng. Trong khi đó, có một vấn đề vô lý là quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội trực thuộc đảng Cộng sản, quân đội của đảng Cộng sản, vậy thì đất của quân đội cũng chỉ là đất do đảng cấp và nói sâu xa hơn là tài sản của toàn dân do nhà nước quản lý, quân đội quản lý. Và ở đây, quân đội không thể viện lý do đất quốc phòng để gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân được. Nhưng câu chuyện sân bay Tân Sơn Nhất và sân golf thì lại khác, nó cho thấy quân đội đã đạp qua quyền lợi của nhân dân để kinh doanh và hưởng thụ.
Vị này tỏ ra bức xúc vì tình trạng cát cứ quyền lực lan tràn khắp mọi nơi, ngay cả khu vực nhạy cảm nhất, nhiều tai mắt dòm ngó nhất như sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất mà người ta cũng không chừa, từ nạn trộm cắp hành lý trong sân bay, rồi nạn ngập nước, bên kia bức tường là chỗ kinh doanh của quân đội lấn chiếm diện tích sân bay. Mọi sự có vẻ rối như canh hẹ, liệu ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có đủ bản lĩnh và can trường để giải quyết mọi việc êm xuôi?
Câu hỏi của vị này cũng là câu hỏi chung của người dân trong lúc mọi chuyện đang ngày càng thêm nhiều rối rắm do nhà cầm quyền gây ra.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/ab-third-runway-for-tan-son-nhat-airport-ttvn-06152017144147.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten