Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un luôn sợ bị ám sát
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un theo dõi một vụ bắn thử tên lửa. (Ảnh KCNA chụp ngày 30/05/2017)Reuters
Nhà độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong Un « hết sức lo lắng » về các âm mưu ám sát ông, và sử dụng một số biện pháp để phòng thân. Hãng tin Yonhap hôm nay 16/06/2017 trích dẫn báo cáo của cơ quan tình báo Hàn Quốc trong một phiên họp thu hẹp của Quốc Hội cho biết như trên.
Luôn lo sợ bị các tay súng tấn công vào chiếc xe hơi mà ông sử dụng để di chuyển trên khắp nước, Kim Jong Un còn sợ bị không kích. Jong Un ra đi từ sáng sớm, thường xuyên đổi xe, thay vì chỉ dùng chiếc Mercedes-Benz, và rất siêng năng thu thập tin tức tình báo về các hoạt động « tiêu diệt thủ lãnh ».
Những lo ngại của Kim Jong Un đã tăng lên từ đầu năm nay, khi có tin là Hoa Kỳ và Hàn Quốc đang thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm trừ khử nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng, trong trường hợp chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên.
Hồi tháng Ba, các thành viên của biệt đội Navy SEAL - từng đột kích vào nơi trú ẩn của Osama Ben Laden và giết chết trùm khủng bố - đã tập trận với lực lượng đặc biệt Hàn Quốc cùng với đặc nhiệm của lục quân Mỹ (Rangers), lực lượng Delta (Delta Force) và Mũ Xanh (Green Berets). Hoa Kỳ nói rõ rằng các đơn vị này tập luyện các hoạt động nhằm trừ khử các lãnh đạo Bắc Triều Tiên và tiêu diệt khả năng chiến đấu của chế độ.
Vào tháng Năm, Bình Nhưỡng loan tin đã đánh bại một âm mưu của CIA nhằm mua chuộc một người Bắc Triều Tiên « có tư tưởng sai lạc » để ám sát Kim Jong Un bằng một chất sinh hóa, tố cáo Mỹ tiến hành chủ nghĩa khủng bố Nhà nước.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170616-binh-nhuong-kim-jong-un-luon-so-bi-am-sat
Hai ngày sau khi trả đũa chính quyền Damas sát hại thường dân Syria bằng vũ khí hóa học, Hải Quân Mỹ được lệnh đổi lộ trình, hướng tới bán đảo Triều Tiên thay vì đến Úc. Hải Quân Mỹ và Hàn Quốc đang tập trận trong khu vực cho đến cuối tháng 04/2017. Tới nay, Bình Nhưỡng luôn xem các đợt thao diễn quân sự giữa Hàn Quốc với đồng minh Hoa Kỳ là một mối đe dọa trực tiếp nhắm vào Bắc Triều Tiên.
Trả lời đài truyền hình ABC ngày 08/04, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã gắn liền quyết định tấn công một căn cứ quân sự Syria với vấn đề Bắc Triều Tiên khi cho rằng, đây là « thông điệp Hoa Kỳ gửi tới tất cả các quốc gia nào trên thế giới vi phạm luật pháp và các thỏa thuận quốc tế », trong đó có cả Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ đã bác bỏ mọi tin đồn về ý định của Washington muốn ám sát lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hay ý đồ lật đổ chế độ tại quốc gia khép kín này.
Phát biểu trên đài truyền hình Fox ngày 09/04/2017, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Hoa Kỳ, tướng H.R. McMaster nói rõ, việc Mỹ đưa chiến hạm đến gần Bắc Triều Tiên là một động thái « thận trọng » trước một « chế độ bất hảo mà giờ đây đã có phương tiện hạt nhân ». Cũng quan chức này cho biết thêm tổng thống Donald Trump yêu cầu các cố vấn quân sự của ông « sẵn sàng cung cấp cho bên an ninh một loạt giải phát toàn diện để chấm dứt đe dọa nhắm vào nhân dân Hoa Kỳ và các đồng minh, đối tác của Mỹ trong khu vực ».
Đồng minh và cũng là đối tác chính của Hoa Kỳ tại Đông Bắc Á là Nhật Bản, theo thông cáo của Nhà Trắng, tối 08/04 trong cuộc điện đàm giữa tổng thống Trump và thủ tướng Abe, lãnh đạo hai nước đã nhất trí « tiếp tục đẩy mạnh hợp tác » chủ yếu là trong lĩnh vực an ninh, để đối phó với đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tương tự như vậy, tổng thống Hoa Kỳ và quyền tổng thống Hàn Quốc, Hwang Kyo Ahn cũng duy trì liên lạc chặt chẽ trên hồ sơ Bắc Triều Tiên.
Thế nhưng theo một quan chức thuộc bộ Quốc Phòng Nhật, kịch bản Hoa Kỳ tấn công Bắc Triều Tiên là « không thực tế » bởi vì ngay cả trong trường hợp Mỹ có muốn tấn công đi chăng nữa thì « có nhiều khả năng » hai đồng minh của Washington trong vùng là Nhật Bản và Hàn Quốc cùng « ngăn cản chuyện này ».
Dù vậy, rủi ro xung đột trong vùng Đông Bắc Á đã tăng thêm một nấc trong tuần qua. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ phản ứng thế nào khi chiến hạm và tàu hộ tống có trang bị tên lửa lảng vảng ngoài khơi ?
Trả lời báo South China Morning Post, chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế của Trung Quốc, Trương Đà Sinh (Zhang Tuosheng) nhấn mạnh : « Cả Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đều không muốn khơi mào cuộc chiến, nhưng rủi ro bất ngờ gây xung đột đang gia tăng, chỉ cần một sơ sót nhỏ hay một sự cố cũng có thể đẩy bán đảo Triều Tiên vào tình trạng chiến tranh ». Vẫn theo chuyên gia họ Trương, thái độ khiêu khích của chế độ Bình Nhưỡng đặt Washington vào thế khó xử, và càng gia tăng áp lực buộc Mỹ phải hành động trước khi Bắc Triều Tiên đủ sức chế tạo tên lửa bắn trúng tới lãnh thổ Hoa Kỳ.
Một chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh cũng đồng quan điểm và không loại trừ khả năng, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hay lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un « lên gân hù dọa đối phương ». Một cách gián tiếp, chuyên gia quân sự Trung Quốc lo ngại Donald Trump và Kim Jong Un cùng là những nhà lãnh đạo có cá tính thất thường. Giới chuyên gia và ngoại giao khó mà dự đoán các quyết định của hai vị nguyên thủ này.
Trong bối cảnh đó chuyên gia Trung Quốc lo ngại, với sự hiện diện của tàu chiến Mỹ trong vùng, khả năng xảy ra hiểu lầm giữa các bên có thể sẽ cao hơn. Lo ngại của Bình Nhưỡng dường như lại càng có cơ sở, sau những tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ : trước khi tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida, ông Trump tuyên bố là sẽ « tự giải quyết » hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên nếu không được Bắc Kinh hỗ trợ.
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Hwang Jae Ho, đại học Hankuk ở Seoul, điều quan trọng nhất hiện nay liên quan đến vấn đề thông tin chính xác về kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Bởi lẽ, nếu không có thông tin chính xác về tiềm lực hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Mỹ không thể vô hiệu hóa khả năng tấn công của quốc gia Đông Bắc Á này một cách an toàn. Không có gì bảo đảm là khi bị tấn công, Bình Nhưỡng sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân, tên lửa để trả đũa hai nước láng giềng sát cạnh là Nhật Bản và Hàn Quốc và kể cả việc dùng vũ khí để « với sang đến cả Hoa Kỳ ».
Vì tất cả các yếu tố kể trên, giới phân tích lo ngại, châu Á đang lao vào một cuộc chạy đua võ trang. Bởi lẽ, Bắc Kinh hơn bao giờ hết đang theo dõi sát tình hình. Chiến tranh bùng nổ ở bán đảo Triều Tiên sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho Trung Quốc. Một chuyên gia thuộc đại học Đồng Tế (Tongji) - Thượng Hải được South China Morning Post trích dẫn cho rằng, trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng nói trên, Trung Quốc cần « chuẩn bị cả về phương diện quân sự để tự vệ ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170410-lieu-hoa-ky-tinh-toi-mot-phuong-an-giai-quyet-dut-diem-ho-so-hat-nhan-bac-trieu-tien
Những lo ngại của Kim Jong Un đã tăng lên từ đầu năm nay, khi có tin là Hoa Kỳ và Hàn Quốc đang thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm trừ khử nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng, trong trường hợp chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên.
Hồi tháng Ba, các thành viên của biệt đội Navy SEAL - từng đột kích vào nơi trú ẩn của Osama Ben Laden và giết chết trùm khủng bố - đã tập trận với lực lượng đặc biệt Hàn Quốc cùng với đặc nhiệm của lục quân Mỹ (Rangers), lực lượng Delta (Delta Force) và Mũ Xanh (Green Berets). Hoa Kỳ nói rõ rằng các đơn vị này tập luyện các hoạt động nhằm trừ khử các lãnh đạo Bắc Triều Tiên và tiêu diệt khả năng chiến đấu của chế độ.
Vào tháng Năm, Bình Nhưỡng loan tin đã đánh bại một âm mưu của CIA nhằm mua chuộc một người Bắc Triều Tiên « có tư tưởng sai lạc » để ám sát Kim Jong Un bằng một chất sinh hóa, tố cáo Mỹ tiến hành chủ nghĩa khủng bố Nhà nước.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170616-binh-nhuong-kim-jong-un-luon-so-bi-am-sat
Bắc Triều Tiên : Một cựu quan chức cao cấp tố cáo chế độ
Thae Young-ho, cựu nhân viên ngoại giao Bắc Triều TiênRFI/Frédéric Ojardias
Bắc Triều Tiên tiếp tục thách thức cộng đồng quốc tế bất chấp những lời cảnh cáo mạnh mẽ của Donald Trump. Các cuộc bắn thử tên lửa nối tiếp nhau và mọi người đang chờ đợi một cuộc thử nghiệm nguyên tử mới, được thông báo là « cận kề ». Kim Jong Un không có vẻ gì muốn dừng lại.
Thae Young Ho, một cán bộ ngoại giao từng là nhân vật số 2 đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Luân Đôn, vào năm ngoái đã đào thoát sang Hàn Quốc, cảnh báo về thực tế tình hình. Ông Thae Young Ho là một trong những nhân vật cao cấp nhất Bắc Triều Tiên đã bỏ trốn.
Thông tín viên RFI tại Seoul, Frédéric Ojardias, đã gặp được ông Thae Young Ho trong những điều kiện không khác gì một chuyện trinh thám gián điệp : hẹn được vào giờ phút chót, phỏng vấn trong một phòng khách sạn, với sự hiện diện của cận vệ và dưới sự bảo vệ nghiêm mật của mật vụ Hàn Quốc.
Thae Young Ho nói lên suy nghĩ của ông về viễn ảnh chương trình hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên.
« Kim Jong Un không hề điên ! »
Thae Young Ho : Đối với Kim Jong Un, chương trình phát triển hạt nhân và hỏa tiễn liên lục địa là cách duy nhất đảm bảo sự tồn tại của chế độ và « triều đại » của ông ta, cho nên ông ta kiên quyết thực hiện chương trình này, cho đến khi nào triển khai được những đầu đạn hạt nhân và hỏa tiễn có thể sử dụng được trên chiến trường.
Bắc Triều Tiên sẽ không đưa ra bất kỳ biện pháp nào để phi hạt nhân hóa. Tất cả mọi thỏa thuận tạm thời, mọi thỏa hiệp, đối với Bắc Triều Tiên chỉ là một phương cách để được chấp nhận như một cường quốc hạt nhân.
Một số người nghĩ là Kim Jong Un là một kẻ điên rồ, nhưng điều đó không đúng, Kim Jong Un không hề điên !
Kinh nghiệm Đông Âu : Để dân lật đổ chế độ
RFI : Nếu Bắc Triều Tiên từ chối, không phi hạt nhân hóa và nếu đối thoại không hữu ích gì, thì khủng hoảng có thể giải quyết ra sao ?
Thae Young Ho : Vấn đề hạt nhân chỉ có thể được giải quyết khi loại bỏ chế độ Kim Jong Un. Kim Jong Un sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình. Điều này rất rõ.
Giải pháp quân sự thì không thể vì quá mạo hiểm. Giải pháp hòa bình thì sẽ là giải pháp nào ? Chúng ta phải rút kinh nghiệm từ việc các chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Đông Âu.
Thời Xô Viết, người Đông Âu biết là ở phía Tây, người ta hưởng tự do, dân chủ, được một nhà nước chăm sóc, bảo bọc… Chúng ta phải cần gieo rắc loại thông tin như thế ở bên trong Bắc Triều Tiên, bằng cách này hay khác, bằng nhiều cách.
Bây giờ tại Bắc Triều Tiên, phim ảnh, phim truyện Hàn Quốc, nội dung văn hóa Hàn Quốc đang thâm nhập đời sống hàng ngày người Bắc Triều Tiên (nhờ chợ đen). Qua các phim ảnh này, người Bắc Triều Tiên biết được xã hội Hàn Quốc tự do và trù phú.
Khi người Bắc Triều Tiên được có đầy đủ thông tin và hiểu biết khá rõ ràng, họ có thể nổi dậy, lật đổ chế độ. Tôi rất tin tưởng vào khả năng này.
Dân Bắc Triều Tiên hiện đã có dấu hiệu phản kháng
RFI : Nhưng ở Đông Âu, ngay từ thời Cộng Sản, đã có những cơ cấu mà các hành động phản kháng có thể dựa vào, còn Bắc Triều Tiên thì hoàn toàn không có… ?
Thae Young Ho : Trong thời gian gần đây, nếu đi trên đường phố Bắc Triều Tiên, thì ta thấy có nhiều người bán hàng bày bán những thứ không được chính phủ cho phép. Họ không bỏ chạy khi cảnh sát đến, ngược lại họ còn gây sự với lực lượng an ninh.
Đó là những điều mà chỉ một vài năm trước đây không ai có thể tưởng tượng nổi. Bây giờ ở miền Bắc, người ta bắt đầu kháng cự để có thể tồn tại.
Tầng lớp quyền chức sợ bị dân trả thù
RFI : Ông từng thuộc tầng lớp có chức có quyền ở Bình Nhưỡng. Theo ý ông, quan điểm của tầng lớp này đối với khả năng chế độ thay đổi là như thế nào ?
Thae Young Ho : Sau nhiều năm hành quyết các cán bộ cao cấp, tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa, các tầng lớp lãnh đạo tại Bình Nhưỡng hoàn toàn nhận thức được thực tế là Bắc Triều Tiên sẽ không trở thành thịnh vượng nếu cứ theo chế độ hiện hành.
Nhưng họ phải đối mặt với tình trạng khó xử. Bởi vì họ đang tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó Kim Jong Un bị loại bỏ, và chế độ bị thay đổi. Các tầng lớp này biết rất rõ rằng phần lớn dân chúng đã bị hiếp đáp và khai thác trong suốt 70 năm. Và họ sợ bị người dân trả thù.
Không một chế độ bạo tàn nào có thể sống mãi
RFI : Theo ông, chế độ Bắc Triều Tiên hiện nay có thể đứng vững được trong bao lâu nữa ?
Thae Young Ho : Tôi không tin rằng tình hình chia cắt hiện thời của bán đảo Triều Tiên sẽ kéo dài được lâu. Người dân ở miền Bắc hiện nay rất ý thức về sự thịnh vượng ở miền Nam.
Ngay chính ông Kim Jong Un cũng tự biết rằng chế độ hiện tại đang trong cơn khủng hoảng. Chính vì lý do đó mà ông ta đã đi đến hành động giết cả người chú dượng và người anh cùng cha khác mẹ của mình ! Bởi vì Kim Jong Un nghĩ rằng chú của ông ta có thể là một mối đe dọa đối với chế độ của ông ta trong tương lai.
Tôi không tin là một chế độ hay một xã hội nào đó có thể tồn tại vô hạn định bằng cách gieo rắc kinh hoàng khủng bố.
(Bài phỏng vấn Thae Young Ho, cựu nhân vật số 2 đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Luân Đôn, Anh Quốc, do thông tín viên RFI Frédéric Ojardias thực hiện tại Seoul.)
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170530-bac-trieu-tien-mot-cuu-lanh-dao-cao-cap-to-cao-che-do
Thông tín viên RFI tại Seoul, Frédéric Ojardias, đã gặp được ông Thae Young Ho trong những điều kiện không khác gì một chuyện trinh thám gián điệp : hẹn được vào giờ phút chót, phỏng vấn trong một phòng khách sạn, với sự hiện diện của cận vệ và dưới sự bảo vệ nghiêm mật của mật vụ Hàn Quốc.
Thae Young Ho nói lên suy nghĩ của ông về viễn ảnh chương trình hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên.
« Kim Jong Un không hề điên ! »
Bắc Triều Tiên sẽ không đưa ra bất kỳ biện pháp nào để phi hạt nhân hóa. Tất cả mọi thỏa thuận tạm thời, mọi thỏa hiệp, đối với Bắc Triều Tiên chỉ là một phương cách để được chấp nhận như một cường quốc hạt nhân.
Một số người nghĩ là Kim Jong Un là một kẻ điên rồ, nhưng điều đó không đúng, Kim Jong Un không hề điên !
Kinh nghiệm Đông Âu : Để dân lật đổ chế độ
RFI : Nếu Bắc Triều Tiên từ chối, không phi hạt nhân hóa và nếu đối thoại không hữu ích gì, thì khủng hoảng có thể giải quyết ra sao ?
Thae Young Ho : Vấn đề hạt nhân chỉ có thể được giải quyết khi loại bỏ chế độ Kim Jong Un. Kim Jong Un sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình. Điều này rất rõ.
Giải pháp quân sự thì không thể vì quá mạo hiểm. Giải pháp hòa bình thì sẽ là giải pháp nào ? Chúng ta phải rút kinh nghiệm từ việc các chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Đông Âu.
Thời Xô Viết, người Đông Âu biết là ở phía Tây, người ta hưởng tự do, dân chủ, được một nhà nước chăm sóc, bảo bọc… Chúng ta phải cần gieo rắc loại thông tin như thế ở bên trong Bắc Triều Tiên, bằng cách này hay khác, bằng nhiều cách.
Bây giờ tại Bắc Triều Tiên, phim ảnh, phim truyện Hàn Quốc, nội dung văn hóa Hàn Quốc đang thâm nhập đời sống hàng ngày người Bắc Triều Tiên (nhờ chợ đen). Qua các phim ảnh này, người Bắc Triều Tiên biết được xã hội Hàn Quốc tự do và trù phú.
Khi người Bắc Triều Tiên được có đầy đủ thông tin và hiểu biết khá rõ ràng, họ có thể nổi dậy, lật đổ chế độ. Tôi rất tin tưởng vào khả năng này.
Dân Bắc Triều Tiên hiện đã có dấu hiệu phản kháng
RFI : Nhưng ở Đông Âu, ngay từ thời Cộng Sản, đã có những cơ cấu mà các hành động phản kháng có thể dựa vào, còn Bắc Triều Tiên thì hoàn toàn không có… ?
Thae Young Ho : Trong thời gian gần đây, nếu đi trên đường phố Bắc Triều Tiên, thì ta thấy có nhiều người bán hàng bày bán những thứ không được chính phủ cho phép. Họ không bỏ chạy khi cảnh sát đến, ngược lại họ còn gây sự với lực lượng an ninh.
Đó là những điều mà chỉ một vài năm trước đây không ai có thể tưởng tượng nổi. Bây giờ ở miền Bắc, người ta bắt đầu kháng cự để có thể tồn tại.
Tầng lớp quyền chức sợ bị dân trả thù
RFI : Ông từng thuộc tầng lớp có chức có quyền ở Bình Nhưỡng. Theo ý ông, quan điểm của tầng lớp này đối với khả năng chế độ thay đổi là như thế nào ?
Thae Young Ho : Sau nhiều năm hành quyết các cán bộ cao cấp, tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa, các tầng lớp lãnh đạo tại Bình Nhưỡng hoàn toàn nhận thức được thực tế là Bắc Triều Tiên sẽ không trở thành thịnh vượng nếu cứ theo chế độ hiện hành.
Nhưng họ phải đối mặt với tình trạng khó xử. Bởi vì họ đang tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó Kim Jong Un bị loại bỏ, và chế độ bị thay đổi. Các tầng lớp này biết rất rõ rằng phần lớn dân chúng đã bị hiếp đáp và khai thác trong suốt 70 năm. Và họ sợ bị người dân trả thù.
Không một chế độ bạo tàn nào có thể sống mãi
RFI : Theo ông, chế độ Bắc Triều Tiên hiện nay có thể đứng vững được trong bao lâu nữa ?
Thae Young Ho : Tôi không tin rằng tình hình chia cắt hiện thời của bán đảo Triều Tiên sẽ kéo dài được lâu. Người dân ở miền Bắc hiện nay rất ý thức về sự thịnh vượng ở miền Nam.
Ngay chính ông Kim Jong Un cũng tự biết rằng chế độ hiện tại đang trong cơn khủng hoảng. Chính vì lý do đó mà ông ta đã đi đến hành động giết cả người chú dượng và người anh cùng cha khác mẹ của mình ! Bởi vì Kim Jong Un nghĩ rằng chú của ông ta có thể là một mối đe dọa đối với chế độ của ông ta trong tương lai.
Tôi không tin là một chế độ hay một xã hội nào đó có thể tồn tại vô hạn định bằng cách gieo rắc kinh hoàng khủng bố.
(Bài phỏng vấn Thae Young Ho, cựu nhân vật số 2 đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Luân Đôn, Anh Quốc, do thông tín viên RFI Frédéric Ojardias thực hiện tại Seoul.)
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170530-bac-trieu-tien-mot-cuu-lanh-dao-cao-cap-to-cao-che-do
Liệu Mỹ tính tới phương án giải quyết dứt điểm hồ sơ Bắc Triều Tiên?
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un với quân nhân. Ảnh được KCNA công bố ngày 01/04/2017.KCNA/via REUTERS
Tình hình bán đảo Triều tiên chưa bao giờ căng thẳng như lúc này. Theo giới chuyên gia, cả Hoa Kỳ lẫn Bắc Triều Tiên cùng không muốn khơi mào cuộc chiến, nhưng chỉ cần một sự cố là không còn cơ may có hòa bình trong khu vực. Tổng thống Trump đang nghiên cứu « tất cả mọi kịch bản » để « chấm dứt đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên ».
Hai ngày sau khi trả đũa chính quyền Damas sát hại thường dân Syria bằng vũ khí hóa học, Hải Quân Mỹ được lệnh đổi lộ trình, hướng tới bán đảo Triều Tiên thay vì đến Úc. Hải Quân Mỹ và Hàn Quốc đang tập trận trong khu vực cho đến cuối tháng 04/2017. Tới nay, Bình Nhưỡng luôn xem các đợt thao diễn quân sự giữa Hàn Quốc với đồng minh Hoa Kỳ là một mối đe dọa trực tiếp nhắm vào Bắc Triều Tiên.
Trả lời đài truyền hình ABC ngày 08/04, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã gắn liền quyết định tấn công một căn cứ quân sự Syria với vấn đề Bắc Triều Tiên khi cho rằng, đây là « thông điệp Hoa Kỳ gửi tới tất cả các quốc gia nào trên thế giới vi phạm luật pháp và các thỏa thuận quốc tế », trong đó có cả Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ đã bác bỏ mọi tin đồn về ý định của Washington muốn ám sát lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hay ý đồ lật đổ chế độ tại quốc gia khép kín này.
Phát biểu trên đài truyền hình Fox ngày 09/04/2017, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Hoa Kỳ, tướng H.R. McMaster nói rõ, việc Mỹ đưa chiến hạm đến gần Bắc Triều Tiên là một động thái « thận trọng » trước một « chế độ bất hảo mà giờ đây đã có phương tiện hạt nhân ». Cũng quan chức này cho biết thêm tổng thống Donald Trump yêu cầu các cố vấn quân sự của ông « sẵn sàng cung cấp cho bên an ninh một loạt giải phát toàn diện để chấm dứt đe dọa nhắm vào nhân dân Hoa Kỳ và các đồng minh, đối tác của Mỹ trong khu vực ».
Đồng minh và cũng là đối tác chính của Hoa Kỳ tại Đông Bắc Á là Nhật Bản, theo thông cáo của Nhà Trắng, tối 08/04 trong cuộc điện đàm giữa tổng thống Trump và thủ tướng Abe, lãnh đạo hai nước đã nhất trí « tiếp tục đẩy mạnh hợp tác » chủ yếu là trong lĩnh vực an ninh, để đối phó với đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tương tự như vậy, tổng thống Hoa Kỳ và quyền tổng thống Hàn Quốc, Hwang Kyo Ahn cũng duy trì liên lạc chặt chẽ trên hồ sơ Bắc Triều Tiên.
Thế nhưng theo một quan chức thuộc bộ Quốc Phòng Nhật, kịch bản Hoa Kỳ tấn công Bắc Triều Tiên là « không thực tế » bởi vì ngay cả trong trường hợp Mỹ có muốn tấn công đi chăng nữa thì « có nhiều khả năng » hai đồng minh của Washington trong vùng là Nhật Bản và Hàn Quốc cùng « ngăn cản chuyện này ».
Dù vậy, rủi ro xung đột trong vùng Đông Bắc Á đã tăng thêm một nấc trong tuần qua. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ phản ứng thế nào khi chiến hạm và tàu hộ tống có trang bị tên lửa lảng vảng ngoài khơi ?
Trả lời báo South China Morning Post, chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế của Trung Quốc, Trương Đà Sinh (Zhang Tuosheng) nhấn mạnh : « Cả Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đều không muốn khơi mào cuộc chiến, nhưng rủi ro bất ngờ gây xung đột đang gia tăng, chỉ cần một sơ sót nhỏ hay một sự cố cũng có thể đẩy bán đảo Triều Tiên vào tình trạng chiến tranh ». Vẫn theo chuyên gia họ Trương, thái độ khiêu khích của chế độ Bình Nhưỡng đặt Washington vào thế khó xử, và càng gia tăng áp lực buộc Mỹ phải hành động trước khi Bắc Triều Tiên đủ sức chế tạo tên lửa bắn trúng tới lãnh thổ Hoa Kỳ.
Một chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh cũng đồng quan điểm và không loại trừ khả năng, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hay lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un « lên gân hù dọa đối phương ». Một cách gián tiếp, chuyên gia quân sự Trung Quốc lo ngại Donald Trump và Kim Jong Un cùng là những nhà lãnh đạo có cá tính thất thường. Giới chuyên gia và ngoại giao khó mà dự đoán các quyết định của hai vị nguyên thủ này.
Trong bối cảnh đó chuyên gia Trung Quốc lo ngại, với sự hiện diện của tàu chiến Mỹ trong vùng, khả năng xảy ra hiểu lầm giữa các bên có thể sẽ cao hơn. Lo ngại của Bình Nhưỡng dường như lại càng có cơ sở, sau những tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ : trước khi tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida, ông Trump tuyên bố là sẽ « tự giải quyết » hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên nếu không được Bắc Kinh hỗ trợ.
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Hwang Jae Ho, đại học Hankuk ở Seoul, điều quan trọng nhất hiện nay liên quan đến vấn đề thông tin chính xác về kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Bởi lẽ, nếu không có thông tin chính xác về tiềm lực hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Mỹ không thể vô hiệu hóa khả năng tấn công của quốc gia Đông Bắc Á này một cách an toàn. Không có gì bảo đảm là khi bị tấn công, Bình Nhưỡng sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân, tên lửa để trả đũa hai nước láng giềng sát cạnh là Nhật Bản và Hàn Quốc và kể cả việc dùng vũ khí để « với sang đến cả Hoa Kỳ ».
Vì tất cả các yếu tố kể trên, giới phân tích lo ngại, châu Á đang lao vào một cuộc chạy đua võ trang. Bởi lẽ, Bắc Kinh hơn bao giờ hết đang theo dõi sát tình hình. Chiến tranh bùng nổ ở bán đảo Triều Tiên sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho Trung Quốc. Một chuyên gia thuộc đại học Đồng Tế (Tongji) - Thượng Hải được South China Morning Post trích dẫn cho rằng, trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng nói trên, Trung Quốc cần « chuẩn bị cả về phương diện quân sự để tự vệ ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170410-lieu-hoa-ky-tinh-toi-mot-phuong-an-giai-quyet-dut-diem-ho-so-hat-nhan-bac-trieu-tien
Geen opmerkingen:
Een reactie posten