maandag 5 juni 2017

Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc sang Nhật, muốn hợp tác an ninh, nhận viện trợ+Việt-Nhật ký các hợp đồng trị giá 22 tỷ USD + Thủ tướng Abe: 'Việt Nam - Nhật Bản gắn kết bởi vùng biển tự do'



 Thứ hai, 5/6/2017 | 18:36 GMT+7

|
Thứ hai, 5/6/2017 | 18:36 GMT+7

Việt Nam - Nhật Bản ký các hợp đồng trị giá 22 tỷ USD

Doanh nghiệp, địa phương 2 nước đã thúc đẩy hợp tác tại hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam lớn nhất từng tổ chức tại Nhật.

Chiều nay tại Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Việt Nam, với sự tham dự của 1.600 đại biểu, doanh nghiệp. Trong đó có 200 công ty Việt Nam. Đây là hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Nhật, diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng đến nước này.
Tại hội nghị, Thủ tướng đã chứng kiến lễ trao hàng loạt hợp đồng, giấy chứng nhận, thỏa thuận hợp tác đầu tư trị giá 22 tỷ USD giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Nhật. Trong đó có dự án phát triển đô thị Nhật Tân - Nội Bài giữa Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo; và thỏa thuận chiến lược giữa VietJet với Mitsubishi UFJ Lease & Finance - hỗ trợ tài chính 348 triệu USD mua 3 máy bay...  
viet-nam-nhat-ban-ky-cac-hop-dong-tri-gia-22-ty-usd
Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Việt Nam chiều nay tại Nhật. Ảnh: VGP
Các nhà đầu tư Nhật tham gia hội nghị đều đánh giá cao môi trường kinh doanh của Việt Nam. Ông Yutaka Watanabe - Chủ tịch Công ty Towa Industry Việt Nam còn cho biết: "Đầu tư ngoài Nhật là nghĩ ngay đến Việt Nam". Ông cho rằng Chính phủ Việt Nam nên duy trì và phát huy kết quả này.
Trong hội nghị, các doanh nghiệp cũng kiến nghị nhiều vấn đề họ thấy cần thiết trong quá trình đầu tư tại Việt Nam. Đó là phát triển nguồn nhân lực, nhất là có nguồn lao động quản lý chất lượng cao, biết tiếng Nhật; tiếp tục có các chính sách thông thoáng hơn như quy định về nhập khẩu thiết bị, giới hạn diện tích xây dựng đối với bãi trông giữ xe hay chính sách phát triển công nghiệp ôtô…
Thủ tướng đánh giá cao những bình luận, đề xuất của nhà đầu tư. Ông cho rằng "những người có mặt hôm nay, tại hội trường này, có thể nói là những người bạn thân của Việt Nam". Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam còn khẳng định đây là "hội nghị lịch sử", với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, về cả số người tham gia lẫn số dự án được trao giấy phép.
viet-nam-nhat-ban-ky-cac-hop-dong-tri-gia-22-ty-usd-1
Nhiều thỏa thuận hợp tác đã được ký kết trong hội nghị tại Nhật. Ảnh: VGP
Thủ tướng cũng cam kết sẽ xem xét các đề xuất này và khẳng định tiếp tục cải cách để tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Ông nhận định tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn tới là vô hạn và mong muốn các doanh nghiệp Nhật đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Tại hội nghị, Thủ tướng Nhật- Shinzo Abe cũng đánh giá thế giới đang chú ý đến Việt Nam, nhờ những hoạt động tích cực với TPP và RCEP, cũng như hoạt động cải cách trong nước. Ông Abe khẳng định Việt - Nhật sẽ tiếp tục hợp tác để thúc đẩy tự do thương mại.
Hiện tại, Nhật là quốc gia viện trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai, đối tác lớn thứ ba về du lịch và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Đến hết năm 2016, Nhật có hơn 3.200 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 42 tỷ USD.
Hà Thu (theo VGP)

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/viet-nam-nhat-ban-ky-cac-hop-dong-tri-gia-22-ty-usd-3595350.html

Thủ tướng CSVN sang Nhật, muốn hợp tác an ninh, nhận viện trợ



Cảnh Sát Biển Việt Nam tại Vùng 2 nhận tàu đầu tiên do Nhật viện trợ hồi năm 2015. (Hình: Báo điện tử VNExpress)
TOKYO, Nhật (NV) – Thủ tướng CSVN cùng một phái đoàn cấp cao của nhà cầm quyền Việt Nam sang thăm Nhật nhằm “thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện với Nhật ở cấp trung ương và địa phương,” theo Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tin cho hay, chuyến đi Nhật từ ngày 4 đến 8 Tháng Sáu của phái đoàn cấp cao do Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, vừa thăm chính thức quốc gia này, vừa tham dự Hội Nghị Tương Lai Châu Á lần thứ 23 tại Tokyo.Vào ngày 6 Tháng Sáu, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe sẽ gặp ông Phúc mà theo hãng tin tài chính Nikkei, dịp này, có thể sẽ loan báo cụ thể các sự hợp tác giữa hai nước đối với hàng hải, Biển Đông và sáu chiếc tàu tuần tra biển đóng mới mà ông Abe hứa từ hồi đầu năm khi ông đến thăm Việt Nam.
Theo hãng tin Nikkei, khi trả lời phỏng vấn trước khi bắt đầu chuyến đi Nhật, ông Phúc bày tỏ sự cổ võ cho một Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) không có Mỹ nên được gọi tắt là TPP11. Ông ca ngợi các nỗ lực của thủ tướng Nhật nhằm thúc đẩy tiến hành hiệp định này cho dù sau này có Mỹ hay không.
Theo nguồn tin Nikkei, ông Phúc nói Việt Nam muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Tokyo về vấn đề an ninh Biển Đông cũng như mong muốn nhận thêm viện trợ phát triển và đầu tư của Nhật.
Việt Nam và Nhật thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ đầu năm 2014, ký tuyên bố về tầm nhìn chung quan hệ Việt-Nhật năm 2015. Nước Nhật là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam với kim ngạch thương mại năm 2016 được $30 tỷ. Nhật là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam với hơn 1,600 doanh nghiệp đang hoạt động có số vốn tới $42 tỷ.
Nhật cũng là nước cung cấp tín dụng phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam và hai nước đang cùng thực hiện nhiều dự án quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng.
Trong các năm 2015 và 2016, Nhật đã viện trợ cho Việt Nam sáu tàu đã qua sử dụng cho Cảnh Sát Biển Việt Nam. Một số là tàu cũ của Cảnh Sát Biển Nhật, một số lá tàu đánh cá được sửa chữa, tân trang và hoán cải thành tàu tuần tra. Các tàu này nằm trong gói viện trợ không hoàn lại của Nhật dành cho Việt Nam, trị giá 500 triệu yen nhằm giúp Việt Nam cải thiện khả năng bảo vệ an ninh trên biển.
Chuyến đi của ông Phúc diễn ra chỉ sau chuyến đi Washington, Mỹ, vài ngày cho người ta cảm tưởng Việt Nam hối hả tìm cách gỡ khó khăn cho nền kinh tế sau khi chính phủ của ông Donald Trump không có dấu hiệu gì vồ vập lấy CSVN. Không thấy bản tuyên bố chung Hoa Kỳ-Việt Nam đụng chạm gì đến ước muốn của Việt Nam muốn được đàm phán về một thỏa hiệp tự do mậu dịch song phương thay cho Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương đã bị ông Trump xé bỏ.
Một số chức sắc Mỹ kêu rằng những đơn đặt hàng mà nhà cầm quyền Việt Nam khoe rầm rộ lên đến $8 tỷ, thật sự phần lớn là những gì đã được loan báo từ năm ngoái, nên họ muốn CSVN chứng tỏ thiện chí nhiều hơn nữa để giảm bớt thâm thủng mậu dịch. (TN)

http://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/thu-tuong-csvn-sang-nhat/

Chủ nhật, 4/6/2017 | 17:32 GMT+7
|
Chủ nhật, 4/6/2017 | 17:32 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều nay đáp xuống sân bay ở Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản.

thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-bat-dau-chuyen-tham-nhat-ban
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân trước lúc bước xuống sân bay Haneda, thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến sân bay quốc tế Haneda chiều 4/6, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tham dự Hội nghị Tương lai ​châu Á lần thứ 23 tại Tokyo từ ngày 4/6 đến 8/6, theo TTXVN.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có một mục tiêu quan trọng là thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản ở cấp trung ương và địa phương đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại.
Trong chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á và đối thoại với các cử tọa. Thủ tướng cũng sẽ chủ trì một hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô tại thủ đô Tokyo, chứng kiến việc ký kết một số văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 6/6.
Cũng trong thời gian thăm Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có các cuộc tiếp xúc cấp cao và gặp gỡ quan chức địa phương Nhật Bản, giao lưu với các tổ chức thương mại, hữu nghị Nhật - Việt.
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á đầu năm 2014, ký Tuyên bố về tầm nhìn chung quan hệ Việt - Nhật năm 2015. 
Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch thương mại năm ngoái đạt 30 tỷ USD, là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai với hơn 1.600 doanh nghiệp đang hoạt động có số vốn tới 42 tỷ USD.
Nhật cũng là nước cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam và hai nước đang cùng triển khai nhiều dự án quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng.
Vũ Hoàng
Xem thêm:
Thứ hai, 5/6/2017 | 18:24 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc nhiều doanh nghiệp trong chuyến thăm Nhật Bản

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tọa đàm với nhiều lãnh đạo tập đoàn lớn của Nhật Bản trong chuyến thăm nước này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 5/6 tiếp xúc với các nhà đầu tư, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản tại Tokyo, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, theo TTXVN.
Thủ tướng Việt Nam sáng nay dự và phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23. Thủ tướng trích dẫn nghiên cứu của nhà kinh tế học người Anh - Adam Smith để nêu bật ý nghĩa của toàn cầu hóa, khẳng định chìa khóa thịnh vượng của một quốc gia nằm ở khả năng tự do sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Với mục tiêu thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản ở cấp trung ương và địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó dự tọa đàm bàn tròn với lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản.
Đại diện các tập đoàn như Marubeni, công ty Mazda đã trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc tọa đàm.
Thủ tướng Việt Nam tiếp ông Yuji Nakamine, thành viên Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc cấp cao phụ trách điều hành khu vực châu Âu, châu Á, châu Đại Dương, Trung Đông và châu Phi của công ty Mazda.
Thủ tướng Việt Nam tiếp ông Yuji Nakamine, thành viên Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc cấp cao phụ trách điều hành khu vực châu Âu, châu Á, châu Đại Dương, Trung Đông và châu Phi của công ty Mazda. Ảnh: TTXVN
Tờ Japan Times của Nhật Bản ghi nhận đoàn đại biểu tháp tùng chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là phái đoàn Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay thăm Nhật Bản, với nhiều bộ trưởng, thứ trưởng và các đại biểu quốc hội, lãnh đạo các tỉnh và thành phố lớn cùng với hơn 100 doanh nghiệp.
Theo Japan Times, điều này thể hiện sự mong muốn của các giới tại Việt Nam trong việc tăng cường quan hệ với Nhật Bản. Tờ báo cũng cho rằng các doanh nghiệp Nhật Bản đang có cơ hội ngày càng lớn để đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, như phát triển hạ tầng, xây dựng, vận tải, viễn thông, thực phẩm và nông nghiệp, doanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ, các cơ chế đối tác công-tư trong lĩnh vực kho vận, du lịch, dịch vụ, y tế, giáo dục các ngành công nghiệp phụ trợ.
Việt Dũng
Xem thêm:
Thứ hai, 16/1/2017 | 22:12 GMT+7
|
Thứ hai, 16/1/2017 | 22:12 GMT+7

Thủ tướng Abe: 'Việt Nam - Nhật Bản gắn kết bởi vùng biển tự do'

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh sự kết nối giữa nước này với Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, nêu rõ tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do đi lại ở châu Á - Thái Bình Dương.

thu-tuong-abe-viet-nam-nhat-ban-gan-ket-boi-vung-bien-tu-do
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc họp báo với phóng viên các nước tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy
"Dòng sông Hồng hùng vĩ chảy xuyên suốt qua Hà Nội, hướng ra Biển Đông, tới biển Hoa Đông rồi nối dòng với Vịnh Tokyo. Không gì có thể ngăn sự tự do qua lại trên dòng chảy này. Nhật Bản và Việt Nam là hai nước láng giềng được gắn kết bởi vùng biển tự do", Thủ tướng Abe nói trong họp báo với các phóng viên quốc tế cuối giờ chiều nay.
Theo ông Abe, Việt Nam, cùng Philippines, Indonesia, Australia, các quốc gia nằm trong chuyến thăm kéo dài 5 ngày của ông, đều là những nước láng giềng quan trọng, cùng chia sẻ vùng biển rộng mở có tên Thái Bình Dương và cùng chia sẻ các giá trị cơ bản với Nhật Bản. Thủ tướng Nhật nhấn mạnh nguyên tắc an ninh, an toàn, tự do hàng hải có vai trò cực kỳ quan trọng. Để thực hiện điều đó, việc thượng tôn pháp luật sẽ phải được quán triệt một cách đầy đủ. Đây là nhận thức đã được tất cả các nước hoàn toàn nhất trí cùng Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật cho biết chính sách ngoại giao của chính quyền Abe năm thứ 5 đã khởi đầu từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhật Bản cần triển khai chính sách ngoại giao tích cực với chân trục đặt vững chãi tại khu vực này và với tầm nhìn bao phủ giống như đang nhìn vào quả địa cầu trước mặt. Điểm lại, ông Abe nhận thấy, quốc gia đầu tiên ông tới trong quan điểm đó chính là Việt Nam. 
Trong chuyến thăm này, theo ông Abe, Nhật Bản đã quyết định cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra mới, tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, cụ thể hóa các hoạt động hợp tác của các cơ quan chấp pháp trên biển của hai nước. 
Khi công du đến 4 nước nói trên, ông Abe cho hay đã thống nhất với chính phủ các nước về việc tiếp tục tăng cường hợp tác, đặc biệt là lĩnh vực trọng tâm trên biển, tăng liên kết chặt chẽ nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan thi hành luật pháp trên biển về an ninh quốc phòng.
"Từ xưa, dân tộc các nước châu Á đều được hưởng thụ sinh hoạt phong phú thông qua việc đi lại tự do trên biển. Hôm nay, hòa bình và thịnh vượng của khu vực vẫn có quan hệ mật thiết đến vấn đề bảo vệ, phát triển và duy trì vững bền tự do mở rộng. Việt Nam, cũng như các nước khác, chia sẻ với chúng tôi tinh thần thượng tôn luật pháp, về bảo đảm tự do hàng hải, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Đây là các nguyên tắc căn bản và chúng tôi muốn nó sẽ trở thành vững chắc, không gì thay đổi được. Nguyên tắc vững chắc đó sẽ tạo nên hòa bình và thịnh vượng của khu vực chúng ta", ông Abe nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng Nhật, ông và Tổng thống Indonesia đã nhất trí thúc đẩy hợp tác đảm bảo an ninh, an toàn trên biển và phát triển hải đảo. Với Thủ tướng Australia, ông Abe thống nhất củng cố hợp tác an ninh quốc phòng như xây dựng khuôn khổ mới về cung cấp vật tư và hậu cần cho nhau trong phòng vệ.
Nhật Bản, Australia, Mỹ và Ấn Độ đã cùng xác nhận tầm quan trọng của liên kết hợp tác với các nước cùng chia sẻ giá trị cơ bản và lợi ích chiến lược. Dựa trên nền tảng vững chắc là quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, Nhật Bản sẽ xây dựng một nền hòa bình, phồn vinh, vững chắc tại khu vực châu Á, vành đai Thái Bình Dương giữa các nước gắn kết Nhật Bản bằng biển cả và xa hơn nữa là vươn tới khu vực Ấn Độ Dương. Để làm được điều đó, là một thành viên trong khu vực, Nhật Bản sẵn sàng thực hiện vai trò cũng như trách nhiệm to lớn của mình trên tinh thần của chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, theo ông Abe.
Đề cập tới khả năng hợp tác với chính quyền mới của Mỹ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp nhậm chức, Thủ tướng Nhật nói ông đã trao đổi với Philippines, Indonesia, Australia và Việt Nam về việc phối hợp với chính quyền Mỹ tương lai để có thể đóng góp cho hoà bình, ổn định khu vực. 
"Với suy nghĩ không thể thiếu sự cam kết của chính phủ Mỹ, chúng tôi đã thống nhất rằng chúng tôi cần liên kết hợp tác với Mỹ, với các tranh chấp cần được giải quyết một cách hoà bình, không thực hiện việc đe doạ sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực, duy trì vững chắc các quy tắc cơ bản như thượng tôn pháp luật và tự do hàng hải", ông Abe nói. 
Thủ tướng Abe cho biết ông mong muốn được gặp và tiến hành trao đổi một cách nhanh chóng với ông Trump sau lễ nhậm chức của tân tổng thống Mỹ vào ngày 20/1 tới đây.
Nhắc tới sự thịnh vượng chung của khu vực, Thủ tướng Nhật cho rằng để cùng có sự phồn vinh, nền tảng chính là thương mại tự do. Các nước cần phải xây dựng được một thị trường tự do, dựa trên các luật lệ công bằng và bình đẳng. Trong khi đó, nền tảng của tự do thương mại chính là hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông Abe lưu ý ông và các lãnh đạo Việt Nam đã thống trí sẽ xúc tiến việc đưa TPP trở nên có hiệu lực. Thành quả của TPP là trụ cột để hướng tới các hiệp định có mức độ lớn hơn, chất lượng cao hơn, tham vọng hơn như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Nhật Bản cam kết sẽ luôn là ngọn cờ đầu trong cơ chế tự do thương mại.
Để cùng 4 nước xây dựng một thị trường tự do và công bằng, phù hợp với thế kỷ 21, Nhật Bản mong muốn sẽ liên kết chặt chẽ với các cùng chia sẻ những giá trị cơ bản và chia sẻ lợi ích chiến lược như Mỹ , ASEAN, Australia và Ấn Độ.
Tôi rất yêu thích Việt Nam
Trước câu hỏi cảm nhận khi trở lại Hà Nội, Thủ tướng Nhật gửi lời cảm ơn tới người dân Việt Nam vì đã dành cho ông tình cảm nồng ấm, không thay đổi so với 4 năm trước.
"Khi thấy người dân vẫy cờ chào, tôi rất xúc động. Tôi đặc biệt coi trọng quan hệ với Việt Nam, đó là lý do tôi chọn Việt Nam là một trong 4 quốc gia tôi thăm đầu năm nay", ông Abe nói.
Thủ tướng cho biết thêm ông rất yêu thích Việt Nam. Lần này phu nhân của ông cũng trở lại thăm Việt Nam và cảm thấy rất vui. Thủ tướng Nhật chia sẻ mình cũng rất ưa thích ẩm thực Việt. 
Hồi 2014, ông Abe đã đến Việt Nam, là quốc gia đến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức thủ tướng. Ông trông đợi sẽ trở lại trong năm nay, khi Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm Việt Nam. Chuyến thăm này là sự kiện tối quan trọng trong biểu tượng cho mối quan hệ gần gũi, tốt đẹp giữa hai nước. Thủ tướng Abe tin tưởng chuyến thăm sẽ khiến mối quan hệ Việt - Nhật sẽ sâu sắc hơn nữa.
Thủ tướng Abe khẳng định về lâu dài Chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản sẽ cùng chung sức để hỗ trợ cho sự phát triển của Việt Nam. 
"Việt Nam là một đối tác quan trọng của Nhật Bản, cùng chia sẻ giá trị chung và tinh thần thượng tôn pháp luật. Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa với Việt Nam để đóng góp vào sự phồn vinh và thịnh vượng của khu vực, bảo vệ và phát triển trật tự thế giới", ông Abe nói.
thu-tuong-abe-viet-nam-nhat-ban-gan-ket-boi-vung-bien-tu-do-1
Thủ tướng Abe và phu nhân cùng đến thăm Việt Nam. Ảnh: Giang Huy
Việt Anh


Geen opmerkingen:

Een reactie posten